Đến nội dung

dkhanhht98

dkhanhht98

Đăng ký: 08-09-2013
Offline Đăng nhập: 19-08-2014 - 01:07
*****

#511459 $P(n)$ là ước của $2^n-1; \forall n \in \mathbb...

Gửi bởi dkhanhht98 trong 07-07-2014 - 15:07

Tìm đa thức hệ số nguyên $P(x)$ sao cho với mọi số nguyên dương $n$ ta đều có $P(n)$ là ước của $2^n-1$.




#503522 Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển THPT Chuyên Hà Tĩnh 2013-2014

Gửi bởi dkhanhht98 trong 02-06-2014 - 14:07

Chém bài "dễ thương" nhất cái đã :))

Gọi $k$ là số các ô còn trống.

Giả sử $k \geq 33$

Ta cần CM trong một hàng (hoặc cột) không tồn tại 6 ô vuông trống

Giả sử tồn tại 6 ô vuông trống trên một hàng.

Khi đó trên mỗi cột có ít nhất 6 ô có quân cờ, suy ra $k \leq 28$, vô lí

Vậy trong một hàng (hoặc cột) có nhiều nhất 5 ô vuông trống

Vì $k \geq 33$ nên theo nguyên tắc Dirichlet tồn tại một hàng có 5 ô vuông trống.

Tương tự, tồn tại một cột có 5 ô vuông trống.

Hàng đó và cột đó giao nhau tại một ô, ô đó phải là ô có cờ

Gọi các hàng chứa 5 ô ở cột đó là $r_1,r_2,...,r_5$

Gọi các cột chứa 5 ô ở hàng đó là $c_1,c_2,...,c_5$

Dễ thấy có ít nhất $30$ ô chứa quân cờ

Gọi ô được giao bởi cột $i$ và hàng $j$ là $a_{ij}$ và ta biểu diễn $a_{ij}=1$ nếu ô $a_{ij}$ chứa quân cờ, ngược lại $a_{ij}=0$

Nhận xét: có nhiều nhất một $a_{ij}=0$ (nếu có 2 $a_{ij}=0$ thì $k \leq 32$, mâu thuẫn)

Vậy có ít nhất một cột trong $8$ cột không chứa bất kì quân cờ nào trong $30$ quân cờ trên.

Vì số ô chưa đặt quân cờ này không vượt quá $5$ nên ta có ít nhất 3 ô có quân cờ.

Suy ra có ít nhất $33$ ô vuông có quân cờ, mâu thuẫn

Suy ra đpcm

Nhờ bạn nói rõ chỗ này!




#500012 chứng minh đa thức

Gửi bởi dkhanhht98 trong 19-05-2014 - 11:00

cho biểu thức P(x) = $\sqrt{x^{8}+12x+12} - 3x$ . x1, x2 là nghiệm của phương trình $x^{2}-x-1=0$

CMR : P(x1) = P(x2)

Ta sẽ dùng đẳng thức $x_1^2-x_1-1=0$ để biến đổi "hạ bậc" $x^8+12x+12$.

Ta có $x_1^2-x_1-1=0 \Rightarrow x_1^4=x_1^2+2x_1+1=(x_1^2-x_1)+3x_1+1\Rightarrow x_1^4 =3x_1+2 \Rightarrow x_1^8+12x_1+12=(3x_1+2)^2+12x_1+12=(3x_1+4)^2$.




#485369 $1+\frac{r}{R}=cosA+cosB+cosC$

Gửi bởi dkhanhht98 trong 02-03-2014 - 01:22

Cho $\Delta ABC$. Chứng minh rằng:

 

$1+\frac{r}{R}=cosA+cosB+cosC$

Có cách này biến đổi về cạnh:

Ta có $r=\dfrac{S}{p}$, $R=\dfrac{abc}{4S}$

$\Rightarrow 1+\dfrac{r}{R}=1+\dfrac{4S^2}{pabc}=1+\dfrac{(b+c-a(c+a-b)(a+b-c)}{2abc}=\dfrac{-a^3-b^3-c^3+ab(a+b)+bc(b+c)+ca(c+a)}{2abc}$.

Lại có

cos$A$+cos$B$+cos$C$=$\dfrac{a(b^2+c^2-a^2)+b(c^2+a^2-b^2)+c(a^2+b^2-c^2)}{2abc}$.

Từ đó dễ có $1+\frac{r}{R}$=cos$A$+cos$B$+cos$C$.




#477647 Chứng minh rằng trong 16 số tự nhiên liên tiếp tồn tại một số nguyên...

Gửi bởi dkhanhht98 trong 17-01-2014 - 09:14

Bài toán này có trong chương 1 Chuyên đề số học của diễn đàn ta:
Chứng minh rằng trong 16 số tự nhiên liên tiếp tồn tại một số nguyên tố cùng nhau với các số còn lại.


#474936 Chứng minh rằng HK vuông góc với EF.

Gửi bởi dkhanhht98 trong 03-01-2014 - 11:16

Hình vẽ

ScreenHunter_03Jan031100_zps3d57b1dc.gif

Ta sẽ đi chứng minh $\overrightarrow{EF}.\overrightarrow{HK}=0.(1)$

Thật vậy, ta có

$(1) \Leftrightarrow (\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{BC})(\overrightarrow{OH}-\overrightarrow{OK})=0$

$\Leftrightarrow \overrightarrow{OH}.\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{OK}.\overrightarrow{AD}$

(điều này đúng do cos($\overrightarrow{OH}, \overrightarrow{BC}$)=cos($\overrightarrow{OK}, \overrightarrow{AD}$))

(cặp góc có cạnh tương ứng vuông góc

và $OH.BC=OK.AD$ (chú ý $\dfrac{OH}{AD}= cot \widehat{AOD}$).




#474701 Tồn tại vô số số nguyên tố p thỏa mãn $2p+1$ là số nguyên tố

Gửi bởi dkhanhht98 trong 02-01-2014 - 12:14

Chứng minh hoặc phản biện mềnh đề:

    ''Tồn tại vô số số nguyên tố $p$ thỏa mãn $2p+1$ là số nguyên tố''.




#474662 Bậc của một số nguyên và Căn nguyên thuỷ

Gửi bởi dkhanhht98 trong 02-01-2014 - 04:14

Đây là phần lý thuyết của bài thuyết trình. Các ví dụ minh họa và bài tập sẽ được tiếp tục update. Hẹn mọi người vào sáng mai.

Nhờ thầy tải lên dùm em một số bài tập phần này.




#471029 Tìm số tự nhiên n (n>0) sao cho tổng

Gửi bởi dkhanhht98 trong 15-12-2013 - 01:15

Bài 1: 

a) Tìm số tự nhiên n (n>0) sao cho tổng: 1! + 2! + 3! + ... + n! là một số chính phương.

Xét các trường hợp $n$ bằng $1$, $2$, $3$. Với $n\ge 4$ thì tổng đó có tận cùng là $3$ nên không là số chính phương.

Chú ý $n!$ có tận cùng là $0$ với $n\ge 4$.




#466454 Từ điểm P nằm ngoài đường tròn (O;R), kẻ 2 tiếp tuyến PA và PB với A,B là tiế...

Gửi bởi dkhanhht98 trong 24-11-2013 - 11:44

ScreenHunter_01Nov241141_zps005a8f4c.gif

Hình vẽ.




#466397 Cho $a>0$. Tìm Max:$$P=\frac{a-1}...

Gửi bởi dkhanhht98 trong 24-11-2013 - 01:29

Dùng phương pháp hàm số giải quyết bài toán này.

Tính đạo hàm của hàm P ta được : P' = $\frac{-2a^{2}+4a+2 }{\left ( 2a^{2}+2a \right )^2}$

P'=0 có hai nghiệm là a= 1-$\sqrt{2}$ và a = 1+ $\sqrt{2}$

Vẽ bảng biến thiên ta xác định được maxP = P(1 + $\sqrt{2}$) = $\frac{1}{4\sqrt{2}+6}$

Không cần phải phức tạp vậy đâu.

Đặt $a-1=t$. Khi đó $P=\dfrac{t}{6t+2(t^2+2)}$

Áp dụng Bất đẳng thức AM-GM ta có $t^2+2\ge 2\sqrt{2}t\Rightarrow 6t+2(t^2+2)\ge t(6+4\sqrt{2})$.

Suy ra $P \ge \dfrac{1}{6+4\sqrt{2}}$.

Dấu bằng xảy ra khi $a=1+\sqrt{2}$.




#463324 chứng minh $(\sqrt{3}+ \sqrt{2})^{200...

Gửi bởi dkhanhht98 trong 10-11-2013 - 17:14

chứng minh $(\sqrt{3}+ \sqrt{2})^{2008} + (\sqrt{3}- \sqrt{2})^{2008}$ là số tự nhiên. Tìm chữ số cuối

Có cách này không dùng quy nạp:

Xét $x_1=(\sqrt{3}+\sqrt{2})^2$ và $x_2=(\sqrt{3}-\sqrt{2})^2$.

Ta có $x_1+x_2=10$ và $x_1x_2=1$.

Xét $S_n=x_1^n+x_2^n$, thì có $S_1=10, S_2=98, S_3=970, S_4=9602$

Chứng minh được $S_{n+2}=10S_{n+1}-S_n$.

Khi đó dễ có

     1. $S_n$ là số tự nhiên $\forall n\Rightarrow S_{1004}$ là số tự nhiên hay $(\sqrt{3}+ \sqrt{2})^{2008} + (\sqrt{3}-\sqrt{2})^{2008}$  là số tự nhiên.

       

        2.  $S_n\equiv -S_{n-2}\equiv S_{n-4}$ (mod$10$) $\Rightarrow S_{4k}\equiv S_4$(mod$10$)

           $\Rightarrow S_{1004}\equiv S_4\equiv 9602\equiv 2$(mod$10$).




#462830 Nếu m, n là các số tự nhiên thỏa mãn $4m^{2}+m=5n^{2...

Gửi bởi dkhanhht98 trong 08-11-2013 - 09:17

Ta còn có 4m+4n+1 cũng là số chính phương


#461806 South Africa National Olympiad 2013

Gửi bởi dkhanhht98 trong 03-11-2013 - 14:21

$\boxed{3}$ Cho tam giác nhọn $ABC$, $AD$ là đường cao từ $A$ hạ xuống $BC$. Đường thẳng $l$ đi qua $D$ song song $AB$, $t$ là tiếp tuyến đường tròn ngoại tiếp $ABC$ tại $A$. Gọi $E$ là giao điểm của $l$ và $t$.  Chứng minh $CE$ vuông góc với $t$.

Câu 3 hình không khó:

 ScreenHunter_02Nov031406_zpsab7f97cc.gif

Ta có $\widehat{BAt}=\widehat{AED}=\widehat{ACB}\Rightarrow$ tứ giác AECD nội tiếp

         $\Rightarrow\widehat{CEA}=\widehat{ADC}=90^o\Rightarrow CE\perp t$




#461538 CMR $a^2+b^2+c^2+abc \geq 4$

Gửi bởi dkhanhht98 trong 02-11-2013 - 18:38

Một cách giải khác nữa: (Sử dụng phương pháp hàm số bậc nhất)

    Giả sử $a\ge b\ge c$. Khi đó $c\le1$.

    Viết lại $VT=ab(c-2)+c^2+(3-c)^2$ với $ab\le\dfrac{(3-c)^2}{4}, c-2<0$

                $\Rightarrow VT\ge (c-2)\dfrac{(3-c)^2}{4}+c^2+(3-c)^2$

    Ta sẽ chứng minh  $(c-2)\dfrac{(3-c)^2}{4}+c^2+(3-c)^2\ge4 (1)$.

    Thật vậy:

              (1)$\Leftrightarrow(c-1)^2(c+2)\ge0$,đúng do $c\ge0$.