Đến nội dung

Tmath1802

Tmath1802

Đăng ký: 08-09-2013
Offline Đăng nhập: 21-02-2015 - 21:43
*****

#464033 xin ý kiến của các bạn học giỏi toán

Gửi bởi Tmath1802 trong 13-11-2013 - 08:51

Chẳng ai dám trả lời anh đâu, vì nếu tư vấn cho anh khác nào tự nhận là hsg.

Em không giỏi tóan không làm theo cách này nhưng cũng chia sẻ với anh: tìm một thầy nào nhiệt tình, dạy giỏi, đi học thêm, thắc mắc gì hỏi thầy, ngoài ra làm thêm bt, hoặc xin thầy thêm bt để chắc sẽ giỏi, càng làm nhiều bt càng giỏi đấy (tuỵêt đối không xem giải).




#462616 Đại số giải trí

Gửi bởi Tmath1802 trong 06-11-2013 - 22:59

Bài 2:

               Tình



Tình đâu là căn thức bậc hai
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình

Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc
Em mĩm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành vô giải
Bài toán giải bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.
Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản

 

 

Những người làm Toán thật lãng mạn, chỉ thơ tình thôi!




#461639 Tìm đề thi HSG Toán 7 tổng hợp dạng file pdf

Gửi bởi Tmath1802 trong 02-11-2013 - 22:55

Khoảng tháng 3 em sẽ thi HSG Toán cấp trường, nên cẩn tổng hợp khoảng chục đề (có đáp án) cấp trường, thành phố,..., máy anh/chị nào có chuyển từ word sang pdf thì giúp em, máy em chỉ dùng được dạng này, còn dowload lẻ thì em cũng có nhưng hơi ít nên thôi.




#461636 Thắc mắc về bài Toán về Tỉ lệ thức lớp 7

Gửi bởi Tmath1802 trong 02-11-2013 - 22:50

Khá đơn giản, công cả hai vế cho $ab$ thôi mà bạn :)

 

Mới 11 h mà đã hoa mắt, cảm ơn anh  :icon6:




#461631 Thắc mắc về bài Toán về Tỉ lệ thức lớp 7

Gửi bởi Tmath1802 trong 02-11-2013 - 22:41

    Tại Sách BT Toán lớp 7, bài số 72/tr 20, có đề: Cmr: từ tỉ lệ thức $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$ ( với b + d $\neq$ 0) ta suy ra được

     $\frac{a}{b} = \frac{a + c}{b + d}$

    Vì không làm được, em lật phần giải ra thấy có ghi:

      $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$ $\Rightarrow ad = bc \Rightarrow ab + ad = ab + bc$

    Chỗ này em không hiểu, nhờ mọi người chỉ giùm.

 




#460624 Newton và Einstein

Gửi bởi Tmath1802 trong 29-10-2013 - 11:03

Đây là bài của anh Hoangnguyen và một số anh/chị khác (sachxua.net), nay xin tập hợp, chia sẻ với mọi người về hai còn người Vĩ đại của Vật lý, dù là nhà Vật Lý học nhưng có Toán học mới ra Vật lý, vì vậy, nay em post lên đây. 

 

Vật lý-Tình yêu và bí ẩn  (nickname: XìTrum)

Vũ trụ vốn chìm trong tăm tối
Newton bước ra ánh sáng tràn đầy
Rồi Einstein với nụ cười hóm hỉnh 
Vũ trụ lại rơi vào bí ẩn mông lung !


F = ma
E = mc2

newton110-32e72.jpg

 

và Einstein

einstein-eequalsfb2.jpg

 

 

 

Anh HoangNguyen có ý kiến khác (không tình yêu):

Nhắc đến 2 con người này là nhắc đến ngành vật lý cổ điển cũng như hiện đại.

Cả Newton lẫn Einstein đều chủ yếu là những nhà vật lý lý thuyết. Đóng góp rất nhiều cho ngành vật lý của nhân loại.

Newton đã phủ nhận quan niệm cho rằng có một số lĩnh vực của tri thức mà trí tuệ của con người không thể tiếp cận tới được. Ý tưởng này đã bắt rễ trong văn hoá phương Tây nhiều thế kỷ trước đó.

Còn Einstein, với những tiên đề lạ lùng và dường như vô lý của thuyết tương đối hẹp, ông đã chứng minh rằng những chân lý vĩ đại của tự nhiên không thể đạt tới chỉ đơn giản bằng sự quan sát kỹ lưỡng thế giới bên ngoài. Thực ra, đôi khi các nhà khoa học phải bắt đầu ngay trong bộ óc của họ, từ đó nêu ra những giả thuyết và những hệ thống logic, rồi sau đó mới đem kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Như vậy, cả 2 con người khổng lồ này đều bắt đầu công trình của mình chủ yếu từ những giả thuyết, làm thay đổi triệt để lối tư duy trong khoa học. Tất cả đều có nguồn gốc từ sự suy luận trong bộ não con người, nói như vậy ko có nghĩa là phủ nhận sự quan sát từ thế giới bên ngoài.

Newton đã phát minh ra phép tinh vi tích phân, các định luật của cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. Bằng một ngôn ngữ toán học chính xác, Newton đã khảo sát mọi hiện tượng của thế giới vật lý đã biết, từ con lắc, đến chiếc lò xo, đến sao chổi và tới các quỹ đạo xa vời của các hành tinh. Sau Newton, sự phân chia giữa tâm linh và vật lý đã trở nên rạch ròi hơn. Và con người có thể hiểu được thế giới vật lý đã biết. Còn Einstein đã đưa ra  thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lý thuyết mới về hấp dẫn.

Cả 2 con người này đều giam mình và lặng lẽ làm việc và có 1 cuộc sống rất bất bình thường, rất cô đơn, hình như ai chọn con đường đi tìm chân lý đều phải chấp nhận 1 đời sống như vậy? Làm gì có tình yêu cho 2 người này đâu, mà đã ko có tình yêu thì đặt 1 cái tựa VẬT LÝ - TÌNH YÊU VÀ BÍ ẨN của ai đó xem ra ko phù hợp lắm thì phải 

Trong một tiểu luận công bố năm 1931, khi ông 52 tuổi, Einstein viết: “Tình cảm mãnh liệt của tôi về công bằng và trách nhiệm xã hội lại tương phản một cách lạ lùng với sự thiếu vắng rõ rệt nhu cầu tiếp xúc trực tiếp với những người khác và cộng đồng con người. Tôi thực sự là một “lữ hành đơn độc” và chưa bao giờ thuộc về đất nước tôi, ngôi nhà tôi, bạn bè tôi, và ngay cả gia đình gần gũi của tôi với toàn bộ trái tim mình.

Tình yêu ko bao giờ có thực đối với những con người yêu thích và muốn đi tìm chân lý.......




#460619 Ngô Bảo Châu

Gửi bởi Tmath1802 trong 29-10-2013 - 10:49

Đã có bài viết về GS. Ngô Bảo Châu, nay đọc được bài này, viết về công trình Toán học của GS. Ngô Bảo Châu, đưa lên đây cho mọi người tham khảo.
Đây là bài viết của anh hoangnguyen, thành viên của diễn đàn sachxua.net, tóm tắt các công trình Toán học của GS. Ngô Bảo Châu và chương trình Langlands chỉ là 1 trong những công trình đó.

Giới thiệu khái quát về chương trình Langlands

Chương trình Langsland là gì?

Là chương trình toán học lớn nhằm thống nhất hình học và số học. Cụ thể hơn nó là một loạt những giả thuyết, để nối kết lý thuyết số với lý thuyết nhóm.

Khái niệm lí thuyết số và lí thuyết nhóm

Lý thuyết số 

Lý thuyết số là ngành nghiên cứu số nguyên, tức là những số như 1, 13, 1527, khác với số hữu tỷ (3/5, 7/13) hay vô tỷ (số pi), các nhà toán học trong ngành lý thuyết số nghiên cứu mối quan hệ giữa các số nguyên, và trong đó quan trọng nhất là số nguyên tố.

Số nguyên tố, như 2, 3, 5, 7, 11, 13, v.v... là những số chỉ chia hết cho số 1 và chính nó. Số 9 không phải là số nguyên tố vì chia hết cho 3.

Ngành lý thuyết số nghiên cứu mối quan hệ giữa các số, giữa các số nguyên tố, họ nghiên cứu các số này liên quan với nhau ra sao, khi cộng trừ nhân chia với nhau thì kết quả gì sẽ xảy ra.


Lý thuyết nhóm 

Lý thuyết nhóm là ngành nghiên cứu sự đối xứng, và có nhiều ứng dụng trong hóa học, trong vật lý, và trong việc chế tạo thuốc mới.

Trong hóa học, thí dụ có phân tử nằm theo hình khối tam giác, tức là như một kim tự tháp ba mặt. Người ta muốn biết khi hình khối đó xoay hướng này hướng kia thì phân tử đó trở thành khác đi, và lý thuyết nhóm cho các nhà hóa học tiên liệu những chuyện này.

Lý thuyết nhóm cho phép người ta nghiên cứu các cách đối xứng trong không gian, từ không gian ba chiều, cho tới không gian bốn chiều hoặc nhiều hơn.

Trong vật lý hạt nhân, các nhà vật lý nghiên cứu lý thuyết dây. Ðó chính là vật trong không gian đa chiều, và các cách xoay chiều và đối xứng của những 'dây' đó, là kết quả của lý thuyết nhóm.

Trong y, dược học cũng có ứng dụng lý thuyết nhóm. Cũng những phân tử đó, nếu nhà làm thuốc ghép theo hướng này hướng khác thì thuốc trở thành thuốc khác. và lý thuyết nhóm là phương tiện để tìm cách chế tạo thuốc mới.

Trong toán học lý thuyết nhóm xuất hiện lần đầu trong công trình của nhà toán học Pháp Évariste Galois vào năm 1830 khi ông nghiên cứu về điều kiện để các phương trình đại số giải được bằng căn thức. Khi đó các nhóm thường được nghiên cứu là nhóm các hoán vị. Rất nhiều cấu trúc toán học khác nhau được quy về cấu trúc nhóm. Trong đó bao gồm cả cấu trúc của tập hợp các số nguyên, số hữu tỷ, số thức,số phức. 

Chương trình langlands

Cần bắt đầu câu chuyện từ Galois, nhà toán học người Pháp, người đặt nền móng cho toán học hiện đại. Ông đã phát hiện mối liên hệ giữa lý thuyết nhóm và lời giải phương trình đa thức. Trước Galois, người ta đã biết phương trình đa thức từ bậc 5 trở lên không có công thức nghiệm tổng quát. Đó là nội dung của định lý Abel. Chẳng hạn như phương trình bậc nhất a x + b = 0 có công thức nghiệm tổng quát x=-b/a. Nhưng định lý Abel không cho biết khi nào phương trình đa thức có nghiệm và có thể giải được. Lý thuyết của Galois trả lời được vấn đề này. Kết quả là một phương trình đa thức có thể giải được hay không phụ thuộc vào các nghiệm số của nó có tạo thành một nhóm hoán vị hay không. Nhóm hoán vị này gọi là nhóm Galois. Chẳng hạn đối với phương trình bậc 2: a x^2 + b x + c = 0 có nghiệm số x1, x2 thỏa mãn công thức Viete: x1+x2=-b/a và x1*x2=c/a. Nếu đổi chỗ hai nghiệm này cho nhau trong công thức Viete thì ta vẫn thu được đẳng thức đúng: x2+x1=-b/a và x2*x1=c/a. Như vậy nghiệm số của phương trình bậc 2 có hai phép đối xứng: một là đồng nhất và hai là hoán vị. Chúng tạo thành nhóm Galois. Từ khái niệm nhóm Galois người ta phát triển tới khái niệm biểu diễn Galois. Biểu diễn Galois có thể xem là diễn tả mối quan hệ phức tạp giữa các nghiệm số của các phương trình nghiên cứu trong lý thuyết số.

Để hiểu được ý nghĩa của chương trình bổ đề Langlands, thì cũng cần chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat,(nhà toán học Pháp nêu lên vào thế kỷ 17 nhưng không để lại chứng minh) Và, vì thế, nó đã trở thành một thách đố làm bối rối những bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại trong hơn ba thế kỷ! Thoạt nhìn, định lý thật giản đơn: Phương trình xn + yn = zn không có nghiệm nguyên dương khi n > 2.

Và câu hỏi là một số nguyên tố lẻ như thế nào có thể viết thành tổng của hai số chính phương? Ví dụ như 13=3^2 + 2^2. Fermat tìm ra số nguyên tố lẻ là đồng dư 1 của 4 (có nghĩa là chia cho 4 dư 1) có tính chất như vậy. Ví dụ như các số 5, 13, 17... Như vậy mẫu hình cho số nguyên tố lẻ là đồng dư 1 của 4 có tính chất chu kỳ, hay nói cách khác là có tính chất đối xứng. Định lý Fermat này là ví dụ đơn giản cho bài toán tổng quát hơn có tên gọi là luật nghịch đảo. Luật nghịch đảo tìm điều kiện để một phương trình bình phương đồng dư một số nguyên tố có nghiệm.

Định lý lớn Fermat khiến ta nhớ tới một định lý đã được Pythagore, nhà toán học Hy Lạp cổ đại, chứng minh vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, thường gọi là Định lý Pythagore: x2 + y2 = z2 (nếu trong một tam giác vuông ta coi cạnh huyền là z, các cạnh góc vuông là x và y).

Thế nhưng, hơn ba thế kỷ trôi qua, không ai chứng minh được Định lý này.

Giữa thế kỷ 20, hai nhà toán học Nhật Bản Yukata Taniyama và Goro Shimura đưa ra giả thuyết là mỗi phương trình eliptic đều có liên hệ với một dạng modular. Nếu giả thuyết này đúng, thì nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết nhiều bài toán eliptic cho đến nay chưa giải quyết được, bằng cách tiếp cận chúng qua thế giới modular. Và, như vậy, hai thế giới eliptic và modular vốn tách biệt nhau, sẽ có thể thống nhất và bất cứ một bài toán chưa giải được trong một lĩnh vực nào đều có thể đổi thành một bài toán tương tự trong một lĩnh vực khác, và các nhà toán học có thể huy động cả một kho to lớn những kỹ thuật mới để giải nó.

Trong những năm 1960, R. Langlands và những người cộng tác tại Đại học Princeton (Mỹ) đưa ra một loạt giả thuyết về những mối liên hệ giữa nhiều ngành toán học vốn rất khác nhau, và kêu gọi giới toán học quốc tế hợp tác chứng minh những giả thuyết cấu thành Chương trình Langlands.

Năm 1984, tại một hội nghị toán học tổ chức tại CHLB Đức, Gerhard Frey đi tới một kết luận là nếu chứng minh được Giả thuyết Taniyama - Shimura, thì cũng có nghĩa là chứng minh được Định lý lớn Fermat, bởi vì định lý này chỉ là một hệ quả của giả thuyết trên.

Năm 1991 , A. Wiles - một nhà toán học người Anh nghiên cứu tại Mỹ đã thành công khi chứng minh được Định lý cuối cùng của Fermat, chấm dứt hơn 300 năm năm căng thẳng trong giới toán học. Tuy nhiên, một kết quả mà những người ta ít chú ý tới, nhưng lại có ý nghĩa to lớn hơn nhiều, đó là chứng minh Giả thuyết Taniyama - Shimura nói trên

Giả thuyết Taniyama - Shimura được chứng minh có nghĩa là Chương trình Langlands có nền tảng vững chắc, và ko phải là 1 công thức mơ hồ. Chương trình này mặc nhiên trở thành bản thiết kế cho tương lai của toán học.

Một loạt giả thuyết toán học của Chương trình này liên kết nhiều đối tượng có vẻ rất khác nhau trong các lĩnh vực toán học như lý thuyết số, hình học đại số, lý thuyết các dạng tự đẳng cấu... ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà toán học , và dần dần trở thành dòng chủ lưu của toán học hiện nay.

Năm 1987, Langlands đã phỏng đoán về một tương tự tương ứng cho trường hàm trên trường phức, về sau, được gọi là tương ứng Langlands hình học. Để chứng minh được sự tồn tại của tương ứng đó, phải giải quyết một bài toán lớn mà lúc đầu Langlands chưa thấy hết mức độ phức tạp của nó, nên mới gọi là Bổ đề cơ bản.

Langlands, cũng tìm ra mối liên quan với hình thức tự cấu.Hình thức tự cấu có thể coi là những hàm số đối xứng cao. Ví dụ đơn giản là hàm sin(x) hay cos(x). Các hàm số này có tính chất chu kỳ, hay nói cách khác chúng bất biến nếu ta dịch chuyển cả đồ thị hàm số dọc theo trục x đi 2 pi. Đây là tính chất đối xứng đơn giản. Langlands chỉ ra tương lai của lý thuyết số là ở hiểu biết các hàm số có tính chất chu kỳ kỳ lạ hay ở các dạng phức hợp khác. Ông nhận thấy một số (ví dụ như số 4 trong định lý Fermat kể trên là chu kỳ cho số nguyên tố lẻ có tính chất là tổng của hai số chính phương) thực ra là một ma trận 1x1. Như vậy sự dịch chuyển chu kỳ kiểu như vậy trong định lý Fermat kể trên có thể biểu diễn bằng một số hay một ma trận 1x1. Với các định luật nghịch đảo tổng quát hơn khoảng cách dịch chuyển biến đổi đằng sau chúng có thể biểu diễn bằng ma trận có kích thước lớn hơn. Đây là một định đề của Langlands trong chương trình mang tên ông.

Langlands đã đề xuất mối liên hệ mật thiết giữa đại số và giải tích, mà cụ thể hơn là sự tương ứng giữa biểu diễn Galois và hình thức tự cấu. Và là một lý thuyết thống nhất lớn của toán học trong đó bao gồm cả tìm kiếm tổng quát hóa của tính nghịch đảo Artin đến mở rộng Galois cho trường số.

Năm 1979, Labesse và Langlands công bố khám phá hiện tượng về hai biểu diễn tự cấu cùng tương ứng với một hàm số L có thể xảy ra với bội khác nhau trong không gian của các hình thức tự cấu. Ban đầu Labesse và Langlands mới chỉ chứng minh cho nhóm SL(2). Sau đó Kottwitz chứng minh cho nhóm SL(3), và được Waldspurger chứng minh cho toàn bộ nhóm SL(n). Hales và Weissauer chứng minh cho nhóm Sp(4). Kottwitz và Rogawski chứng minh cho nhóm unitary U(3). Sau đó Laumon và Ngô Bảo Châu chứng minh cho toàn bộ nhóm unitary U(n). Với kết quả này, Laumon và Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng nghiên cứu Clay vào năm 2004 cùng với Green. Tóm lại là GS Châu đã tìm ra điểm chung trong quá trình giải và liên kết chúng lại với nhau.

Thuật ngữ bổ đề (lemma) thường dùng để chỉ một cái gì đó dễ chứng minh, nhưng, trong trường hợp này, cụm từ bổ đề cơ bản (fundamental lemma) lại gắn liền với một giả thuyết quyết định, một bộ phận không thể tách rời của Chương trình Langlands, một "bổ đề" khó chứng minh đến mức mà 30 năm qua nhiều nhà toán học hàng đầu - đã ra sức lao vào giải quyết nhưng đều thất bại và năm 2008, GS. Ngô Bảo Châu chứng minh cho tất cả trường hợp và kết quả đã khẳng định rằng không có sai sót gì khi trao giải Fields cho GS Ngô Bảo Châu.  
 
 

 




#460342 Nên có topic về Toán Tiếng Anh

Gửi bởi Tmath1802 trong 27-10-2013 - 19:10

Em nghĩ biết tiếng anh chưa hẳn đã đọc được sáh toán tiếng anh vì mỗi từ tiếng anh dịch ra mỗi ngành có ý nghĩ khác nhau chẳn hạn như show "show that". Show trong tiếng anh là trình diễn, biểu diễn nhưng chuyên ngành toán lại là cm, nên show that là cmr.
Em nghĩ điều này là cần thiết và vì đa số mọi người chỉ biết Tiếng Anh nên nếu được em đề nghị có các mục trong box:
-Từ điển, Tài liệu hướng dẫn đọc sách Toán Tiếng
-Tài liệu Tiếng Anh
+Sách
+Tạp chí
-Hỏi đáp Thuật ngữ Toán
-Kinh nghiệm đọc sách Toán Tiếng Anh


#460331 Nên có topic về Toán Tiếng Anh

Gửi bởi Tmath1802 trong 27-10-2013 - 18:21

Hiện nay, sách Toán của Việt Nam còn hạn chế, tức là đa số sách hay đều là của tác giả nước ngoài dịch sang hay sách tiếng nước ngoài. Chẳn hạn bộ sách về Hình học của Hứa Thuần Phỏng, bộ sách Số học của G.Pôlia, hay cuốn Number Theory, tạp chí Mathematical Reflections...đều rất hay và cần thiết, vì vậy chúng ta cũng nên nâng cao trình độ tiếng Anh (tất nhiên là Tiếng Anh chuyên ngành Toán). Nếu vậy, để tiện cho việc cung cấp kiến thức và giải đáp những thắc thắc mắc về Toán Tiếng Anh nói riêng hay Toán tiếng nước ngoài nói chung, em hy vọng diễn đàn ta có một box "Thuật ngữ Toán học", riêng em, nếu được sẽ cung cấp cho box link download một cuốn Từ điển Toán học Anh-Việt, và một cuốn về Toán Tiếng Anh.

Em cũng được biết diễn đàn có một topic Tiếng Anh nhưng chưa tập trung vào Toán, với lại topic thì còn hẹp quá, em nghĩ nên là một box sẽ hay hơn.

Cảm ơn đã xem tin này.

 




#460043 Đại số giải trí

Gửi bởi Tmath1802 trong 26-10-2013 - 13:19

Thêm một câu chuyện về lũy thừa:

                                 Ô khóa bí mật

Bài toán:

       Một chiếc két sắt có từ thời trước Cách mạng được tìm thấy trong một cơ quan Xô Viết nọ. Người ta cũng tìm được chìa khóa của kết sắt nhưng muốn mở được phải biết bí mật của ô khóa. Cửa két sắt chỉ được mở khi 5 cái vòng tròn nhỏ với các chữ cái trên vành của chúng (36 chữ cái) hợp thành một từ xác định. Vì không ai biết từ đó và cũng không muốn phá kết, ngừơi ta quyết định thử tất cả các tổ hợp trên vòng tròn. Tạo nên một tổ hợp mất 3 giây.

       Có thể hy vọng tủ sẽ đuợc mở sau 10 ngày làm việc không?

Giải:

       Ta tính xem có bao nhiêu tổ hợp chữ cái phải thử. Mỗi một trong 36 chữ cái của vòng thứ nhất có thể tạo tương ứng với một trong 36 chữ cái của vòng thứ hai. nghĩ là các tổ hợp hai chữ cái có thể:

                                                                                                 36.36=362

        Mỗi tổ hợp này lại có thể kết hợp với một trong 36 chữ cái của vòng thứ 3. Vì vậy số tổ hợp có 3 chữ cái là

                                                                                                 362.36=363

        Bằng cách đó, tính dần, ta được số tổ hợp có 5 chữ cái là 36hay 60 466 176. Với ba giây cho mỗi tổ hợpthì muốn tạo thành hơn 60 triệu tổ hợp như vậy cần một thời gian

                                                                                          3.60 466 176=181 398 528

giây. Nó tức là hơn 50 000 giờ hoặc gần 6 300 ngày công 8 giờ, tức hơn 20 năm. Nghĩa là sau 10 ngày làm việc thì có 10 cơ hội mở được tủ két sắt trên 6 300 khả năng hoặc 1 phần 630. Đó là một sác xuất rất nhỏ. 

 

 

 




#459386 Đại số giải trí

Gửi bởi Tmath1802 trong 23-10-2013 - 10:16

Với bốn số 1

Bài toán:

Không dùng dấu các phép tính , với bốn số 1, viết số lớn nhất có thể được.

Giải:

Số 1111 nảy ra trong đầu như một hiện tượng tự nhiên trong óc không đáp ứng yêu cầu của bài Toán vì lũy thừa:

                                                                    1111

lớn hơn nhiều lần. Việc tính số này bằng cách nhân số 11 với hàng chục lần dành cho ai đủ kiên nhẫn. Có thể tính nó rất nhanh bằng bảng logarit

Số này lớn hơn 285 tỷ do đó lớn hơn số 1111 gấp hàng triệu lần.

 

 

 

Đi qua phần này, những bạn mê khám, có tính tò mò có thể thử với bốn số 2. Tôi sẽ cho kết quả dưới đây, các bạn bôi đen rồi xem nhé

Do không rành sử dụng Latex mình đọc vậy: Viết dưới dạng lũy thừa ba cấp: 2 mũ 2 mũ 22.




#459385 Đại số giải trí

Gửi bởi Tmath1802 trong 23-10-2013 - 10:08

Với ba số 4

Bài Toán:

Không dùng dấu các phép tính , với ba số 4, viết số lớn nhất có thể được.

Giải:

Nếu trường hợp này, làm theo kiểu hai bài Toán trước, ta sẽ có đáp số:

                                                 444

Nhưng chính xác thì, đó là một sai lầm vì bây giờ thì cách sắp xếp theo lũy thừa ba cấp sẽ cho số lớn nhất. Thực vậy 44=256 còn 4256 lớn hơn 444.




#456720 Đại số giải trí

Gửi bởi Tmath1802 trong 10-10-2013 - 23:27

Tiếp theo Kỳ 1:

                                        Với ba số hai

Có phải mọi người đều biết phải viết ba chữ số như thế nào để biểu diễn chúng thành số lớn nhất. Phải lấy ba số 9 và sắp xếp như sau:

                                                                          (Ai chỉ em viết duới dạng Latex với, lũy thừa 3 cấp của 9)

tức là viết "Lũy thừa ba cấp của 9.

Số này cực kỳ lớn đến nỗi không có sự so sánh nào giúp ta thấy được mức lớn của nó. Số êlectrôn của vũ trụ nhìn thấy được cũng còn rất nhỏ so với nó. Khi đề cập đến bài toán này, tôi chỉ muốn nêu ra ở đây một mẫu khác của nó:

      Không dùng dấu các phép toán, bằng ba số hai, hãy viết số lớn nhất có thể.

Giải: Với những ấn tượng mới mẻ của sự xếp đặt ba số 9, hẳn cũng có một số bạn sẵn sàng cho số 2 sự xếp đặt  như sau:

                                                                           (Ai chỉ em viết duới dạng Latex với, lũy thừa ba cấp của 2)

tức là viết "Lũy thừa ba cấp của 2".

Song lần này thì hiệu quả mong đợi khôngm đạt được. Số đã viết không lớn, thậm chí còn nhỏ hơn 222. Thực vậy chẳng qua ta chỉ viết 24 tức là 16. Số thực sự lớn gồm ba chữ số 2 không phải là 222, cũng không phải là 222 (tức là 484) mà là:

                                                                            222=4 194 304

Một thí dụ rất có tính giáo huấn. Nó chứng tỏ suy luận tương tự trong toán học là nguy hiểm: Nó dễ đưa đến những kết luận sai lầm.

                                       Với ba số 3 

Bài toán: Bây giờ thì hẳn các bạn đã thận trọng khi bắt tay vào bài toán sau: Không dùng dấu các phép toán, với 3 số 3, viết số lớn nhất có thể được.

Giải:

Việc sắp xếp ba số ba theo lũy thừa ba cấp không đạt kết quả như mong muốn vì Lũy thừa ba cấp của 3 bằng 327 nhỏ hơn 333.

Cách sắp xếp sau cùng này giải đáp được câu hỏi của bài toán.

Vậy thì câu hỏi cho Kỳ tới là: Không dùng dấu các phép toán, với 4 số 4, viết số lớn nhất có thể được.

Còn phần trên anh chị nào biết cách viết lũy thừa 3 cấp thì chỉ em để em sửa lại.




#456057 Đại số giải trí

Gửi bởi Tmath1802 trong 08-10-2013 - 07:55

Tiếp theo Kỳ 1:

                                                     Cháy không có lửa và không nóng

Nếu bạn hỏi nhá Hóa học, tại sao củi và than chỉ cháy ở nhiệt độ cao, ông ta sẽ nói rằng: Đúng ra sự kết hợp giữa Cacbon và Ôxy xảy ra ở mọi nhiệt độ, song ở nhiệt độ thấp, quá trình đó xảy ra rất chậm (tức là có một số rất ít phân tử tham gia phản ứng) cho nên ta không quan sát được. Định luật xác định tốc độ của các phản ứng Hóa học nói rằng: khi giảm nhiệt độ đi 10oC thì tốc độ phản ứng (số phân tử tham gia phản ứng) giảm đi hai lần.

Ta áp dụng điều vừa nói vào phản ứng kết hợp giữa củi và Ôxy, tức là vào phản ứng cháy của củi. Giả sử ngọn lửa có nhiệt độ 600oC đốt cháy mỗi giây một gam củi. Ở 20oC, nó đốt cháy một gam củi hết bao lâu? Ta biết lúc đó nhiệt độ đã giảm mất 580=58.10 nên tốc độ của phản ứng nhỏ hơn 258 lần, tức là 1 gam củi sẽ cháy hết trong 258 giây. Khoảng thời gian đó bằng bao nhiêu năm? Ta có thể tính gần đúng lượng thời gian này mà không phải thực hiện 57 phép nhân với hai và cũng không cần đến bảng lôgarit. Ta tính như sau:

                                                       210=1204$\approx$103

Do đó:                                              

                                                      258=260-2=260:22=$\frac{1}{4}$.260$\frac{1}{4}$..(210)6$\approx$$\frac{1}{4}$.1018,

tức là khỏang một phần tư triệu triệu giây. Trong một năm có khoảng 30 triệu giây tức 3.10giây, vì thế:

                             (1$\frac{1}{4}$.1018):(3.107)=$\frac{1}{12}$.1011$\approx$1010

Mười tỷ năm! Một 1 gam củi sẽ cháy không có lửa và không nóng trong mười tỷ năm. Vậy là củi và than vẫn đang cháy chậm rãi ở nhiệt độ bình thường. Sự sáng chế công cụ làm ra lửa đã làm tăng quá trình này lên hàng tỷ lần.




#456003 Đại số giải trí

Gửi bởi Tmath1802 trong 07-10-2013 - 22:26

Tiếp theo Kỳ 1:

Toàn bộ khí quyển nặng bao nhiêu?

Để thấy rõ khi thực hiện các tính toán bằng lũy thừa, thì việc tính toán trong thực tế được giảm nhẹ đến mức nào, ta thực hiện tính toán sau: Tính xem khổi lượng Trái Đất gấp bao nhiêu lần khối lượng không khí bao quanh ta.

Đã biết, mỗi cm2 của bề mặt Trái Đất, không khí đè lên một lực khoảng bằng một kg. Có nghĩa trọng lượng cột không khí tựa trên 1cm2 bằng 1kg. Số cột khí quyển như vậy bằng số cm2 bề mặt Trái Đất. Ta thấy bề mặt Trái Đất khoảng 150 triệu km2, tức khoảng 51.107 km2.

Ta tính xem có bn cm2 trong một km2. Km chiều dài chứa 1000m, mỗi m chứa 100cm, tức là bằng 105 cm. và một km2 chứa (105)2  = 1010 cm2. Vì vậy toàn bộ bề mặt Trái Đất có:

51.107.1010=51.1017

centimet vuông. Khí quyển cũng nặng bấy nhiêu kg. Đổi thành tấn, ta được:

51.1017:1000=51.1017​:103=51.1017-3=51.1014

Khối lượng Trái Đất được biểu thị bởi số: 6.10^21 tấn.

ĐỂ tính xem hành tinh cảu chúng ta nặng gấp bn lần vỏ không khí của nó, ta làm phép chia:

6.1021:51.1014 $\approx$ 106

tức khối lượng khí quyển gần bằng một phần triệu khối lượng Trái Đất.