Đến nội dung

Van Chung

Van Chung

Đăng ký: 17-10-2013
Offline Đăng nhập: 15-12-2017 - 16:12
****-

#574049 Hướng dẫn gửi bài trên Diễn đàn

Gửi bởi Van Chung trong 19-07-2015 - 16:45

Sao bạn lại muốn xóa bài này ? Lí do chính đáng thì các ĐHV sẽ xóa cho bạn.

Do lớp tớ có qui định ko đc post bài lên mạng để hỏi nhưg tớ không biết nên phải xóa đi.




#543496 Cho các tổng $S_{1}=1+2;S_{2}=(1+2)+4+5;S_{3...

Gửi bởi Van Chung trong 09-02-2015 - 07:58

Nhận thấy:
$S_1=1+2=(1+2).1$
$S_2=(1+2)+4+5=(2+2)(1+2)$
$S_3=(1+2+3)+7+8+9=(3+2)(1+2+3)$
$\Rightarrow S_n=(n+2)(1+2+3+...+n)=\frac{n(n+1)(n+2)}{2}$
Từ đây bạn tự thay vào tìm $S_{20}$ nhé!

P/s: Mod nào xóa giùm mem bài trên nhé.... Bài đó viết nhầm rồi mà mem k sửa đc nữa......




#543163 GPT : $(x-2)\sqrt{x+1}+(x+2)\sqrt{x-1}=...

Gửi bởi Van Chung trong 06-02-2015 - 08:55

Đặt $\sqrt{x+1}=a, \sqrt{x-1}=b \Leftrightarrow a^2+b^2=2x;a^2-b^2=2$

Từ đó thế vào pt đã cho tìm đc quan hệ giữa a và b.............

Đến đó thì bn tự giải típ




#543045 Tìm min của $A=\frac{4a}{a+b+2c}+\frac...

Gửi bởi Van Chung trong 05-02-2015 - 09:53

Cho a,b,c là các số dương. Tìm min của $A=\frac{4a}{a+b+2c}+\frac{b+3c}{2a+b+c}-\frac{8c}{a+b+3c}$.

 




#543027 TOPIC: Các bài toán có nội dung hình học phẳng tuyển chọn

Gửi bởi Van Chung trong 04-02-2015 - 22:22

cho 2 điểm A và B cố định trên đường tròn tâm O , C là điểm chính giữa cung nhỏ AB ,M chuyển động trên AB, tia MC cắt (O) tại D chứng minh AC^2=CM.CD
B) chứng mih tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABM thuộc 1đường thẳng cố định

c) gọi r1 r2 lần lượt là bán kính đường tròn ngạoi tiếp tâm giác ADM và tam giác BDM chứng minh r1+r2 là hằng số 
======================>
giúp e bài này với ạ :v :v
--------------------------------------------------
www.facebook.com/hoangthytrang

a/ Ta có: $\Delta AMC\sim \Delta DAC(g.g)\Rightarrow \frac{AC}{CD}=\frac{CM}{AC}\Rightarrow AC^2=CM.CD$

b/Lấy N đối xứng với C qua O. CN là đk của (O).

Đường tròn (E) ngoại tiếp tam giác ABM cắt AN tại G.

Ta có: $\widehat{AGM}=\widehat{ADM}=\widehat{BAC}$

$\Leftrightarrow \widehat{AGM}+\widehat{MAG}=\widehat{CAN}=90^o$

$\Leftrightarrow$ AG là đk của (E)

$\Leftrightarrow E \epsilon AG$

$\Leftrightarrow E \epsilon AN cố định$.

c/Gọi F là tâm đường tròn (BMD). Tương tự cm $F \epsilon BN$.

C/m MENF là hình bình hành. Từ đó $r_1+r_2=BN$ là một hằng số




#542876 Tìm maxA=$x^{2014}+y^{2014}$

Gửi bởi Van Chung trong 03-02-2015 - 20:34

Cảm ơn bạn nhá, mình ghi nhầm đề :)

đề là $(x+\sqrt{2014+x^2})(y+\sqrt{2014+y^2})=2014$

Nếu đề thế này thì tìm đc min thôi ko tìm đc max đâu........

Mình làm luôn nhé:

Ta có: $(1)\Leftrightarrow (x^2-2014-x^2)(y+\sqrt{2014+y^2})=2014.(x-\sqrt{2014+x^2})\Leftrightarrow y+\sqrt{2014+y^2}=-x+\sqrt{2014+x^2}\Leftrightarrow x+y=\sqrt{2014+x^2}-\sqrt{2014+y^2}$

Lại có: $(1)\Leftrightarrow (y^2-2014-y^2)(x+\sqrt{2014+x^2})=2014.(y-\sqrt{2014+y^2})\Leftrightarrow x+\sqrt{2014+x^2}=-y+\sqrt{2014+y^2}\Leftrightarrow x+y=\sqrt{2014+y^2}-\sqrt{2014+x^2}$

Suy ra: $x+y=0\Leftrightarrow x=-y$

Từ đó $A=2.x^{2014}\geq 0.$

Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow x=y=0$.




#542494 Một kĩ thuật chứng minh B.Đ.T

Gửi bởi Van Chung trong 01-02-2015 - 09:43

bài này làm ntn ạ

cho a,b,c la 3 số dương thoả mãn a+b+c=1

cmr $\frac{1}{a.c}+\frac{1}{b.c}$ $\geq 16$

cam on

Ta có bđt phụ: $\frac{1}{x}+\frac{1}{y} \geq \frac{4}{x+y}$

$\frac{1}{a.c}+\frac{1}{b.c} \geq \frac{4}{ac+bc}=\frac{4}{c.(a+b)}=\frac{4}{c(1-c)}=\frac{4}{-c^2+c-\frac{1}{4}+\frac{1}{4}}=\frac{4}{-(c-\frac{1}{2})^2+\frac{1}{4}} \geq \frac{4}{\frac{1}{4}}=16$

$\Rightarrow đpcm$




#541916 Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)

Gửi bởi Van Chung trong 26-01-2015 - 08:00

Giúp mình nhé
Cho đường tròn tâm O đường kính AB và điểm M bất kì trên nửa đường tròn sao cho AM < MB.
Gọi M’ là điểm đối xứng của M qua AB và F là giao điểm của hai tia BM, M’A. Gọi P là chân đương
vuông góc từ F đến AB.
a) Chứng minh bốn điểm A, M, F, P cùng nằm trên một đường tròn
b) Gọi F' là giao điểm của 2 tia MA và FP. Chứng minh tam giác PF'M cân
c) Chứng minh PM là tiếp tuyến của đường tròn (O)

Đề bài này của bạn có vấn đề thì phải. Ở hai chỗ mình viết màu đỏ đấy, bạn check lại giùm mình nhé!!!

a) Vì $\widehat {AMB}$ là góc nt chắn nửa đường tròn nên $\widehat {AMB}=90^o$.

Từ đó c/m tứ giác AMFP nội tiếp đường tròn.

b)Gọi C là giao điểm của MM' và AB. $\Rightarrow$ C là trung điểm của MM'.

Ta có: $MM'//FF'$(cùng vuông góc với AB) $\Rightarrow$ MM'F'F là hình thang.

Mà P,A,C thẳng hàng nên P là trung điểm của FF'.

Mà tam giác MFF' vuông tại M nên $MP=\frac{1}{2}FF'=PF' \Rightarrow \Delta{PF'M}$ cân tại M.

c)Ta có: $\widehat{OMP}=\widehat{OMA}+\widehat{AMP}=\widehat{OAM}+\widehat{AFP}=\widehat{PAF'}+\widehat{AF'P}=90^o$

$\Leftrightarrow đpcm$

material-564109.png




#541885 Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)

Gửi bởi Van Chung trong 25-01-2015 - 21:41

Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O) vẽ tiếp tuyến AB, AC và cát tuyến ADE đến (O). Qua D vẽ đường thẳng song song với BE cắt BC, AB lần lượt tại M, N. Chứng minh rằng D là trung điểm của MN

Gọi F là tđ của BC; G là giao điểm của BM và EN.

Chứng minh D;G;F thẳng hàng.

Từ đó áp dụng bổ đề hình thang suy ra được D là trung điểm của MN.




#537240 Tính độ dài đoạn $AD,CD,CE$

Gửi bởi Van Chung trong 11-12-2014 - 20:42

Ta có:

$\frac{AD}{CD}=\frac{AB}{BC}$

$\Leftrightarrow \frac{AC}{CD}=\frac{AB+BC}{BC}$

$\Leftrightarrow CD=\frac{AC.BC}{AB+BC}=\frac{ab}{a+b}$

$\Leftrightarrow AD=AC-CD=a-\frac{ab}{a+b}$

$\Leftrightarrow BD=\sqrt{AB.BC-AD.CD}=\sqrt{ab-(a-\frac{ab}{a+b}).\frac{ab}{a+b}}$

Kẻ đường cao AH của $\Delta ABC$

$\Leftrightarrow BH=HC=\frac{1}{2}b$

$\Leftrightarrow cos\widehat{ACB}=\frac{CH}{AC}=\frac{\frac{1}{2}b}{a}=\frac{b}{2a}$

$\Leftrightarrow \widehat{ACB}=cos^{-1}\frac{b}{2a}$

$\Leftrightarrow \widehat{ABC}=cos^{-1}\frac{b}{2a}$

$\Leftrightarrow \widehat{DBC}=\frac{cos^{-1}\frac{b}{2a}}{2}$

$\Leftrightarrow \widehat{ADB}=cos^{-1}\frac{b}{2a}+\frac{cos^{-1}\frac{b}{2a}}{2}=\frac{3.(cos^{-1}\frac{b}{2a})}{2}$

$\Leftrightarrow DE=\frac{BD}{cos \widehat{BDE}}=\frac{\sqrt{ab-(a-\frac{ab}{a+b}).\frac{ab}{a+b}}}{cos \frac{3.(cos^{-1}\frac{b}{2a})}{2}}$

$\Leftrightarrow CE=CD+DE=\frac{ab}{a+b}+\frac{\sqrt{ab-(a-\frac{ab}{a+b}).\frac{ab}{a+b}}}{cos \frac{3.(cos^{-1}\frac{b}{2a})}{2}}$

Vậy .........




#536721 Tính $\widehat{ACI}$

Gửi bởi Van Chung trong 08-12-2014 - 19:56

Kẻ $CH \perp AB$

Đặt $AB=AC=a \Leftrightarrow AI=\frac{a}{2}$

Ta có:

$\widehat{BAC}=180^o-\widehat{ABC}-\widehat{ACB}=28^{o}5^{'}22^{''}$

$\Leftrightarrow \widehat{ACH}=61^{o}54{'}38{"}$

$HC=AC.sin \widehat{BAC}=a.sin 28^{o}5^{'}22^{"}$

$AH=AC.cos \widehat{BAC}=a.cos 28^{o}5^{'}22^{"}$

$\Leftrightarrow HI=AH-AI=a.(cos 28^{o}5^{'}22^{"}-\frac{1}{2})$

$\Leftrightarrow tan \widehat{HCI}=\frac{HI}{HC} \Leftrightarrow \widehat{HCI}=39^{o}4{'}5,11{"}$

$\Leftrightarrow \widehat{ACI}=22^{o}50{'}32,89{"}$




#536497 Cho các tổng $S_{1}=1+2;S_{2}=(1+2)+4+5;S_{3...

Gửi bởi Van Chung trong 07-12-2014 - 10:14

Nhận thấy:

$S_1=1+2=(1+2).1$

$S_2=(1+2)+4+5=(2+2)(1+2)$

$S_3=(1+2+3)+7+8+9=(3+2)(1+2+3)$

$\Rightarrow S_n=(n+2)(1+2+3+...+n)=\frac{n+1)(n+2)(n+3)}{2}$

Từ đây bạn tự thay vào tìm $S_{20}$ nhé!




#477286 CMR $\Delta IBC$ vuông cân tại I.

Gửi bởi Van Chung trong 14-01-2014 - 21:05

Vẽ về phía ngoài tam giác ABC nhọn các tam giác ABD và ACE tương ứng vuông cân tại B và C. Gọi I là trung điểm của DE. CMR $\Delta IBC$ vuông cân tại I.




#477102 Giải phương trình:$(x-1)(x-4)(x+5)(x+7)=297$

Gửi bởi Van Chung trong 13-01-2014 - 19:49

Giải phương trình:$$(x-1)(x-4)(x+5)(x+7)=297$$

Cái này hình như bị nhầm à bạn. Cách giải pt dạng này thì có thể tham khảo ở cuốn nâng cao và phát triển toán 8 tập hai có rất nhiều đó.




#476900 cmr $(1+\frac{1}{3})(1+\frac{1}...

Gửi bởi Van Chung trong 12-01-2014 - 15:00

chứng minh rằng với mọi n thuộc N* thì $(1+\frac{1}{3})(1+\frac{1}{8})(1+\frac{1}{15})...(1+\frac{1}{b^2-1})< 2$

thank nhé :ukliam2:  :ukliam2:  :namtay  :namtay  :namtay

$(1+\frac{1}{3})(1+\frac{1}{8})(1+\frac{1}{15})...(1+\frac{1}{b^2-1})$

$=\frac{4}{3}+\frac{9}{8}+\frac{16}{15}+...+\frac{b^2}{b^2-1}$

$=\frac{2^2.3^2.4^2...b^2}{1.3.2.4.3.5...(b-1)(b+1)}$

$=\frac{2.3.4...b}{1.2.3...(b-1)}.\frac{2.3.4...b}{3.4.5...(b+1)}$

$=\frac{2n}{n+1}$

$<\frac{2(n+1}{n+1}=2$

$\Rightarrow đpcm$