Đến nội dung

thaycung1298

thaycung1298

Đăng ký: 07-11-2013
Offline Đăng nhập: 23-06-2015 - 22:55
-----

#503890 $x^3-6a+8=0$, a>o

Gửi bởi thaycung1298 trong 04-06-2014 - 07:29

Với $x>0$, giải phương trình $x^3-6x+8=0$

Các bạn có thể chỉ giúp mình phương pháp chứng minh những phương trình tương tự vô nghiệm không?. Mình cảm ơn




#502303 $4^{t}-2.2^{t} +1 =3^{t}$

Gửi bởi thaycung1298 trong 28-05-2014 - 21:56

Giải phương trình: $4^{t}-2.2^{t} +1 =3^{t}$




#500428 $\sqrt{2x+1}+\sqrt{3-2x} = \frac...

Gửi bởi thaycung1298 trong 21-05-2014 - 07:31

Bạn bình phương 2 vế viết về dạng$4+2\sqrt{4-(2x-1)^{2}}=\left ( \frac{4x^2-4x-3+4}{2} \right )^{2}$

bạn ơi, trong căn là $-4x^2 + 2x + 3$ mà bạn




#500354 $\sqrt{2x+1}+\sqrt{3-2x} = \frac...

Gửi bởi thaycung1298 trong 20-05-2014 - 20:23

Hồi giờ mình liên hợp thì chỉ ra 1 nghiệm duy nhất, còn phương trình còn lại thường vô nghiệm. Nhưng mình bấm máy tới 2 nghiệm nên mình nghĩ tới bình phương, nhưng lại ra phương trình khó đặt ẩn. Có nghĩa là chưa ra :D
 




#493898 Bình luận về $(3x+1)\sqrt{2x^2 -1}=5x^2 -\frac{...

Gửi bởi thaycung1298 trong 19-04-2014 - 16:49

 $(3x+1)\sqrt{2x^2 -1}=5x^2 +\frac{3}{2}x-3$ (1)

Mình mạn phép xin nêu cách giải:

Đặt t=$\sqrt{2x^2 -1}$

Phân tích (1) thành $\alpha (2x^2-1)+ (10-2\alpha )x^2+3x-6+\alpha= 2(3x+1)\sqrt{2x^2 -1}$ (2)

   $\Delta (2)= (9-10\alpha +2\alpha ^2)x^2 +(6-3\alpha )x +1-\alpha (\alpha -6)$ (3)

Để tìm ra mối liên hệ giữa t và x thì $\Delta (2)$ phải phân tích thành bình phương của 1 biểu thức nên $\Delta (3) =(6-3\alpha )^2 -4.\left [ 1-\alpha (\alpha -6) \right](2\alpha ^2 -10\alpha +9)=0$ rồi tìm ra $\alpha =4$ 

Mình thấy phương pháp của mình hơi dài, mong các bạn góp ý thêm. Có cách nào " lụi" $\alpha$ không nhỉ, bởi vào phòng thi chỉ có 18 phút một câu và tâm lí nữa. Mình xin cảm ơn




#493782 $4\sqrt{1-x} = x + 6 +3\sqrt{1-x^{2}...

Gửi bởi thaycung1298 trong 18-04-2014 - 21:30

Chắc không bạn, mình đăng từ cuốn của thầy Nguyễn Tài Chung đấy




#493772 $4\sqrt{1-x} = x + 6 +3\sqrt{1-x^{2}...

Gửi bởi thaycung1298 trong 18-04-2014 - 21:14

Mình muốn bàn luận thêm ở điểm này. Đó là trong sách tham khảo của mình có hướng dẫn sử dụng phương pháp hệ số bất định, tức là

Đặt $u=\sqrt{x+1}$

       $v=\sqrt{x-1}$ 

$x+ 6 = 2u^{2} + v^{2} +3$

thu được phương trình $2u^{2} + v^{2} -3uv +5u-4v + 3=0 \Leftrightarrow (u-v+1)(2y-v+3) =0$ . Điều này làm bài toán trở nên rất hay.

Nhưng điều mình đặt ra là sao không đặt x+6 theo một số khác 

Chẳng hạn $x+6 = \alpha (x+1)+ \beta (x-1) +\gamma$ với $\alpha \beta \gamma$ bất kì 

Nếu theo số khác thì có ra hay không nhỉ? Và việc mở rộng ra cho các bài tương tự thì sao?

Mình xin cảm ơn. 

 




#493708 $4\sqrt{1-x} = x + 6 +3\sqrt{1-x^{2}...

Gửi bởi thaycung1298 trong 18-04-2014 - 14:49

$4\sqrt{1-x} = x + 6 +3\sqrt{1-x^{2}} -5\sqrt{1+x}$

 

 




#491378 Cho tam giác ABC cân tại A có AB: 3x+y-7=0 và BC: x-y-1=0. Viết phương trình...

Gửi bởi thaycung1298 trong 08-04-2014 - 11:52

Bài này bạn chọn A(1;4)(ví dụ như thế), sau đó bạn tìm phương trình đường cao từ đỉnh A => chân đường cao cũng là trung điểm BC => C => trung điểm M của AC. Mình chọn điểm vì trên AB, BC có vô số điểm A,C thỏa yêu cầu của bạn nhưng trung tuyến BB' chỉ có 1.