Đến nội dung

mexanhmx

mexanhmx

Đăng ký: 13-11-2013
Offline Đăng nhập: 29-09-2015 - 05:52
-----

#477071 sách hay về phương pháp học tập

Gửi bởi mexanhmx trong 13-01-2014 - 16:10

Link đã hỏng anh ơi!




#477064 Giải phương trình:$(x-1)(x-4)(x+5)(x+7)=297$

Gửi bởi mexanhmx trong 13-01-2014 - 15:08

Giải phương trình:$$(x-1)(x-4)(x+5)(x+7)=297$$




#474333 Thông báo kết luận của BQT về sự cố nhiều bài viết bị xóa trong 3 ngày qua

Gửi bởi mexanhmx trong 31-12-2013 - 23:08

Chào tất cả các thành viên diễn đàn.

Trong vài ngày qua, có nhiều bài viết của các bạn đã bị xóa không đúng quy định. Ngay sau khi phát hiện, BQT đã kiểm tra lại và có biện pháp xử lý. Hôm nay, BQT thông báo những kết luận của BQT về vấn đề này:

1) Những bài viết đã bị xóa là không thể phục hồi được. BQT thành thật xin lỗi các thành viên có bài viết đã bị xóa. Rất mong các bạn chú ý hơn đến Nội quy và các quy định của diễn đàn về gõ Latex và đặt tiêu đề:


2) Những bài viết bị xóa trong những ngày qua chủ yếu do ĐHV THPT kiêm nhiệm THCS tramyvodoi và ĐHV THCS Oral1020 xóa. BQT đã tạm thời "đình chỉ công tác" hai mod này để điều tra. Sau khi nghe hai ĐHV trên giải thích, BQT đã thảo luận cụ thể theo tinh thần dân chủ tuyệt đối và đi đến kết luận:
* Đối với tramyvodoi: Trong thời gian xảy ra sự cố, nick này truy cập diễn đàn bằng nhiều địa chỉ IP khác nhau. Nhiều khả năng đây là hành động phá hoại của kẻ ác ý ngoài diễn đàn chứ không phải do tramyvodoi cố ý. Tuy nhiên, do số lượng bài viết bị xóa khá nhiều, nên tramyvodoi cần phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. BQT đã hủy bỏ mọi chức năng ĐHV của tramyvodoi.

BQT rất mong tramyvodoi tiếp tục cố gắng đóng góp nhiều hơn cho diễn đàn, một mặt lấy lại uy tín của mình, mặt khác, nếu có những đóng góp đáng kể, BQT sẽ set lại làm ĐHV. BQT mong rằng sẽ sớm được set em trở lại làm ĐHV.


* Đối với Oral1020: Do ĐHV này còn nhỏ tuổi, các hoạt động xóa bài chỉ với tinh thần xây dựng, nhưng do chưa hiểu rõ quy định diễn đàn, nên đã làm hơi quá khắt khe. Hơn nữa, số bài viết bị xóa không nhiều. BQT quyết định phục hồi chức năng ĐHV THCS của Oral1020. BQT nhắc nhở em trước toàn thể diễn đàn. Rất mong các sự cố tương tự không diễn ra với em hoặc bất kì ĐHV nào nữa.

3) Để xảy ra sự cố trên cũng là lỗi của BQT. Hiện nay BQT đã hủy bỏ chức năng xóa bài và chủ đề vĩnh viễn của các ĐHV. Chỉ có các ĐHV Tổng hợp trở lên mới có khả năng xóa vĩnh viễn. Các ĐHV thông thường chỉ có thể ẩn bài, chuyển chủ đề vào thùng rác, chỉnh sửa bài viết vi phạm.

4) Để tránh nick của các ĐHV bị kẻ xấu lợi dụng phá hoại diễn đàn, gây mất uy tín ĐHV. BQT yêu cầu tất cả các mod của diễn đàn (ĐHV, ĐHV THCS, ĐHV THPT, ĐHV Olympic, ĐHV ĐH, BTV, Kĩ thuật viên Latex) giữ bí mật tuyệt đối pass của mình. Nếu các bạn đăng nhập ở máy tính công cộng, cần đăng xuất ngay sau khi làm xong việc. Nếu bạn dùng máy tính cá nhân, cũng cần làm như vậy nếu cảm thấy chưa an toàn tuyệt đối (người thân nếu không hiểu cũng có thể vô tình xóa bài trong diễn đàn).

BQT rất mong các sự cố như vậy sẽ không bao giờ xảy ra ở VMF chúng ta nữa. Sự cố lần này nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận hơn, nhưng cũng cần giữ vững tinh thần đoàn kết. Chỉ có đoàn kết chúng ta mới tiếp tục bước tiếp và xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển.

Thay mặt BQT

E.Galois

Thật cảm động trước tinh thần làm việc của diễn đàn! Và em tò mò muốn hỏi diễn đàn hoạt động được thì nhờ vào nguồn kinh phí nào ạ! Vì mọi người vào đây học tập thảo luận đều miễn phí!




#473313 Tìm max $A=\sum \frac{a}{\sqrt{{...

Gửi bởi mexanhmx trong 27-12-2013 - 22:04

Cho $a, b, c$ là các số dương. Tìm GTLN của:

$A=\frac{a}{\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}}+\frac{b}{\sqrt{{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}}+\frac{c}{\sqrt{{{c}^{2}}+{{a}^{2}}}}$

 

 




#471380 Chứng minh rằng tổng bình phương độ dài các cạnh của tứ giác AEGF không đổi.

Gửi bởi mexanhmx trong 17-12-2013 - 10:51

Cho điểm A di chuyển trên đường tròn(O), đường kính BC = 2R (A khác B, C). Lấy điểm M đối xứng với A qua B. Gọi H là hình chiếu của A trên BC và I là trung điểm của HC. Chứng minh rằng:

a)     M chuyển động trên một đường tròn cố định.

b)    AH.AI = CI.HM.

c)     MH vuông góc với AI.

d)    MH cắt đường tròn (O) tại E, F; AI cắt (O) tại G. Chứng minh rằng tổng  bình phương độ dài các cạnh của tứ giác AEGF không đổi.

 

 

 

noname_899358587.jpg




#468257 ${{x}^{3}}+2{{x}^{2...

Gửi bởi mexanhmx trong 01-12-2013 - 22:41

Mình không có thời gian nên bạn cố gắng tự tìm hiểu nhé 

Đây

Mình đã xem nhưng cách này mình không hiểu bạn à




#468231 ${{x}^{3}}+2{{x}^{2...

Gửi bởi mexanhmx trong 01-12-2013 - 21:37

Giải phương trình

${{x}^{3}}+2{{x}^{2}}+5x+9=0$

(Bằng cách của THCS)




#468110 $\sqrt{3x+1}-4{{x}^{2}}-5x-...

Gửi bởi mexanhmx trong 01-12-2013 - 14:44

Giải các phương trình:

a) $\sqrt{3x+1}-4{{x}^{2}}-5x-1=0$

b) $\sqrt{{{x}^{2}}+x+4}+\sqrt{{{x}^{2}}+x+1}=\sqrt{2{{x}^{2}}+9}$

c) $\sqrt[3]{x+1}-\sqrt[3]{x-1}=\sqrt[6]{{{x}^{2}}-1}$

 

 




#465405 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Gửi bởi mexanhmx trong 19-11-2013 - 23:10

Bài 1: Cho $\Delta ABC$ cân tại A, M là trung điểm của BC. Kẻ MH vuông góc AB. Gọi E là điểm thuộc AH. Trên AC lấy F sao cho $\angle AEF=2\angle EMH$. Chứng minh: FM là phân giác $\angle EFC$ .
attachicon.gifh21424.JPG
Giải: Ta có $\angle MEH=90^{\circ}-\angle HME$ và $\angle MEF=180^{\circ}-\angle MEH-\angle AEF=180^{\circ}-(90^{\circ}-\angle HME)-2\angle HME=90^{\circ}-\angle HME=\angle MEH$
Do đó $EM$ là phân giác $\angle BEF$. Mà $AM$ là phân giác $\angle AEF$, do đó $FM$ là phân giác $\angle EFC$.

Bài 2: Cho $\Delta ABC$ có $\angle A=120^{o}$, phân giác AD. Đường phân giác ngoài tại đỉnh C cắt đướng AB tại K. E là giao điểm của DK và AC. Tính $\angle BED$.
attachicon.gifH122134.jpg
Giải: Ta có $DK$ là phân giác trong $\triangle ADC$ do $AK$, $CK$ là các phân giác ngoài của tam giác. Mà $DK$ giao $AE$ ở $E$ nên $BE$ là phân giác trong tam giác $ABD$.
Ta có: $\angle BED=180^{\circ}-(\angle EBD+\angle EDB)=180^{\circ}-(\angle EBD+\angle ADB+\angle ADE)=180^{\circ}-(\angle EBD+\angle ADB+\angle ABE+30^{\circ})=180^{\circ}-150^{\circ}=30^{\circ}$.

Vì sao DK lại là phân giác của tam giác ADC được nhỉ, nghĩ mãi mà không ra........




#464972 Tìm giá trị nhỏ nhất của $M={{x}^{2}}+...

Gửi bởi mexanhmx trong 17-11-2013 - 21:58

Cho x, y là các số dương thỏa mãn $x+y\le 1$ . Tìm giá trị nhỏ nhất của  $M={{x}^{2}}+{{y}^{2}}+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}$ 

 




#464968 Tìm nghiệm nguyên của pt: $8{{x}^{2}}+23...

Gửi bởi mexanhmx trong 17-11-2013 - 21:47

Đặt pt trên là (1).Ta có:

   (1)<=>$8x^{2}+16x(1+y)+23y^{2}-44y-1180=0$.(2)

=>$\Delta'=16(1+y)^{2}-8(23y^{2}-44y-1180)$

                =$-168y^{2}+384y+9456$

do pt (2) có nghiệm <=>$\Delta'$$\geqslant$0

                            =>$-168y^{2}+384y+9456$$\geqslant$0

                            =>$168y^{2}-384y-9456\leqslant 0$

                            =>21$(y-\frac{8}{7})^{2}\leqslant \frac{2822}{49}$

                            =>-7,5$\leqslant y-\frac{8}{7}\leqslant 7,5$

                            =>-6,4$\leqslant y\leqslant 8,7$

                            =>y$\in {0;\pm 1;\pm 2;\pm 3;\pm 4;\pm 5;\pm 6;7;8}$

từ đó ta thay các giá trị của y vào pt (2) thì tìm được x sau đó xét TH x nguyên (bạn tự làm nha)

Sao y nhỏ hơn hoặc bằng 8,7 mà cặp số (-5; 10) cũng là nghiệm nhỉ! có nhầm lẫn gì chăng?




#464966 Tìm nghiệm nguyên của pt: $8{{x}^{2}}+23...

Gửi bởi mexanhmx trong 17-11-2013 - 21:46

Liệu có cách mà hạn chế bớt trường hợp của y không bạn nhỉ!

Sao y nhỏ hơn hoặc bằng 8,7 mà cặp số (-5; 10) cũng là nghiệm nhỉ! có nhầm lẫn gì chăng?