Đến nội dung

levubaoanh

levubaoanh

Đăng ký: 09-04-2014
Offline Đăng nhập: 22-03-2015 - 14:41
-----

Cách học Toán hiệu quả nhất

16-06-2014 - 10:13

Toán là môn bt buc các bc hc ti nước ta. Nhng cách hc Toán dưới đây s giúp bn ci thin và gia tăng đim s mt cách hiu qu nht.

Toán là môn hc vô cùng lý thú nó giúp bn phát huy chí tò mò, vn dng kiến thc và k năng để gii các bài toán hóc búa. Nhưng bên cnh đó thì môn toán li là ni s hãi đối vi không ít hc sinh. Vy làm thế nào để vic hc toán hiu qu hơn?

 

Dưới là mt s cách hc toán hiu qu nht giành cho bn tham kho:

1. Biết ghi chép và vn dng nhng điu cn thiết

 

Mt tiết hc ch kéo dài 45 phút, thường thì các bn ch ghi chép nhng gì nêu trên bng và thy cô gi ý. Tuy nhiên, có ti 80% nhng gì thy cô yêu cu bn ghi chép đều có trong sách giáo khoa. Trong khi đó, nhng th thy cô ging để giúp các bn hiu bài hoc gii thích quá trình tư duy để tìm ra được cách gii hay nht thì các bn li ch ngi nghe để ri quên ngay sau đó. Vì vy, các bn hãy chú ý nhng gì thy cô ging để rút ra nhng gì hu ích nht cho bài gii ca mình.

 

2. Năm chc lý thuyết s giúp bn hc toán hiu qu hơn

 

Vi tâm lý, lý thuyết là nhng điu không quan trng, các bn ch tp trung vào gii các bài tp, b qua nhng điu cơ bn mà lý thuyết cung cp. Nếu không nm vng nghĩ định nghĩa, định lý nhng điu cơ bn thì bn ch có th gii được nhng bài toán mc độ không quá khó và khi biến tu đi mt chút thì bn li gp khó khăn trong cách gii ca mình. Mt bài toán khó, toán mo là tng hp ca nhng bài đơn gin. Nếu bn không nm vng điu cơ bn đó để gii toán mt cách t t thì bn khó có th đạt được đim cao môn toán.

 

3. Áp dng lý thuyết hc được vào làm bài mt cách hiu qu

 

Toán hc cn có s rèn luyn tht nhiu để thc hành trơn chu. mi dng bài tp c th, bn hãy làm quen vi nhiu bài tp để thành tho các bc và phương pháp gii. Thc hành nhiu ln, bn s to cho mình được mt thói quen tt cũng nhưng kinh nghim khi tiếp cn vi bt c dng bài nào, mc độ nào.

 

4. Hc toán theo quy trình t d lên khó

 

Nghĩa là, bn hãy đi t d đến khó. Khi làm quen vi các dng bài tp cơ bn s to cho bn động lc để tiếp cn nhng bài khó hơn và khó hơn na. Bn đã tìm được nim đam mê khi tiếp cn vi các bài toán mà quên đi ni s hãi vi môn hc này

 

5. Để hc toán hiu qu thì đừng quá cng nhc

 

Nếu khi làm bài mà bn bế tc vì không tìm được hướng đi. Hãy th vi nhiu cách và nhiu phương pháp nhé, nó va giúp bn có thêm k năng kinh nghim khi làm bài mà còn giúp bn tìm được hướng gii phù hp vi mi dng bài c th.

 

6. Để quá trình hc toán có hiu qu thì hãy biết rút ra kinh nghim riêng

 

Mi khi hoàn thành bài tp, các bn hãy làm mt vic cui cùng là xem xét các bài tp mình va gii xem phương pháp nào thích hp, du hiu nhn biết tng dng bài. Hãy ghi chú nhng điu đó vào bên cnh hoc vào bt k ch nào mà bn cm thy s giúp bn nh nht. Sau mi chương, mi phn hãy ôn tp để không b dn bài bn nhé. Đó là cách làm khoa hc và hiu qu cho nhng người đam mê vi toán.

 

7. Hc t nhng cái sai ca mình

 

Không riêng gì vi môn toán, vi bt kì môn nà nếu gp li sai thì bn nên có nhng ghi chú riêng để khi có thi gian thì xem li, li đó là gì, cách khc phc ra sao...Bn hãy c gng t tr li nhng thc mc đó, nếu không được thì bn bè, thy cô cũng là nhng tr giúp đắc lc cho bn trong bt c tình hung nào

 

8. Trước khi làm bài toán hãy tóm tt đề và có mt trình bày cn thn để ghi đim

 

Tóm tt đề bài giúp bn d dàng nhn biết được d liu để cung cp, tiết kim thi gian và tránh b sót d liu cn thiết cho vic gii bài. Ngoài vic gii bài đúng thì vic trình bày cn thn, t m s giúp bn có nhng đim s trn vn.Tóm li, trên đây là nhng cách hc toán hiu qu nht mà bt k ai cũng có th áp dng ngay cho mình.

Chúc các bn hc toán tt !


Giải toán bằng cách lập phương trình dạng hình học

14-06-2014 - 15:52

Giải toán bằng cách lập phương trình dạng hình học

–o0–

Bài 1:

Một tam giác có chiều cao bằng 1/4 cạnh đáy tương ứng. Nếu tăng chiều cao 2m và giảm cạnh đáy 2m thì diện tích tam giác tăng thêm 2,5 m2. Tính chiều cao và cạnh đáy của tam giác lúc ban đầu.

Giải.

Gọi x (m) là chiều cao của tam giác (đk : x > 0).

Cạnh đáy tương ứng của tam giác là : 4x (m).

Diện tích tam giác ban đầu : x . 4x : 2 = 2x2 (m2).

Tăng chiều cao 2m :x + 2 (m).

Giảm cạnh đáy 2m : 4x – 2 (m).

Diện tích tam giác sau khi thay đổi : (x + 2)( 4x – 2):2 = (x + 2)( 2x – 1) = 2x2 + 3x – 2 (m2)

Diện tích tam giác tăng thêm 2,5 m2. Nên ta được phương trình :

(2x2 + 3x – 2) – (2x2) = 2,5

⇔ 3x = 4,5

⇔ x = 1,5 (m)

chiều cao của tam giác : 1,5 (m).

Cạnh đáy tương ứng của tam giác là : 1,5 . 4 = 6 (m).

Bài toán 2 :

Cạnh bé nhất của tam giác vuông có độ dài là 6 cm. cạnh huyền có độ dài lớn cạnh góc vuông còn lại 2 cm. tính độ dài cạnh huyền của tam giác vuông đó.

Giải.

Gọi x (cm) là độ dài cạnh huyền (đk : x > 6).

độ dài cạnh góc vuông còn lại là : x – 2 (cm)

Áp dụng định lí Pitago , Nên ta được phương trình :

x2 = (x – 2)2 + 62

⇔ x2 = x– 4x + 4 + 36

⇔ x = 10 (cm)

độ dài cạnh huyền : 10cm.

Bài toán 3 :

Một hình chữ nhật có chu vi 300cm. Nếu tăng chiều dài thêm 5cm và giảm chiều rộng 5cm thì diện tích tăng 275cm2. Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.

Giải.

Gọi x (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật (0 < x < 300)

Nữa chu vi : 300 : 2 = 150cm

chiều dài của hình chữ nhật là : 150 – x (cm)

Diện tích hình chữ nhật ban đầu : x(150 – x) = 150x – x2

tăng chiều dài thêm 5cm : x + 5

giảm chiều rộng 5cm : 150 – x – 5 = 145 – x

Diện tích hình chữ nhật sau khi thay đổi : (x + 5)( 145 – x) = 725 + 140x – x2

Diện tích tăng 275cm2. Nên ta được phương trình :

(725 + 140x – x2) – (150x – x2) = 275

⇔ 725 + 140x – x2 –150x + x2 = 275

⇔ 10x = 500

⇔ x = 50cm

Chiều rộng của hình chữ nhật là : 50cm

Chiều dài của hình chữ nhật là : 150 – 50 = 100cm


Giúp học sinh học tốt môn hình học

14-06-2014 - 15:50

Giúp hc sinh hc tt môn hình hc

 

Đối vi nhiu em hc sinh bc THCS, hình hc tht s là mt môn hc khó, đòi hi s tư duy ca các em rt cao.

Vì vy có rt nhiu hc sinh dù hc rt gii môn đại s nhưng các em ch đạt đim trung bình khi làm bài kim tra môn hình hc, t đó nh hưởng đến kết qu xếp loi môn toán cũng như xếp loi hc lc ca các em.

 

Hc sinh không gii được bài tp hình hc vì khi gii mt bài tp hình hc thì các em cn nh rt nhiu kiến thc cũ ca nhng năm hc trước. Nhiu em khi gii bài tp hình hc không biết s bt đầu t đâu? Để giúp cho các em hc sinh hc tt môn hình hc thì giáo viên cn lưu ý nhng đim sau.

 

______ 1. Đầu năm hc, trước khi dy bài mi, giáo viên cn ôn li nhng kiến thc cũ ca niên hc trước. Thí d như trước khi dy hình hc lp 7 thì giáo viên phi ôn li kiến thc hình hc lp 6, đó là nhng khái nim cơ bn ca môn hình hc như: đim, đon thng, đường thng… Vì sau 3 tháng hè có th các em đã quên nhng kiến thc này. Khi các em nh bài cũ thì d dàng hiu bài mi. Bài hc đầu tiên ca chương trình hc luôn quan trng đối vi các em hc sinh. Khi các em hiu bài, các em s thích hc bài tiếp theo, ngược li khi các em không hiu thì các em dn chán hc và trước sau gì các em cũng s b mt căn bn. Lúc y mi gi toán đặc bit là gi hình hc tr thành mt cc hình đối vi các em. Thm chí nhiu em không hiu bài còn nói chuyn, nghch phá làm nh hưởng vic hc ca các em khác.

 

______ 2. Điu kin bt buc để gii được bài tp hình hc là hc sinh phi nh các tính cht hay định lí trong môn hình hc vì vy sau khi hc xong mi bài hay mi chương giáo viên cn nhn mnh nhng kiến thc trng tâm ca bài hay ca chương. Thí d sau khi hc xong chương t giác ca môn hình hc lp 8 thì giáo viên cn bt buc các em phi thuc tt c các du hiu nhn biết tng hình như hình bình hành, hình ch nht… Vi mi loi hình, giáo viên cho bài tp vn dng tng du hiu. Làm nhiu bài tp s giúp cho hc sinh nh lâu hơn các du hiu này. Giáo viên kim tra vic hc lý thuyết ca hc sinh và gii nhiu bài tp sau đó mi tiến hành kim tra chương như vy chc chn kết qu bài kim tra ca các em s đạt tt hơn.

 

______ 3. Giáo viên cn cho hc sinh lp s tay ghi li nhng tính cht hình hc hoc ghi các tính cht hình hc vào giy ri dán góc hc tp trong gia đình. Các em nhìn các tính cht hình hc mi ngày dn s thuc và vn dng vào vic gii bài tp. Khi hc sinh biết gii bài tp thì các em s say mê môn hc và hin nhiên s có ngày tr thành hc sinh gii hình hc nói riêng và gii toán nói chung.

 

______ 4. Giáo viên cho hc sinh thành lp nhng nhóm hc tp gm nhng em nhà gn nhau. Các em hc gii s giúp đỡ các em hc yếu. Cn hiu s giúp đỡ ca các em hc sinh gii là ging cho bn hiu bài ri em hc yếu t gii ch không phi là các em hc sinh gii gii giùm cho các em hc sinh yếu chép vào tp đặng khi vào lp đối phó khi thy cô kim tra.

 

______ 5. Khi gii bài tp hình hc giáo viên cn tri qua bước phân tích bài toán, sau đó vch ra cách gii bài toán. Giáo viên yêu cu hc sinh v hình ln, rõ ràng, chính xác và tóm tt đề bài toán. Mt hình v rõ ràng chính xác s giúp cho hc sinh tìm ra cách gii d dàng hơn. Thnh thong giáo viên nên cho hc sinh làm bài chính t hình hc nghĩa là giáo viên đọc đề bài và yêu cu hc sinh v hình cho đúng, vi cách làm này s rèn luyn cho hc sinh kĩ năng v hình, đây là điu kin cn khi gii toán hình hc vì nếu không v hình được thì làm sao các em có th gii được bài tp hình hc?

 

______ 6. Thnh thong giáo viên son ra nhng bài toán vui, toán khó và cho hc sinh v nhà gii, em nào gii được s có phn thưởng. Có th phn thưởng là tp, viết tuy không giá tr bao nhiêu nhưng nó s khích l các em giúp cho các em ngày càng yêu thích môn hình hc hơn. Nhng bài tp đòi hi mc độ tư duy cao như thế s nâng cao trình độ hc hình hc ca các em.


các dạng toán về dạy số Tiêu học

13-06-2014 - 10:07

Dạng 1. QUY LUẬT VIẾT DÃY SỐ:

* Kiến thức cần lưu ý (cách giải):

Trước hết ta cần xác định quy luật của dãy số.

Những quy luật thường gặp là:

+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó cộng (hoặc trừ) với 1 số tự nhiên d;

+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó nhân (hoặc chia) với 1 số tự nhiên q khác 0;

+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng hai số hạng đứng trước nó;

+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với số tự nhiên d cộng với số thứ tự của số hạng ấy;

+ Số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nhân với số thứ tự;

v . . . v

 

1. Loại 1: Dãy số cách đều:

 

Bài 1:

Viết tiếp 3 số:

a, 5, 10, 15, ...

b, 3, 7, 11, ...

 

Giải:

a, Vì: 10 – 5 = 5

15 – 10 = 5

Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là:

15 + 5 = 20

20 + 5 = 25

25 + 5 = 30

Dãy số mới là:

5, 10, 15, 20, 25, 30.

b, 7 – 3 = 4

11 – 7 = 4

Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 4 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là:

11 + 4 = 15

15 + 4 = 19

19 + 4 = 23

Dãy số mới là:

3, 7, 11, 15, 19, 23.

Dãy số cách đều thì hiệu của mỗi số hạng với số liền trước luôn bằng nhau

 

1. Loại 2: Dãy số khác:

 

Bài 1:

Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau:

a, 1, 3, 4, 7, 11, 18, ...

b, 0, 2, 4, 6, 12, 22, ...

c, 0, 3, 7, 12, ...

d, 1, 2, 6, 24, ...

 

Giải:

a, Ta nhận xét: 4 = 1 + 3

7 = 3 + 4

11 = 4 + 7

18 = 7 + 11

...

Từ đó rút ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (Kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng của hai số hạng đứng trước nó. Viết tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau:

1, 3, 4, 7, 11, 18, 29, 47, 76,...

b, Tương tự bài a, ta tìm ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của 3 số hạng đứng trước nó.

Viét tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau.

0, 2, 4, 6, 12, 22, 40, 74, 136, ...

c, ta nhận xét:

Số hạng thứ hai là:

3 = 0 + 1 + 2

Số hạng thứ ba là:

7 = 3 + 1 + 3

Số hạng thứ tư là:

12 = 7 + 1 + 4

. . .

Từ đó rút ra quy luật của dãy là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với 1 và cộng với số thứ tự của số hạng ấy.

Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau.

0, 3, 7, 12, 18, 25, 33, ...

d, Ta nhận xét:

Số hạng thứ hai là

2 = 1 x 2

Số hạng thứ ba là

6 = 2 x 3

số hạng thứ tư là

24 = 6 x 4

. . .

Từ đó rút ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tích của số hạng đứng liền trước nó nhân với số thứ tự của số hạng ấy.

Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau:

1, 2, 6, 24, 120, 720, 5040, ...

 

Bài 2:

Tìm số hạng đầu tiên của các dãy số sau:

a, . . ., 17, 19, 21

b, . . . , 64, 81, 100

Biết rằng mỗi dãy có 10 số hạng.

 

Giải:

a, Ta nhận xét:

Số hạng thứ mười là

21 = 2 x 10 + 1

Số hạng thứ chín là:

19 = 2 x 9 + 1

Số hạng thứ tám là:

17 = 2 x 8 + 1

. . .

Từ đó suy ra quy luật của dãy số trên là: Mỗi số hạng của dãy bằng 2 x thứ tự của số hạng trong dãy rồi cộng với 1.

Vậy số hạng đầu tiên của dãy là

2 x 1 + 1 = 3

b, Tương tự như trên ta rút ra quy luật của dãy là: Mỗi số hạng bằng số thứ tự nhân số thứ tự của số hạng đó.

Vậy số hạng đầu tiên của dãy là:

1 x 1 = 1

 

Bài 3:

Lúc 7 giờ sáng, Một người xuất phát từ A, đi xe đạp về B. Đến 11 giờ trưa người đó dừng lại nghỉ ăn trưa một tiếng, sau đó lại đi tiếp và 3 giờ chiều thì về đến B. Do ngược gió, cho nen tốc độ của người đó sau mỗi giờ lại giảm đi 2 km. Tìm tốc độ của người đó khi xuất phát, biết rằng tốc đọ đi trong tiếng cuối quãng đường là 10 km/ giờ.

 

Giải:

Thời gian người đó đi trên đường là:

(11 – 7) + (15 – 12) = 7 (giờ)

Ta nhận xét:

Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 7 là:

10 (km/giờ) = 10 + 2 x 0

Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 6 là:

12 (km/giờ) = 10 + 2 x 1

Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 5 là:

14 (km/giờ) = 10 + 2 x 2

. . .

Từ đó rút ra tốc độ người đó lúc xuất phát (trong tiếng thứ nhất) là:

10 + 2 x 6 = 22 (km/giờ)

 

Bài 4:

Điền các số thích hợp vào ô trống, sao cho tổng các số ở 3 ô liên tiếp đều bằng 1996:

 

 

 

Giải:

Ta đánh số các ô theo thứ tự như sau:

 

 

 

Theo điều kiện của đầu bài ta có:

496 + ô7 + ô 8 = 1996

ô7 + ô8 + ô9 = 1996

Vậy ô9 = 496. Từ đó ta tính được

ô8 = ô5 = ô2 = 1996 – (496 + 996) = 504;

ô7 = ô4 = ô1 = 996 và ô3 = ô6 = 496

Điền vào ta được dãy số:

 

 

 

Dạng 2. Xác định số a có thuộc dãy đã cho hay không:

Cách giải:

- Xác định quy luật của dãy.

- Kiểm tra số a có thoả mãn quy luật đó hay không.

 

Bài tập:

Em hãy cho biết:

a, Các số 50 và 133 có thuộc dãy 90, 95, 100,. .. hay không?

b, Số 1996 thuộc dãy 3, 6, 8, 11,. .. hay không?

c, Số nào trong các số 666, 1000, 9999 thuộc dãy 3, 6, 12, 24,. ..?

Giải thích tại sao?

 

Giải:

a, Cả 2 số 50 và 133 đều không thuộc dãy đã cho vì

- Các số hạng của dãy đã cho đều lớn hơn 50;

- Các số hạng của dãy đã cho đều chia hết cho 5 mà 133 không chia hết cho 5.

b, Số 1996 không thuộc dãy đã cho, Vì mọi số hạng của dãy khi chia cho đều dư 2 mà 1996: 3 thì dư 1.

c, Cả 3 số 666, 1000, 9999 đều không thuộc dãy 3, 6, 12, 24,. .., vì

- Mỗi số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng liền trước nhân với 2. Cho nên các số hạng (kể từ số hạng thứ 3) có số hạng đứng liền trước là số chẵn mà 666: 2 = 333 là số lẻ.

- Các số hạng của dãy đều chia hết cho 3 mà 1000 không chia hết cho 3

- Các số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ hai) đều chẵn mà 9999 là số lẻ.

 

 -----------------------

 

* BÀI TẬP VỀ NHÀ:

 

Bài 1: Viết tiếp hai số hạng của dãy số sau:

a, 100; 93; 85; 76;...

b, 10; 13; 18; 26;...

c, 0; 1; 2; 4; 7; 12;...

d, 0; 1; 4; 9; 18;...

e, 5; 6; 8; 10;...

f, 1; 6; 54; 648;...

g, 1; 3; 3; 9; 27;...

h, 1; 1; 3; 5; 17;...

Bài 2: Điền thêm 7 số hạng vào tổng sau sao cho mỗi số hạng trong tổng đều lớn hơn số hạng đứng trước nó:

49 +. .. . .. = 420.

Giải thích cách tìm.

Bài 3: Tìm hai số hạng đầu của các dãy sau:

a,. . . , 39, 42, 45;

b,. . . , 4, 2, 0;

c,. . . , 23, 25, 27, 29;

Biết rằng mỗi dãy có 15 số hạng.

Bài 4:

a, Điền các số thích hợp vào các ô trống, sao cho tích các số của 3 ô liên tiếp đều bằng 2000

 

 

 

b, Cho 9 số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9. Hãy điền mỗi số vào 1 ô tròn sao cho tổng của 3 số ở 3 ô thẳng hàng nhau đều chia hết cho 5. Hãy giải thích cách làm.

 

 

 

c, Hãy điền số vào các ô tròn sao cho tổng của 3 ô liên tiếp đều bằng nhau. Giải thích cách làm.?

 

 

 

 

 -----------------------

 

Dạng 3. Tìm số số hạng của dãy số:

* Lưu ý:

- ở dạng này thường sử dụng phương pháp giải toán khoảng cách (trồng cây).Ta có công thức sau:

Số số hạng của dãy = Số khoảng cách + 1

- Nếu quy luật của dãy là: số đứng sau bằng số hạng liền trước cộng với số không đổi thì:

Số các số hạng của dãy = (Số cuối – số đầu): K/c + 1

 

Bài tập vận dụng:

 

Bài 1:

Viết các số lẻ liên tiếp từ 211. Số cuối cùng là 971. Hỏi viết được bao nhiêu số?

 

Giải:

Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị

Số cuối hơn số đầu số đơn vị là:

971 – 211 = 760 (đơn vị)

760 đơn vị có số khoảng cách là:

760: 2 = 380 (K/ c)

Dãy số trên có số số hạng là:

380 +1 = 381 (số)

Đáp số:381 số hạng

 

Bài 2:

Cho dãy số 11, 14, 17,. .., 68.

a, Hãy xác định dãy trên có bao nhiêu số hạng?

b, Nếu ta tiếp tục kéo dài các số hạng của dãy số thì số hạng thứ 1 996 là số mấy?

 

Giải:

a, Ta có: 14 – 11 = 3

17 – 14 = 3

Vậy quy luật của dãy là: mỗi số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước cộng với 3.

Số các số hạng của dãy là:

( 68 – 11 ): 3 + 1 = 20 (số hạng)

b, Ta nhận xét:

Số hạng thứ hai: 14 = 11 + 3 = 11 + (2 – 1) x 3

Số hạng thứ ba: 17 = 11 + 6 = 11 + (3 – 1) x 3

Số hạng thứ tư : 20 = 11 + 9 = 11 + (4 – 1) x 3

Vậy số hạng thứ 1 996 là: 11 + (1 996 – 1) x 3 = 5 996

Đáp số: 20 số hạng; 5 996

 

Bài 3:

Trong các số có ba chữ số, có bao nhiêu số chia hết cho 4?

 

Giải:

Ta có nhận xét:số nhỏ nhất có ba chữ số chia hết cho 4là 100 và số lớn nhất có ba chữ số chia hết cho 4 là 996. Như vậy các số có ba chữ số chia hết cho 4 lập thành một dãy số có số hạng đầu là 100, số hạng cuối là 996 và mỗi số hạng của dãy (Kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng kề trước cộng với 4.

Vậy các số có 3 chữ số chia hết cho 4 là:

(996 – 100): 4 + 1 = 225 (số)

Đáp số: 225 số

 

Dạng 4. Tìm tổng các số hạng của dãy số:

* Cách giải:

Nếu các số hạng của dãy số cách đều nhau thì tổng của 2 số hạng cách đều số hạng đầu và số hạng cuối trong dãy đó bằng nhau. Vì vậy:

Tổng các số hạng của dãy = tổng của 1 cặp 2 số hạng cách đều số hạng đầu và cuối x số hạng của dãy: 2

 

Bài tập vận dụng:

 

Bài 1:

Tính tổng của 100 số lẻ đầu tiên.

 

Giải:

Dãy của 100 số lẻ đầu tiên là:

1 + 3 + 5 + 7 + 9 +. . . + 197 + 199.

Ta có:

1 + 199 = 200

3 + 197 = 200

5 + 195 = 200

...

Vậy tổng phải tìm là:

200 x 100: 2 = 10 000

Đáp số 10 000

 

Bài 2:

Cho 1 số tự nhiên gồm các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 1983 được viết theo thứ tự liền nhau như sau:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13. . . 1980 1981 1982 1983

Hãy tính tổng tất cả các chữ số của số đó.

(Đề thi học sinh giỏi toàn quốc năm 1983)

 

Giải:

Cách 1. Ta nhận xét:

* các cặp số:

- 0 và 1999 có tổng các chữ số là:

0 + 1 + 9 + 9 + 9 = 28

- 1 và 1998 có tổng các chữ số là:

1 + 1 + 9 + 9 + 8 = 28

- 2 và 1997 có tổng các chữ số là:

2 + 1 + 9 + 9 + 7 = 28

- 998 và 1001 có tổng các chữ số là:

9 + 9 + 8 + 1 + 1 = 28

- 999 và 1000 có tổng các chữ số là:

9 + 9 + 9 + 1 = 28

Như vậy trong dãy số

0, 1, 2, 3, 4, 5,. . . , 1997, 1998, 1999

Hai số hạng cách đều số hạng đầu và số hạng cuối đều có tổng bằng 28. Có 1000 cặp như vậy, do đó tổng các chữ số tạo nên dãy số trên là:

28 x 1000 = 28 000

* Số tự nhiên được tạo thành bằng cách viết liên tiếp các số tự nhiên từ 1984 đến 1999 là

 

 

 

* Vậy tổng các chữ số của số tự nhiên đã cho là:

28 000 – 382 = 27 618

 

Bài 3:

Viết các số chẵn liên tiếp:

2, 4, 6, 8,. . . , 2000

Tính tổng của dãy số trên

 

Giải:

Dãy số trên 2 số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.

Dãy số trên có số số hạng là:

(2000 – 2): 2 + 1 = 1000 (số)

1000 số có số cặp số là:

1000: 2 = 500 (cặp)

Tổng 1 cặp là:

2 + 2000 = 2002

Tổng của dãy số là:

2002 x 500 = 100100

 

 -----------------------

 

* BÀI TẬP VỀ NHÀ:

 

Bài 1: Tính tổng:

a, 6 + 8 + 10 +. .. + 1999.

b, 11 + 13 + 15 +. .. + 147 + 150

c, 3 + 6 + 9 +. .. + 147 + 150.

Bài 2: Viết 80 số chẵn liên tiếp bắt đầu từ 72. Số cuối cùng là số nào?

Bài 3: Có bao nhiêu số:

a, Có 3 chữ số khi chia cho 5 dư 1? dư 2?

b, Có 4 chữ số chia hết cho 3?

c, Có 3 chữ số nhỏ hơn 500 mà chia hết cho 4?

Bài 4: Khi đánh số thứ tự các dãy nhà trên một đường phố, người ta dùng các số lẻ liên tiếp 1, 3, 5, 7,. .. để đánh số dãy thứ nhất và các số chẵn liên tiếp 2, 4, 6, 8,. .. để đánh số dãy thứ hai. Hỏi nhà cuối cùng trong dãy chẵn của đường phố đó là số mấy, nếu khi đánh số dãy này người ta đã dùng 769 chữ cả thảy?

Bài 5: Cho dãy các số chẵn liên tiếp 2, 4, 6, 8,. .. Hỏi số 1996 là số hạng thứ mấy của dãy này? Giải thích cách tìm.

Bài 6: Tìm tổng của:

a, Các số có hai chữ số chia hết cho 3;

b, Các số có hai chữ số chia cho 4 dư 1;

c, 100 số chẵn đầu tiên;

d, 10 số lẻ khác nhau lớn hơn 20 và nhỏ hơn 40.

 

 

 

Dạng 5. Tìm số hạng thứ n:

 

Bài tập vận dụng:

 

Bài 1:

Cho dãy số: 1, 3, 5, 7,...

Hỏi số hạng thứ 20 của dãy là số nào?

 

Giải:

Dãy đã cho là dãy số lẻ nên các số liên tiếp trong dãy cách nhau 1 khoảng cách là 2 đơn vị.

20 số hạng thì có số khoảng cách là:

20 – 1 = 19 (khoảng cách)

19 số có số đơn vị là:

19 x 2 = 38 (đơn vị)

Số cuối cùng là:

1 + 38 = 39

Đáp số: Số hạng thứ 20 của dãy là 39

 

Bài 2:

Viết 20 số lẻ, số cuối cùng là 2001. Số đầu tiên là số nào?

 

Giải:

2 số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị

20 số lẻ có số khoảng cách là:

20 – 1 = 19 (khoảng cách)

19 khoảng cách có số đơn vị là:

19 x 2 = 38 (đơn vị)

Số đầu tiên là:

2001 – 38 = 1963

Đáp số : số đầu tiên là 1963.

 

Công thức:

a, Cuối dãy: n = Số đầu + khoảng cách x (n – 1)

b, Đầu dãy: n = Số cuối – khoảng cách x (n – 1)

 

 

 -----------------------

 

* BÀI TẬP VỀ NHÀ:

 

Bài 1: Viết các số chẵn bắt đầu từ 2. Số cuối cùng là 938. Dãy số có bao nhiêu số?

Bài 2: Tính:

2 + 4 + 6 +. .. + 2000.

Bài 3: Cho dãy số: 4, 8, 12,...

Tìm số hạng 50 của dãy số.

Bài 4: Viết 25 số lẻ liên tiếp số cuối cùng là 2001. Hỏi số đầu tiên là số nào?

Bài 5: Tính tổng:

a, 6 + 8 + 10 +. .. + 2000

b, 11 + 13 + 15 +. .. + 1999.

c, 3 + 6 + 9 +. .. + 147 + 150.

Bài 6: Viết 80 số chẵn liên tiếp bắt đầu từ 72. Hỏi số cuối cùng là số nào?

Bài 7: Cho dãy số gồm 25 số hạng:

.. . , 146, 150, 154.

Hỏi số đầu tiên là số nào?

 

 

 

Dạng 6. Tìm số chữ số biết số số hạng

 

Bài tập vận dụng:

 

Bài 1:

Cho dãy số 1, 2, 3, 4,. .., 150.

Dãy này có bao nhiêu chữ số

 

Giải:

Dãy số 1, 2, 3,. .., 150 có 150 số.

Trong 150 số có

+ 9 số có 1 chữ số

+ 90 số có 2 chữ số

+ Các số có 3 chữ số là: 150 – 9 – 90 = 51 (chữ số)

Dãy này có số chữ số là:

1 x 9 + 2 x 90 + 3 x 51 = 342 (chữ số)

Đáp số: 342 chữ số

 

Bài 2:

Viết các số chẵn liên tiếp tữ 2 đến 1998 thì phải viết bao nhiêu chữ số?

 

Giải:

Giải:

Dãy số: 2, 4,. .., 1998 có số số hạng là:

(1998 – 2): 2 + 1 = 999 (số)

Trong 999 số có:

4 số chẵn có 1 chữ số

45 số chẵn có 2 chữ số

450 số chẵn có 3 chữ số

Các số chẵn có 4 chữ số là:

999 – 4 – 45 – 450 = 500 (số)

Số lượng chữ số phải viết là:

1 x 4 + 2 x 45 + 3 x 450 + 4 x 500 = 3444 (chữ số)

đáp số: 3444 chữ số

 

Ghi nhớ:

Để tìm số chữ số ta:

+ Tìm xem trong dãy số có bao nhiêu số số hạng

+ Trong số các số đó có bao nhiêu số có 1, 2, 3, 4,. .. chữ số

 

 

 

Dạng 7. Tìm số số hạng biết số chữ số

 

Bài tập vận dụng:

 

Bài 1:

Một quyển sách coc 435 chữ số. Hỏi quyển sách đó có bao nhiêu trang?

 

Giải:

Để đánh số trang sách người ta bắt đầu đánh tữ trang số 1. Ta thấy để đánh số trang có 1 chữ số người ta đánh mất 9 số và mất:

1 x 9 = 9 (chữ số)

Số trang sách có 2 chữ số là 90 nên để đánh 90 trang này mất:

2 x 90 = 180 (chữ số)

Đánh quyển sách có 435 chữ số như vậy chỉ đến số trang có 3 chữ số. Số chữ số để đánh số trang sách có 3 chữ số là:

435 – 9 – 180 = 246 (chữ số)

246 chữ số thì đánh được số trang có 3 chữ số là:

246: 3 = 82 (trang)

Quyển sách đó có số trang là:

9 + 90 + 82 = 181 (trang)

đáp số: 181 trang

 

Bài 2:

Viết các số lẻ liên tiếp bắt đầu từ số 87. Hỏi nếu phải viết tất cả 3156 chữ số thì viết đến số nào?

 

Giải:

Từ 87 đến 99 có các số lẻ là:

(99 – 87): 2 + 1 = 7 (số)

Để viết 7 số lẻ cần:

2 x 7 = 14 (chữ số)

Có 450 số lẻ có 3 chữ số nên cần:

3 x 450 = 1350 (chữ số)

Số chữ số dùng để viết các số lẻ có 4 chữ số là:

3156 – 14 – 1350 = 1792 (chữ số)

Viết được các số có 4 chữ số là:

1792: 4 = 448 (số)

Viết đến số:

999 + (448 – 1) x 2 = 1893

 

Dạng 8. Viết liên tiếp một nhóm chữ số hoặc chữ cái

 

Bài tập vận dụng:

 

Bài 1:

Viết liên tiếp các chữ cái A, N, L, Ư, U thành dãy AN LƯU, AN LƯU,... Chữ cãi thứ 1998 là chữ cái gì?

 

Giải:

Để viết 1 nhóm AN LƯU người ta phải viết 5 chữ cái A, N, L, Ư, U. Nếu xếp 5 chữ cái ấy vào 1 nhóm ta có:

Chia cho 5 không dư là chữ cái U

Chia cho 5 dư 1 là chữ cái A

Chia cho 5 dư 2 là chữ cái N

Chia cho 5 dư 3 là chữ cái L

Chia cho 5 dư 4 là chữ cái Ư

Mà: 1998: 5 = 339 (nhóm) dư 3

Vậy chữ cái thứ 1998 là chữ cái L của nhóm thứ 400

 

Bài 2:

Một người viết liên tiếp nhóm chữ Tổ quốc Việt Nam thành dãy

Tổ quốc việt nam Tổ quốc việt nam...

a, Chữ cái thứ 1996 trong dãy là chữ gì?

b, Người ta đếm được trong dãy có 50 chữ T thì dãy đó có bao nhiêu chữ Ô? bao nhiêu chữ I

c, Bạn An đếm được trong dãy có 1995 chữ Ô. Hỏi bạn ấy đếm đúng hay sai? Giải thích tại sao?

d, Người ta tô màu các chữ cái trong dãy theo thứ tự: Xanh, đỏ, tím, vàng; xanh, đỏ,. .. Hỏi chữ cái thứ 1995 trong dãy tô màu gì?

 

Giải:

a, Nhóm chữ TỔ QUỐC VIỆT NAM có 13 chữ cái. Mà 1996: 13 = 153 (nhóm) dư 7.

Như vậy kể từ chữ cái đầu tiên đến chữ cái thứ 1996 trong dãy người ta đã viết 153 lần nhóm chữ TỔ QUỐC VIỆT NAM và 7 chữ cái tiếp theo là: TỔ QUỐC V. Chữ cái thứ 1996 trong dãy là chữ V.

b, Mỗi nhóm chữ TỔ QUỐC VIỆT NAM có 2 chữ T và cũng có 2 chữ Ô và 1 chữ I. vì vậy, nếu người ta đếm được trong dãy có 50 chữ T thì dãy đó cũng phải có 50 chữ Ô và có 25 chữ I.

c, Bạn đó đã đếm sai, vì số chữ Ô trong dãy phải là số chẵn

d, Ta nhận xét: các màu Xanh, đỏ, tím, vàng gồm có 4 màu.

Mà 1995: 4 = 498 (nhóm) dư 3.

Những chữ cái trong dãy có số thứ tự là số chia cho 4 dư 3 thì được tô màu tím

Vậy chữ cái thứ 1995 trong dãy được tô màu tím.

Mong rằng kiến thức này sẽ bổ ích với các bạn!


Thiết kế đề bài toán chuyển động lớp 5 cho học sinh

13-06-2014 - 09:58

 1.Những cơ sở khai thác và thiết kế đề bài toán

*Các công thức cơ bản: s = v x t ; t = s : v ; v = s : t.

- Trong đó: s là quãng đường; v là vận tốc; t là thời gian.

*Các công thức phát triển:

- Nếu có 2 vật chuyển động ngược chiều nhau với vận tốc là v1 và v2,
trong cùng một thời gian t cả 2 vật đi được quãng đường là s
ta có: s = ( v1 + v2 ) x t ; t = s : ( v1 + v2 ) ; v1 + v2 = s : t
- Nếu có 2 vật chuyển động cùng chiều nhau với vận tốc là v1 và v2 ( v1 < v2 ),
trong cùng một thời gian t vật thứ nhất đi được quãng đường dài hơn vật thứ hai là s
ta có:s = ( v1 - v2 ) x t ; t = s : ( v1 - v) ; v1 - v2 = s : t
- Khi một vật chuyển động trên sông ta có:
Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực + vận tốc dòng nước
Vận tốc ngược dòng = vận tốc thực - vận tốc dòng nước
Vận tốc dòng nước = ( vận tốc xuôi dòng - vận tốc ngược dòng ) : 2
*Các mối quan hệ giữa quãng đường, thời gian và vận tốc.
- Trong cùng một thời gian thì vận tốc và quãng đường là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau
- Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau
- Với cùng một vận tốc thì thời gian và quãng đường là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau

2.Một số cách thiết kế đề toán chuyển động đều giải bằng đại lượng tỉ lệ

Dựa trên các cơ sở đã nêu, ta thấy:

- Trong cùng một thời gian nếu biết tỉ số về vận tốc ta có thể tìm được tỉ số về quãng đường và ngược lại nếu biết tỉ số về quãng đường ta có thể tìm được tỉ số về vận tốc, nếu biết thêm một mối quan hệ khác về tổng hoặc hiệu hai quãng đường ( hoặc hai vận tốc ) ta có thể tìm được vận tốc hoặc quãng đường.

- Trên cùng một quãng đường nếu biết tỉ số về thời gian ta có thể tìm được tỉ số về vận tốc và ngược lại nếu biết tỉ số về vận tốc ta có thể tìm được tỉ số về thời gian, nếu biết thêm một mối quan hệ khác về tổng hoặc hiệu hai thời gian ( hoặc hai vận tốc ) ta có thể tìm được thời gian hoặc vận tốc.

- Với cùng một vận tốc nếu biết tỉ số về thời gian ta có thể tìm được tỉ số về quãng đường và ngược lại nếu biết tỉ số về quãng đường ta có thể tìm được tỉ số về thời gian, nếu biết thêm một mối quan hệ khác về tổng hoặc hiệu hai quãng đường ( hoặc hai thời gian ) ta có thể tìm được quãng đường hoặc thời gian.

- Từ đó ta có thể thiết kế một số đề bài toán với các dạng như sau:

2.1.Một số bài toán giải bằng đại lượng tỉ lệ thuận

Ví dụ 1: Một ô tô khách xuất phát từ bến A để đi đến bến B, cùng lúc đó một xe máy xuất phát từ bến C cũng đi đến bến B. Sau một thời gian ô tô và xe máy đã gặp nhau tại một điểm cách B 25km. Tính khoảng cách giữa 2 bến A và B, biết rằng khoảng cách giữa bến A và bến C là 20km, vận tốc của xe máy bằng  vận tốc của ô tô và ô tô khi xuất phát từ A phải qua B rồi mới đến C.

Phân tích: Trong cùng một thời gian, ô tô đã đi được quãng đường dài hơn xe máy là 20km.

- Cũng trong cùng một thời gian vận tốc và quãng đường là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Do đó từ tỉ số về vận tốc của ô tô và xe máy ta có thể tìm được tỉ số về quãng đường của ô tô và xe máy đi được.

- Từ đó ta có thể áp dụng cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” để tìm được quãng đường ô tô hoặc xe máy đi được và tìm được khoảng cách giữa bến A và bên B.

- Ta có thể giải bài toán như sau:

Giải: Trong cùng một thời gian vận tốc và quãng đường là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Vậy tỉ số quãng đường của xe máy và ô tô đi được trong cùng thời gian đó là 

- Trong cùng thời gian đó ô tô đi được quãng đường dài hơn xe máy là 20km.

- Khoảng cách từ bến A đến chỗ ô tô và xe máy gặp nhau là: 20 : ( 5 - 3 ) x 5 = 50 (km)

- Khoảng cách giữa bến A và bến B là: 50 + 25 = 75 (km)

Đáp số: 75 km.

Nhận xét: Trong bài toán trên ta đã cho biết tỉ số giữa vận tốc của xe máy và ô tô, hiệu số quãng đường của ô tô và xe máy đi được trong cùng thời gian đó. Ta có thể thay đổi các dữ liệu trong bài toán trên bằng cách cho biết tổng quãng đường ô tô và xe máy đi được trong cùng thời gian đó hoặc cho biết tỉ số về quãng đường ô tô và xe máy đi được và hiệu hoặc tổng vận tốc của ô tô và xe máy để có những đề toán tương tự.

Ví dụ 2: Thái đi xe đạp từ nhà đến trường mất 20 phút, Bình cũng đi xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc bằng vận tốc của Thái nhưng chỉ mất 15 phút. Biết quãng đường từ nhà Bình đến nhà Thái dài 6300m và đi từ nhà Thái đến nhà Bình phải đi qua trường, tính vận tốc của mỗi bạn.

Phân tích: Vì vận tốc của 2 bạn như nhau nên thời gian đi và quãng đường từ nhà đến trường của 2 bạn tỉ lệ thuận với nhau.

- Bài toán cho biết thời gian cần để mỗi bạn đi từ nhà đến trường, từ đó ta có thể tính được tỉ số quãng đường từ nhà mỗi bạn đến trường

- Bài toán cũng cho biết tổng quãng đường từ nhà đến trường của 2 bạn, vì vậy ta cũng có thể áp dụng cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” để tìm được quãng đường từ nhà mỗi bạn đến trường, từ đó tìm được vận tốc đi của mỗi bạn.

- Ta có thể giải bài toán như sau:

Giải: Tỉ số thời gian đi từ nhà đến trường của Thái và Bình là:  = 

- Vì vận tốc của 2 bạn như nhau nên tỉ số quãng đường từ nhà Thái đến trường và quãng đường từ nhà Bình đến trường cũng là 

- Quãng đường từ nhà Thái đến trường dài là: 6300 : ( 4 + 3 ) x 4 = 3600 (m)

- Vận tốc của mỗi bạn là: 3600 : 20 = 180 (m/phút)

Đáp số: 180 m/phút.

Nhận xét: Tương tự như ở ví dụ 1 ta cũng có thể thay đổi các dữ liệu đã cho để thiết kế thêm các đề bài toán khác nhau bằng cách cho biết độ dài quãng đường từ nhà mỗi bạn đến trường, hiệu thời gian Thái đi từ nhà đến trường và Bình đi từ nhà đến trường hoặc thời gian đi từ nhà Thái đến nhà Bình.

2.2.Một số bài toán giải bằng đại lượng tỉ lệ nghịch

Ví dụ 3: Huy đi từ nhà lên huyện với vận tốc 12km/giờ. Lúc về do ngược gió nên Huy chỉ đi được với vận tốc 9km/giờ. Tính quãng đường từ nhà Huy lên huyện, biết rằng lúc về Huy đi hết nhiều thời gian hơn lúc đi là 25 phút.

Phân tích: Trên cùng một quãng đường vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

- Từ vận tốc lúc đi và lúc về ta có thể tìm được tỉ số vận tốc giữa lúc đi và lúc về từ đó tìm được tỉ số thời gian giữa lúc đi và lúc về.

- Bài toán cho biết hiệu số thời gian giữa lúc đi và lúc về do đó có thể áp dụng cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” để tìm thời gian Huy đi từ nhà lên huyện, từ đó tìm được quãng đường từ nhà Huy lên huyện.

- Ta có thể giải bài toán như sau:

Giải: Tỉ số vận tốc giữa lúc đi và lúc về của Huy là:  = 

- Do quãng đường không thay đổi nên vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau. Vậy tỉ số thời gian giữa lúc đi và lúc về của Huy là .

- Thời gian Huy đi từ nhà lên huyện là: 25 : ( 4 - 3 ) x 3 = 75 ( phút ) = ( giờ )

- Quãng đường từ nhà Huy lên huyện dài là:  x 12 = 15 ( km )

Đáp số: 15 km

Nhận xét: Trong bài toán trên ta đã thiết kế để khi giải phải áp dụng cách giải của bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” sau đây ta sẽ thiết kế thêm một đề toán khác mà khi giải ta lại áp dụng cách giải của bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”

Ví dụ 4: Trên một quãng sông AB dài 90 km có 2 ca nô đi ngược chiều nhau. Ca nô thứ nhất đi xuôi dòng từ A đến B, ca nô thứ hai đi ngược dòng từ B về A, sau 1,5 giờ thì gặp nhau. Tính vận tốc của dòng nước, biết rằng thời gian để ca nô thứ nhất đi hết quãng sông bằng thời gian ca nô thứ hai đi hết quãng sông.

Phân tích: - Từ quãng đường và thời gian ta có thể tính được tổng vận tốc của 2 ca nô.

- Trên cùng một quãng đường thời gian và vận tốc là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau, do đó từ tỉ số về thời đi hết quãng sông của 2 ca nô ta có thể tìm được tỉ số vận tốc của 2 ca nô.

- Để tìm được vận tốc của mỗi ca nô ta có thể áp dụng cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” , từ vận tốc của mỗi ca nô ta có thể tìm được vận tốc của dòng nước.

- Ta có thể giải bài toán như sau:

Giải: Tổng vận tốc của 2 ca nô là: 90 : 1,5 = 60 ( km/giờ )

- Trên cùng một quãng đường thời gian và vận tôc là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Do đo tỉ số vận tốc của ca nô thứ nhất so với ca nô thứ hai là 

- Vận tốc của ca nô thứ nhất là: 60 : ( 7 + 5 ) x 7 = 35 ( km/giờ )

- Vận tôc của ca nô thứ hai là: 60 - 35 = 25 ( km/giờ )

- Vận tốc của dòng nước là: ( 35 - 25 ) : 2 = 5 ( km/giờ )

Đáp số: 5km/giờ.

Nhận xét: Ta cũng có thể thay đổi các dữ liệu trong bài toán trên để thiết kế thêm các đề bài toán khác bằng cách cho biết hiệu vận tốc hay vận tốc của dòng nước, tổng thời gian 2 ca nô đã đi hoặc tỉ số vận tốc của 2 ca nô.

Nhiều bài toán về chuyển động đều đôi khi chỉ mang hình thức là bài toán về chuyển động đều nhưng thực chất về cách giải đôi khi lại không áp dụng cách giải bài toán chuyển động đều mà cần đến cách giải của một số dạng toán điển hình khác nhau như đã trình bày ở trên. Chính điều này đã làm cho các bài toán về chuyển động đều trở nên hấp dẫn và lí thú hơn các bài toán khác và việc giáo viên giúp học sinh hiểu rõ được dạng toán này là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Khi phân tích và nhận dạng được đặc điểm của dạng toán và hình thành nên phương pháp giải bài toán học sinh sẽ phát triển được năng lực tư duy cũng như kĩ năng giải toán. Muốn thực hiện được mục tiêu đó giáo viên cần phải nắm được cách thiết kế đề toán cho học sinh trong quá trình học tập. Các bài toán thiết kế cho học sinh cần phải đủ để học sinh thực hành giải toán và nắm được các dạng toán cơ bản nhưng cũng không phải chỉ là về số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng. Không thể thiết kế các đề toán lặp đi lặp lại nhiều lần khi mà học sinh đã quá rõ về cách làm cũng không thể sợ khó đối với học sinh mà không thiết kế các đề toán nhằm phát triển tư duy cho học sinh .

Hi vọng rằng với một chút kiến thức được học ở các nhà trường cùng với những kinh nghiệm có được trong quá trình dạy học nhiều năm qua, tác giả mong muốn sẽ đem đến cho bạn đọc một vài kĩ năng nhỏ khi thiết kế các đề bài toán về chuyển động đều giả bằng đại lượng tỉ lệ. Rất mong nhận được sự trao đổi của các đồng nghiệp về vấn đề này để mỗi giáo viên tiểu học chúng ta sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc thiết kế đề toán nói chung và thiết kế các đề bài toán chuyển động nói riêng. Việc rèn luyện và nâng cao năng lực thiết kế đề toán sẽ giúp mỗi giáo viên vững vàng và tự tin hơn khi đứng trên bục giảng phải không các bạn. Xin chân thành cảm ơn!