Đến nội dung

NDP

NDP

Đăng ký: 20-05-2014
Offline Đăng nhập: 29-08-2016 - 10:11
**---

#590241 $\frac{1}{8a^{2}+5bc}+\frac...

Gửi bởi NDP trong 22-09-2015 - 10:51

Cho các số a,b,c không âm .Chứng minh rằng :

$\frac{1}{8a^{2}+5bc}+\frac{1}{8b^{2}+5ac}+\frac{1}{8c^{2}+5ab}\geq \frac{9}{20(ab+bc+ca)}$




#526614 $ \sum \frac{a^{3}+b^{3}}{a...

Gửi bởi NDP trong 29-09-2014 - 21:32

Cho a,b,c là các số thực dương và a + b + c =9. CMR

$\frac{a^{3}+b^{3}}{ab+9}+\frac{b^{3}+c^{3}}{bc+9}+\frac{c^{3}+a^{3}}{ac+9}\geq 9$

Lời giải:

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta có:

$$a^{3}+b^{3}+27\geq 9ab\Rightarrow a^{3}+b^{3}\geq 9ab-27$$

Do đó ta sẽ chứng minh đẳng thức mạnh hơn đó là:

$$\frac{ab-3}{ab+9}+\frac{bc-3}{bc+9}+\frac{ca-3}{ca+9}\geq 1$$

$$\Leftrightarrow \frac{6}{ab+9}+\frac{6}{bc+9}+\frac{6}{ca+9}\geq 1$$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwar ta có:

$$6\sum \frac{1}{ab+9}\geq \frac{54}{ab+bc+ca+27}\geq \frac{54}{\frac{(a+b+c)^{2}}{3}+27}=1$$

Kết thúc chứng minh dấu bằng xẩy ra khi $a=b=c=3$




#525925 Min $P=\sum \dfrac{1}{a^3(2b+a)}$

Gửi bởi NDP trong 23-09-2014 - 23:47

Cho $a;b;c>0$ thỏa mãn $a+b+c\le 3$

Tìm Min $$P=\sum \dfrac{1}{a^3(2b+a)}$$

Lời giải:

Từ giả thiết ta có $a+b+c=\frac{3}{k}$ với $k\geq 1$ cho nên ta đặt $x=ka;y=kb;z=kc$ thì suy ra $x+y+z=3$

Và ta có:

$$P_{(a,b,c)}=\sum_{cyc} \frac{1}{a^{3}(2b+c)}\geq P_{(x,y,z)}=\sum_{cyc}\frac{1}{x^{3}(2y+z)}$$

Áp dụng AM-GM ta có:

$$\frac{1}{x^{3}(2y+z)}+\frac{2y+z}{9}+\frac{1}{3}\geq \frac{1}{x}$$

Thiết lập tương tự ta thu được:

$$P_{(x,y,z)}\geq (\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z})-\frac{x+y+z}{3}-1\geq \frac{9}{x+y+z}-\frac{x+y+z}{3}-1=1$$

Do đó: $P_{a,b,c}\geq 1$ khi a=b=c=1




#525744 Tìm GTLN của P=$\frac{a}{1+a^2}+\frac...

Gửi bởi NDP trong 22-09-2014 - 20:00

Cho a,b,c>0 thỏa mãn ab+bc+ca=1.

Tìm GTLN của P=$\frac{a}{1+a^2}+\frac{b}{1+b^2}+\frac{3c}{\sqrt{1+c^2}}$

:namtay  :luoi:

Lời giải:

Do ab+bc+ca=1 cho nên tồn tại tam giác ABC sao cho $a=tan\frac{A}{2};b=tan\frac{B}{2};c=tan\frac{C}{2}$

Khi đó ta có:

$$P=\frac{tan\frac{A}{2}}{tan^{2}\frac{A}{2}+1}+\frac{tan\frac{B}{2}}{tan^{2}\frac{B}{2}+1}+\frac{3tan\frac{C}{2}}{\sqrt{tan^{2}\frac{C}{2}+1}}$$

$$=\frac{sinA}{2}+\frac{sinB}{2}+3sin\frac{C}{2}$$

$$=sin\frac{A+B}{2}.cos\frac{A-B}{2}+3sin\frac{C}{2}$$

$$\leq cos\frac{C}{2}+3sin\frac{C}{2}\leq \sqrt{10}$$

Suy ra $P\leq \sqrt{10}$ khi c=3 ; $a=b=\sqrt{10}-3$




#510306 Cho a,b,c>0 và $21ab+2bc+8ca\leq 12$ CM: $\fra...

Gửi bởi NDP trong 02-07-2014 - 12:43

 Cho a,b,c>0 và $21ab+2bc+8ca\leq 12$

CM:  $\frac{1}{a}+\frac{2}{b}+\frac{3}{c}\geq \frac{15}{2}$

Hình gửi kèm

  • Toan Lời giả1.png



#509576 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Gửi bởi NDP trong 28-06-2014 - 11:07

Cho $a,b,c$ là các số thực dương.Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức

$$P=\dfrac{8a+3b+4(\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt[3]{abc})}{1+(a+b+c)^2}$$

Hình gửi kèm

  • Toan Cho các số thực dương a.png



#509447 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Gửi bởi NDP trong 27-06-2014 - 17:32

 

Tìm GTNN của $P=\frac{1}{\sqrt{a(b+c)+2c^2}}+\frac{1}{\sqrt{b(b+4c)}}+4\sqrt{c+1}+2\sqrt{a+2b+4}$

P/S: Ai làm được bài nào thì chỉ trích dẫn bài đó thôi nhé, để load trang cho nhanh

Spoiler

Hình gửi kèm

  • Toan Lời giải.png



#508700 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Gửi bởi NDP trong 23-06-2014 - 23:38

 

Bài : Cho $a,b$ không âm sao cho $a(2a+2b-5)+b(b-3)+3=0$

Tìm GTNN và GTLN của $O=(ab-a+1)^2+(ab-b+1)^2$

 

 

 

Lời giải

Ta có giả thiết viết dưới dạng tương đương 

Từ gt $\Leftrightarrow (a+b)^{2}+a^{2}-5a-3b+3=0$

      $\Rightarrow 0\geq (a+b)^{2}-3(a+b)+2\Rightarrow 1\leq a+b\leq 2$

Ta có O=$2a^{2}b^{2}+2ab(1-a-b)+(a+b)^{2}-2(a+b)+2$

*)Tìm min :

Theo tam thức bậc 2 ta có f(ab)=$2a^{2}b^{2}+2ab(1-a-b)$$\geq f(\frac{a+b-1}{2})=2(\frac{t-1}{2})^{2}-(t-1)^{2}$ (Với a+b=t$\varepsilon [1;2]$)

Do đó O$\geq 2(\frac{t-1}{2})^{2}-(t-1)^{2}+t^{2}-2t+2$

                =$\frac{t^{2}-2t+3}{2}=\frac{(t-1)^{2}+2}{2}\geq 1$

*)Tìm max 

Ta có xét  f(ab)=$2a^{2}b^{2}+2ab(1-a-b)$ do ($\frac{a+b-1}{2}\geq 0$ ) nên f(ab)$\leq max(f(0);f(\frac{t^{2}}{4}))$ (Theo tính chất của tam thức bậc 2)

Ta có thể thấy $f(\frac{t^{2}}{4})\geq f(o)$ nên f(ab)$\leq f(\frac{t^{2}}{4})$

Do đó O$\leq 2(\frac{t^{2}}{4})^{2}+\frac{t^{2}}{2}(1-t)+t^{2}-3t+2$

                =$\frac{t^{4}-4t^{3}+12t^{2}-16t+16}{8}\leq 2$

Vậy Omin=1 khi a=1,b=0

       Omax=2 khi a=b=1

 

Spoiler




#508697 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Gửi bởi NDP trong 23-06-2014 - 23:22

Bài : Cho $x,y$ là các số thực thỏa mãn $(x^2+y^2+1)^2+3x^2y^2+1=4x^2+5y^2$

Tìm GTNN và GTLN của $P=\frac{x^2+2y^2-3x^2y^2}{x^2+y^2+1}$

 

Lời giải

Viết giả thiết dưới dạng tương .

  $(x^{2}+y^{2})^{2}+2-(x^{2}+y^{2})+3x^{2}y^{2}=y^{2}$

Do $\begin{cases} & \text{ } x^{2}+y^{2}\geq y^{2} \\ & \text{ } (x^{2}+y^{2})^{2}+2-2(x^{2}+y^{2})+3x^{2}y^{2}\geq (x^{2}+y^{2})^{2}-2(x^{2}+y^{2})+2 \end{cases}$

Do đó $\Rightarrow x^{2}+y^{2}\geq (x^{2}+y^{2})^{2}-2(x^{2}+y^{2})+2$ $\Rightarrow 1\leq x^{2}+y^{2}\leq 2$

Lại có từ giả thiết $x^{2}+2y^{2}-3x^{2}y^{2}=(x^{2}+y^{2})^{2}+2-2(x^{2}+y^{2})$

Nên ta có P=$\frac{t^{2}-t+2}{t+1}$ với $a^{2}+b^{2}=t\varepsilon [1;2]$

Ta thấy ngay hàm f(t)=$\frac{t^{2}-t+2}{t+1}$ đồng biến nên $\begin{cases} & \text{ } f(t)\geq f(1)=1 \\ & \text{ } f(t)\leq f(2)=\frac{4}{3} \end{cases}$

Do đó Pmin=1 khi x=0,y=1 hoặc y=-1

           Pmax=$\frac{4}{3}$ khi x=o ,y=$\sqrt{2}$ hoặc y=-$\sqrt{2}$




#508516 $3(\sum ab)(\sum a^2b^2)\leq \prod (a^2+ab+b^2)$

Gửi bởi NDP trong 23-06-2014 - 00:00

Bài toán cuối cùng,Sau đó tạm biệt diễn đàn:

  Cho a,b,c là các số thực dương. CMR :

   

     $3(\sum ab)(\sum a^2b^2)\leq \prod (a^2+ab+b^2)$

Lời giải

Để ý rằng 

     $4(a^{2}+ac+c^{2})(b^{2}+bc+c^{2})=(2ab+ac+bc+2c^{2})^{2}+3c^{2}(a-b)^{2}$

                  $4(a^{2}+ab+b^{2})=3(a+b)^{2}+(a-b)^{2}$

Từ đó ,áp dụng bất đẳng thưc Căchy-schwars ta thu được 

$16(a^{2}+b^{2}+ab)(b^{2}+bc+c^{2})(c^{2}+ac+a^{2})\geq$$[\sqrt{3}(a+b)(2ab+ac+bc+2c^{2}))+\sqrt{3c}(a-b)^{2}]$

                                         =$12[(a^{2}b+b^{2}c+c^{2}a)+(ab^{2}+bc^{2}+ca^{2})]\geq 48(a^{2}b+b^{2}c+c^{2}a)(ab^{2}+bc^{2}+ca^{2})$

Hay $(a^{2}+ab+b^{2})(b^{2}+bc+c^{2})(c^{2}+ac+a^{2})\geq 3(a^{2}b+b^{2}c+c^{2}a)(ab^{2}+bc^{2}+ca^{2})$

Bây giờ ta chỉ cần chứng minh $(a^{2}b+b^{2}c+c^{2}a)(ab^{2}+bc^{2}+ca^{2})\geq (ab+bc+ca)(a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2})$

                                                   $\Leftrightarrow a^{3}+b^{3}+c^{3}+3abc\geq ab(a+b)+bc(b+c)+ca(c+a)$ (Đúng theo schur)

Kết thúc chứng minh dấu '=' khi a=b=c




#508505 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Gửi bởi NDP trong 22-06-2014 - 22:26

Đề nguoithay.org

Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $(a+b-c)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}-\frac{1}{c})=4$

Tìm GTNN của $P=(a^3+b^3+c^3)(\frac{1}{a^3}+\frac{1}{b^3}+\frac{1}{c^3})$

Lời giải

Không mất tính tổng quát giả sử a$\geq b$$\Rightarrow u=\frac{a}{b}\geq 1$.Sử dụng bất đẳng thức AM-GM ta có :
Giả thiết viết dưới dạng tương :
  $(a+b-c)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}-\frac{1}{c})=(a+b)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b})-[(a+b)\frac{1}{c}+c(\frac{1}{a}+\frac{1}{b})]+1$
      $\leq (a+b)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b})-2\sqrt{(a+b)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}}+1$
         =$[\sqrt{(a+b)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b})}-1]^{2}=(\sqrt{u+\frac{1}{u}+2}-1)^{2}$
Từ đó ta có $u+\frac{1}{u}\geq 7\Rightarrow u\geq \frac{7+3\sqrt{5}}{2}$ (do u$\geq 1$)
Áp dụng bất đẳng thưc Cauchy-schawars ,ta được
P=$(a^{3}+b^{3}+c^{3})(\frac{1}{a^{3}}+\frac{1}{b^{3}}+\frac{1}{c^{3}})\geq [\sqrt{(a^{3}+b^{3})(\frac{1}{a^{3}}+\frac{1}{b^{3}})}+1]^{2}$
                 =$(\sqrt{u^{3}}+\frac{1}{\sqrt{u^{3}}}+1)^{2}\geq 19^{2}$ (Cái này em xét rồi)
Vậy Pmin=19$^{2}$ khi $\begin{cases} & \text{ } \frac{a}{b}+\frac{b}{a}=7 \\ & \text{ } ab=c^{2} \end{cases}$



#508497 $\frac{1}{xy+1}+\frac{1}{yz+1}+\frac{1}{xz+1}\leq...

Gửi bởi NDP trong 22-06-2014 - 22:05

Cho $x,y,z$ là các số thực thuộc đoạn $\left (0;1 \right ]$. CMR: 

$\frac{1}{xy+1}+\frac{1}{yz+1}+\frac{1}{xz+1}\leq \frac{5}{x+y+z}$

Theo mình giả thiết là như này x,y,z$\varepsilon [0;1]$

Lời giải

Ta có VT=3-$(\frac{xy}{xy+1}+\frac{yz}{yz+1}+\frac{zx}{zx+1})\leq 3-[\frac{(\sum xy)^{2}}{\sum x^{2}y^{2}+\sum xy}]\leq 3-\frac{\sum xy}{\sum xy+1}$  (do $\sum x^{2}y^{2}\leq (\sum xy)^{2}$)

Do đó ta sẽ đi chứng minh $\frac{5}{x+y+z}-\frac{1}{xy+yz+zx}\geq 2$ (*)

Không mất tính tổng quát giả sử z=min{x,y,z}

Xét f(x,y,z)=$\frac{5}{x+y+z}-\frac{1}{xy+yz+zx}$

      f(x,y+z,o)=$\frac{5}{x+y+z}-\frac{1}{1+xy+xz}$

Do đó ta thấy ngay f(x,y,z)$\geq f(x,y+z,0)$ vậy ta chỉ cần chứng minh (* ) đúng trong trường hợp z=0

$\Leftrightarrow \frac{5}{x+y}-\frac{1}{xy+1}\geq 2$

$\Leftrightarrow (x-1)(2x+5-3y)\leq 0$(đúng do x,y$\varepsilon [0;1]$)

Kết thúc chứng minh dấu '=' xẩy ra khi z=0,x=y=1 và các hoán vị tướng ứng




#508418 $x^3+y^3-3xy(x^2+y^2)+4x^2y^2(x+y)-4x^3y^3=0$

Gửi bởi NDP trong 22-06-2014 - 18:53

cho hai số thực dương x,y thỏa mãn :

$x^3+y^3-3xy(x^2+y^2)+4x^2y^2(x+y)-4x^3y^3=0$

Tìm GTNN của M=x+y

Loì giải

Viết giả thiết dưới dạng tương đương

    $(x-y)^{3}-3xy(x+y)-3xy[(x+y)^{2}-2xy]+4x^{2}y^{2}(x+y)-4x^{3}y^{3}=0$

Đặt a=xy$\Rightarrow M^{2}\geq 4a$

Lúc đó giả thiết trỏ thành : $M^{3}-3aM^{2}+M(4a^{2}-3a)+6a^{2}-4a^{3}=0$

                                             $(M-2a)(M^{2}+2a^{2}-aM+2a^{2}-3a)=0$

Ta có $M^{2}+2a^{2}-aM-3a=(\frac{3}{4}M^{2}-3a)+(\frac{M^{2}}{4}+2a^{2}-aM)\geq (3a-3a)+(\sqrt{2}aM-aM)>0$

Do đó ta chi có M=2a$\leq \frac{M^{2}}{2}\Rightarrow M\geq 2$ khi x=y=1




#508319 Cho $a,b,c>0$.Chứng minh rằng: $\frac{a^3}...

Gửi bởi NDP trong 21-06-2014 - 23:31

Cho $a,b,c>0$.Chứng minh rằng: $\frac{a^3}{b}+\frac{b^3}{c}+\frac{c^3}{a}+2(ab+bc+ca)\geq 3(a^2+b^2+c^2)$.

 

P/S: Cuộc chiến đã kết thúc!

Lời giải

Ta có

+)$a^{2}+b^{2}+c^{2}-ab-bc-ca=\frac{1}{2}[(a-b)^{2}+(b-c)^{2}+(c-a)^{2}]$

+)$\frac{a^{3}}{b}+\frac{b^{3}}{c}+\frac{c^{3}}{a}-ab+bc+ca=\frac{(a-b)^{2}(a+b)}{b}+\frac{(b-c)^{2}(b+c)}{c}+\frac{(c-a)^{2}(c+a)}{a}$

Nên ta sẽ phải chứng minh $S_{a}(b-c)^{2}+S_{c}(a-b)^{2}+S_{b}(a-c)^{2}\geq 0$

Trong đó $\begin{cases} & \text{ } S_{a}=\frac{2b-c}{c} \\ & \text{ } S_{b}=\frac{2c-a}{a} \\ & \text{ } S_{c}=\frac{2a-b}{b} \end{cases}$

*)Trường hợp (1) $a\geq b\geq c$ ta có $S_{a},S_{c}>0$ nếu $S_{b}> 0$ thì bđt luôn đúng xét $S_{b}< 0$

Ta có thể kiểm tra được một cách dễ dàng $S_{b}+2S_{a},S_{b}+2S_{c}>0$

Lại có do $S_{b}< 0$  và $(a-c)^{2}=(a-b+b-c)^{2}\leq \frac{(a-b)^{2}+(b-c)^{2}}{2}$

Do đó $S_{a}(b-c)^{2}+S_{b}(a-c)^{2}+S_{c}(a-b)^{2}\geq (b-c)^{2}(\frac{2S_{a}+S_{b}}{2})+(a-b)^{2}(\frac{2S_{c}+S_{b}}{2})\geq 0$

*)Trường hơp (2) $a\leq b\leq c$ ta có thể thấy ngay $S_{b},S_{b}+S_{c},S_{b}+S_{a}>0$

Lại có do $S_{b}> 0$ và $(a-c)^{2}=(a-b+b-c)^{2}\geq (a-b)^{2}+(b-c)^{2}$

Do đó $S_{a}(b-c)^{2}+S_{b}(a-c)^{2}+S_{c}(a-b)^{2}\geq (b-c)^{2}(S_{a}+S_{b})+(a-b)^{2}(S_{c}+S_{b})\geq 0$

Kết thúc chứng minh dấu bằng xẩy ra khi a=b=c




#508193 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Gửi bởi NDP trong 21-06-2014 - 12:12

Cho a,b,c là các số dương thoả mãn a + b + c = 1. Tìm GTNN của: 

$\frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a}}+\frac{c+a}{\sqrt{ca+b}}$ 

Lời giải 

Ta có $\frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}=\frac{a+b}{\sqrt{ab+c(a+b+c)}}=\frac{a+b}{\sqrt{(c+a)(c+b)}}\geq \frac{2(a+b)}{2c+a+b}=\frac{2(1-c)}{1+c}$

Vậy ta có $\frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a}}+\frac{a+c}{\sqrt{ac+b}}\geq 2(\frac{1-c}{1+c}+\frac{1-a}{1+a}+\frac{1-b}{1+b})$

Ta sẽ chứng minh bồ đề sau với mọi số dương 0<x<1 ta có $\frac{1-x}{x+1}\geq \frac{7-9x}{2}\Leftrightarrow (3x-1)^{2}\geq 0$

Áp dung ta có $\frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a}}+\frac{a+c}{\sqrt{ac+b}}\geq 2(\frac{1-c}{1+c}+\frac{1-a}{1+a}+\frac{1-b}{1+b})$$\geq 2(\frac{7.3}{8}-\frac{9(a+b+c)}{8})=3$

Vậy ta có min =3 khi a=b=c=1/3