Đến nội dung

samruby

samruby

Đăng ký: 04-07-2014
Offline Đăng nhập: 30-12-2015 - 22:33
*****

#525525 TOPIC: Các bài toán có nội dung hình học phẳng tuyển chọn

Gửi bởi samruby trong 21-09-2014 - 15:10

Bài 27: Cho tứ giác ABCD có $\widehat{B}=\widehat{C}=90^o$, lấy $M \in AB$ sao cho AM=AD, DM cắt BC tại N, gọi H là hình chiếu của D trên AC, K là hình chiếu của C trên AN. CMR: $\widehat{MHN}=\widehat{MCK}$
 
Bài 28: Cho $\Delta ABC, \widehat{A}=60^o$, O là điểm trong tam giác sao cho $\widehat{AOB}=\widehat{BOC}=120^o$, $D \in OC$ sao cho $\Delta OAD$ đều. Đường thẳng qua trung điểm OA và vuông góc OA cắt BC tại P. CM: OP đi qua trung điểm BD
 
Bài 29: Cho $\Delta ABC$ đều, trên AC, AB lấy D và E thỏa mãn $\dfrac{CD}{DA}=\dfrac{AE}{BE}=\dfrac{ \sqrt 5 +1}{2}$, BD và CE cắt nhau ở O, trên BD , CE lấy M, N sao cho MN//AC và BN=2OM, đường thẳng qua O và //BC cắt MC tạp P. CMR: BP là phân giác $\widehat{MBN}$



#522414 [TOPIC]: HÌNH HỌC $8,9$

Gửi bởi samruby trong 02-09-2014 - 16:34

 

 

Bài 2: Cho tam giác ABC, đường cao AH,BI,CK thỏa mãn: $S_{AKI} = S_{BKH} = S_{IHC}$ . Chứng minh rằng: tam giác ABC là tam giác đều.

 

 

Gọi O là giao điểm 3 đường cao

 

CM: $\Delta AIK \sim \Delta ABC (g-g) \Rightarrow \dfrac{S_{AIK}}{S_{ABC}}=(\dfrac{AI}{AB})^2$

 

$\Delta BHK  \sim \Delta BAC (g-g) \Rightarrow  \dfrac{S_{BHK}}{S_{BAC}}=(\dfrac{BH}{AB})^2$

 

Mà $S_{AKI}=S_{BHK} \Rightarrow (\dfrac{AI}{AB})^2=(\dfrac{BH}{AB})^2 \Rightarrow AI=BH$

 

CM: $\Delta AIO= \Delta BHO (g-c-g) \Rightarrow OA=OB; OI=OH \Rightarrow OA+OH=OB+OI \Rightarrow AH=BI$

 

Tương tự CM: $AH=CK$

$\Rightarrow AH=BI=CK \Rightarrow \Delta ABC$ đều




#520810 Chứng minh $\widehat{EMF}=90^{o}$

Gửi bởi samruby trong 22-08-2014 - 23:03

Bài 2

 

Gọi E là trung điểm của CD

 

Xét $\Delta ABD$ có: $AN=DN; DE=BE \Rightarrow $ NE là đường trung bình  $\Rightarrow NE=\dfrac{AB}{2}$

 

$\Delta BCD$ có: $BM=CM; DE=BE \Rightarrow $ ME là đường trung bình $\Rightarrow  ME=\dfrac{CD}{2}$

$\Rightarrow  NE+ME=\dfrac{AB+CD}{2}$

 

Mà $ME+NE > MN$ ( BĐT trong tam giác)

 

$\Rightarrow  MN < \dfrac{AB+CD}{2}$




#513144 Hình Học Tổng Hợp Lớp 7

Gửi bởi samruby trong 16-07-2014 - 13:51

c) Xét $\Delta AMH$ và $\Delta CMK$ có:
 
Từ $\Delta ABH=\Delta CAK \Longrightarrow AH=CK$
 
và $ \widehat{BAH}= \widehat{ACK} \Longrightarrow \widehat{BAM}+\widehat{MAH}=\widehat{ACM}+ \widehat{MCK} \Longrightarrow 45^o+\widehat{MAH}=45^o+ \widehat{MCK} \Longrightarrow \widehat{MAH}=\widehat{MCK}$
 
$AM=CM$ ( trung tuyến của tam giác vuông bằng nửa cạnh huyền )
 
$\Longrightarrow \Delta AMH=\Delta CMK (c-g-c)$
 
$\Longrightarrow MH=MK$ (1)
 
và $\widehat{AMH}=\widehat{CMK}$
 
mà $\widehat{AMH}+\widehat{HME}=90^o \Longrightarrow \widehat{CMK}+\widehat{HME}=90^o \Longrightarrow \widehat{HMK}=90^o $ (2)
 
Từ (1) và (2) $\Longrightarrow \Delta HMK$ vuông cân tại M



#512611 Chứng minh rằng 3 đường thẳng AF, BE, CD đồng quy.

Gửi bởi samruby trong 13-07-2014 - 16:42

Cho $\Delta ABC$ nhọn. Về phía ngoài của tam giác, ta dựng các tam giác đều ABD, ACE, BCF.

 

Chứng minh rằng 3 đường thẳng AF, BE, CD đồng quy.

Gọi O là giao điểm của DC và BE, M là giao điểm của AB và CD

 

CM: $\Delta ADC = \Delta ABE (c-g-c) \Rightarrow \angle ADM=\angle MBE$

 

Mà $\angle DMA=\angle BMC \Rightarrow \angle DAB=\angle BOM=60^o$

 

Tương tự CM: $\angle AOM=60^o; \angle BOF=60^o \Rightarrow \angle AOM+\angle BOM+\angle BOF=180^o \Rightarrow AOF=180^o$

 

$ \Rightarrow$ A, O, F thẳng hàng $ \Rightarrow$ đpcm




#510861 Chứng minh HK//CD

Gửi bởi samruby trong 04-07-2014 - 23:21

Kéo dài AD cắt CD tại E, BK cắt CD tại F

 

Xét $\Delta ADE$ có DH là phân giác

 

Ta có: $\angle HAD + \angle HDA=\dfrac{180^o}{2}=90^o \Rightarrow \angle HAD=90^o \Rightarrow HD \perp AH \Rightarrow HD \perp AE \Rightarrow$ HD là đường cao

 

$\Rightarrow \Delta ADE$ cân tại D $\Rightarrow$ DH là trung tuyến $\Rightarrow AH=HE$

 

Tương tự CM: $BK=KF$

 

Xét hình thang ABFE có $AH=HE; BK=KF \Rightarrow$ HK là đường trung bình $\Rightarrow HK//EF \Rightarrow HK//CD$




#510760 a, $\sqrt{4a+1}-\sqrt{3x+4}=1$ b....

Gửi bởi samruby trong 04-07-2014 - 16:41

Giải phương trình:

a, $\sqrt{4a+1}-\sqrt{3x+4}=1$

 

Cái chỗ: $\sqrt{4a+1}$ phải là $\sqrt{4x+1}$ mới đúng chứ

 

$\sqrt{4x+1}-\sqrt{3x+4}=1$ ĐKXĐ: $x \geq \dfrac{-1}{4}$

 

Đặt $\sqrt{4x+1}=a \geq 0$

 

$\sqrt{3x+4}=b \geq 0$

 

Ta có: $a-b=1$

 

$a^2-b^2=4x+1-3x-4=x-3$

 

$\Rightarrow (a-b)(a+b)=x-3 \Rightarrow  a+b=x-3$

 

$\Rightarrow  a=\dfrac{x-2}{2} ; b=\dfrac{x-4}{2}$

 

$\Rightarrow \sqrt{4x+1}=\dfrac{x-2}{2} $

 

$\sqrt{3x+4}=\dfrac{x-4}{2}$

 

Tính tiếp nhá  :lol: 




#510717 So sánh tổng diện tích tam giác $ABK$ và $CDN$ với diện t...

Gửi bởi samruby trong 04-07-2014 - 13:20

Nhờ các bạn giải giúp bài Hình học này.

Đề bài chụp ảnh, đính kèm file.

Xin cảm ơn

Xét $\Delta ABC$ có M là trung điểm của BM $ \Rightarrow S_{ABM}=\dfrac{S_{ABC}}{2}$

 

Xét $\Delta ACD$ có E là trung điểm của AD $\Rightarrow S_{CDE}=\dfrac{S_{ACD}}{2}$

$\Rightarrow S_{ABM}+S_{CDE}=\dfrac{S_{ABCD}}{2}$

$\Rightarrow S_{AECM}=\dfrac{S_{ABCD}}{2}$

 

Tương tự CM: $S_{BEDM}=\dfrac{S_{ABCD}}{2}$

$\Rightarrow S_{AEK}+S_{CMN}=S_{DEN}+S_{BKM}$

 

Mặt khác, ta có: $S_{ABM}+S_{CDE}=S_{AECM} \Rightarrow S_{ABK}+S_{BKM}+S_{CDN}+S_{DEN}=S_{KMNE}+S_{AEK}+S_{CMN}$

$\Rightarrow S_{ABK}+S_{CDN}=S_{KMNE}$