Đến nội dung

Riann levil

Riann levil

Đăng ký: 28-07-2014
Offline Đăng nhập: 26-11-2015 - 00:02
****-

#573409 Chứng minh rằng $a,b,c,d,e$ đều là các số chính phương

Gửi bởi Riann levil trong 17-07-2015 - 17:28

b-a thì $\sqrt{c}\epsilon \mathbb{N}\Rightarrow c$ là số chính phương.

Mấy cái còn lại tương tự.

Ý đề bài là mỗi phần a,b,c,d,e là một bài tập riêng

VD: b,Cho  $a,b,c\in \mathbb{N}$.Chứng minh rằng  $a,b,c$  đều là các số chính phương nếu: $\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\in \mathbb{N}$




#573408 a. $\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MC...

Gửi bởi Riann levil trong 17-07-2015 - 17:24

a, Gọi I là trung điểm của AB $\vec{MA}+ \vec{MB}=2\vec{MI}\Rightarrow \vec{MC}=2\vec{MI}$ Do đó nên M phải nằm ngoài đoạn CI. Suy ra M nằm ngoài tam giác ABC. Vậy k tồn tại M thỏa mãn

b,Trên AB lấy I sao cho IA=2IB $\Rightarrow \vec{IA}+2\vec{IB}=0\Rightarrow \vec{MA}+2\vec{MB}=3\vec{MI}\Rightarrow 3\vec{MI}= 3\vec{MC}\Rightarrow I\equiv C$ ( vô lý)

Vậy k tồn tại M thỏa mãn




#568908 Chứng minh (ABCD)= -1 $\Leftrightarrow$ (A'B'C'D)= -1

Gửi bởi Riann levil trong 29-06-2015 - 16:03

Cho 4 đường thẳng a,b,c,d đồng quy. Đường thẳng $\Delta$ cắt a,b,c,d theo thứ tự tại A,B,C,D. Đường thẳng $\Delta '$ cắt a,b,c,d theo thứ tự tại A',B',C',D'. Chứng minh (ABCD)=-1 $\Leftrightarrow$ (A'B'C'D)=-1




#568906 Chứng minh AX, BY, CZ đồng quy

Gửi bởi Riann levil trong 29-06-2015 - 15:52

Trước hết ta chứng minh bài toán phụ sau: Cho tam giác ABC. Điểm M,N lần lượt thuộc AB,AC sao cho $\frac{MA}{MB}=m$ và $\frac{NC}{NA}=n$ . Điểm I thuộc đoạn MN sao cho $\frac{IM}{IN}=t$ . AI cắt BC tại E. Khi đó ta có $\frac{EB}{EC}=t.\frac{m+1}{m(n+1)}$

Trở lại bài toán chính. Gọi giao của AX,BY,CZ với BC,CA,AB lần lượt là H,I,K

ĐẶt $\frac{FA}{FB}=m$ ; $\frac{DB}{DC}=n$ ;$\frac{EC}{EA}=p$ ;$\frac{XF}{XE}=x$ ;$\frac{YD}{YF}=y$ ;$\frac{EZ}{ED}=z$ 

 Từ đó theo giả thiết ta có : $\left\{\begin{matrix} mnp=1 & & \\ xyz=1& & \end{matrix}\right.$

Xét tam giác ABC có $\frac{FA}{FB}=m$ ; $\frac{EC}{EA}=p$ ; $\frac{XF}{XE}=x$ . Theo bài toán phụ ta có:

$\frac{HB}{HC}=x.\frac{m+1}{m(p+1)}$

Tương tự : $\frac{IC}{IA}=y.\frac{n+1}{n(m+1)}$ và $\frac{KA}{KB}=z.\frac{p+1}{p(n+1)}$

$\Rightarrow \frac{HB}{HC}.\frac{IC}{IA}.\frac{KA}{KB}=1$

$\Rightarrow$ AX, BY, CZ đồng quy ( đpcm )  :biggrin:  :biggrin:  :biggrin:




#567706 $\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+...

Gửi bởi Riann levil trong 23-06-2015 - 19:06

ĐẶt:  $\vec{u}=\vec{OA}+\vec{OB}+\vec{OC}+\vec{OD}+\vec{OE}=\vec{OA}+(\vec{OB}+\vec{OE})+(\vec{OC}+\vec{OD})$

Ta thấy OA là phân giác góc BOE và OB=OE nếu ta dựng hình thoi BOEF thì F thuộc AO $\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \vec{OF}= k \vec{OA} & & \\ \vec{OB}+\vec{OE}=\vec{OF} & & \end{matrix}\right.$

Tương tự nếu ta dựng hình thoi DOCM thì M thuộc AO $\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \vec{OM}= q \vec{OA} & & \\ \vec{OC}+\vec{OD}=\vec{OM} & & \end{matrix}\right.$

vậy $\vec{u}=\vec{OA}+(\vec{OB}+\vec{OE})+(\vec{OC}+\vec{OD})= (k+q+1) \vec{OA}$

$\vec{u}$ cùng phương vói $\vec{OA}$

Tương tự $\vec{u}$ cùng phương vói $\vec{OB}$

Vậy thì $\vec{u}= 0$




#564866 Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên toán THPT chuyên Lý Tự Trọng- Cần Thơ

Gửi bởi Riann levil trong 10-06-2015 - 21:33

Câu 6: a) $ab=cd\Rightarrow \frac{a}{c}=\frac{d}{b}\Rightarrow \frac{a^{2015}}{c^{2015}}=\frac{d^{2015}}{b^{2015}}$

$=\frac{a^{2015}+d^{2015}}{b^{2015}+c^{2015}}=k(k\geq 1)$ (a,b,c,d nguyên dương)

Do đó $A=(k+1)(c^{2015}+b^{2015})$ là hợp số vì b,c nguyên dương

Ta nên đặt $\frac{a}{c}=\frac{d}{b}=k$.Vì ab=cd nên ab chia hết cho c suy ra $\frac{ab}{c}$ là số nguyên. do đó kb là số nguyên. Mà b là số nguyên dương nên k là số nguyên dương. Vậy $A=(k^{2015}+1)(c^{2015}+b^{2015})$ là hợp số vì b,c nguyên dương




#559820 Cho $x,y,z,t,k>0$.CMR:$\sum \frac{x^{2...

Gửi bởi Riann levil trong 16-05-2015 - 19:47

Cho $x,y,z,t,k>0$. Chứng minh rằng:

$\frac{x^{2}}{x^{2}+yz}+\frac{y^{2}}{y^{2}+zt}+\frac{z^{2}}{z^{2}+tk}+\frac{t^{2}}{t^{2}+kx}+\frac{k^{2}}{k^{2}+xy}<4$

Cô giáo mình gợi ý là giả sử x là min hay max gì đấy rồi cm $\frac{x^{2}}{x^{2}+yz}+\frac{y^{2}}{y^{2}+zt}<1$ nhưng chưa nghĩ ra

 




#551664 Đề thi chọn HSG toán lớp 9 tỉnh Bắc Ninh năm 2014-2015

Gửi bởi Riann levil trong 05-04-2015 - 17:39

Bạn làm thế nào ạ!!

Ta có:

$\left | 3x-4 \right |= \left | 4-3x \right |\geq 4-3x$ ( dấu bằng khi $x\leq \frac{4}{3}$)

$\left | 4x-5 \right |= \left | 5-4x \right |\geq 5-4x$ ( dấu bằng khi $x\leq \frac{5}{4}$)

$\left | 5x-4 \right |\geq 5x-4$ ( dấu bằng khi $x\geq \frac{4}{5}$)

$\left | 2x-1 \right |\geq 2x-1$ ( dấu bằng khi $x\geq \frac{1}{2}$)

cộng vào ta có: VT $\geq$ VP ( dấu bằng khi $\frac{4}{5}\leq x\leq \frac{5}{4}$)




#551520 Đề thi chọn HSG toán lớp 9 tỉnh Bắc Ninh năm 2014-2015

Gửi bởi Riann levil trong 05-04-2015 - 08:42

    UBND tỉnh Bắc Ninh                                                          ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Sở GD & ĐT tỉnh Bắc Ninh                                                            NĂM HỌC: 2014 - 2015

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                      Môn thi: Toán - lớp 9

                                                                                                Ngày thi: 2 tháng 4 năm 2015

 

 

 

 

 

Câu 1: Cho P = ( mình quên đề rồi)

            Rút gọn P với $a > 0, b> 0, a\neq b$

 

Câu 2: Cho phương trình $x^{2}-x-1=0$ có hai nghiệm $x_{1},x_{2}$

 

            a, Tính giá trị của biểu thức Q= $x^{5}_{1}+x^{5}_{2}$

            b, Cho $P(x)=\sqrt{x^{8}+12x+12}-3x$. Chứng minh rằng $P(x_{1})=P(x_{2})$

 

Câu 3: a,Gọi m và M lần lượt là giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của x thỏa mãn $\left | 2x-1 \right |+\left | 3x-4 \right |+\left | 4x-5 \right |+\left | 5x-4 \right |=4$. Chứng minh rằng M.m = 1

 

           b, Giải phương trình nghiệm nguyên dương: $x^{6}+x^{3}y=y^{3}+2y^{2}$

 

Câu 4: Cho (O;R) và hai đường kính AB và CD thay đổi. Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) lần lượt cắt BC và BD ở E,F. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của AE, AF.

            a, Chứng minh trung điểm H của AO là trực tâm tam giác BPQ.

            b, Tìm điều kiện của AB và CD để  điện tích tam giác BPQ đạt min

            c, Chứng minh rằng $CE.DF.EF= CD^{3}$ và $(\frac{BE}{BF})^{3}= \frac{CE}{DF}$

 

Câu 5: a, Gọi m và n lần lượt là số chữ số của $2^{2015}$ và $5^{2015}$. Tính m+n

 

           b, Cho (O;1) và 3 điểm A,B,C tùy ý. Chứng minh rằng luôn tồn tại điểm M nằm trên đường tròn sao cho $MA+MB+MC\geq 3$

 




#548566 Đề thi chọn HSG cấp tỉnh Bắc Giang môn Toán 9 năm học 2014-2015

Gửi bởi Riann levil trong 21-03-2015 - 20:14

4-1, các bác tự vẽ hình nhá:

Gọi trung điểm of DM là I. Ta có BI=IM=ID= 1/2 DM ( trung tuyến ứng với cạnh huyền)

vì ID=IB, AD=AB nên D đối xưng vs B qua AI suy ra $\widehat{ADI}=\widehat{ABI}$

Mặt khác $\widehat{ADI}=\widehat{IEB}$$\widehat{ADI}=\widehat{IEB}$ ( do DAEI nội tiếp)

suy ra$\widehat{IEB}= \widehat{IBE}$ suy ra IE=IB 

xét tam giác EBF vuong có IE=IB suy ra 1/2 DM= IB=IE=IF= 1/2 EF suy ra đpcm




#548555 $\sum \frac{a^2}{a+2b^3}\geq 1$

Gửi bởi Riann levil trong 21-03-2015 - 19:36

chém bài 1b:  

$\sum \frac{a^{2}}{a^{2}+2b^{2}}= \sum \frac{a^{2}}{a^{2}+2b^{2}}+\frac{1}{9}(a^{2}+2b^{2})-\frac{1}{9}(a^{2}+2b^{2})\geq \sum \frac{2}{3}a-\frac{1}{9}(a^{2}+2b^{2})= \frac{2}{3}(a+b+c) - \frac{1}{3}(a^{2}+b^{2}+c^{2})\geq 1$

:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:




#546802 Chứng minh $MT=MG$

Gửi bởi Riann levil trong 12-03-2015 - 22:24

K thuộc DO là đường trung trực của  HG nên KH=KG. Mà OH=OG suy ra H đối xứng với G qua OK suy ra KHO=KGO.

MÀ KGO=KMO ( vì KOGM nội tiếp) , KHO=OTH suy ra KMO=OTH suy ra MKTO noi tiếp suy ra OTM=OKM = 90. suy ra MT la tiep tuyen voi (O) suy ra MT=MG




#542967 Chứng minh $b^{3}+a^{2}c+ac^{2}=3abc$

Gửi bởi Riann levil trong 04-02-2015 - 18:18

vì $x_{1}=x_{2}^{2}\Rightarrow (x_{1}-x_{2}^{2})(x_{2}-x_{1}^{2})= 0$

$\Rightarrow x_{1}x_{2}-(x_{1}+x_{2})[(x_{1}+x_{_{2}})^{2}-3x_{1}x_{2}]+x_{1}^{2}x_{2}^{2}=0$

$\Rightarrow \frac{c}{a}-\frac{-b}{a}(\frac{b^{2}}{a^{2}}-\frac{3c}{a})+\frac{c^{2}}{a^{2}}=0\Rightarrow ca^{2}-b^{3}+3abc+c^{2}a=0$

( :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: THÍCH THÌ LIKE SAI THÌ SỬA :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: )




#540105 Tìm min S ,S= $x^{3}+y^{3}+z^{3}+x^{2...

Gửi bởi Riann levil trong 09-01-2015 - 15:51

1. Cho x,y,z, thỏa mãn $x^{2}+y^{2}+z^{2}=1$. Tìm max P

P = $xy+yz+zx+\frac{1}{2}[x^{2}(y-z)^{2}+y^{2}(z-x)^{2}+z^{2}(x-y)^{2}]$

2. Cho x,y,z không âm và $x+y+z=1,5$. Tìm min S

S= $x^{3}+y^{3}+z^{3}+x^{2}.y^{2}.z^{2}$

Ps: tui mới kiểm tra đội gặp 2 bài này khó quá, mọi ng giúp với. Thanks trc!




#539866 chứng minh CI=CB

Gửi bởi Riann levil trong 06-01-2015 - 17:46

ĐỀ sai rồi, DF là trung tuyến của tgiac ADC

Hình bạn tự vẽ nhé!!

Gọi DF giao AB là M, AE giao CD là N.

Ta có: $\frac{CN}{DN}= \frac{AC}{AD}= \frac{AC}{BC}= \frac{AH}{HD}\Rightarrow \frac{CN}{DN}.\frac{HD}{AH}= 1$

Tam giác ADC có CH, AN, DM đồng quy nên theo định lý Ceva ta có:

$\frac{CN}{DN}.\frac{HD}{AH}.\frac{AM}{MC} = 1\Rightarrow \frac{AM}{MC}=1 $

Suy ra AM=MC. Vậy DF là Trung tuyến của tgiac ADC (Phần này mình làm hơi cầu kì, thực ra cũng k phải đùng Ceva nhưng mình quên cách đấy rồi, cũng dùng tỉ số đấy ). Từ đây thì đễ dàng cm DCIA là hình bình hành nên CI=AD=BC