Đến nội dung

nangcuong8e

nangcuong8e

Đăng ký: 16-10-2014
Offline Đăng nhập: 10-04-2017 - 22:45
**---

#626030 Inequalities From 2016 Mathematical Olympiads

Gửi bởi nangcuong8e trong 08-04-2016 - 23:29

áp dụng bđt AM-GM ta có $VT\geq \sum \sqrt{\frac{2x}{y}}$

tiếp tục áp dụng AM-GM 1 lần nữa ta có$\sum \sqrt{\frac{2x}{y}}\geq 3\sqrt[3]{\sqrt{\frac{8xyz}{yxz}}}$=$3\sqrt{2}$

Dòng màu đỏ cần có đk $a,b,c >0$ để nó có nghĩa.

 

Bài 17 (Azerbaijan Junior Mathematical Olympiad). Với $x,\,y,\,z$ là ba số thực khác $0.$ Chứng minh rằng $$\sqrt {x^2+\frac {1}{y^2}}+ \sqrt {y^2+\frac {1}{z^2}}+ \sqrt {z^2+\frac {1}{x^2}}\geq 3\sqrt {2}. $$

Ta có  $a^3 +b^3+c^3 -3abc =(a+b+c)[\frac{(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2}{2}] \geq 0 \Leftrightarrow a+b+c \geq 0$
 Mà $\sum \sqrt[6]{x^2 +\frac{1}{y^2}} > 0$ nên $\sum \sqrt{x^2+\frac{1}{y^2}} \geq 3\sqrt[6]{(x^2+\frac{1}{y^2})(y^2+\frac{1}{z^2})(z^2+\frac{1}{x^2})}$.

Áp dụng Holder: $(x^2+\frac{1}{y^2})(y^2+\frac{1}{z^2})(z^2+\frac{1}{x^2}) \geq (\sqrt[3]{(xyz)^2} +\sqrt[3]{\frac{1}{(xyz)^2}})^3$.

$\Leftrightarrow 3\sqrt[6]{(x^2+\frac{1}{y^2})(y^2+\frac{1}{z^2})(z^2+\frac{1}{x^2})} \geq 3\sqrt{\sqrt[3]{(xyz)^2} +\sqrt[3]{\frac{1}{(xyz)^2}}}$

 Cần chứng minh $3\sqrt{\sqrt[3]{(xyz)^2} +\sqrt[3]{\frac{1}{(xyz)^2}}} \geq 3\sqrt{2}$

hay $\sqrt[3]{(xyz)^2} +\sqrt[3]{\frac{1}{(xyz)^2}} \geq 2$ (điều này đúng theo AM - GM)
 Dấu $"="$ xảy ra khi $x=y=z=1$ hoặc $x=y=z=-1$




#620154 $\sum \frac{3a+4}{a^2+1} \leq \f...

Gửi bởi nangcuong8e trong 13-03-2016 - 22:56

Có: $\frac{3a+4}{a^{2}+1}+2a-\frac{11}{2}=\frac{4a^{3}+11a^{2}-10a+3}{a^{2}+1}\leq 0,\forall a>0,a\in\mathbb{R}$

$\Rightarrow \frac{3a+4}{a^{2}+1}\leq \frac{11}{2}-2a$

Xây dựng các $bđt$ tương tự rồi cộng lại được $\sum \frac{3a+4}{a^{2}+1}\leq \frac{33}{2}-2(\sum a)\leq \frac{33}{2}-6\sqrt[3]{abc}=\frac{21}{2}(Q.E.D)$ 

Có vẻ chỗ màu đỏ sai rồi thì phải bạn, phải là $\frac{4a^3-11a^2+10a-3}{a^2+1} =\frac{(a-1)^2(4a-3)}{a^2+1} \leq 0$ cũng không đúng với mọi $a > 0$
 Cách giải khác
Ta có: $\sum \frac{3a+4}{a^2+1} \leq \frac{21}{2}$
$\Leftrightarrow \sum (\frac{9}{2} -\frac{3a+4}{a^2+1}) \geq \frac{27}{2} -\frac{21}{2}$
$\Leftrightarrow \sum \frac{(3a-1)^2}{a^2+1} \geq 6$ $(1)$
 Ta sẽ chứng minh $(1)$ đúng. Thật vậy, $\sum \frac{(3a-1)^2}{a^2+1} \geq \frac{9(a+b+c-1)^2}{a^2+b^2+c^2+3}$

Đến đây ta phải chứng minh $\frac{3(a+b+c-1)^2}{a^2+b^2+c^2+3} \geq 2$
Tương đương với $\sum a^2 +6\sum ab \geq 6\sum a +3$

$\Leftrightarrow (a+b+c)^2-6(a+b+c)+9 +4(ab+bc+ca) \geq 12$
$\Leftrightarrow (a+b+c-3)^2 +4(ab+bc+ca) \geq 12$ (đúng theo AM-GM với $abc=1$)
 Vậy bất đẳng thức được chứng minh.
Dấu $"="$ xảy ra khi $a=b=c=1$




#619792 Đề thi học sinh giỏi Toán Thanh Hóa 2015-2016

Gửi bởi nangcuong8e trong 11-03-2016 - 22:27

Em ko hỉu chỗ đó anh ơi. Mong anh giải thích rõ chỗ đó dùm em  :D

sr bạn, mình đã fix




#619773 Đề thi học sinh giỏi Toán Thanh Hóa 2015-2016

Gửi bởi nangcuong8e trong 11-03-2016 - 21:48

Sáng nay mới thi, up lên cho cô, dì, chú, bác, các anh em vào cùng làm  :lol:

Định chụp ảnh cơ mà sợ không thấy rõ, ai có lòng hảo tâm mấy bài dễ cho em xin cái đáp số để so sánh với ạ  :icon6:

 

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA                                          ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

                                                                                                                    MÔN THI: TOÁN

 

Câu 5 (2.0 điểm ): Cho các số dương a,b,c thỏa mãn $ab^{2}+bc^{2}+ca^{2}=3$

Chứng minh rằng: $\frac{2a^{5}+3b^{5}}{ab}+\frac{2b^{5}+3c^{5}}{bc}+\frac{2c^{5}+3a^{5}}{ca}\geqslant 15(a^{3}+b^{3}+c^{3}-2)$

 

                                                  -----------------------Hết---------------------------------

Lời giải:
Ta có: $\sum \frac{2a^5+3b^5}{ab} \geq 15(a^3+b^3+c^3-2)$
$\Leftrightarrow \sum \frac{2a^5+3b^5}{ab} -\sum ab^2 \geq 15(\sum a^3 -3 \sum ab^2)$
$\Leftrightarrow \sum \frac{(a-b)^2(2a^3+4a^b+6ab^2+3b^3)}{ab} \geq 15 \sum (a+2b)(a-b)^2$
$\Leftrightarrow \sum \frac{(a-b)^4(2a+3b)}{ab} \geq 0$ (luôn đúng với mọi $a,b,c$ dương)

Vậy: Bất đẳng thức được chứng minh.
 Dấu $"="$ xảy ra khi $a=b=c=1$

Nguồn: Facebook




#619531 $abc+2 \ge ab+bc+ac \ge abc$

Gửi bởi nangcuong8e trong 10-03-2016 - 19:09

Cho $a,b,c \ge 0$ thỏa $a^2+b^2+c^2+abc=4$. C/m 
$abc+2 \ge ab+bc+ac \ge abc$

 Mình sẽ chứng minh $abc +2 \geq ab+bc+ca$ trước.
+, Nếu trong 3 số $a,b,c$ tồn tại 2 số bằng $0$ thì bất đẳng thức hiển nhiên đúng.
+, Nếu trong 3 số $a,b,c$ chỉ có 1 số bằng $0$, giả sử là $c$ thì ta đưa về bài toán: Cho $a,b>0$ $a^2+b^2 =4$. Chứng minh $ab \leq 2$
 Dễ dàng chứng minh được bài toán này.
+, Xét trường hợp $a,b,c >0$ thì ta có:
$a^2+b^2+c^2+abc = 4 \Leftrightarrow \sum \frac{a}{bc} +1 =\frac{4}{abc}$.
 Đặt $\frac{bc}{a} =u$; $\frac{ca}{b} =v$; $\frac{ab}{c} =w$ thì điều kiện bài toán trở thành $\sum \frac{1}{u} +1 = \frac{4}{wvu}$

$\Leftrightarrow wv+vu+uw +wvu =4$
 Do đó tồn tại $w,u,v$ với $w=\frac{2x}{y+z}$;$v=\frac{2y}{z+x}$ ;$u=\frac{2z}{x+y}$

Hay $\frac{bc}{a}=\frac{2x}{y+z}$;$\frac{ca}{b}=\frac{2y}{z+x}$ ;$\frac{ab}{c}=\frac{2z}{x+y}$
$\Rightarrow abc= \frac{bc}{a}.\frac{ab}{c}.\frac{ca}{b} =\frac{8xyz}{(x+y)(y+z)(z+x)}$
$ab = \frac{2x}{y+z}.\sqrt{\frac{4yz}{(z+x)(x+y)}} =4.\frac{x}{y+z}.\sqrt{\frac{yz}{(x+y)(z+x)}}$

$ab = 4.\frac{y}{x+z}.\sqrt{\frac{xz}{(x+y)(z+y)}}$

$ab = 4.\frac{z}{y+x}.\sqrt{\frac{xy}{(x+z)(z+y)}}$
Vậy: Ta sẽ chứng minh $\frac{8xyz}{(x+y)(y+z)(z+x)} +2 \geq \sum 4.\frac{x}{y+z}.\sqrt{\frac{yz}{(x+y)(z+x)}}$
Tương đương với $4xyz +(x+y)(y+z)(z+x) = 6xyz +\sum xy(x+y) \geq \sum 2x.\sqrt{yz(z+x)(x+y)}$

Điều này đúng vì theo AM-GM thì $\sum 2x.\sqrt{[y(z+x)][z(x+y)]} \leq \sum x[y(z+x) +z(x+y)] = 6xyz +\sum xy(x+y)$
 Bài toán được chứng minh.
Dấu $"="$ xảy ra khi $a=b=c=1$ hoặc $a=b=\sqrt{2};c=0$ và các hoán vị của chúng.




#618730 Đề thi thử vòng 1 vòng 2 chuyên KHTN lần 2 . Năm 2015-2016

Gửi bởi nangcuong8e trong 06-03-2016 - 15:33

Câu IV (Vòng 2 - Đợt 2): Ta có:

 $(\sum \sqrt[4]{\frac{a}{a+b}})^2 \leq (\sum \sqrt{a+c})(\sum \sqrt{\frac{a}{(a+b)(a+c)}})$

Mà $(\sum \sqrt{a+c})(\sum \sqrt{\frac{a}{(a+b)(a+c)}}) \leq \sqrt{6(a+b+c)}.\sqrt{\frac{6(ab+bc+ca)}{(a+b)(b+c)(c+a)}}$

 Do đó ta cần chứng minh $\sqrt{\frac{(a+b+c)(ab+bc+ca)}{(a+b)(b+c)(c+a)}} \leq \frac{3}{\sqrt{2}}$

Tương đương với $8(a+b+c)(ab+bc+ca) \leq 9(a+b)(b+c)(c+a)$ (dễ dàng chứng minh được điều này)
 Vậy BĐT được chứng minh. Dấu $"="$ xảy ra khi $a=b=c$ 




#618557 Đề thi HSG Toán 9 tỉnh Ninh Bình năm 2015-2016

Gửi bởi nangcuong8e trong 05-03-2016 - 20:03

            SỞ GIÁO DỤC VÀ TÀO ĐẠO                                              ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS

                  TỈNH NINH BÌNH                                                                            NĂM HỌC 2015-2016

                                                                                                                                Môn:TOÁN

   $\boxed{\textrm{ĐỀ THI CHÍNH THỨC}}$                                                                          Ngày thi:02/03/2016

                                                                                                    Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)

                                                                                                              Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang        

 

 

Câu 3 (1,5 điểm).

 

        Cho các số thực không âm $x,y,z$ đôi một khác nhau đồng thời thỏa mãn $(z+x)(z+y)=1$.Chứng minh rằng:

 

$$\frac{1}{(x-y)^2}+\frac{1}{(z+x)^2}+\frac{1}{(z+y)^2}\geq 4$$

 

 

 

P/s : Hôm nay mới có thời gian gửi đề lên :)).Nhận xét về đề :" Đề năm nay dễ hơn nhiều so với năm ngoái.Dự là năm nay lắm điểm cao :) " .

 

Nguồn đề:Kim Vu

 

                     

Đặt $z+x=a$ và $z+y=b$ thì dễ chứng minh được $a,b >0$ và $ab=1$

 Bây giờ ta phải chứng minh: $A = \frac{1}{(a-b)^2} +\frac{1}{a^2} +\frac{1}{b^2} \geq 4$

Xét $A = \frac{1}{(a-b)^2} +\frac{1}{a^2} +\frac{1}{b^2} =\frac{1}{(a-b)^2} +(a^2+b^2) =\frac{1}{(a-b)^2} +(a-b)^2+2$

$\Rightarrow A \geq 2 +2 =4$ (đpcm)
Dấu $"="$ xảy ra $\Leftrightarrow z+x =\frac{1+\sqrt{5}}{2}; z+y = \frac{-1 +\sqrt{5}}{2}$ và hoán vị của chúng




#606751 TOPIC:CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI HSG TOÁN 9 VÀ VÀO LỚP 10

Gửi bởi nangcuong8e trong 02-01-2016 - 16:06

Tiếp tục nào  :wub: : 
Bài 18 : Tìm $n$ nguyên dương sao cho $(n-1)! \vdots n$

+, Với $n=1$ thì $(n-1)! =0! =1 \vdots 1$. Do đó $n=1$ là giá trị cần tìm của $n$

+, Với $n \geq 2$ thì ta có 2 trường hợp:

 -, Với $n$ là hợp số thì $n=p_1^{a_1}.p_2^{a_2}...p_n^{a_n}$ ($p_1;p_2;...;p_n \in P$)

Do $n$ là hợp số nên $p_1^{a_1};p_2^{a_2};...;p_n^{a_n} < n$

$\Rightarrow (n-1)! \vdots p_1^{a_1};p_2^{a_2};...;p_n^{a_n}$ mà $p_1;p_2;...;p_n \in P$

nên $(n-1)! \vdots p_1^{a_1}.p_2^{a_2}...p_n^{a_n}$ hay $(n-1)! \vdots n$

 -, Với $n$ nguyên tố thì $(n-1)! +1 \vdots n \Rightarrow (n-1)!$ không chia hết $n$




#606744 TOPIC:CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI HSG TOÁN 9 VÀ VÀO LỚP 10

Gửi bởi nangcuong8e trong 02-01-2016 - 15:51

Tiếp tục nào  :wub: : 
Bài 14: Chứng minh rằng :  
f) $F=5^{2n-1}.2^{n+1}+3^{n+1}.2^{2n-1} \vdots 38$ 
 

+, Với $n=1$ thì $F$ trở thành: $F=5^{2.1-1}.2^{1+1}+3^{1+1}.2^{2.1-1} =38 \vdots 38$

 Do đó đề bài đúng với $n=1$

 Giả sử đề bài đúng với $n=k (k \in Z^+)$, tức là $F=5^{2k-1}.2^{k+1}+3^{k+1}.2^{2k-1} \vdots 38$

Ta cần chứng minh đề bài đúng với $n=k+1$, tức là $5^{2k+1}.2^{k+2}+3^{k+2}.2^{2k+1} \vdots 38$. Thật vậy:

 $5^{2k+1}.2^{k+2}+3^{k+2}.2^{2k+1} \vdots 38 \Leftrightarrow (5^{2k+1}.2^{k+2}+3^{k+2}.2^{2k+1}) -(5^{2k-1}.2^{k+1}+3^{k+1}.2^{2k-1}) \vdots 38$

Xét $(5^{2k+1}.2^{k+2}+3^{k+2}.2^{2k+1}) -(5^{2k-1}.2^{k+1}+3^{k+1}.2^{2k-1})$

$=49.5^{2k-1}.2^{k+1} +11.3^{k+1}.2^{2k-1} =11(5^{2k+1}.2^{k+2}+3^{k+2}.2^{2k+1}) +38.5^{2k-1}.2^{k+1} \vdots 38$

 Do đó bài toán cũng đúng với $n=k+1$

Vậy: $F=5^{2n-1}.2^{n+1}+3^{n+1}.2^{2n-1} \vdots 38$ với mọi $n$




#606740 TOPIC:CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI HSG TOÁN 9 VÀ VÀO LỚP 10

Gửi bởi nangcuong8e trong 02-01-2016 - 15:34

Tiếp tục nào  :wub: : 
Bài 14: Chứng minh rằng :  
c) $n^2+n+2$ không chia hết cho $15$ 
d) $9n^3+9n^2+3n-16$ không chia hết cho $343$  
 

c, +, Với $n \vdots 3$ thì $C= n^2+n+2 \not\equiv 0$ (mod $3$) nên $n^2+n+2 \not\equiv 0$ (mod $15$)

+, Với $n$ không chia hết 3 thì $n^2 \equiv 1$ (mod $3$) $\Rightarrow n^2+2 \vdots 3 \Rightarrow n^2+n+2 \not\equiv 0$(mod $3$)

 Vậy: $C=n^2+n+2$ không chia hết cho 15 với mọi $n$

d,Ta có: $D=9n^3+9n^2+3n-16 =(3n+1)^3-49$

+, Nếu $(3n+1)^3 \vdots 343$ thì $D=(3n+1)^3-49$ không chia hết cho $343$

+, Nếu $(3n+1)^3$ không chia hết $343 \Rightarrow 3n+1$ không chia hết $7$

$\Rightarrow (3n+1)^3-49$ không chia hết cho $7 \Rightarrow D$ không chia hết cho $343$

 Vậy: $D=9n^3+9n^2+3n-16$ không chia hết cho $343$ mọi $n$




#606737 TOPIC:CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI HSG TOÁN 9 VÀ VÀO LỚP 10

Gửi bởi nangcuong8e trong 02-01-2016 - 15:25

Tiếp tục nào  :wub: : 
Bài 14: Chứng minh rằng : 
a) $n^{12}-n^8-n^4+1 \vdots 512$ với $n$ lẻ 
 

Ta có: $n^{12}-n^8-n^4+1 = (n^2-1)^2.(n^2+1)^2(n^4+1)=(n-1)^2(n+1)^2(n^2+1)^2(n^4+1)$

 Dễ dàng chứng minh $(n-1)^2(n+1)^2 \vdots 64$ với $n=4k \pm 1(k \in Z^+)$ (do $n$ lẻ)

đồng thời cũng chứng minh được $(n^2+1)^2(n^4+1) \vdots 8$ với $n$ lẻ nên $(n-1)^2(n+1)^2(n^2+1)^2(n^4+1) \vdots 512$

Hay $n^{12}-n^8-n^4+1 \vdots 512$




#589760 Đăng ký tham gia dự thi VMEO IV

Gửi bởi nangcuong8e trong 19-09-2015 - 12:45

Họ tên: Nguyễn Năng Cường
Nick trong diễn đàn (nếu có): nangcuong8e
Năm sinh: 2001
Dự thi cấp: THCS



#587599 $\boxed{{Topic}}$ Ôn thi học sinh giỏi lớp...

Gửi bởi nangcuong8e trong 06-09-2015 - 12:05

BÀI 123:(mở file)

2, GIải phương trình: $\sqrt{x-1} +(x-3) =\sqrt{2(x-3)^2+2x-2}$ (Đkxđ: $x \geq 3$)

 Ta luôn có: $\sqrt{x-1} +(x-3) =\sqrt{x-1} +\sqrt{(x-3)^2} \leq \sqrt{2[(x-3)^2+(x-1)]}$

Dấu $"="$ xảy ra khi $x \in {5;2}$

 Vậy: Phương trình có 1 nghiệm $x=5$

Bài 124: Giải phương trình: $(\sqrt{x+3} -\sqrt{x})(\sqrt{1-x} +1) =1$

Bài 125: Cho $x,y$ thực dương. Tìm min của $P =\sqrt{\frac{x^3}{x^3+8y^3}} +\sqrt{\frac{4y^3}{y^3+(x+y)^3}}$




#587401 $\boxed{{Topic}}$ Ôn thi học sinh giỏi lớp...

Gửi bởi nangcuong8e trong 05-09-2015 - 15:54

 

BÀI 117:    CM: n8-n6-n4+n2 $\vdots 5760 \forall n\in \mathbb{N}$ và n lẻ

Ta có: $A =n^8-n^6-n^4+n^2 =[(n-1)n(n+1)]^2(x^2+1)$

 Chứng minh $A \vdots 2^7$ ; $A \vdots 3^2$ và $A \vdots 5$ với điều kiện $n$ lẻ ta được điều phải chứng minh.




#587301 $\boxed{{Topic}}$ Ôn thi học sinh giỏi lớp...

Gửi bởi nangcuong8e trong 04-09-2015 - 22:29

Bài 107: Cho $a,b,c$ thực dương. Chứng minh bất đẳng thức:

 

$\sqrt{(a^2b+b^2c+c^2a)(ab^2+bc^2+ca^2)} \geq abc +\sqrt[3]{(a^3+abc)(b^3+abc)(c^3+abc)}$

 

Bài 108: Với kí hiệu $[a]$ là phần nguyên của số thực $a$ thì chứng minh rằng, với mọi $n \in N$ thì $[(2+\sqrt{3})^n]$ là một số lẻ