Đến nội dung

hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

Đăng ký: 21-01-2015
Offline Đăng nhập: 26-02-2022 - 20:47
****-

#638044 Đề thi môn Toán vòng 1 vào chuyên Khoa Học Tự Nhiên năm 2016-2017

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 04-06-2016 - 18:41

 

 ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                            ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

   THPT KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                                 THPT CHUYÊN NĂM 2015-2016

                                                                                                               Môn:Toán (Vòng 1)

                                                                                     Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

$\boxed{\textrm{ĐỀ THI CHÍNH THỨC}}$


Câu 2 (2,5 điểm)

1)Tìm tât cả các giá trị của tham số $m$ sao cho tồn tại cặp số nguyên $(x;y)$ thỏa mãn hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} 2+mxy^2=3m & & \\ 2+m(x^2+y^2)=6m & & \end{matrix}\right.$$

2)Với $x,y$ là những số thực thỏa mãn các điều kiện $0<x\leq y\leq 2,2x+y\geq 2xy$ , tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

$$P=x^2\left ( x^2+1 \right )+y^2\left ( y^2+1 \right )$$
 

1)Nếu $m=0$ thì hiển nhiên hệ vô nghiệm

Xét $m$ khác $0$

Trừ vế theo vế của 2 phương trình ta có $m(x^2+y^2-xy^2)=3m\Rightarrow x^2+y^2-xy^2=3\Leftrightarrow x^2-1-y^2(x-1)=2\Leftrightarrow (x-1)(x+1-y^2)=2$

Triển phương pháp xét ước là ok

 

Xét dãy 10 số $1,2,...,9,10$

Suy ra $a \leq 1+2+...+10=55 $

Ta chứng minh $a=55$ là số đẹp lớn nhất

Thật vậy, ta xét dãy $a_1,a_2,...,a_9,a_{10} $ bất kì 

Khi đó, ta có $a_1+a_2+...+a_9+a_{10} \geq 1+2+...+10 =55=a $

Do đó $a=55$

Lời giải của bạn mình thấy không ổn lắm,đoạn tô đỏ không rõ ràng.

p.s:Không biết có xác thực hay không nhưng nghe phong phanh là đáp số bằng $505$ còn lời giải thì ...mình chưa giải được =))




#638033 Đề thi môn Toán vòng 1 vào chuyên Khoa Học Tự Nhiên năm 2016-2017

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 04-06-2016 - 18:11

 

 ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                            ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

   THPT KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                                 THPT CHUYÊN NĂM 2015-2016

                                                                                                               Môn:Toán (Vòng 1)

                                                                                     Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

$\boxed{\textrm{ĐỀ THI CHÍNH THỨC}}$


Câu 2 (2,5 điểm)

1)Tìm tât cả các giá trị của tham số $m$ sao cho tồn tại cặp số nguyên $(x;y)$ thỏa mãn hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} 2+mxy^2=3m & & \\ 2+m(x^2+y^2)=6m & & \end{matrix}\right.$$

2)Với $x,y$ là những số thực thỏa mãn các điều kiện $0<x\leq y\leq 2,2x+y\geq 2xy$ , tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

$$P=x^2\left ( x^2+1 \right )+y^2\left ( y^2+1 \right )$$

Câu 3 (3 điểm)

Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $(O)$ với $AB<AC$. Phân giác của $\widehat{BAC}$ cắt $BC$ tại $D$ và cắt $(O)$ tại $E$ khác $A$ . $M$ là trung điểm của đoạn thẳng $AD$.Đường thẳng $BM$ cắt $(O)$ tại $P$ khác $B$ . Giả sử các đường thẳng $EP$ và $AC$ cắt nhau tại $N$

1)Chứng minh rằng:$APNM$ nội tiếp và $N$ là trung điểm của $AC$

2)Giả sử đường tròn $(K)$ ngoại tiếp tam giác $EMN$ cắt đường thẳng $AC$ tại $Q$ khác $N$ . Chứng minh rằng: $B$ và $Q$ đối xứng qua $AE$

3)Giả sử $(K)$ cắt đường thẳng $BM$ tại $R$ khác $M$ . Chứng minh rằng:$RA\perp RC$

Chém câu hình :D

1)$AE$ là phân giác góc $BAC$ nên $E$ là điểm chính giữa cung nhỏ $BC$

$\Rightarrow \widehat{BPE}=\widehat{CAE}\Rightarrow APMN nt$

$\Rightarrow \widehat{BCA}=\widehat{MPA}=\widehat{MNA}\Rightarrow MN//BC\Rightarrow N$ là trung điểm $AC$ (do $M$ là trung điểm $AD$

2)Gọi $K'$ là giao điểm của $BQ$ và $AE$

Tứ giác $MNQE$ nội tiếp nên $\widehat{EQC}=\widehat{EMN}=\widehat{EPA}=\widehat{QCE}\Rightarrow EQ=EC=EB$

Mặt khác $\widehat{BEK'}=\widehat{BCA}=\widehat{MNA}=\widehat{AEQ}\Rightarrow \Delta K'EB=\Delta K'EQ(c.g.c)\Rightarrow B,Q$ đối xứng qua $AE$

3)Chứng minh tương tự (2) suy ra $R,C$ đối xứng nhau qua $PE$

suy ra $NR=NC$ mà $N$ là trung điểm $AC$ nên $NR=NC=NA$ suy ra tam giác $ARC$ vuông tại $R$ suy ra đpcm

khtn.JPG




#637863 Đề thi môn Toán chuyên trường Chuyên Sư Phạm - Hà Nội năm 2016-2017

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 03-06-2016 - 19:03

Chưa chặt bạn ạ, bạn giải sử $B,C,E$ là không được rồi, vì nó phụ thuộc hình vẽ. Trường hợp này sẽ khác trường hợp kia.

Bài này em cũng nghĩ là em giải nó không chuẩn lắm :)).Em sửa thế này ạ:

Em nghĩ là vai trò của cặp điểm $E$ và $H$;$G$ và $F$ là giống nhau nên sẽ tương tự

Nếu là $B,C,F$ thì lập luận tương tự cũng ra $H,A$ phải màu vàng suy ra $G$ màu đỏ từ đó có $E$ màu vàng.Gọi trung điểm $T$ của $GF$ nữa là bài toán được giải quyết

Đó là trường hợp có 2 đỉnh kề nhau,nếu như 2 đỉnh liên tiếp không cùng 1 màu

Xét điểm $B$ thì chỉ có các điểm $D,F,H$ sẽ cùng màu với $B$ 

Khi đó thì nhận thấy từng trường hợp điểm ta đều có tam giác thỏa mãn đề bài

Nếu em thêm lời giải vào như vậy đã ổn chưa ạ?  :mellow:




#637853 Cập nhật tình hình, thảo luận, chém gió về kì thi vào lớp 10 THPT

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 03-06-2016 - 18:21

Tuần sau em thi mà giờ vẫn chưa ôn văn được mấy,toán với anh thì đã max gà rồi chắc xác định quá :(

Có bạn nào ở Bình Dương không,xem đề tốt nghiệp Tiếng anh của Bình Dương thấy kinh quá  :(

Ps:Chia sẻ vậy thui chứ giờ phải off để ôn văn nữa .....




#637847 Đề thi môn Toán chuyên trường Chuyên Sư Phạm - Hà Nội năm 2016-2017

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 03-06-2016 - 17:49

 

ĐỀ THI TUYỂN SINH

VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN ĐH SƯ PHẠM 2016-2017

Môn thi: Toán học

(Dùng cho  thí sinh thi vào Chuyên Toán và Chuyên Tin)

Thời gian làm bài:150 phút

 

 

Câu 3 (2,0 điểm) Cho $S$ là tập hợp các số nguyên dương $n$ có dạng $n=x^2+3y^2$ trong đó $x,y$ là các số nguyên dương.Chứng minh rằng:

 

a)Nếu $a,b \in S$ thì $ab \in S$

 

b)Nếu $N \in S$ và $N$ chẵn thì $N$ chia hết cho $4$ và $\frac{N}{4} \in S$

 

 

Câu 5 (1,0 điểm) Giả sử mỗi điểm của mặt phẳng được tô bởi một trong ba màu : xanh,đỏ,vàng . Chứng minh rằng tồn tại ba điểm cùng màu là ba đỉnh của một tam giác cân

 

HẾT

 

 

Câu 3:1 bài toán của thầy Nam Dũng,đã được thảo luận tại đây

Câu 5:Chém câu tổ không biết đã chuẩn chưa  :D

Xét bát giác đều $ABCDEFGH$

Xét theo 1 điểm bất kì nối 7  điểm còn lại,theo Dirichlet tồn tại 3 điểm có cùng màu.

Không mất tính tổng quát giả sử 3 điểm đó cùng màu đỏ.

Giả sử điểm đang xét là $A$ và 3 điểm màu đỏ là $B,C,E$,nếu $D$ màu đỏ ta có đpcm,giả sử $D$ màu xanh.

Gọi $O$ là tâm của bát giác nếu $O$ có màu đỏ ta có đpcm

Nếu $O$ màu xanh

+1 trong 4 điểm $A,H,G,F$ có màu xanh ta có đpcm

+Áp dụng định lý Dirichlet,tồn tại ít nhất 3 điểm có cùng màu đỏ hoặc vàng.

Giả sử $G,A$ màu đỏ thì tam giác $GEC,ABC$ là tam giác cần tìm

+Nếu $A,G$ màu vàng thì $H$ màu vàng ta có đpcm

+Nếu $H$ màu đỏ,gọi $I,J,K$ lần lượt là trung điểm của $FE,CD,AB$

+Khi đó $J,I$ màu vàng (nếu $J,I$ màu đỏ thì tam giác $BJE,IHC$ là tam giác cần tìm)

+Nếu $K$ màu đỏ thì tam giác $KAF$ là tam giác cần tìm

+Nếu $K$ màu vàng thì tam giác $KJI$ là tam giác cần tìm

Trường hơp $O$ màu vàng tương tự

sp1.JPG




#635282 Tìm các số nguyên dương $x,y,z$ sao cho $\frac{x^...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 24-05-2016 - 21:14

Tìm các số nguyên dương $x,y,z$ sao cho $\frac{x^{2}y^{2}z^{2}}{x^{3}+y^{3}+z^{3}}$ là một số nguyên tố.




#635273 $\frac{x^{3}}{3y+1}+\frac{y...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 24-05-2016 - 20:52

x, y, z$\geqslant 0$ thỏa mãn: $x^{3}+y^{3}+z^{3}=3$. Tìm Min:

$\frac{x^{3}}{3y+1}+\frac{y^{3}}{3z+1}+\frac{z^{3}}{3x+1}$

 

x, y, z$\geqslant 0$ thỏa mãn: $x^{3}+y^{3}+z^{3}=3$. Tìm Min:

$\frac{x^{3}}{3y+1}+\frac{y^{3}}{3z+1}+\frac{z^{3}}{3x+1}$

Áp dụng AM-GM:$x^{3}+1+1\geq 3x\Rightarrow x^{3}+3\geq 3x+1\Rightarrow \frac{x^{3}}{3x+1}\geq \frac{x^{3}}{x^{3}+3}\Rightarrow \sum \frac{x^{3}}{3y+1}\geq \sum \frac{x^{3}}{y^{3}+3}$

Đặt $x^3=a;y^3=b;z^3=c$ cho dễ nhìn :D thì ta có $a+b+c=3$

Áp dụng Cauchy-Schwarz:$\sum \frac{a^{2}}{ab+3a}\geq \frac{(a+b+c)^{2}}{\frac{(a+b+c)^{2}}{3}+3(a+b+c)}=\frac{3^{2}}{3+3.3}=\frac{3}{4}$

Dấu ''='' xảy ra khi $x=y=z=1$

 

$\frac{x^{3}}{3y+1}+\frac{y^{3}}{3z+1}+\frac{z^{3}}{3x+1}\geq \frac{3}{4}$

Cauchy-Schwarz:

$\frac{x^{3}}{3y+1}+\frac{y^{3}}{3z+1}+\frac{z^{3}}{3x+1}=\frac{x^{6}}{3x^{3}y+x^{3}}+\frac{y^{6}}{3y^{3}z+y^{3}}+\frac{z^{6}}{3z^{3}x+z^{3}}\geq \frac{(x^{3}+y^{3}+z^{3})^{2}}{3(x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x)+x^{3}+y^{3}+z^{3}}=\frac{3}{1+(x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x)}$

Đến đây ta cần CM: 

$\frac{3}{1+(x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x)}\geq \frac{3}{4}\Leftrightarrow x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x\leq 3$

Mà: $(x^{3}+x^{3}+1)+(y^{3}+y^{3}+1)+(z^{3}+z^{3}+1)\geq 3(x^{2}+y^{2}+z^{2})\Rightarrow 3\geq (x^{2}+y^{2}+z^{2})$

$\Rightarrow x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x\leq 3\Leftrightarrow (x^{2}+y^{2}+z^{2})^{2}\geq 3(x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x)$

Đây là 1 BĐT rất nổi tiếng và chặt của giáo sư Vasile Cirtoaje ! :)  

Phức tạp quá cậu ạ  :wacko:




#635247 Xét tất cả các số nguyên dương thỏa mản n là bội của 2003, tìm giá trị bé nhấ...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 24-05-2016 - 20:00

Cách làm của em có vẻ không đúng lắm vì việc $P<2$ không phải điều kiện để $S_n$ nhỏ hơn 5 vì không phải $n$ càng nhỏ thì $S_n$ càng nhỏ.

Em nghĩ là khi $P<2$ mà $P$ là số tự nhiên thì $P=0$ hoặc $P=1$ thì khi thay vào cái $2003.\overline{P7}$ và những cái tương tự thì khi tính $S(n)$ luôn có $S(n)>5$

P/s:Em cũng thấy lời giải của em nó có phần gượng gạo,anh có ý tưởng hay lời giải nào tốt hơn thì cho tụi em xem với ạ :D




#634555 Tìm $x,y\in \mathbb{Z}^{+}$ để $...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 21-05-2016 - 20:58

Dựa vào lời giải thú vị của bạn doremon01 mình nghĩ lời giải đó hoàn toàn đúng với bài toán tổng quát: :)

Tìm các số nguyên dương $x,y$ sao cho $\frac{x^{n}y^{n}}{x^{n}+y^{n}}$ là một số nguyên tố. ($n$ nguyên dương)

Thêm nữa mong mọi người hãy góp lời giải ở bài toán sau:

Tìm các số nguyên dương $x,y,z$ sao cho $\frac{x^{2}y^{2}z^{2}}{x^{3}+y^{3}+z^{3}}$ là một số nguyên tố.

($n$ nguyên dương)




#633856 Xét tất cả các số nguyên dương thỏa mản n là bội của 2003, tìm giá trị bé nhấ...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 18-05-2016 - 11:14

Sao lại có chỗ này???

Vì $S(n)<5$ và $n$ là số nguyên dương đồng thời là bội của $2003$ nên $S(n)\epsilon \left [ 1;4 \right ]$

Mặt khác không tồn tại số nguyên dương nào có tổng các chữ số là 1 mà lại chia hết cho 2003 !

Vậy $S(n)\epsilon \left [ 2;4 \right ]$ 

Để mình chỉnh đoạn đó,có gì góp ý tiếp nhé :) 




#633792 Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng các số trên bảng

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 17-05-2016 - 22:54

Sr vì không biết up hình nên lời giải không được chi tiết lắm:

Đầu tiên là xét đường chéo chính của bảng, đánh số các cột từ $1$ đến $2017$ từ trái sang phải. Gọi $A$ là tập các ô là giao của đường chéo chính với các cột lẻ, $B$ là tập các ô là giao của đường chéo chính với các cột chẵn ( Cột lẻ là các cột được đánh số lẻ, cột chẵn là cột được đánh số chẵn). Gọi $f(A)$ là tổng các số được viết trên các ô thuộc tập $A$, $f(B)$ là tổng các số được viết trên các ô thuộc tập $B$. Từ chỗ này có thể lập luận logic hoặc chứng minh bằng quy nạp rằng tổng các số trên bảng chính bằng $f(A)-f(B)$. Vì các số trên bảng thuộc khoảng $\left [ -10;10 \right ]$ nên $f(A)\geq -10\left | A \right |$, $f(B)\leq 10\left | B \right |$, vì vậy tổng các số trên bảng nhỏ nhất bằng $f(A)-f(B)\geq -10(\left | A \right |+\left | B \right |)=-20170$. Vậy giá trị nhỏ nhất là -20170, chẳng hạn khi tất cả các cột lẻ đều các các ô được viết số -10, các ô còn lại viết số 10

Nhờ bạn chứng minh giúp mình khúc đó được không? :(




#633784 Xét tất cả các số nguyên dương thỏa mản n là bội của 2003, tìm giá trị bé nhấ...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 17-05-2016 - 22:34

Xét tất cả các số nguyên dương thỏa mản $n$ là bội của 2003, tìm giá trị bé nhất có thể có của $S(n)$

( với $S(n)$ là tổng các chữ số của n) 

Spoiler

Vì số nguyên dương $n$ là bội của $2003$ nên $n$ nhỏ nhất là 2003 có tổng các chữ số là $5$

Ta sẽ chứng minh $MinS_{n}=5$.Thật vậy,giả sử tồn tại $S(n)<5$

Vì $S(n)<5$ và $n$ là số nguyên dương đồng thời là bội của $2003$ nên $S(n)\epsilon \left [ 1;4 \right ]$

Mặt khác không tồn tại số nguyên dương nào có tổng các chữ số là 1 mà lại chia hết cho 2003 

Vậy $S(n)\epsilon \left [ 2;4 \right ]$ 

Suy ra chữ số tận cùng của bội 2003 lần lượt là $1,2,3$

+Nếu bội của 2003 có tận cùng là $1$ thì tồn tại 1 số $\overline{P7}$ sao cho $2003.\overline{P7}$ có $S(n)<5$.

$2003.\overline{P7}=20030.P+2003.7\Rightarrow P<2$.Thử các giá trị thì nhận thấy $S(n)$ trong trường hợp này luôn lớn hơn $5$ ($P$ là số tự nhiên)

+Nếu bội của 2003 có tận cùng là $2$ thì tồn tại 1 số $\overline{P4}$ sao cho $2003.\overline{P4}$ có $S(n)<5$.

$2003.\overline{P4}=20030.P+2003.4\Rightarrow P< 2$.Thử các giá trị thì nhận thấy $S(n)$ trong trường hợp này luôn lớn hơn $5$ ($P$ là số tự nhiên)

+Nếu bội của 2003 có tận cùng là $3$ thì tồn tại 1 số $\overline{P1}$ sao cho $2003.\overline{P1}$ có $S(n)<5$.

$2003.\overline{P1}=20030.P+2003.1\Rightarrow P<2$.Thử các giá trị thì nhận thấy $S(n)$ trong trường hợp này luôn lớn hơn $5$ ($P$ nguyên dương)

Vậy $MinS_{n}=5$ khi $n=2003$




#633368 Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng các số trên bảng

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 15-05-2016 - 22:12

Cho bảng ô vuông $2017×2017$ ta điền một số thực bất kì thuộc đoạn $[-10,10]$ sao cho tổng $4$ số trong hình vuông con $2×2$ bất kì bằng $0$. Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng các số trên bảng.




#633302 Tìm số nguyên dương $x,y$ sao cho các số $x^2+ky;y^2+kx$...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 15-05-2016 - 19:08

Tìm số nguyên dương $x,y$ sao cho các số $x^2+ky;y^2+kx$ đều là các số chính phương($k$ là số nguyên dương)

Mặc dù bài này chắc từ thuở nào rồi nhưng xin đào lại :D

Bài này chị chưa tìm ra cách giải tổng quát nhưng xin nêu hướng giải dạng này

Giả sử $x>y$.Xét:

TH1:$k=2m$( $m$ nguyên dương)

$x^2<x^2+2my=a^2<x^2+2mx<x^2+2mx+m^2=(x+m)^2$.Vì $m$ là số cho trước nên xét các giá trị $m=\overline{1,m-1}$ là được

TH2:$k=2m+1$( $m$ nguyên dương)

$x^{2}< x^2+(2m+1)x=a^2< x^2+(2m+2)x+(m+1)^{2}=(x+m+1)^{2}$ Vì $m$ là số cho trước nên xét các giá trị $m=\overline{1,m}$ là được (nhiều quá :( )




#633221 Cho tam thức bậc hai $P(x)=ax^2+bx+c$ ($a$ khác 0) thỏa m...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 15-05-2016 - 10:36

Cách 1: Ta có $P(x^2-2) = a(x^2-2)^2 + b(x^2-2) + c = ax^4 +(b-4a)x^2 +4a-2b+c$

                       $P(x^2) -2 = ax^4 + bx^2 +c -2 $

Mà $P(x^2-2) = P(x^2)-2 => b-4a=b => a=0 $ vô lý

Vậy không có $P(x)$ thỏa

 

Cách 2: Ta có $P(-1)=P(1) -2 $

         $a-b+c = a+b+c -2<=>b=1 $

Do đó $P(-x) = ax^2 - bx + c $ khác $P(x) $

Do đó đề sai

Bài này mình lấy từ 1 đề thi giải mãi thấy không ra nên đưa lên nhờ mọi người sửa lại đề cho đúng :D Bạn sửa đề giúp mình được không?

Spoiler