Đến nội dung

hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

Đăng ký: 21-01-2015
Offline Đăng nhập: 26-02-2022 - 20:47
****-

#628324 Tìm x;y $\in$ Z sao cho $8x^3=3^y+997$

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 19-04-2016 - 21:31

Tìm  $x;y \in Z$ sao cho 

 

$8x^3=3^y+997$

Nếu $y \leq 0$ thì $PT$ không có nghiệm nguyên

Do đó $y \geq 1$

Với $y=1$ thì $x=5$ (thỏa)

Với $y \geq 2$

+$y=2k$ thì $VP=3^{2k}+997=9^{k}+997\equiv 1-3=-2(mod 8)$ mà $VT\equiv 0(mod 8)$ nên PT vô nghiệm nguyên

+$y=2k+1$ thì $VP=3^{2k+1}+997\equiv 7(mod 9)$ 

Mặt khác $x^{3}\equiv 0;\pm 1(mod 9)\Rightarrow 8x^{3}\equiv 0,8,1(mod 9)\Rightarrow VT\neq VP$ nên PT vô nghiệm nguyên

Vậy $(x,y)=(5,1)$




#627673 Tìm Max,Min của: $A=ab+bc+2ca$

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 17-04-2016 - 09:54

Cho $a,b,c$ là các số thực thỏa mãn $a^2+b^2+c^2=k$ ($k$ là số cho trước).Tìm Max,Min của:

$A=ab+bc+2ca$

$B=2ab-bc-ca$

$C=ab-2bc-ca$




#627080 Đề thi học sinh giỏi toán lớp 9 thành phố Hà Nội năm 2015-2016

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 14-04-2016 - 16:02

                 KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ

                           Năm 2015-2016

Bài 5: (1 điểm) Cho bảng ô vuông kích thước 10.10 gồm 100 ô vuông kích thước 1.1. Điền vào mỗi ô vuông của bảng một số nguyên dương không vượt quá 10 sao cho hai số được điền ở hai ô vuông chung cạnh hoặc chung đỉnh nguyên tố cùng nhau.  CMR trong bảng ô vuông đã cho có một số xuất hiện ít nhất 17 lần

Xét hình vuông cạnh $2\times 2$,do hình vuông này có mỗi hình vuông nhỏ luôn chung cạnh hoặc chung đỉnh nên tồn tại nhiều nhất 1 số chẵn,nhiều nhất 1 số chia hết cho 3 do đó có ít nhất 2 số lẻ không chia hết cho 3.

Bảng $10\times10$ được chia thành 25 hình vuông có cạnh $2\times 2$ nên có ít nhất 50 số lẻ không chia hết cho 3.

Từ 1-10 có 3 số lẻ không chia hết cho 3 là $1,5,7$,áp dụng nguyên lí Dirichlet,1 trong 3 số trên xuất hiện ít nhất $\left \lfloor \frac{50}{3} \right \rfloor+1=17$ lần




#627041 Đề thi học sinh giỏi toán lớp 9 thành phố Hà Nội năm 2015-2016

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 14-04-2016 - 11:44

13001070_10208636162278398_2506054039610135163_n.jpg




#626183 Hỏi số $1$ được tô màu gì?

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 09-04-2016 - 20:59

Ý anh ấy là tích $2$ số khác màu chứ không phải khác nhau! :)

Chị làm bài này theo đề gốc là như sau,em có thể xem lại Đề thi thử Ams ,chị nghĩ là anh Ego ghi sai đề vì thực sự nếu để đề gốc như thế thì chị cảm thấy hơi khó hiểu  :mellow: .Chị cũng đã sửa lại đề cho chuẩn với đề thi thử vừa nói.




#626079 $\frac{a^3b}{a^3+b^3} + \frac{b^3c...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 09-04-2016 - 14:59

Đề ở trên đúng rồi :) Cách làm của HappyLife sai ở phân thức $\frac{ca(c-a)}{c^2+a^2-ca} \geqslant c-a$ do $c-a \leqslant 0$

 

Biến đổi thuần Đại Số ,ta sẽ có BĐT tương đương với:

$$\sum \frac{ab(a-b)}{a^{3}+b^{3}}\geqslant 0\Leftrightarrow \frac{a(a-b)(b-c)(a^{2}-bc)}{(a^{2}-ab+b^{2})(c^{2}+a^{2}-ca)}+\frac{c(b-c)(a-b)(ab-c^{2})}{(b^{2}+c^{2}-bc)(c^{2}+a^{2}-ac)}\geqslant 0$$

 

BĐT trên luôn đúng do $a \geqslant b \geqslant c$.

Quả đúng là em hơi hấp tấp,không để ý đến cái điều kiện,xấu hổ ghê  :wub:

Anh fix lại chỗ màu đỏ đi ạ,phải là $a^2-ab+b^2$ .

Cho em hỏi thêm làm sao anh phân tích được 2 tổng chuẩn như vậy ạ,em quy đồng lên thì ra được $\frac{(a-b)(a-c)(b-c)(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)}{\prod (a^2-ab+b^2)}\geq 0$ cũng đúng cơ mà hơi tốn sức :))




#626057 Hỏi số $1$ được tô màu gì?

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 09-04-2016 - 11:48

Giả sử các số tự nhiên được tô bởi hai màu xanh hoặc đỏ (mỗi số chỉ được tô một màu) sao cho tích hai số khác màu thì có màu đỏ, còn tổng của chúng thì tô màu xanh. Hỏi số $1$ được tô màu gì?

Nguồn: Đề thi thử Ams

Giả sử số $1$ được tô màu đỏ,khi đó vì tích của $2$ số khác nhau là màu đỏ nên với mọi số tự nhiên $k$ thì $k$ luôn là màu đỏ,tương tự $k-1$ cũng được tô màu đỏ.

Mặt khác tổng của 2 số đó là màu xanh nên $1+k-1=k$ là màu xanh (mâu thuẫn với cm trên)

Vậy số $1$ phải được tô màu xanh 




#626054 $\frac{a^3b}{a^3+b^3} + \frac{b^3c...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 09-04-2016 - 11:35

Cho $a \geq b \geq c > 0$.Chứng minh rằng

$\frac{a^3b}{a^3+b^3} + \frac{b^3c}{b^3+c^3} + \frac{c^3a}{c^3+a^3} \geq \frac{ab^3}{a^3+b^3} + \frac{bc^3}{a^3+b^3} + \frac{ca^3}{c^3+a^3}$

$\Leftrightarrow \sum \frac{ab(a^2-b^2)}{a^{3}+b^3}\geq 0\Leftrightarrow\sum \frac{ab(a-b)}{a^{2}-ab+b^2}\leq \sum \frac{ab(a-b)}{ab}=a-b+b-c+c-a=0$

Đề có sai không nhỉ ? :( hay là mình sai ?




#625633 Tìm $a,b$ để biểu thức $P=\frac{b^{2016}-3...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 07-04-2016 - 15:27

Cho phương trình $x^3-ax^2+bx-a=0$ có 3 nghiệm thực dương.Tìm $a,b$ để biểu thức $P=\frac{b^{2016}-3^{2016 }}{a^{2016}}$ đạt GTNN và tìm GTNN đó




#624798 $x+y+z+t>A$

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 04-04-2016 - 18:36

Cho $8$ số dương $a,b,c,d,x,y,z,t$ thỏa mãn điều kiện : $ax+by+cz+dt=xyzt$ . Chứng minh 
$x+y+z+t>\frac{4}{3}.(\sqrt{1+3\sqrt{a+b}+3\sqrt{a+c}+3.\sqrt{b+c}+3\sqrt{b+d}+3\sqrt{c+d}}-1)$ 
:(

Tớ nhớ 1 bài trên báo TTT2 có bất đẳng thức chặt hơn như sau:Cho $8$ số dương $a,b,c,d,x,y,z,t$ thỏa mãn điều kiện : $ax+by+cz+dt=xyzt$ . Chứng minh 

$x+y+z+t > \frac{4}{3}.(\sqrt{1+3\sqrt{a+b}+3\sqrt{a+c}+3.\sqrt{b+c}+3\sqrt{b+d}+3\sqrt{c+d}})$ 

Cách chứng minh của báo nhìn hơi ''kinh dị'' ,đặt ẩn mấy lần luôn :( 

Cách của NTA1907 hay hơn nhiều  :like 




#624542 Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình $4(x^3+y^3)=x^2+6xy+y^2$

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 03-04-2016 - 18:09

Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình

$4(x^3+y^3)=x^2+6xy+y^2$

Áp dụng AM-GM ta có $x^{2}+y^2+6xy\leq x^2+y^2+3(x^2+y^2)=4(x^2+y^2)\Rightarrow x^{3}+y^3\leq x^{2}+y^2$

Mặt khác $x,y$ nguyên dương nên $x^{3}\geq x^{2};y^3\geq y^{2}\Rightarrow x^3+y^3\geq x^2+y^2$

Do đó $x=y=1$ là nghiệm của pt




#624533 Một số bài toán phương trình nghiệm nguyên hay dành cho học sinh THCS ôn thi...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 03-04-2016 - 17:35

PIC  sẽ là nơi cập nhật những bài toán nghiệm nguyên hay dành cho học sinh THCS . 
Lưu ý : nếu đề không nói gì thì sẽ là giải phương trình nghiệm nguyên. 
Kí hiệu dg là giải phương trình nghiệm nguyên dương 
7) $x^4-2y^2=1$ 
8) $x^2+y^2=7z^2$ 
9) $x^2-y^3=7$ 
10) $m^2n+6mn+9n=32$ (dg)
12 ) $x^2+y^2=z^2$ 
13) $x^7+y^7=7z$ 

7)Phương trình Pell loại 1

8)Bài này có thể mở rộng lên nghiệm hữu tỉ

Từ phương trình trên suy ra $x,y\vdots 7$

Đặt $x=7x_{1};y=7y_{1}\Rightarrow x_{1}^{2}+y_{1}^{2}=7z_{1}^{2}$.Quá trình tiếp tục đến $x_{n},y_{n},z_{n}\vdots 7\Rightarrow x,y,z\vdots 7^{n}\Rightarrow x=y=z=0$

9)Từ phương trình trên dễ có $x$ lẻ (cm bằng cách xét module 8)

$PT\Leftrightarrow y^{2}+1=(x+2)(x^2-2x+4)$

Nếu $x\equiv 3(mod 4)$ ($k$ nguyên dương) thì $y^{2}+1\equiv (3+2)(3^2-2.3+4)=35\equiv -1(mod 4)\Rightarrow y^{2}\equiv 2(mod 4)(VL)$

Do đó $x\equiv 1(mod 4)$$\Rightarrow x+2\equiv 3(mod 4)$ suy ra $x+2$ có ước nguyên tố là $4n+3$ $\Rightarrow 1\vdots 4n+3\rightarrow VL\rightarrow PTVNNN$

Spoiler

10)$PT\Leftrightarrow n(m+3)^{2}=32$

12)Phương trình Pythagores




#623736 Topic về phương trình và hệ phương trình

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 30-03-2016 - 21:38

Bài 353:Giải phương trình:$\sqrt[5]{x-1}+\sqrt[3]{x+8}=x^3+1$




#622564 Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình: $x^4=y^{2}(y-x^...

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 25-03-2016 - 20:35

1/ Chứng minh phương trình sau vô nghiệm với moi x,y nguyên dương: $4x^3+(x+1)^2=y^2$
2/ Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình: $x^4=y^{2}(y-x^{2})$

2.$x^4=y^{2}(y-x^{2})\Leftrightarrow x^2(x^2+y^2)=y^3\Rightarrow y^{3}\vdots x^{2}\Rightarrow y\vdots x\Rightarrow y=xk(k\epsilon N*)\Rightarrow x^{2}(x^2+x^2k^2)=x^3k^3\Leftrightarrow x(k^2+1)=k^3\Rightarrow k^{3}\vdots (k^2+1)\Rightarrow k(k^2+1)-k\vdots k^2+1\Rightarrow k\vdots (k^2+1)\Rightarrow k^{2}\vdots k^{2}+1\Rightarrow k^2+1-1\vdots (k^2+1)\Rightarrow 1\vdots (k^2+1)\Rightarrow k^{2}+1=1\Rightarrow k=0\Rightarrow y=0(VL do y\epsilon N*)$

Vậy pt không có nghiệm nguyên dương




#621405 Đề thi HSG lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015-2016

Gửi bởi hoctrocuaHolmes trong 20-03-2016 - 14:59

Câu 2:a)Nhận thấy $x=0$ không là nghiệm,xét $x$ khác $0$

$PT\Leftrightarrow (\frac{x^{2}+7x+6}{x}).(\frac{x^{2}-5x+6}{x})=45\Leftrightarrow (x+\frac{6}{x}+7)(x+\frac{6}{x}-5)=4\rightarrow x+\frac{6}{x}=t,(t+7)(t-5)=45$,đến đây dễ

b)$(x^2+1)(x+1)=2^{2y}$

+Nếu $y<0$ thì pt không có nghiệm nguyên

+Nếu $y=0$ thì $x=0$

+Nếu $y>0$ thì $\begin{bmatrix} \left\{\begin{matrix} x^2+1=2^{2y-k} & \\ x+1=2^{k} & \end{matrix}\right. & \\ \left\{\begin{matrix} x^2+1=2^{k} & \\ x+1=2^{2y-k} & \end{matrix}\right. & \end{bmatrix}$

Th1:$x^2+1=2^{2y-k}$

+Nếu $2y-k=0$ thì $x=0$ suy ra $y=0$

+Nếu $2y-k<0$ thì PT vô nghiệm nguyên

+Nếu $2y-k=1$ thì $x=1$ từ đó suy ra $y$($x=-1$ thì PT ban đầu vô nghiệm nguyên)

+Nếu $2y-k >1$,ta có $VP$ chia hết cho $4$ còn $VT\equiv 1,2(mod 4)$ nên PT vô nghiệm

Th2:$x^2+1=2^k$

Tương tự Th1

Câu 5:Bất đẳng thức cần cm tương đương :$(x+2y+z)\geq (x+y)(y+z)(z+x)$

Đặt $x+y=a;y+z=b;z+x=c$ thì ta cần cm:$a+b\geq abc$

Ta có:$( a+b)( a+b+c)^{2}\geq4( a+b)4c ( a+b)\geq16abc(đpcm )$

Câu 3:$3x+2y=1\Rightarrow x=\frac{1-2y}{3}$

Thay vào $H$ ta có $(\frac{1-2y}{3})^{2}-y^{2}+\left | (\frac{1-2y}{3}) .y\right |+\left | \frac{1-2y}{3}+y \right |-2=\frac{-5y^2-4y-17}{9}+\left | (\frac{1-2y}{3}) .y\right |+\left | \frac{y+1}{3} \right |$

Xét:Th1:$(\frac{1-2y}{3}) .y\geq 0\Rightarrow \frac{1}{2}\geq y\geq 0\Rightarrow y=0(do y\epsilon Z)\Rightarrow H=$$\frac{-14}{9}$ mà $x=\frac{1}{3}$ ko phải là số nguyên (loại)

Th2:$(\frac{1-2y}{3}) .y\leq 0\Rightarrow \begin{bmatrix} y\leq 0 & \\ \frac{1}{2}\leq y \Rightarrow y \geq 1& \end{bmatrix}$

+Nếu $y \geq 1$ thì $\frac{-5y^2-4y-17}{9}+\frac{2y^{2}-y}{3}+\frac{y+1}{3}=\frac{y^{2}-4y-14}{9}=\frac{(y-2)^{2}}{9}-2\geq -2$

Dấu ''='' khi $y=2;x=-1$

+Nếu $y \leq 0$:

  • $0\geq y\geq -1$ thay $y=0$ thì $3x+2y=1$ không có nghiệm nguyên,$y=-1$ thì $x=1$,do đó $H=-1$
  • $y\leq -2\rightarrow H=\frac{-5y^2-4y-17}{9}+\frac{2y^{2}-y}{3}-\frac{y+1}{3}=\frac{y^{2}-10y-20}{9}=\frac{(y-5)^{2}}{9}-5\geq -5$.Dấu ''='' xảy ra khi $y=5$ suy ra $x= -3$ (KTM ĐKXĐ)

Vậy $H_{min}=-2\Leftrightarrow y=2;x=-1$