Đến nội dung

tpdtthltvp

tpdtthltvp

Đăng ký: 26-01-2015
Offline Đăng nhập: 20-02-2024 - 20:31
***--

#666682 $\boxed{Topic}$ ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN TOÁN NĂM HỌC...

Gửi bởi tpdtthltvp trong 02-01-2017 - 19:48

Anh đóng góp $1$ bài.

$\boxed{6}$ Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}4xy+4(x^2+y^2)+\frac{3}{(x+y)^2}=7 \\ 2x+\frac{1}{x+y}=3 \end{matrix}\right.$

 

P/S: Có bài nào hay anh sẽ tiếp tục đóng góp cho topic. 

Topic rất hay mong em tiếp tục phát triển. 

$\boxed{6}$ Ta có:

$HPT\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 3(x+y)^2+(x-y)^2+\frac{3}{(x+y)^2}=7 \\ (x+y)+(x-y)+\frac{1}{x+y}=3 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 3[(x+y)+\frac{1}{x+y}]^2+(x-y)^2=13 \\ [(x+y)+\frac{1}{x+y}]+(x-y)=3 \end{matrix}\right.$

 Đặt $x+y+\frac{1}{x+y}=a;x-y=b\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 3a^2+b^2=13 \\ a+b=3 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \begin{bmatrix} a=2,b=1 \\ a=-\frac{1}{2},b=\frac{7}{2} \end{bmatrix}$

 Từ đó tìm được $\boxed{(x,y)=(1;0)}$




#666667 $\boxed{Topic}$ ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN TOÁN NĂM HỌC...

Gửi bởi tpdtthltvp trong 02-01-2017 - 18:30

$\boxed{4}$ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x+\frac{x+3y}{x^2+y^2}=3(1)\\ y-\frac{y-3x}{x^2+y^2}=0 (2)\end{matrix}\right.$

$\boxed{5}$ Giải hệ phương trình: $x^4-2y=y^4-2z=z^4-2x=\frac{-1}{2}$

$\boxed{4}:$ ĐKXĐ: $x,y$ không đồng thời bằng $0.$

$HPT\Rightarrow \left\{\begin{matrix} xy+\frac{xy+3y^2}{x^2+y^2}=3y \\ xy-\frac{xy-3x^2}{x^2+y^2}=0 \end{matrix}\right.\Rightarrow 2xy+3=2y\Rightarrow x=\frac{3y-3}{2y}$

Thay vào $(2)$ ta được:

$x^2y+y^3-y+3x=0\Leftrightarrow \frac{(3y-3)^2}{4y}+y^3-y+\frac{9y-9}{2y}=0\Rightarrow 4y^4+5y^2-9=0\Rightarrow y^2=1\Leftrightarrow \begin{bmatrix} y=1,x=0 \\ y=-1,x=3 \end{bmatrix}$

Vậy $\boxed{(x,y)\in \left \{ (0;1);(3;-1) \right \}}$

 

$\boxed{5}$

Dễ thấy $x,y,z>0.$

Trừ lần lượt phương trình thứ nhất và phương trình thứ hai, phương trình thứ hai và phương trình thứ ba ta được hệ mới:

$\left\{\begin{matrix} (x-y)(x+y)(x^2+y^2)+2(z-y)=0 \;\;\;\ (1) \\ (y-z)(y+z)(y^2+z^2)+2(x-z)=0 \;\;\;\ (2) \end{matrix}\right.$

Giả sử $x\geq y>0,$ từ $(1)$ suy ra $y\geq z$ suy ra $z\geq x$ (do $(2)$ ). Do đó $x\geq y\geq z\geq x>0\Leftrightarrow x=y=z$

Thay vào được $2x^4-4x+1=0$ (Sao nghiệm không đẹp nhỉ? :( )




#666495 $\boxed{Topic}$ ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN TOÁN NĂM HỌC...

Gửi bởi tpdtthltvp trong 01-01-2017 - 18:23

$\boxed{2}$ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x^3+y^3+x^2(y+z)=xyz+14\\ y^3+z^3+y^2(z+x)=xyz-21\\ z^3+x^3+z^2(x+y)=xyz+7 \end{matrix}\right.$

$\boxed{2}$

 

Cộng cả 3 pt ta có:
$2(x^3+y^3+z^3)+x^2(y+z)+y^2(z+x)+z^2(x+y)=3xyz$
$\Leftrightarrow (x^3+y^3+z^3-3xyz)+[x^3+x^2(y+z)]+[y^3+y^2(z+x)]+[z^3+z^2(x+y)]=0$
$\Leftrightarrow (x+y+z)(x^2+y^2+z^2-xy-yz-zx)+x^2(x+y+z)+y^2(x+y+z)+z^2(x+y+z)=0$
$\Leftrightarrow (x+y+z)(2x^2+2y^2+2z^2-xy-yz-zx)=0$
$\Rightarrow x+y+z=0$ (do $\Rightarrow 2x^2+2y^2+2z^2-xy-yz-zx> 0 \forall x,y,z$)

Tới đây rút gọn hệ được về dạng sau:
$\left\{\begin{matrix} y^3=xyz+14\\ z^3=xyz-21\\ x^3=xyz+7 \end{matrix}\right.$ (2)

Nhân cả 3 pt của (2) ta có:
$(xyz)^3=(xyz+14)(xyz-21)(xyz+7)$
$\Leftrightarrow (xyz)^3=(xyz)^3+(14-21+7)(xyz)^2+(14.7-14.21-7.21)xyz-7.14.21$$\Leftrightarrow 7^3xyz=-7^3.6$$\Leftrightarrow xyz=-6$

Thay vào (2) ta nhận được hệ pt:
$\left\{\begin{matrix} y^3=-6+14\\ z^3=-6-21\\ x^3=-6+7 \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y^3=8\\ z^3=-27\\ x^3=1 \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=2\\ z=-3\\ x=1 \end{matrix}\right.$
Đây là nghiệm duy nhất của pt...




#666449 $\boxed{Topic}$ ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN TOÁN NĂM HỌC...

Gửi bởi tpdtthltvp trong 01-01-2017 - 12:29

Ví dụ 1: Giải hệ phương trình: 

$\left\{\begin{matrix} 5x^3+3y^3=6+2xy\\ 3x^3+2y^3=8-3xy \end{matrix}\right.$

Từ $HPT$ suy ra: $\left\{\begin{matrix} x^3=13xy-12 \;\;\;\ (1) \\ y^3=-21xy+22 \;\;\;\ (2) \end{matrix}\right.$

Đặt $t=xy\Rightarrow t^3=(13t-12)(-21t+22)\Leftrightarrow t^3+273t^2-538t+24=0\Leftrightarrow (t-1)(t^2+274t-264)=0$

Tới đây tìm được các giá trị của $t$ hay chính là $xy$ từ đó thay vào $(1)$ và $(2)$ tìm được $x,y.$

Đáp số:

ds.JPG




#666434 Cho $x,y,z\ge 1$ và $\frac{1}{x}...

Gửi bởi tpdtthltvp trong 01-01-2017 - 08:38

Bài 2: Cho $x,y,z>0$. Chứng minh rằng:

$\frac{\sqrt{x+y}}{z}+\frac{\sqrt{y+z}}{x}+\frac{\sqrt{z+x}}{y}\ge \frac{4x+4y+4z}{\sqrt{(x+y)(y+z)(z+x)}}$

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với:

$$\sum [\frac{(x+y)\sqrt{(y+z)(z+x)}}{z}]\geq 4\sum x \;\;\;\;\ (1)$$

Thật vậy:

$$VT(1)\geq \sum \frac{(x+y)(z+\sqrt{xy})}{z}=2\sum x+\sum \frac{(x+y)\sqrt{xy}}{z}\geq 2\sum x+\sum \frac{2xy}{z}$$

Mà 

$$\sum \frac{2xy}{z}=\sum (\frac{xy}{z}+\frac{yz}{x})\geq \sum (2y)=2\sum x$$

Suy ra $(1)$ đúng.

Ta có đpcm. Dấu $"="$ xảy ra khi $x=y=z$




#666251 Chứng minh rằng đường thẳng EF luôn đi qua một điểm cố định

Gửi bởi tpdtthltvp trong 30-12-2016 - 18:19

       Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Điểm E thay đổi trên cung nhỏ AB (E khác A và B). Từ B và C lần lượt kẻ các tiếp tuyến với đường tròn (O), các tiếp tuyến này cắt đường thẳng AE theo thứ tự tại M và N. Gọi F là giao điểm của BN và CM

            a) Chứng minh rằng $MB.CN=BC^{2}$

            b) Khi điểm E thay đổi trên cung nhỏ AB. Chứng minh rằng đường thẳng EF luôn đi qua một điểm cố định

(Trích đề thi TS vào THPT chuyên Toán Hà Tĩnh năm học 2016-2017)

a) Gọi độ dài cạnh tam giác đều là $a,$ ta có $AB//CN,AC//BM$ suy ra $\Delta AMB\sim \Delta NAC(g.g)\Rightarrow \frac{MB}{a}=\frac{a}{NC}\Rightarrow MB.CN=a^2=BC^2$

b) Từ $(a)$ suy ra $\frac{MB}{BC}=\frac{BC}{CN}$ mà $\widehat{MBC}=\widehat{NCB}(=120^{\circ})\Rightarrow \Delta MBC\sim \Delta BCN\Rightarrow \widehat{BMC}=\widehat{NBC}$ suy ra $\widehat{BFM}=\widehat{NBC}+\widehat{BCM}=\widehat{BMC}+\widehat{BCM}=180^{\circ}-\widehat{MBC}=60^{\circ}.$

 Mà $\widehat{BFM}=\widehat{ACB}=60^{\circ}\Rightarrow MEFB \;\;\ \text{ nội tiếp}\Rightarrow \widehat{BEF}=\widehat{BMC}=\widehat{NBC}$

 Gọi $P=EF\cap BC\Rightarrow \widehat{BEP}=\widehat{FBP}\Rightarrow \Delta EBP\sim \Delta BFP\Rightarrow BP^2=PE.PF$

 Chứng minh tương tự, có $CP^2=PE.PF$ suy ra $PB=PC.$

 Vậy $EF$ đi qua $P$ là trung điểm của $BC$ cố định.




#658347 Tìm GTLN có thể của giá trị tuyệt đối của hiệu giữa $2$ số ghi trên...

Gửi bởi tpdtthltvp trong 18-10-2016 - 20:48

Cho đa giác lồi: $A_1A_2...A_{100}.$ Tại mỗi đỉnh $A_k(k=\overline{1,100}),$ người ta ghi một số thực $a_k$ sao cho giá trị tuyệt đối của hiệu $2$ số trên $2$ đỉnh kề nhau chỉ bằng $2$ hoặc $3.$ Tìm GTLN có thể của giá trị tuyệt đối của hiệu giữa $2$ số ghi trên mỗi cặp đỉnh của đa giác đã cho, biết rằng các số ghi tại các đỉnh đã cho đôi một khác nhau.




#657099 CHUYÊN ĐỀ: Hàm số và thuần nhất, chuẩn hóa trong chứng minh BĐT-CT THCS

Gửi bởi tpdtthltvp trong 08-10-2016 - 12:44

Ta tiếp cận bằng 1 bài toán đơn giản sau: 

 

Bài toán:  Cho $a,b,c>0$. CMR:

 

$\frac{a(b+c)}{(b+c)^{2}+a^{2}}+\frac{b(c+a)}{(c+a)^{2}+b^{2}}+\frac{c(a+b)}{(a+b)^{2}+c^{2}}\leq \frac{6}{5}$

 

Do BĐT thuần nhất nên ta có thể chuẩn hóa $a+b+c=3.$

Khi đó:

$$\sum \frac{a(b+c)}{(b+c)^2+a^2}=\sum \frac{a(3-a)}{(3-a)^2+a^2}$$

Mặt khác ta có:

$$\frac{a(3-a)}{(3-a)^2+a^2}\leq \frac{9a+1}{25}\Leftrightarrow \frac{9(a-1)^2(2a+1)}{25\left [ a^2+(3-a)^2 \right ]}, \text{đúng }\forall a>0$$

Chứng minh tương tự suy ra:

$$\sum \frac{a(b+c)}{(b+c)^2+a^2}\leq \frac{9(a+b+c)+3}{25}=\frac{30}{25}=\frac{6}{5}.$$




#655672 Tìm $x,y \in \mathbb{N^{*}}$: $(...

Gửi bởi tpdtthltvp trong 26-09-2016 - 21:15

Tìm các số nguyên dương $x,y$ sao cho:

$(x^2+y^2)^{2014}=(xy)^{2015}$.

Ta có: $(x^2+y^2)^{2014}=(xy)^{2015}\Leftrightarrow (\frac{x}{y}+\frac{y}{x})^{2014}=xy$

Do $xy\in \mathbb{N}^*$ và $\frac{x}{y}+\frac{y}{x}\in \mathbb{Q}$ suy ra $\frac{x}{y}+\frac{y}{x}\in \mathbb{N}^*(1).$

Đặt $d=\gcd(x,y)\Rightarrow x=dx_1;y=dy_1\left ( \text{với }(x_1,y_1)=1 \right )$

Suy ra $(1)\Leftrightarrow \frac{x_1}{y_1}+\frac{y_1}{x_1}\in \mathbb{N}*\Rightarrow x_1y_1|x_1^2+y_1^2.$ Do đó $x_1|y_1^2$ mà $\gcd(x_1,y_1)=1$ nên $x_1|y_1.$

Tương tự ta được $y_1|x_1.$ Do đó $x_1=y_1\Rightarrow x=y\Rightarrow 2^{2014}x^{4028}=x^{4030}\Leftrightarrow x^2=2^{2014}\Rightarrow x=2^{1007}$

Vậy  $x=y=2^{1007}$




#654920 $Max P=\dfrac{x}{y}+\dfrac{y}...

Gửi bởi tpdtthltvp trong 20-09-2016 - 21:11

Cho $ x, y, z \in [1;3] $ .

 

Tìm MAX của biểu thức:

 

$$P=\dfrac{x}{y}+\dfrac{y}{z}+\dfrac{z}{x}+\dfrac{y}{x}+\dfrac{x}{z}+\dfrac{z}{y}$$

Do vai trò của $x,y,z$ như nhau nên không mất tính tổng quát, giả sử  $1\leq x\leq y\leq z\leq 3.$

Dễ dàng suy ra: $\frac{x}{z}\leq 3;\frac{z}{x}\leq 3.$ Do đó: $(3-\frac{x}{z})(3-\frac{z}{x})\geq 0\Leftrightarrow \frac{x}{z}+\frac{z}{x}\leq \frac{10}{3}(1)$

Mặt khác ta có: $\frac{x}{y}\leq 1;\frac{y}{z}\leq 1$ nên $(1-\frac{x}{y})(1-\frac{y}{z}) \geq 0 \Leftrightarrow \frac{x}{y}+\frac{y}{z}\leq 1+\frac{x}{z}(2)$

Tương tự, ta được: $\frac{y}{x}+\frac{z}{y}\leq 1+\frac{z}{x}(3)$

Từ $(1),(2),(3)$ suy ra $\frac{x}{y}+\frac{y}{z}+\frac{y}{x}+\frac{z}{y}\leq 2+\frac{x}{z}+\frac{z}{x}\leq 2+\frac{10}{3}=\frac{16}{3}$

Do đó: $P=\dfrac{x}{y}+\dfrac{y}{z}+\dfrac{z}{x}+\dfrac{y}{x}+\dfrac{x}{z}+\dfrac{z}{y} \leq \frac{16}{3}+\frac{10}{3}=\frac{26}{3}$

Dấu $"="$ xảy ra khi $a,b,c$ có $1$ số bằng $1;\;\;\ 2$ số bẳng $3$ hoặc có $1$ số bằng $3; \;\;\ 2$ số bằng $1.$ 




#654052 Các chủ đề bị khóa

Gửi bởi tpdtthltvp trong 13-09-2016 - 20:55

Do bạn đặt tiêu đề không đúng quy định :)




#653370 Thăm dò ý kiến về việc thi trắc nghiệm môn toán

Gửi bởi tpdtthltvp trong 08-09-2016 - 20:08

"Tạm biệt phương trình thân yêu
 Tạm biệt Oxy luôn nhé
 Tạm biệt bất đẳng thức xinh xinh
 Mai em thi trắc nghiệm rồi
 Nhớ lắm quên sao được
 Bộ giáo dục thân yêu" 
                         (Nguồn: Facebook)
:D :D



#652860 Inequalities From 2016 Mathematical Olympiads

Gửi bởi tpdtthltvp trong 05-09-2016 - 10:18

Bài 57 (Iran MO 3rd Round Finals). Cho ba số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn điều kiện $abc=1.$ Chứng minh rằng

$$\frac {a+b}{(a+b+1)^2}+\frac {b+c}{(b+c+1)^2}+\frac {c+a}{(c+a+1)^2} \geqslant \frac {2}{a+b+c}.$$

 

Áp dụng BĐT $Cauchy-schwarz,$ ta có:

$$(a+b+c)(a+b+\frac{1}{c})\geq (a+b+1)^2$$

Kết hợp với $abc=1$

$$\sum \frac{a+b}{(a+b+1)^2}\geq \sum \frac{a+b}{(a+b+c)(a+b+ab)}$$

Cuối cùng ta chỉ cần chứng minh:

$$\sum \frac{a+b}{a+b+ab}\geq 2\Leftrightarrow \sum \frac{ab}{a+b+ab}\leq 1$$

Đặt $a=\frac{1}{x^3};b=\frac{1}{y^3},c=\frac{1}{z^3}$ thì $xyz=1$ và:

$$\sum \frac{ab}{a+b+ab}=\sum \frac{1}{\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+1}=\sum \frac{1}{x^3+y^3+xyz}\leq \sum \frac{1}{xy(x+y)+xyz}=\sum \frac{z}{xyz(x+y+z)}=\sum \frac{z}{x+y+z}=1.$$

Do đó ta có đpcm.




#652352 CMR: AI, DG, BH đồng quy.

Gửi bởi tpdtthltvp trong 02-09-2016 - 08:17

Cho hình bình hành ABCD. Qua điểm I trong hình bình hành vẽ đường thẳng song song với AB cắt AD, BC lần lượt tại E, G. Qua I vẽ đường thẳng song song với AD cắt AB, DC lần lượt tại F, H. CMR: AI, DG, BH đồng quy.

File gửi kèm  TH.JPG   11.91K   35 Số lần tải

 

Gọi giao điểm của $AI$ và $BH$ là $K.$ Ta sẽ chứng minh $D,K,G$ thẳng hàng.

Áp dụng định lí Menelaus vào tam giác $HBF$ có $A,I,K$ thằng hàng ta được:

$$\frac{AF}{AB}.\frac{IH}{IF}.\frac{KB}{KH}=1\Leftrightarrow \frac{KB}{KH}=\frac{AB}{AF}.\frac{IF}{IH}$$

Do đó tam giác $BHC$ có: 

$$\frac{DH}{DC}.\frac{KB}{KH}.\frac{GC}{GB}=\frac{DH}{DC}.\frac{GC}{GB}.\frac{AB}{AF}.\frac{IF}{IH}=(\frac{DH}{DC}.\frac{AB}{AF}).(\frac{GC}{GB}.\frac{IF}{IH})=1$$

Theo định lí Menelaus suy ra $D,K,G$ thẳng hàng. 

Ta có đpcm.




#651999 Tìm $a,b,p$ thỏa mãn: $2^a+p^b=19^a.$

Gửi bởi tpdtthltvp trong 30-08-2016 - 20:39

Bài toán $(Italy \;\;\ TST  \;\;\ 2003):$ Tìm bộ số nguyên $(a,b,p)$ sao cho $a,b$ là số nguyên dương và $p$ là số nguyên tố thỏa mãn:

$$2^a+p^b=19^a.$$