Đến nội dung

HoangVienDuy

HoangVienDuy

Đăng ký: 10-02-2015
Offline Đăng nhập: 01-01-2018 - 21:59
****-

#622377 Đề thi HSG lớp 11 tỉnh Quảng Bình 2 ngày

Gửi bởi HoangVienDuy trong 24-03-2016 - 21:23

Thời gian cho cả 2 ngày thi đều là 180 phút

Ngày 1 ( 23/3/2016 )

 Câu 1.

        a) Giải phương trình $4\sin^2 x\cos x+2\cos 2x=\cos x+\sqrt{3}\sin 3x$

        b) Giải hệ $\left\{\begin{matrix} (x+y)\left ( 1+\dfrac{1}{xy} \right )=5\\ (x^2+y^2)\left ( 1+\dfrac{1}{x^2y^2} \right )=9 \end{matrix}\right. \ \ \ \ (x,y\in \mathbb{R})$

 Câu 2.

        a) Tìm giới hạn $\lim _{x\rightarrow 0} \dfrac{\sqrt[3]{1+3x}-\sqrt{1+2x}}{x^2}$

        b) Tìm $\lim \dfrac{u_n}{3^n}$ biết $(u_n)$ được xác định bởi $\left\{\begin{matrix}u_1=1\\ u_{n+1}=3u_n+2n-1,n\geq 1\end{matrix}\right.$  

 Câu 3.

        Cho hình hộp $ABCD.A'B'C'D'$. Trên $AC$ lấy $M$ sao cho $MA=3MC$. Mặt phẳng $(\alpha )$ đi qua M và song song $mp(A'BC)$, cắt $AC'$ tại $N$

        a) Xác định thiết diện của hình hộp $ABCD.A'B'C'D'$ khi cắt bởi $(\alpha )$

        b) Chứng minh $N$ trung điểm $AC'$

 Câu 4.

        Cho đa giác đều gồm 2017 cạnh. Người ta sơn các đỉnh của đa giác gồm 2 màu xanh và đỏ. Chứng minh rằng ắt phải tồn tại 3 đỉnh được sơn cùng màu tạo thành một tam giác cân

 Câu 5.

        Cho $x,y$ là các số thực dương thỏa mãn đồng thời các điều kiện :

        i) $(x+2)(y+2)=3(x^2+y^2+\sqrt{xy})$

        ii) $(\sqrt{x}+\sqrt{y})^3=4(x^3+y^3)$

                  Chứng minh rằng $\sqrt{x}+\sqrt{y}=2$ 

 ----------------------------------------------

 Ngày 2 ( 24/3/2016 )

 Câu 1. 

        a) Giải phương trình $(1-\sqrt{1-x})\sqrt[3]{2-x}=x$ với $x\in \mathbb{R}$

        b) Chứng minh rằng phương trình $p(x-a)(x-c)+q(x-b)(x-d)=0)$ (ẩn $x$) luôn có nghiệm, biết $a<b<c<d$ và $p,q$ là hai số thực bất kì

 Câu 2.

        Cho dãy số $(u_n)$ xác định bởi $\left\{\begin{matrix}u_1=5\\ u_{n+1}=(u_n-2)^2,\forall n\geq 1\end{matrix}\right.$. Tìm $\lim \dfrac{u_1u_2...u_n}{u_{n+1}}$

 Câu 3.

        Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O)$, ngoại tiếp $(I)$. Gọi $(J)$ là đường tròn bàng tiếp góc $A$ của tam giác $ABC$; $IJ$ cắt $O$ tại $M$ khác $A$. Gọi $N$ là điểm chính giữa cung $ABM$; $NI$ và $NJ$ cắt $(O)$ tại $S$ và $T$.

        a) Chứng minh $MI=MJ$

        b) Chứng minh $IJ,\ BC,\ TS$ đồng quy

 Câu 4.

        Xác định số cách chọn bộ 100 số từ tập hợp 2016 số nguyên dương đầu tiên sao cho bất kì cặp 2 trong 100 số được chọn có hiệu số giữa số lớn và số bé lớn hơn hoặc bằng 2.

 Câu 5. 

        Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ sao cho $2^{2n-1}-2^n+1$ là số chính phương

 

__________________HẾT______________________




#622358 Đề thi hsg 9 tỉnh Quảng Bình 2015-2016

Gửi bởi HoangVienDuy trong 24-03-2016 - 20:53

Câu hình năm nay cũng đỡ nhỉ, cái ý tưởng câu b cũng chính là để chứng minh cho câu b của bọn anh, khi chiều chứng minh nội tiếp xong không biết lamg chi nên bỏ :))

Câu a cộng góc đơn giản, ở đây có thể chú ý $J$ chính là tâm đường tròn bàn tiếp góc $A$ của $\Delta ABC$

Câu b thì lại cộng số đo cung là ra, áp dụng mấy cái cung có đỉnh nằm bên trong đường tròn là OK

 

 Câu bất khắm thế :))




#622054 $\left ( \sum \dfrac{a^4}{b^2}\r...

Gửi bởi HoangVienDuy trong 23-03-2016 - 12:52

 Cho các số thực dương $a,b,c$ có tích $abc=1$. Chứng minh rằng :

$$\left ( \dfrac{a^4}{b^2}+\dfrac{b^4}{c^2}+\dfrac{c^4}{a^2}\right )^5\geq 27\left ( \dfrac{a^5}{c^3}+\dfrac{c^5}{b^3}+\dfrac{b^5}{a^3}\right )^2$$

 Đại khái là ta có một bổ đề như sau 

 Cho các số thực dương $a,b,c$, khi đó $(a^2+b^2+c^2)^5\geq 27(a^3b^2+b^3c^2+c^3a^2)^2$

 

 Áp dụng bổ đề trên ta có $\left ( \dfrac{a^4}{b^2}+\dfrac{b^4}{c^2}+\dfrac{c^4}{a^2}\right )^5\geq 27\left ( \dfrac{a^6b}{c^2}+\dfrac{c^6a}{b^2}+\dfrac{b^6c}{a^2}\right )^2=27\left ( \dfrac{a^5}{c^3}+\dfrac{c^5}{b^3}+\dfrac{b^5}{a^3}\right )^2$

 Vậy ta có điều cần chứng minh. Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1$




#621913 $\sum \sqrt{a^2+b^2} \le 1+\sum a$

Gửi bởi HoangVienDuy trong 22-03-2016 - 19:49

 Câu 1. Bình phương 2 vế ta được

$2\sum a^2+2\sum \sqrt{(a^2+b^2)(b^2+c^2)}\leq 1+\sum a^2+2\sum a+2\sum ab$

$\Leftrightarrow \sum \sqrt{(a^2+b^2)(b^2+c^2)}\leq \sum a+\sum ab$

 Mặt khác thì $(a^2+b^2)(b^2+c^2)=b^2(a^2+b^2+c^2)+c^2a^2=b^2+c^2a^2\leq (b+ca)^2$ nên dễ dàng suy ra điều cần chứng minh

 Dấu "=" xảy ra khi $(a,b,c)$ là một hoán vị of $(0,0,1)$

 

 HVD




#621893 $21ab+2bc+8ac\leq 12$ tìm min $\frac{1}...

Gửi bởi HoangVienDuy trong 22-03-2016 - 18:45

Anh có thể giải thích tại sao có chỗ tách được không ạ?

 Ở đó chẳng qua là tách ghép để triệt tiêu ẩn $y$ thôi em :)

 Nếu đọc qua về đạo hàm rồi thì em có thể dùng hàm nhân tử để tìm dấu "=", khi đó sẽ dễ dàng hơn trong việc thấu hiểu




#621839 Chứng minh $a^2+b^2+c^2 \leq 3abc$

Gửi bởi HoangVienDuy trong 22-03-2016 - 12:43

Bài toán:Cho các số $a,b,c$ thỏa $1 \leq a,b,c \leq 2$.Chứng minh $a^2+b^2+c^2 \leq 3abc$

----

P/s:Mình không chắc lắm về đề. Nếu ai làm được mà có sai đề thì sửa lại giùm mình 

 Đặt $f(a,b,c)=a^2+b^2+c^2-3abc$, việc của ta là chỉ cân chứng minh $f(a,b,c)\leq f(a,b,1)\leq f(a,1,1)\leq 0$

 Thật vậy :

    $f(a,b,c)\leq f(a,b,1)\Leftrightarrow (c-1)(c+1-3ab)\leq 0$ đúng do $2ab\geq 2\geq c$ và $ab\geq 1$

    $f(a,b,1)\leq f(a,1,1)\Leftrightarrow (b-1)(b+1-3a)\leq 0$ đúng do $2a\geq 2\geq b$ và $a\geq 1$

    $f(a,1,1)\leq 0\Leftrightarrow (a-1)(a-2)\leq 0$

 Dấu "=" khi $(a,b,c)=(1,1,1)$ hoặc là hoán vị của bộ $(1,1,2)$

 

 

 HVD




#605814 Giải phương trình $x^2+\frac{25x^2}{(x+5)^2}=11...

Gửi bởi HoangVienDuy trong 28-12-2015 - 21:02

Cách khác hay hơn

Ta có: $PT\Leftrightarrow \left [ (x+5)-\frac{5x}{x+5} \right ]^{2}=36$

$\Leftrightarrow x+5=\frac{5x}{x+5}\pm 6$




#605572 $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x^2 +y^2} + \sqrt{...

Gửi bởi HoangVienDuy trong 27-12-2015 - 20:03

Giải hệ phương trình: 

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x^2 +y^2} + \sqrt{2xy}= 8 \sqrt {2} & & \\ \sqrt{x} + \sqrt{y}= 4 & & \end{matrix}\right.$

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{2(x^{2}+y^{2})}+2\sqrt{xy}=16 & & \\ x+y+2\sqrt{xy}=16 & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \sqrt{2(x^{2}+y^{2})}=x+y & & \\ \sqrt{x}+\sqrt{y}=4 & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x-y)^{2}=0 & & \\ \sqrt{x}+\sqrt{y}=4 & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=y=4$




#605571 Cho $x^3 +y^3 + 3(x^2 +y^2 ) +4(x+y) + 4 = 0, xy>0$ Tìm max...

Gửi bởi HoangVienDuy trong 27-12-2015 - 19:58

cách giải tương tự : http://diendantoanho...ị-a-x2yy2x2xy1/




#605060 Tìm max $P=a^{4}+b^{4}+c^{4}+3(ab+bc+ca)...

Gửi bởi HoangVienDuy trong 24-12-2015 - 19:57

$P=(\sum a^{2})^{2}-2\sum a^{2}b^{2}+3\sum ab= 9+\frac{27}{8}-\frac{1}{2}\sum\left ( ab-\frac{3}{4} \right ) ^{2}$$\Rightarrow P\leq \frac{99}{8}$

dấu bằng xảy ra lúc nào???




#602533 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Gửi bởi HoangVienDuy trong 10-12-2015 - 20:39

$P^{2}=\sum \frac{x^{2}y^{2}}{z^{2}}+2\left ( \sum x^{2} \right )\geq 3\sum x^{2}=6036\Rightarrow P\geq \sqrt{6036}$




#601879 $a,b,c>0$ và$a+b+c=1$.Chứng minh: $\frac...

Gửi bởi HoangVienDuy trong 06-12-2015 - 10:21

Áp dụng AM-GM:

$P=\sum \frac{a^{2}}{b+c}+\sum \frac{b}{b+c}\geq \frac{(a+b+c)^{2}}{2(a+b+c)}+\frac{(a+b+c)^{2}}{(a+b+c)-(a^{2}+b^{2}+c^{2})}\geq \frac{1}{2}+\frac{3}{2}=2$




#601664 Giải phương trình : 1) $(x^2-x-1)(3x^2+x-3)=4x^2$

Gửi bởi HoangVienDuy trong 04-12-2015 - 22:23

1. dễ thấy x=0 không là nghiêm của phương trình. ta có : $(x-\frac{1}{x}-1)(3x-\frac{3}{x}+1)=4\Leftrightarrow (t-1)(3t+1)=4...$

2. Áp dụng AM-GM 4 số ta có: $4x^{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{4}+\frac{1}{4}\geq 4\sqrt[4]{\frac{x^{2}}{16}}=2\sqrt{x}$

dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x=1/4




#600977 Tuyển tập Bộ 3 câu phân loại trong các đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn toán

Gửi bởi HoangVienDuy trong 30-11-2015 - 23:35

trang LTTK xấu quá. cắt hết những phần liên quan đến vmf(cả phần tác giả)




#600966 $\sqrt{x^{2}+15}=3\sqrt[3]{x^{2...

Gửi bởi HoangVienDuy trong 30-11-2015 - 22:54

$\sqrt{x^{2}+15}-4=3\left [ \sqrt[3]{x^{2}}-1 \right ]+\left ( \sqrt{x^{2}+8}-3 \right )\Leftrightarrow (x^{2}-1)\left [ \frac{1}{\sqrt{x^{2}+15}+4}-\frac{3}{x\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{x^{2}}+1}-\frac{1}{\sqrt{x^{2}+18}+3} \right ]=0$

dễ dàng c/m đc trong ngoặc vuông vô nghiệm. suy ra x=+-1