Đến nội dung

tonarinototoro

tonarinototoro

Đăng ký: 09-04-2015
Offline Đăng nhập: Riêng tư
-----

#595385 $\left ( a^{3}+b^{3} \right )^{n...

Gửi bởi tonarinototoro trong 25-10-2015 - 22:52

Tìm $a,b,n$ nguyên dương thỏa mãn: $\left ( a^{3}+b^{3} \right )^{n}=4\left ( ab \right )^{2013}$




#583137 $2x^2-11x+33=6\sqrt{x+6}$

Gửi bởi tonarinototoro trong 19-08-2015 - 17:32

Giải các phương trình sau:

d)  $2x^2-11x+33=6\sqrt{x+6}$

f)  $\sqrt{3x^2+6x+7}+\sqrt{5x^2+10x+14}=4-2x-x^2$

d,ĐKXĐ: $x\geq6$

$2x^2-11x+33=6\sqrt{x+6}\leq 9+(x+6)$ (bđt Cauchy)$\Rightarrow 2(x-3)^2\leq 0\Rightarrow x=3$

thử lại => nghiệm đúng

f, $PT\Leftrightarrow \sqrt{3(x+1)^2+4}+\sqrt{5(x+1)^2+9}=5-(x+1)^2$

đặt $(x+1)^2=t\geq0$ $=> PT \sqrt{3t+4}+\sqrt{5t+9}=5-t$

$\Leftrightarrow (\sqrt{3t+4}-2)+(\sqrt{5t+9}-3)+t=0\Leftrightarrow t(\frac{1}{\sqrt{3t+4}+2}+\frac{1}{\sqrt{5t+9}+3}+1)=0$ 

biểu thức trong ngoặc thứ hai >0 => $t=0 => x=-1$




#581711 $x^2+\sqrt[3]{x^4-x^2}=2x+1$

Gửi bởi tonarinototoro trong 14-08-2015 - 15:04

Gpt

$x^2+\sqrt[3]{x^4-x^2}=2x+1$

đặt $\sqrt[3]{x}=a,\sqrt[3]{x^{2}-1}=b$

PT đã cho viết lại thành $\Rightarrow b^3-2a^3+a^2b=0$ -> pt đẳng cấp bậc 3




#579368 GPT : $\sqrt{x^{2}+1}+3\sqrt[3]{x+...

Gửi bởi tonarinototoro trong 07-08-2015 - 14:53

$PT <=> \sqrt{x^{2}+1}-x +3\sqrt[3]{\frac{1}{\sqrt{x^{2}+1}-x}}+3x^{2}-4=0$ (1)

Đặt $t= \sqrt{x^{2}+1}-x$ => $t \epsilon [\sqrt{2}-1;3]$

$PT <=> t+\sqrt[3]{\frac{1}{t}}+3x^{2}-4=0$

Xét $f(t)=t+\sqrt[3]{\frac{1}{t}}-4 ( t\epsilon [\sqrt{2}-1;3])$

Đạo hàm -> BBT -> $f(t)_{Min}=0$ khi t=1.

Từ đó suy ra $t+\sqrt[3]{\frac{1}{t}}+3x^{2}-4\geq =0$

Suy ra x=0 là nghiệm của PT

đây là toán THCS mà sao dùng đạo hàm -_-

biến đổi như PT(1) ở trên rồi đặt $\sqrt[3]{\sqrt{x^2+1}-x}=t (t>0)$ => $VT(1)= t^{3}+\frac{3}{t}-4=\frac{(t-1)^2(t^2+2t+3)}{t}\geq 0$ với $t>0$




#579365 $\sum \sqrt{\frac{a^{2}}{a^...

Gửi bởi tonarinototoro trong 07-08-2015 - 14:35

sử dụng bđt C-S

$VT=\sum \frac{a\sqrt{1+b+c}}{\sqrt{(a^2+b+c)(1+b+c)}}\leq\sum \frac{a\sqrt{1+b+c}}{\sqrt{(a+b+c)^2}}=\frac{\sum \sqrt{a}\sqrt{a(1+b+c)}}{a+b+c}\leq \frac{\sqrt{\sum a.(\sum a+2\sum ab)}}{\sum a}=\sqrt{1+\frac{2\sum ab}{\sum a}}\leq \sqrt{3}$

(do $\frac{\sum ab}{\sum a}\leq \frac{\sum a}{3}\leq \frac{\sqrt{3\sum a^{2}}}{3}=1$)




#578140 Đề thi Trại hè Hùng Vương lần thứ XI 2015

Gửi bởi tonarinototoro trong 03-08-2015 - 14:02

đề thi khối 10

câu 1, nhân liên hợp với x=1

câu 3,

$\sum \frac{x}{x^{4}+1+2xy}\leq \sum \frac{x}{2x^{2}+2xy}\leq \frac{3}{4}\Leftrightarrow \sum \frac{1}{x+y}\leq \frac{3}{2}$

$3=\sum \frac{1}{x}=\frac{1}{2}\left ( \left ( \frac{1}{x}+\frac{1}{y} \right )+\left ( \frac{1}{y} +\frac{1}{z}\right ) +\left ( \frac{1}{z}+\frac{1}{x} \right )\right )\geq \frac{1}{2}.\sum \frac{4}{x+y}\Rightarrow \sum \frac{1}{x+y}\leq \frac{3}{2}$

từ 2 điều trên ta có đpcm




#568591 Tìm quãng đường đi bộ của người 2 và người 3?

Gửi bởi tonarinototoro trong 28-06-2015 - 06:16

hình như đề bài nhầm thì phải :( , vận tốc của người đi bộ là 4km/h, nếu là 3 ra số lẻ. mình sẽ giải với đề là 4km/h

(đây là 1 câu trong đề khảo sát đội tuyển lí trường mình)

gọi thế này cho dễ =)) : người thứ nhất=ng1, người thứ hai=ng2, người thứ ba=ng3

gs ng1 để ng2 ở D và quay lại đón ng3 ở C (ko vẽ được hình, thông cảm :3 )

quãng đường ng1 đi là AD+DC+CB=AB+2CD (km)

ng1 đi qđ đó trong thời gian 9-8=1h với vận tốc 16km/h => AB+2CD=16 km => CD=4km

qđ đi bộ của ng3 là AC. đặt AC=x (km) thì ta có pt $\frac{x}{4}+\frac{8-x}{16}=1$. giải ra được $x=\frac{8}{3}$

qđ đi bộ của ng2 là DB=AB-AC-CD=$\frac{8}{3}$ km

 

Không liên quan

Đề còn giả thiết nào nữa không bạn, người thứ nhất đạp xe vẫn giữ nguyên vận tốc 16km/h khi về chở người thứ 3 hay là có thay đổi như thế nào ??

 klq nhưng bạn thắc mắc giống hệt bạn mình (xong nó bị cô mắng 1 trận te tua :)) )




#567547 Tính tổng $a^{1981}+\frac{1}{a^{1981...

Gửi bởi tonarinototoro trong 22-06-2015 - 22:35

$a^2+a+1=0\Rightarrow a^3+a^2+a=0\Rightarrow $$a^3=1\Rightarrow a^{1981}=1$

chỗ này là sao vậy thầy  :mellow:




#567545 Tính tổng $a^{1981}+\frac{1}{a^{1981...

Gửi bởi tonarinototoro trong 22-06-2015 - 22:31

Cho $a^2+a+1=0$. Tính tổng $a^{1981}+\frac{1}{a^{1981}}$

$a^{2}+a+1=0\Rightarrow a\neq 1\Rightarrow (a-1)(a^{2}+a+1)=0\Rightarrow a^{3}=1$

$a^{1981}+\frac{1}{a^{1981}}=a.(a^{3})^{660}+\frac{1}{(a^{3})^{660}}=a+\frac{1}{a}=\frac{a^{2}+1}{a}=\frac{-a}{a}=-1$




#567089 $\begin{cases}2x + y+ xy = 14 \\ x ^ 3 + 3x^2 + 3x - y -...

Gửi bởi tonarinototoro trong 20-06-2015 - 14:51

$\left\{\begin{matrix}2x + y+ xy = 14 & & \\ x ^ 3 + 3x^2 + 3x - y - 1 = 0 & & \end{matrix} \right.$

biến đổi tương đương ta được hệ sau $\left\{\begin{matrix} (x+1)(y+2)=16 & & \\ (x+1) ^{3}=y+2& & \end{matrix}\right.$

nhân vế với vế ta có $(x+1)^{4}(y+2)=16(y+2)$ suy ra $y+2=0$ hoặc  $(x+1)^{4}=16$




#566994 $\frac{a^{2}}{(b-c)^{2}}+...

Gửi bởi tonarinototoro trong 19-06-2015 - 22:12

1 cách trình bày khác (ý tưởng thì vẫn giống bài của bạn Hùng)

BĐT cần cm tương đương với $\frac{a^{2}}{(b-c)^{2}}+\frac{b^{2}}{(c-a)^{2}}+\frac{c^{2}}{(a-b)^{2}}\geq 2$

đặt $(\frac{a}{b-c};\frac{b}{c-a};\frac{c}{a-b})=(x;y;z)$

$\Rightarrow (x+1)(y+1)(z+1)=(x-1)(y-1)(z-1) (=\frac{(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)}{(a-b)(b-c)(c-a)})$

$\Rightarrow 2\sum xy=-2 $

mà $\sum x^{2}\geq- 2\sum xy\Rightarrow \sum x^{2}\geq 2 $ => ta có đpcm

dấu "=" xảy ra <=> $x+y+z=0 <=> \frac{a}{b-c}+\frac{b}{c-a}+\frac{c}{a-b}=0$

 

 1 bài toán tương tự : cho a,b,c là các số thực đôi một phân biệt. CMR $\frac{\left ( a+b \right )^{2}}{\left ( a-b \right )^{2}}+\frac{\left ( b+c \right )^{2}}{\left ( b-c \right )^{2}}+\frac{\left ( c+a \right )^{2}}{\left ( c-a \right )^{2}}\geq 2$

cm hoàn toàn tương tự như trên




#566536 Giải phương trình: $x^{4}=8x+7$

Gửi bởi tonarinototoro trong 17-06-2015 - 23:28

Đề bài: Giải phương trình: $x^{4}=8x+7$

PT đã cho $\Leftrightarrow x^{4}+2x^{2}+1=2\left ( x^{2}+4x+4 \right )\Leftrightarrow \left ( x^{2}+1 \right )^{2}=2\left ( x+2 \right )^{2}$

đến đây dễ giải rồi 




#565837 $(x+1)^{4} - (x-1)^4 =8y^2$

Gửi bởi tonarinototoro trong 15-06-2015 - 07:25

ai cần nguyên tố nếu $y^2\vdots x$ mà x ko là scp thì $y^2\vdots x^2$mà

không nguyên tố thì chả có cái định lí nào như thế cả -_-

lấy VD:$6^{2} $ chia hết cho 12 nhưng không chia hết cho $12^{2}$




#565038 $\sum \frac{a}{\sqrt{a+2bc}...

Gửi bởi tonarinototoro trong 11-06-2015 - 21:55

$(a^2+1)(b^2+1)(c^2+1)(d^2+1)=(a^2b^2+a^2+b^2+1)(c^2d^2+d^2+1+c^2)\geqslant (1+ad+b+c)^2$

Vậy ta cần có $1+ad\geqslant a+d$, điều này có thể giả sử.

$1+ad+b+c$ và $a+d+b+c$ chưa chắc dương -_-




#564838 Bài 5: Cho a,b,c là các số thực thỏa mãn:

Gửi bởi tonarinototoro trong 10-06-2015 - 18:10

Bài 5: Cho a,b,c là các số thực thỏa mãn: a2 + b2 + c2 = 1. Tìm Fmin = ab + bc + 2ca.

là bài này http://diendantoanho...24-minaxy2yzzx/