Đến nội dung

pnt

pnt

Đăng ký: 29-01-2005
Offline Đăng nhập: 30-01-2024 - 05:46
-----

#281409 Tập Compact trong l^p

Gửi bởi pnt trong 03-11-2011 - 19:38

Chiều đảo của bài toán không đúng. Chiều thuận có thể tổng quát như thế này:
Cho $\mu$ là một độ đo $\sigma$-hữu hạn trên $\Omega$, và $p\in[1,\infty]$. $A$ là tập con tiền compact của $L^p(\Omega)$. Khi đó với mỗi $\epsilon>0$, tồn tại tập đo được $K_\epsilon $ với độ đo hữu hạn sao cho
$\int_{\Omega\backslash K}|f|^pd\mu<\epsilon ~~\forall f\in A$.
Bài toán của cuonglan là trường hợp đặc biệt với $\Omega=\mathbb{N}$ và $\mu$ là độ đo đếm.

Chứng minh:

Ở đây ta chỉ chứng minh với $p=1$. Trường hợp $p$ bất kỳ là gần như y hệt.
Giả sử ngược lại, rằng tồn tại $\epsilon>0$ sao cho với mọi tập đo được $K$ với độ đo hữu hạn trong $\Omega$, tồn tại $f_K\in A$ sao cho
$\int_{\Omega\backslash K}|f_{K}|d\mu\ge\epsilon $
Vì $\mu$ là độ đo $\sigma$-hữu hạn nên có một dãy tăng các tập đo được $(K_n)$ trong $\Omega$ sao cho $\mu(K_n)<\infty$ và
$\bigcup_{n=1}^{\infty}K_n=\Omega$
Với mỗi $n\in\mathbb{N}$, tồn tại $f_n\in A$ sao cho
$\int_{\Omega\backslash K_n}|f_{n}|d\mu\ge\epsilon $
Vì $A$ tiền compact nên $(f_n)$ có một dãy con hội tụ trong $L^p(\Omega)$. Không mất tính tổng quát ta ký hiệu dãy con này là chính dãy $(f_n)$
$f_n\to f\in L^1(\Omega)$
Ta có
$||f_n-f||=\int_{\Omega}|f_n-f|d\mu\ge\int_{\Omega\backslash K_n}|f_n-f|d\mu\ge\int_{\Omega\backslash K_n}|f_n|d\mu-\int_{\Omega\backslash K_n}|f|d\mu\ge\epsilon -\int_{\Omega\backslash K_n}|f|d\mu$ (*)
Hơn nữa, theo định lý hội tụ bị chặn thì
$\int_{K_n}|f|d\mu\to\int_{\Omega}|f|d\mu$, tức là $\int_{\Omega\backslash K_n}|f|d\mu\to 0$.

Do đó (*) vô lý vì $||f_n-f||\to 0$.
  • MIM yêu thích


#281342 Giải tích hàm $$x= \sum_{n=1}^{\infty}x_ne_n$$

Gửi bởi pnt trong 03-11-2011 - 12:39

Nếu chuẩn trên H được cảm sinh từ tích vô hướng $<.,.>$ thì
$||x+y||^2=<x+y,x+y>=||x||^2+||y||^2+2Re<x,y>$
$||x-y||^2=<x-y,x-y>=||x||^2+||y||^2-2Re<x,y>$
Do đó
$Re<x,y>=\dfrac{1}{4}\left (||x+y||^2-||x-y||^2\right)$ (1)

$Im<x,y>=Re<x,iy>=\dfrac{1}{4}\left (||x+iy||^2-||x-iy||^2\right)$ (2)
Ta sẽ chứng minh rằng ánh xạ $<.,.>:H\times H\to \mathbb{C}$ với $<x,y>=Re<x,y>+iIm<x,y>$, trong đó hàm $Re$ và $Im$ được cho bởi (1) và (2), thực sự là một tích vô hướng trên H.

* Xác định dương:
$Im<x,x>=0$, $Re<x,x>=||x||^2$. Do đó $<x,x>=||x||^2\ge 0$. Đẳng thức chỉ xảy ra khi $x=0$.

* Đối xứng liên hợp:
$Re<x,y>=Re<y,x>$
Dùng tính chất $||tu||=|t|.||u||$ với mọi $t\in \mathbb{C},u\in H$, ta có $Im<y,x>=-Im<x,y>$. Do đó
$<y,x>=\overline{<x,y>}$

* Cộng tính theo biến thứ nhất:
Với $x_1,x_2,y\in H$, ta đặt
$A(x_1,x_2,y)=4[Re<x_1+x_2,y>-Re<x_1,y>-Re<x_2,y>] = A_1(x_1,x_2,y)-A_1(x_1,x_2,-y)$ với
$A_1(x_1,x_2,y)=||x_1+x_2+y||^2+||x_1-y||^2+||x_2-y||^2$.
Nếu $A(x_1,x_2,y)=0$ với mọi $x_1,x_2,y\in H$ thì $Re<x_1+x_2,y>=Re<x_1,y>+Re<x_2,y>$. Thay $y$ bởi $iy$ ta thu được đẳng thức tương tự cho $Im$. Vì vậy ta chỉ cần chứng minh $A(x_1,x_2,y)=0$. Từ đẳng thức hình bình hành ta có
$||u||^2+||v||^2+||w||^2=||\dfrac{u+v+w}{2}||^2+||\dfrac{u+v-w}{2}||^2+||\dfrac{u-v+w}{2}||^2+||\dfrac{u-v-w}{2}||^2$ (3)
Áp dụng (3) cho $u=x_1+x_2+y$, $v=x_1-y$, $w=x_2-y$ ta được
$A_1(x_1,x_2,y)=A_1(x_1,x_2,\dfrac{y}{2})+||3y/2||^2$ (4)
Thay y bởi -y ở (4), ta được
$A_1(x_1,x_2,-y)=A_1(x_1,x_2,-\dfrac{y}{2})+||-3y/2||^2$ (5)
Từ (4) và (5), ta có
$A(x_1,x_2,y)=A_1(x_1,x_2,y)-A_1(x_1,x_2,-y)=A_1(x_1,x_2,-\dfrac{y}{2})-A_1(x_1,x_2,\dfrac{y}{2})=-A(x_1,x_2,\dfrac{y}{2})$.
Bằng phép quy nạp đơn giản, ta có
$A(x_1,x_2,y)=(-1)^nA(x_1,x_2,\dfrac{y}{2^n})$ với mọi $n\in\mathbb{N}$.
Do $A$ liên tục theo biến $y$ nên
$\lim_{n\to\infty}A(x_1,x_2,\dfrac{y}{2^n})=A(x_1,x_2,0)=0$
Vì vậy $A(x_1,x_2,y)=0$.

* Nhân tính đối với biến thứ nhất:
Từ (1) và (2), ta có
$Re<ix,y>=-Im<x,y>$ và $Im<ix,y>=Re<x,y>$. Do đó, $<ix,y>=i<x,y>$.
Vì $<.,>$ cộng tính theo biến thứ nhất nên ta chỉ cần chứng minh $<cx,y>=c<x,y>$ với mọi $x,y\in H, c\in \mathbb{R}$.
Với mỗi $c\in \mathbb{R}$, ta đặt $ f ( c )=<cx,y>$. Khi đó $f$ là hàm cộng tính và liên tục. Do đó f©=cf(1). Điều này có thể chứng minh bằng cách đầu tiên xét $c\in\mathbb{N}$, sau đó $c\in\mathbb{Z}$, rồi $c\in\mathbb{Q}$, cuối cùng đẩy qua giới hạn để có $c\in\mathbb{R}$.


#51043 $$p^{n+1}-p(n+1)+n=0$$

Gửi bởi pnt trong 02-01-2006 - 19:30

Tìm tất cả các bộ số $(n,p)$ với $n$ là số nguyên dương ,$p$ là số nguyên , sao cho:

$$p^{n+1}-p(n+1)+n=0$$




#39133 Chứng minh $\exists$ số chính phương có $2n+1$ chữ số

Gửi bởi pnt trong 23-10-2005 - 19:18

Chứng minh rằng: Tồn tại vô số số chính phương một số lẻ chữ số, có đúng một chữ số $1$ trong biễu diễn thập phân và chữ số $1$ đứng thứ ở vị trí chính giữa.




#39131 $n^2+n+1=k^3$

Gửi bởi pnt trong 23-10-2005 - 19:13

Chứng minh rằng tồn tại vố số $n$ nguyên dương sao cho $n^2+n+1$ là lập phương của 1 số tự nhiên.




#35826 Chứng minh rằng tồn tại n nguyên dương sao cho $2n^2+n+1$ có đúng 1...

Gửi bởi pnt trong 23-09-2005 - 20:18

Chứng minh rằng tồn tại số $n$ nguyên dương sao cho $2n^2+n+1$ có đúng 18 ước số nguyên tố.




#31870 Với bất kì ba số $a,b,c$ đôi một phân biệt cùng thuộc $A$...

Gửi bởi pnt trong 20-08-2005 - 23:29

Tìm tất cả tập hợp $A$ có hữu hạn phần tử thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
1) $A$ có ít nhất $3$ phần tử
2) Với bất kì ba số $a,b,c$ đôi một phân biệt cùng thuộc $A$ thì $ab+bc+ca$ thuộc $A$




#21780 Chứng minh tồn tại dãy số $(a_n)$, sao cho dãy $(b_n)$ vớ...

Gửi bởi pnt trong 01-06-2005 - 11:06

Chứng minh tồn tại dãy số $(a_n), n=1,2,...$ là dãy tăng các số nguyên dương sao cho dãy $(b_n)$ với $b_n=k+a_n,\forall n$ chứa hữu hạn các số nguyên tố (với mọi số tự nhiên $k$)


#14604 tồn tại một bội $a(n)$ của $2^n+1$

Gửi bởi pnt trong 31-03-2005 - 21:43

Chứng minh với mọi số nguyên dương $n$, luôn tồn tại một bội $a(n)$ của $2^n+1$ sao cho: $a(n)$ có đúng $n$ số $1$, và $n$ số $1$ này đứng liên tiếp.

Ví dụ: Có thể chọn

$$a(1)=12; a(2)=110; a(3)=456111$$