Đến nội dung

royal1534

royal1534

Đăng ký: 09-07-2015
Offline Đăng nhập: 20-12-2023 - 20:00
****-

#670214 $\sum \frac{a}{\sqrt{1+bc}}...

Gửi bởi royal1534 trong 28-01-2017 - 10:17

Bài toán: Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn: $a^{2}+b^{2}+c^{2}=1$.

 

Chứng minh rằng: $\frac{a}{\sqrt{1+bc}}+\frac{b}{\sqrt{1+ca}}+\frac{c}{\sqrt{1+ab}}\leq \frac{3}{2}$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có :

$$\sum \frac{a}{\sqrt{1+bc}} \leq \sqrt{3.(a+b+c)(\frac{a}{1+bc}+\frac{b}{1+ca}+\frac{c}{1+ab})}$$

Ta quy bài toán về chứng minh $$\frac{a}{1+bc}+\frac{b}{1+ca}+\frac{c}{1+ab} \leq \frac{9}{4(a+b+c)}$$

Ta có $$VT=(a+b+c)-abc.(\sum \frac{1}{1+bc}) \leq a+b+c-\frac{9abc}{3+ab+bc+ca} \leq a+b+c-\frac{9abc}{4}$$

Áp dụng bất đẳng thức Schur ta có :

$$9abc \geq 4(a+b+c)(ab+bc+ca)-(a+b+c)^3=(a+b+c)[(a+b+c)^2-2]=(a+b+c)^3-2(a+b+c)$$

Ta quy bài toán về chứng minh :

$$(a+b+c)^3-2(a+b+c) \leq \frac{9}{4(a+b+c)}$$

$$\Leftrightarrow 6(a+b+c)^2-(a+b+c)^4 \leq 9 \Leftrightarrow [(a+b+c)^2-3]^2 \geq 0$$

Chứng minh hoàn tất.




#667551 $x^2+y^2+z^2=p.t$

Gửi bởi royal1534 trong 08-01-2017 - 04:40

Bài toán 1: Cho $p$ là số nguyên tố. Chứng minh tồn tại các số $x,y,z,t$ thỏa mãn :

$x^2+y^2+z^2=p.t$ (Với $0<t<p$)

Bài toán 2: Cho các số nguyên $a,b,c$ lớn hơn 1. Chứng minh rằng nếu với mỗi số nguyên dương $n$, tồn tại $k$ sao cho $a^k+b^k=2c^n$ thì $a=b$

Bài toán 3: Cho a,b,c là các số nguyên và $a \neq 0$ sao cho $an^2+bn+c$ là số chính phương với mọi $n>2013^{2014}$.

Chứng minh rằng tồn tại $x,y$ nguyên sao cho : $a=x^2,b=2xy,c=y^2$




#666995 Chứng minh : $x=y$.

Gửi bởi royal1534 trong 04-01-2017 - 22:45

6. Cho $a,b,c,d\in Z$ thoả mãn $\frac{a^2-1}{5a}=\frac{b^2-1}{5b}=\frac{c^2-1}{4c}=\frac{d^2-1}{4d}=p$, trong đó là p nguyên dương. Chứng minh $(a-c)(b-c)(a+d)(b+d)$ là số chính phương.

Hình như đề câu này có nhầm lẫn. 

Nếu $\frac{a^2-1}{5a}$ nguyên thì $a=1,-1$ rồi chứ  :wacko:




#666889 $\sum \dfrac{abc+b+c-a}{a^2+1} \geq...

Gửi bởi royal1534 trong 04-01-2017 - 01:00

Với $a,b,c \geq 0$ chứng minh rằng
$\dfrac{abc+b+c-a}{a^2+1}+\dfrac{abc+c+a-b}{b^2+1} +\dfrac{abc+a+b-c}{c^2+1} \geq a+b+c$

Nice problem ! 

Lời giải :

Để ý rằng $a+b+c=(b+c-a)+(c+a-b)+(a+b-c).$

BĐT cần chứng minh tương đương với : 

$$ \sum [\frac{abc+b+c-a}{a^2+1}-(b+c-a)] \geq 0$$

$$\frac{a(a-b)(a-c)}{a^2+1}+\frac{b(b-c)(b-a)}{b^2+1}+\frac{c(c-a)(c-b)}{c^2+1} \geq 0$$

Giả sử $a \geq b \geq c$. Theo tiêu chuẩn của bđt Vornicu Schur thì ta cần chứng minh :

$$\frac{a^2}{a^2+1} \geq \frac{b^2}{b^2+1} \Leftrightarrow a \geq b$$ Đúng theo điều đã giả sử.

Chứng minh hoàn tất.




#666746 $2.3^{x}+1=7.5^{y}$

Gửi bởi royal1534 trong 03-01-2017 - 02:10

Tìm nghiệm nguyên không âm của PT:

                                                                     $2.3^{x}+1=7.5^{y}$

Xét $x=0 \Rightarrow 3=7.5^y$ (Loại).

Xét $y=0 \Rightarrow 2.3^x=6 \Rightarrow x=1$ (thỏa)

Xét $x,y \geq 1$

Ta có $VT \equiv 1 \equiv VP \equiv (-1)^y$  ($mod 3$)

$\Rightarrow y$ chẵn.

Tương tự dễ chứng minh được $x$ lẻ.

 

Đặt $x=2k+1,y=2t$ thì phương trình đã cho tương đương với :

$6.(3^k)^2+1=7.(5^t)^2$

Đặt tiếp $3^k=a, 5^t=b$

$\Rightarrow 7b^2-6a^2=1$

Đây là phương trình Pell dạng $Ax^2-By^2=1$. Nghiệm của phương trình này được sinh ra bởi dãy :

$\left\{\begin{matrix} b_{0}=1,b_{1}=25,b_{n+2}=26b_{n+1}-b_{n} & \\   a_{0}=1,a_{1}=27,a_{n+2}=26a_{n+1}-a_{n}\\n=0,1,..\end{matrix}\right.$
Với $k=1,2$ thì $a=3,9$ (PT vô nghiệm).
Với $k=3$ thì $t=2$. PT có nghiệm $(x,y)=(7,4)$
Với $k \geq 4$.
Gọi $r_{n}$ là số dư khi chia $a_{n}$ cho $81$
Bằng cách chật vật tính toán. Ta tính được :
$r_{0}=1,r_{1}=27,r_{2}=53,r_{3}=55,r_{4}=0,r_{5}=26,r_{6}=28,r_{7}=54,r_{8}=80,r_{9}=1,r_{10}=27.$
Do đó dãy $r_{n}$ tuần hoàn chu kỳ $9$ và ta có $r_{n} \equiv 0 (mod 81) \Leftrightarrow n \equiv 4 (mod 9)$
Tương tự. Gọi $s_{n}$ là số dư khi chia $a_{n}$ cho $19$.
Tương tự ta cũng có $s_{n} \equiv 0 (mod 19) \Leftrightarrow n \equiv 4 (mod 9)$
Từ đó nếu $81 \mid a_{n}$ thì $19 \mid a_{n}$ (Vô lý vì $a_{n}$ có dạng $3^k$).
Vậy với $k \geq 4$ thì phương trình vô nghiệm
Kết luận : $(x,y)=(7,4);(1,0)$




#665971 $2^x+7^y=3^z$

Gửi bởi royal1534 trong 26-12-2016 - 23:48

Bài toán : Tìm nghiệm nguyên không âm của phương trình sau :

$$2^x+7^y=3^z$$




#665781 $\sum \frac{a^{3}}{a^{2}+b^...

Gửi bởi royal1534 trong 25-12-2016 - 08:50

Cho a, b, c > 0. Chứng minh rằng:

$\sum \frac{a^{3}}{a^{2}+b^{2}+6ab}\geq \frac{a+b+c}{8}$

Nguyễn Phúc Tăng

Áp dụng bất đẳng thức Holder ta có :

$\sum \frac{a^3}{a^2+b^2+6ab} \geq \frac{(a+b+c)^3}{6(\sum a^2+\sum 3ab)} \geq \frac{(a+b+c)^3}{8(a+b+c)^2}=\frac{a+b+c}{8}$

Q.E.D...




#664943 Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $abc=1$. CMR: $\sum...

Gửi bởi royal1534 trong 18-12-2016 - 01:21

Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $abc=1$. CMR:

$a)$ $\sum\frac{1}{a^5(b+2c)^2}\geq\frac{1}{3}$

 

Tham khảo ở đây




#664939 $\frac{1}{x}+\frac{1}{y...

Gửi bởi royal1534 trong 18-12-2016 - 01:11

Với mỗi số nguyên dương $n$, gọi $S(n)$ là số các cặp sắp thứ tự $(x;y)$ nguyên dương thoả mãn $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=\frac{1}{n}$. Hãy tìm các số nguyên dương $n$ sao cho $S(n)=5$

Phương trình đã cho tương đương với :

$$(x-n)(y-n)=n^2$$.

Giả sử $n=p_{1}^{a_{1}}.p_{2}^{a_{2}}...p_{n}^{a_{n}}$.

Thay vào lại phương trình : $$(x-n)(y-n)=p_{1}^{2a_{1}}.p_{2}^{2a_{2}}...p_{n}^{2a_{n}}$$

Nhận xét : Phương trình $ab=n$ có số nghiệm là số ước của $n$.

Mặt khác ta có số ước của $n^2$ được tính bằng : $$(2a_{1}+1)(2a_{2}+1)...(2a_{n}+1)$$

$$\Rightarrow (2a_{1}+1)(2a_{2}+1)...(2a_{n}+1)=5$$

$$\Leftrightarrow a_{1}=2, a_{2}=a_{3}=...=a_{n}=0$$
Vậy thì ta có $n=p^2$ với $p$ là một số nguyên tố thì thỏa mãn điều kiện đề bài. 




#664430 $a+b+c=1$ tim GTLN $ P=(a-b)(b-c)(c-a)$

Gửi bởi royal1534 trong 12-12-2016 - 00:00

$a+b+c=1$ tim GTLN $ P=(a-b)(b-c)(c-a)$

Lời giải :

Xét $P^2=(a-b)^2(b-c)^2(c-a)^2.$
Không mất tính tổng quát. Giả sử $a \geq b \geq c.$
Ta suy ra các đánh giá sau:
$(b-c)^2 \leq b^2, (c-a)^2 \leq a^2$
Suy ra $P^2 \leq a^2b^2(a-b)^2$
Áp dụng bđt Cauchy ta có :
$4P^2=2ab.2ab.(a-b)^2 \leq \frac{[2ab+2ab+(a-b)^2]^3}{27}=\frac{(a+b)^6}{27} \leq \frac{(a+b+c)^6}{27}=\frac{1}{27}$
$\Rightarrow P^2 \leq \frac{1}{27.4}=\frac{1}{108}$
$\Rightarrow P \leq \frac{1}{6\sqrt{3}}$
Đẳng thức xảy ra khi $(a,b,c)=(\frac{3+\sqrt{3}}{6},\frac{3-\sqrt{3}}{6},0)$




#664423 Chứng minh $\sum \frac{a^3}{b^2+c^2} \geq \frac{3}{2...

Gửi bởi royal1534 trong 11-12-2016 - 22:50

Cho $a+b+c=3$

CMR $\sum \frac{a^{3}}{b^{2}+c^{2}}\geq \frac{3}{2}$

Mình nghỉ đề phải cho $a,b,c$ dương :)

 

Một lời giải khác :

Vì bất đẳng thức đã cho đối xứng. Giả sử $a \geq b \geq c$

Ta có $(a^3,b^3,c^3)$ và $(b^2+c^2,c^2+a^2,a^2+b^2)$ là hai bộ đơn điệu ngược chiều. Áp dụng bđt Chevbyshev ta có :

$VT=\sum \frac{a^3}{b^2+c^2} \geq \frac{3}{2}. \frac{a^3+b^3+c^3}{a^2+b^2+c^2}$

Ta cần chứng minh : $a^3+b^3+c^3 \geq a^2+b^2+c^2$

Áp dụng bđt Cauchy-Schwarz ta có : $(a^3+b^3+c^3)(a+b+c) \geq (a^2+b^2+c^2)^2$

$\Leftrightarrow 3(a^3+b^3+c^3) \geq (a^2+b^2+c^2)^2 \geq \frac{(a+b+c)^2}{3}.(a^2+b^2+c^2)$

$\Leftrightarrow a^3+b^3+c^3 \geq a^2+b^2+c^2$ (Q.E.D)

BĐT được chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=1$




#662871 Chứng minh $X,Y,Z,T$ đồng viên

Gửi bởi royal1534 trong 24-11-2016 - 01:11

Bài toán: Cho tam giác $ABC$. $D$ là một điểm trên cạnh $BC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABD$ cắt $AC$ tại điểm thứ $2$ là $E$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $ACD$ cắt $AB$ tại điểm thứ hai là $F$. Hai đường tròn $(O_{1}),(O_{2})$ qua hai điểm $A,E$ tiếp xúc $BC$ tại $M,N$. $X$ là giao điểm $ME$ và $NF$. $Y$ là giao điểm $MF$ và $NE$. Hai đường tròn $(O'_{1}).(O'_{2})$ qua hai điểm $A,F$ tiếp xúc $BC$ tại $P,Q$. $Z$ là giao điểm $PE$ và $QF$, $T$ là giao điểm $PF$ và $QE.$

Chứng minh $X,Y,Z,T$ đồng viên 




#660140 Tìm n là số nguyên dương sao cho $2^{n}+1\vdots n^{2...

Gửi bởi royal1534 trong 01-11-2016 - 02:16

Chỗ này sai nhé bạn

$(p-1,2n) $ có thể khác 2

Ví dụ $p=5, n=60 $ 

p là ước nguyên tố nhỏ nhất của n ... 




#659909 Tìm n là số nguyên dương sao cho $2^{n}+1\vdots n^{2...

Gửi bởi royal1534 trong 30-10-2016 - 07:58

Tìm n là số nguyên dương sao cho $2^{n}+1\vdots n^{2}$

Bài này trong IMO 1990 :)
Lời giải : 

Xét $n=1$ (thỏa)

 

Xét $n>1$ :

Trước hết ta chứng minh $3 \mid n$

Từ giả thiết ta có : $n \mid 2^n+1 \Leftrightarrow 2^{2n} \equiv 1$ ($mod$ n)

Gợi $p$ là ước nguyên tố nhỏ nhất của $n$ và $h=ord_{n}(2)$

$\Rightarrow$ $2^{2n} \equiv 1$ ($mod$ $p$) và $2^h \equiv 1$ ($mod$ $p$)

Theo định lý Fermat nhỏ ta cũng có : $2^{p-1} \equiv 1 $($mod$ $p$)

$\Rightarrow h \mid p-1 , h \mid 2n$

$\Rightarrow h \mid (p-1,2n) = 2$ (Vì $p-1<p \mid n$ nên $(p-1,n)=1$)

$\Rightarrow h=2$ (Dễ thấy $h=1$ không thỏa)

Từ đó ta có $p \mid 2^2-1=3 \Rightarrow 3 \mid n$

---------------------------------

Đặt $n=3^k.y ($Với $k,y \in N, (y,3)=1 )$

Từ giả thiết ta có : $v_{3}(n^2) \leq v_{3}(2^n+1)$

$\Leftrightarrow 2k \leq k+1$ 

$\Leftrightarrow k=1$

Suy ra $n=3y$ (với $i \in N, (i,3)=1)$

Giả sử $y>1$. Gọi $q$ là một ước nguyên tố của $y$ (q khác 3)

Tương tự như trên suy ra $q \mid 2^{(2n,q-1)}-1 \mid 2^6-1=63 \rightarrow q=7$

Dẫn tới $7 \mid 2^n+1$ (Dễ thấy điều này vô lý vì $VP \equiv 1,2,4 (mod 7)$)

Vậy $y=1 \rightarrow n=3 $

Vậy $n=3,n=1$ thỏa đề




#657791 CHUYÊN ĐỀ: Hàm số và thuần nhất, chuẩn hóa trong chứng minh BĐT-CT THCS

Gửi bởi royal1534 trong 13-10-2016 - 23:04

Đây là bản pdf của chuyên đề này do mình tự viêt Latex 

Vì mới tập tành latex nên mọi người thông cảm không tránh khỏi những sai sót :D. Hi vọng nó hữu dụng với mọi người. 

P/s: Chuyên File gửi kèm  HSBN.pdf   166.56K   221 Số lần tảiđề hay. Nếu thằng Kiên không vừa lòng cái gì thì inb mình nhé.