Đến nội dung

minhrongcon2000

minhrongcon2000

Đăng ký: 14-08-2015
Offline Đăng nhập: 19-06-2019 - 19:18
-----

Trong chủ đề: cho (O) đường kính AB. Trên AB lấy E. Qua E vẽ dây CD vuông AB. trên BE l...

28-07-2017 - 11:04

Hiển nhiên, ta có $\Delta FCD$ cân tại $F$. Mặt khác, do tứ giác $CDMN$ nội tiếp nên $\widehat{FMN}=\widehat{FDC}=\widehat{FCD}\Rightarrow CD||MN$

Trong chủ đề: VMF's Marathon Hình học Olympic

25-02-2017 - 19:14

Bài toán 174. Cho $\Delta ABC$ có 1 điểm $D$ bất kì thuộc đường thẳng $BC$ sao cho $D$ và $B$ nằm khác phía so với $C$. Gọi $I$ và $I_1$ l ần lượt là tâm nội tiếp $\Delta ABC$ và $\Delta ACD$. Chứng minh rằng trục đẳng phương của $(I)$ và $(I')$ đi qua 1 điểm cố định khi $D$ thay đổi.


Trong chủ đề: VMF's Marathon Hình học Olympic

25-02-2017 - 15:47

Lời giải bài 173: 

Mình xin đề xuất một cách giải không mấy sơ cấp cho bài này:

 

File gửi kèm  VMF.png   95.32K   46 Số lần tải

Bài toán có thể được viết lại như sau: Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có $AB$ cắt $CD$ tại $E$, $AD$ cắt $BC$ tại $F$ và $AC$ cắt $BD$ tại $I$. Gọi $P$ là giao điểm thứ hai của đường tròn $(AEF)$ và $(O)$. $PI$ cắt $(O)$ tại điểm thứ hai là $Q$. Chứng minh rằng $C$, $Q$, $F$, $E$ cùng thuộc 1 đường tròn.

Chứng minh:

Gọi $R$ là giao điểm của $AP$ và $CQ$. 

Ta có $EF$ chính là đường đối cực của $I$ qua $(O)$. 

Mặt khác, do $AP$ cắt $CQ$ tại $R$ và $AC$ cắt $PQ$ tại $I$ nên ta có $R$ nằm trên đường đối cực của $I$ qua $(O)$, hay nói cách khác $AP$, $EF$, $CQ$ cùng đồng qui tại 1 điểm.

Do đó, ta có được $\overline{RF}.\overline{RE}=\overline{RA}.\overline{RP}=\overline{RQ}.\overline{RC}\Rightarrow$ tứ giác $CQFE$ nội tiếp nên ta có điều phải chứng minh.$\square$


Trong chủ đề: Đường tròn ngoại tiếp tam giác IJD đi qua một điểm cố định

24-12-2016 - 19:41

 

Cho tam giác ABC nhọn. Một điểm D thay đổi trên BC. Gọi I,J lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABD và ACD.

a) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác IJD luôn đi qua một điểm cố định

 

File gửi kèm  a.png   162.14K   51 Số lần tải

Ta dễ chứng minh được các đẳng thức sau đây:  

$MB=\frac{AB+BD-AD}{2}$

$BE=\frac{BC+AB-AC}{2}$

$DQ=\frac{DA+DC-AC}{2}$.

Ta có được: $ME=BE-BM=\frac{BC+AB-AC}{2}-\frac{AB+BD-AD}{2}=\frac{DC+DA-AC}{2}=DQ$.

Mặt khác, ta cũng có $\Delta IMD\sim\Delta DQJ\Rightarrow \frac{IM}{DQ}=\frac{MD}{JQ}$. Từ đây, ta có $\Delta IME\sim\Delta EQJ$, do đó $\widehat{IEJ}=90^{o}$. Do đó, ta có điều phải chứng minh.


Trong chủ đề: Tuần 4 tháng 10/2016: Đường tròn tiếp xúc đường tròn cố định

23-10-2016 - 22:18

Cho em hỏi một chút! Nếu mà đề bài của thầy Hùng cho như vậy thì hai tam giác $PCE$ và $PBF$ phải cân tại $B$ và $C$ chứ nhỉ? Như vậy thì hình vẽ sẽ khác............