Đến nội dung

Visitor

Visitor

Đăng ký: 06-01-2016
Offline Đăng nhập: 30-12-2017 - 21:08
****-

#647158 Tìm $a,b,c$ là các số nguyên dương thỏa mãn $(a,b,c)=1$ ,...

Gửi bởi Visitor trong 30-07-2016 - 10:01

Tìm $a,b,c$ là các số nguyên dương thỏa mãn $(a,b,c)=1$ , $a^2+b^2=c^2$, $a^2=b+c$

Từ gt suy ra $c^2-b^2=b+c\Rightarrow c-b=1\Rightarrow c=b+1$

thay lại vào đề ta được $a^2=2b+1$.

Vậy các bộ a,b,c thỏa đề là : $t,\frac{t^2-1}{2},\frac{t^2+1}{2}$ với $t$ nguyên dương lẻ lớn hơn 1.




#637500 Marathon số học Olympic

Gửi bởi Visitor trong 01-06-2016 - 22:03

 

 

Bài 37. [AoPS] Với mỗi số nguyên $r$, chứng minh rằng tồn tại số tự nhiên $n_r$ sao cho với mọi số nguyên $n>n_r$ tồn tại ít nhất một số nguyên dương $k$ thoả mãn $1 \le k \le n-1$ và $p^r$ là ước của $\binom{n}{k}$ với $p$ là số nguyên tố nào đó.

Lời giải của mình.

Lấy $p,q$ là hai số nguyên tố bất kì.

Với mỗi $r$ chọn $n_r=max(p^r,q^r)+100$

Xét số nguyên $n$ bất kì lớn hơn $n_r$. Ta thấy luôn luôn có $p^a-1\neq q^b-1$ do $p\neq q$ nên $n$ ko thể có cả hai dạng $p^a-1$ hoặc là $q^a-1$

Giả sử $n\neq p^a-1$, khi đó biểu diển $p$-phân của $n$ sẽ có chữ số tận cùng khác $p-1$.

Ta sẽ sử dụng định lí $Kummer$

Giả sử $n=(b_tb_{t-1}...b_1b_0)_p$ với $b_0\neq p-1$ và do cách chọn $n_r$ nên $t>>r$.

CHọn $k=[b_rb_{r-1}...b_1(b_0+1)]_p$ 

Dễ thấy rằng khi trừ $n-k$ trong hệ $p$-phân sẽ được kết quả là một số có $r+1$ chữ số tận cùng bằng $p-1$ ( $p-1$ là chữ số lớn nhất trong hệ cơ số này)

Khi đó thì phép cộng $n-k$ với $k$ sẽ nhớ ít nhất là $r$ lần, theo định lí $Kummer$ ta có $v_p\binom{n}{k}\geq r$.

Ta có đpcm.

 

Bài 40.   Tìm tất cả các số tự nhiên $m$ sao cho với mọi sô thuộc tập $\{0,1,2,..,m-1\}$ đều đồng  dư với một số dạng $x^2+y^2$ mod $m$.




#636996 Marathon số học Olympic

Gửi bởi Visitor trong 31-05-2016 - 01:24

Lời giải bài 29.

Giả sử tồn tại $P(x),Q(x)$

Do $lim \pi(x)=+\propto$ nên $degP>degQ$

Mà $lim \frac{\pi(x)}{x}=0\Rightarrow lim\frac{P(x)}{xQ(x)}=0\Rightarrow degP<degQ+1$
Mâu thuẫn. Vậy ta có đpcm.

Bài 30. Chứng minh rằng tồn tại vô số số tự nhiên $n$ sao cho tất cả ước nguyên tố của $n^2+n+1$ đều ko lớn hơn $\sqrt{n}$




#635905 Marathon Tổ hợp và rời rạc VMF

Gửi bởi Visitor trong 27-05-2016 - 12:04

Lời giải bài 8.


 

a/ thay các lá bài bằng các số từ $1$ đến $13$ . Anne sẽ gọi lần lượt từ số $1$ tới số $13$, lặp lại một số vòng gọi như vậy. Giả sử ô trống nằm giữa $2$ số $i<j$ thì khi gọi đến $i$,số $i$ sẽ chuyển vào chỗ trống. Khi đó sẽ có 2 số cạnh ô trống là $i$ và một số $k$ nữa. Nếu $k>i$ thì khi gọi đến $k$ $k$ k sẽ di chuyển vào ô trống, và $i$ bh ko cạnh ô trống nữa, còn nếu $k<i$ thì $k$ sẽ dịch chuyển vào ô trống trong vòng gọi thứ 2. Tóm lại $i$ sẽ ko ở cạnh ô trống nữa và sẽ có số khác nhảy vào ô trống. Như vậy sau 1 số bước thì các quân bài ko còn ở vị trí ban đầu nữa.

b/Để quân Át, tức số $1$ ko năm cạnh ô trống thì Anne chỉ việc gọi như phần a/ nhưng sẽ bắt đầu gọi từ $2$ đến $13$. Số $1$ sẽ đứng im còn ô trống sẽ thay đổi nên sẽ có lúc nào đó số $1$ ko nằm cạnh ô trống.




#635751 Marathon số học Olympic

Gửi bởi Visitor trong 26-05-2016 - 20:40

@Visitor: Có một chỗ chưa chuẩn là điều kiện phải là $\left\lfloor (i + 1)\alpha \right\rfloor \ge n + 1$, lúc này thì đoạn cuối không có vô lí

Dấu "=" xảy ra khi $(i+1)\alpha =n+1$, chỉ cần chọn $\alpha$ vô tỉ thì ko xảy ra được 




#635739 Marathon số học Olympic

Gửi bởi Visitor trong 26-05-2016 - 19:40

Bài 9.

Hình như mình hiểu nhầm đề bài hay sao nhỉ @_@ mà lại chứng minh được là chia được

Giả sử ko chia được như đề bài tức là sẽ có số $n$ ko thuộc vào $S(\alpha ),S(\beta ),S(\gamma )$

Khi đó tồn tại $i$ sao cho $i\alpha <n$ và $(i+1)\alpha >n+1$ $\Rightarrow \frac{i}{n}< \frac{1}{\alpha }< \frac{i+1}{n+1}$

tương tự tồn tại $j$ : $\frac{j}{n}< \frac{1}{\alpha }< \frac{j+1}{n+1}$

Cộng vế ta được $\Rightarrow \frac{i+j}{n}< \frac{1}{\alpha }+\frac{1}{\beta  }< \frac{i+j+2}{n+1}$

chọn $ \frac{1}{\alpha }+\frac{1}{\beta  } = 1$ thì $ \frac{i+j}{n}<1< \frac{i+j+2}{n+1}\Rightarrow i+j<n<i+j+1$

Vô lí. Vậy mọi số tự nhiên đều thuộc $S(\alpha ),S(\beta )$, $\gamma$ tùy ý 

Chắc mình nhầm ở đâu @"@




#635671 Marathon số học Olympic

Gửi bởi Visitor trong 26-05-2016 - 12:58

Lời giải bài 5:

Ta sử dụng bổ đề quen thuộc : $v_{p}((qp^k+r)!)=v_{p}(qp^k)+v_{p}(r)$ với $r<p^k$, $p$ là số nguyên tố, $q,r$ là số tự nhiên.

C/m: $v_{p}((qp^k+r)!)=\frac{qp^k+r-S_{p}(qp^k+r)}{p-1}$

Do $r<p^k$ nên $r$ ko thể có biểu diễn quá $k$ chữ số trong hệ cơ số $p$ nên $S_{p}(qp^k+r)= S_{p}(qp^k)+S_{p}(r)$

suy ra: $v_{p}((qp^k+r)!)=\frac{qp^k+r-S_{p}(qp^k)-S_{p}(r)}{p-1}= \frac{qp^k-S_{p}(qp^k)}{p-1}+\frac{r-S_{p}(r)}{p-1}=v_{p}((qp^k)!)-v_{p}(r!)$ (đpcm)

Trở lại bài toán: 

Xét khai triển một số $n$ bất kì $n=p_{1}^{a_1}p_{2}^{a_2}...p_{k}^{a_k}.Â$

Theo $mod d$ thì ta thấy sẽ có hữu hạn bộ số $(a_1,a_2,...a_k)$ , cụ thể là $d^k$ bộ. Vì thế khi $n$ tăng đến vô cùng thì sẽ có vô số bộ bị lặp lại theo $modd$.

Xét các số dạng $a_s=(p_1p_2...p_k)^s$, theo nhận xét trên thì sẽ tồn tại các số $n_1<n_2<...<n_d$ sao cho : 

$v_{p_t}((a_{n_i})!)\equiv v_{p_t}((a_{n_j})!)(mod.d)$ với mọi $t$ từ $1$ đến $k$ và mọi $1\leq i,j\leq d$.

Vì các $n_i$ có thể lớn tùy ý nên ta chọn sao cho các điều kiện của bổ đề được thỏa mãn:

$a_{n_1}<min(p_{t}^{n_2})$

$a_{n_1}+a_{n_2}<min(p_{t}^{n_3})$

$a_{n_1}+a_{n_2}+a_{n_3}<min(p_{t}^{n_4})$

$........$

Áp dụng bổ đề ta có với mọi $p_t$ thì: 

$v_{p_t}((a_{n_2}+a_{n_1})!)=v_{p_t}((a_{n_2})!)+v_{p_t}((a_{n_1})!) \equiv 2v_{p_t}((a_{n_1})!)   (mod .p_t)$

$v_{p_t}((a_{n_3}+a_{n_2}+a_{n_1})!)=v_{p_t}((a_{n_3})!)+v_{p_t}((a_{n_2}+a_{n_1})!)\equiv 3v_{p_t}((a_{n_1})!) $

$........$

$v_{p_t}((a_{n_d}+...+a_{n_2}+a_{n_1})!)\equiv dv_{p_t}((a_{n_1})!) \equiv0$

CHọn $n=a_{n_d}+...+a_{n_2}+a_{n_1}$ thì $n$ thỏa đề. 
Vì $n_i$ lớn tùy ý nên cũng sẽ có vô số $n$ thỏa mãn đề bài.đpcm.

#

CHo mình nợ bài 6 vài phút.

Chả biết chọn bài nào, chọn đại 1 bài vui vui vậy :)

 

 

Bài toán 6. ( Toán cổ) Tìm tất cả số tự nhiên $n$ để có thể phân hoạch tập $S=\{1,2,3...,4n\}$ thành các tập con $4$ phần tử sao cho trong mỗi tập tồn tại một phần tử bằng trung bình cộng của ba phần tử còn lại.




#631745 ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2016

Gửi bởi Visitor trong 07-05-2016 - 14:23

 

ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2016

Ngày 1 (07/05/2016)
 

Câu 4. Cho dãy số $(a_{n})_{n\in\mathbb{Z}^{+}}$ xác định như sau $$\begin{cases}a_{1} = 0 \\ a_{2} = 1 \\ a_{2n} = 2a_{n} + 1 \\ a_{2n + 1} = 2a_{n}\end{cases}$$ với mọi $n \in \mathbb{Z}^{+}$. Chứng minh rằng tồn tại vô số số nguyên dương $k$ sao cho $a_{k} = 2016$ và tìm số nguyên dương $k$ nhỏ nhất thỏa mãn điều này.
 

Câu này vui. CHuyển sang hệ cơ số 2 thì ta thấy: $a_{2n}$ sẽ bằng $a_n$ thêm số $1$ ở cuối, còn $a_{2n+1}$ bằng $a_n$ thêm số $0$ ở cuối. Mà $2$ số hạng bắt đầu là $0,1$ nên cứ thêm $1$ và $0$ vào cuối như vậy ta sẽ có mọi số tự nhiên :v

Còn $2016=(11111100000)_2$, cứ bỏ lần lượt các chữ số cuối đi là tìm được :v

 À còn vô hạn thì suy ra trực tiếp từ chuyện có vô hạn số $0$




#631740 $x_{1}^{n_{1}} + x_{2}^{n_...

Gửi bởi Visitor trong 07-05-2016 - 13:33

Cho $n_{1}, n_{2}, \cdots , n_{k + 1}$ là các số nguyên dương sao cho $\gcd(n_{k + 1}, n_{i}) = 1 \; \forall i < k + 1$. Chứng minh rằng tồn tại vô số bộ số nguyên dương$ x_{i}$ sao cho $x_{1}^{n_{1}} + x_{2}^{n_{2}} + \cdots x_{k}^{n_{k}} = x_{k + 1}^{n_{k + 1}}$.

Số mũ lung tung nên đưa về bằng nhau cho dễ.

Đặt $A=n_{1}n_{2}...n_{k}$. CHọn $x_i=k^{l.\frac{A}{n_{i}}}$ , $:$ nào đó.

suy ra $x_i^{n_i}=k^{lA}\Rightarrow x_1^{n_1}+x_2^{n_2}+...+x_k^{n_k}=k^{lA+1}$

chỉ việc chọn $l$ sao cho $lA+1 \vdots n_{k+1}$ là ta sẽ có được $x_{k+1}=k^{\frac{lA+1}{n_{k+1}}}$.

Mà tất nhiên là có vô số $l$ như vậy nên cũng có vố số bộ tm.




#631688 Có tồn tại vô hạn hay không các hợp số có tính chất $L$?

Gửi bởi Visitor trong 07-05-2016 - 00:42

Một số nguyên dương $n$ được gọi là có tính chất $L$ nếu với mọi số nguyên dương $a$ tùy ý, thì mệnh đề sau luôn đúng: 'Nếu $n\mid a^{n} - 1$ thì $n^{2}\mid a^{n} - 1$'. Hỏi có tồn tại vô hạn hay không các hợp số có tính chất $L$?

Dễ thấy nếu $m,n$ thỏa mãn mà $gcd(m,n)=1$ thì $mn$ cũng thỏa.    (1)

Từ nhận xét trên ta thấy rằng có vẻ như sẽ có vô hạn :v nếu thế thì ta chỉ cần có vô số nguyên tố đều có $L$  (2)

thật vậy: gọi $p$ là 1 số nguyên tố . Giả sử : $p|a^p-1\Rightarrow p|a-1$ ( Cô si)

$\Rightarrow a^p-1= (a-1)(a^{p-1}+a^{p-2}+...+a+1) \vdots p^2$ ( do $a\equiv 1(modp)$ )

suy ra (2) đúng. Từ (1) và (2) ta có đpcm :v

 

Dạo này học hình hơi nhiều -.-




#626680 $$\lim_{n\to \infty}S(2^{n}) = +...

Gửi bởi Visitor trong 11-04-2016 - 22:43

Ký hiệu $S(n)$ là tổng các chữ số của $n$ trong hệ thập phân. Chứng minh rằng
$$\lim_{n\to \infty}S(2^{n}) = +\infty$$

Nguồn: Facebook

Ta làm kiểu chia các chữ số của $2^n$ thành các nhóm nhỏ.

Giả sử $2^n=(a_{k}a_{k-1}...a_{1})_{(10)}$. Ta chứng minh với $i$ thíc hợp thì trong các chữ số $a_{i+1},a_{i+2},...a_{4i}$ sẽ có ít nhất một chữ số khác $0$.

Thật vậy, phản chứng là ko xảy ra điều trên, tức là  các chữ số $a_{i+1},a_{i+2},...a_{4i}$ đều bằng $0$.

 Đặt $a=(a_{i}a_{i-1}...a_{1})_{(10)}$ suy ra $2^n-a \vdots 10^{4i} \vdots2^{4i}$.

CHọn $i<\frac{n}{4}$ thì ta sẽ có $a \vdots 2^{4i}$, vô lí vì $a < 10^i <2^{4i}$

vậy nx trên đúng.

Với $n$ càng lớn thì càng chia được nhiều nhóm kiểu như $a_{i+1},a_{i+2},...a_{4i}$, mà tổng các chữ số mỗi nhóm khác $0$ nên hiển nhiên $\lim_{n\to \infty}S(2^{n}) = +\infty$


  • Ego yêu thích


#626676 Cho $p\in \mathbb{P}$. Chứng minh luôn tồn tại...

Gửi bởi Visitor trong 11-04-2016 - 22:29

Cho $p\in \mathbb{P}$. Chứng minh luôn tồn tại $a, b \in \mathbb{Z}^{+}$ thoả $a + b = p$ và $2ab = c^{2} + d^{2}$

Nhận xét

Hướng đi của mình dài :v

Nhận xét $1$: mọi số nguyên tố dạng $4l+1$ đều có thể biểu diễn dưới dạng tổng $2$ số chính phương. Cái này cơ bản.

Nhận xét $2$: mọi số nguyên dương có dạng $2^{\alpha }(4l+1)$ với $\alpha  =0$ hoặc $\alpha  =1$ hoặc $\alpha=2$ hoặc $\alpha$ bất kì :))

đều có thể biểu diễn dưới dạng tổng $2$ số chính phương

cái này cm rất dễ dựa vào nhận xét $1$.

 

Nếu $p=4t+1$, chọn $a=4$, $b=4t-3$ thì $2ab=2^3(4t-3)$, theo nhận xét $2$ ta có $đpcm$

Nếu $p=4t+3$, chọn $a=2$, $b=4t+1$ thì $2ab=2^2(4t+1)$, theo nhận xét $2$ ta cũng có $đpcm$.

Các trường hợp $p$ nhỏ nhỏ rất dễ để chỉ ra nên ko xét.




#623334 Hỏi khi đó $a^{2017} - a$ được tô màu gì?

Gửi bởi Visitor trong 29-03-2016 - 00:04




#623327 Hỏi khi đó $a^{2017} - a$ được tô màu gì?

Gửi bởi Visitor trong 28-03-2016 - 23:27

Tập hợp các số nguyên dương được tô bởi 2 màu đen và trắng thỏa các điều kiện:
i) Tổng hai số khác màu thì được tô bằng màu đen.
ii) Có vô hạn số được tô bằng màu trắng.
Giả sử $a \ge 2$ là một số nguyên dương được tô màu trắng. Hỏi khi đó $a^{2017} - a$ được tô màu gì?

Spoiler

Minh cũng thấy hứng thú :v

Ta thấy:

+Nếu số $1$ màu trắng thì tất cả các số đều trắng vì nếu có số $n$ màu đen thì tất cả các số sau $n$ đều đen, mâu thuẫn với $ii$

Vậy $a^{2017}-a$ màu trắng.

+Nếu số $1$ màu đen. Ta gọi $k+1$ là số đầu tiên được tô màu trắng, tức là $1,2,...k$ đều màu đen.Từ $i$ ta có được là tất cả các số không có dạng $t(k+1)$ sẽ có màu đen. Ta chứng minh tất cả các số dạng $t(k+1)$ đều màu trắng.

Thật vậy, có $k+1$ trắng nên nếu mà có $h(k+1)$ nào đó mà đen thì theo $i$ : $t(k+1)$ sẽ đen với mọi $t\geq h$. Mâu thuẫn với $ii$.

Vậy chỉ có các số là bội của $k+1$ mới trắng còn lại đen hết.

Do đó, vì $a^{2017}-a\vdots a$ nên hiển nhiên nó màu trắng :v




#621464 Chứng minh rằng $\dbinom{2n}{n}$ chia hết...

Gửi bởi Visitor trong 20-03-2016 - 20:29

Bài này số mũ bt cũng ra nhưng chắc dài. cho mình xin tài liệu về $Kummer$ đc ko Jinbe. Trước t cũng có của viện toán nhưng lại chả nhớ để đâu :))