Đến nội dung

Isaac Newton

Isaac Newton

Đăng ký: 13-01-2016
Offline Đăng nhập: 25-10-2016 - 20:21
-----

Trong chủ đề: Tìm các số nguyên x , y thỏa mãn phương trình : x2 - 2x = 27 y3

21-10-2016 - 06:18

$x^2-2x=27y^3 \Leftrightarrow (x-1)^2=(3y+1)(9y^2-3y+1)$

Giả sử $d=(3y+1;9y^2-3y+1)(d\in\mathbb{N}; d\geq 1)\Rightarrow 3y+1\vdots d; 9y^2-3y+1\vdots d\Rightarrow (3y+1)^2-(9y^2-3y+1)\vdots d$
$\Rightarrow 9y\vdots d\Rightarrow -3y+1\vdots d\Rightarrow 2\vdots d \Rightarrow$ $d=1$ hoặc $d=2.$
Nếu y chẵn $\Rightarrow$ $9y^2-3y+1$ lẻ $\Rightarrow$ d=1.
Nếu y lẻ $\Rightarrow$  $9y^2-3y+1$ lẻ suy ra d=1.
Vậy $(3y+1;9y^2-3y+1)=1 \Rightarrow 3y+1=m^2; 9y^2-3y+1=n^2 (m,n \in\mathbb{N})$
Xét $9y^2-3y+1=n^2 \Rightarrow 9y^2-3y+1-n^2=0\Leftrightarrow 4.9y^2-4.3y+4-4n^2=0\Leftrightarrow (6y-1)^2-(2n)^2=-3$
Đến đây giải phương trình dễ tìm được nghiệm duy nhất (y;n)=(0;1)
Thử lại thấy y=0 thì $3y+1= 9y^2-3y+1=1 $chính phương.
Khi đó với y=0 suy ra $x^2-2x=0 \Leftrightarrow x=0$ hoặc $x=2$.
Kêt luận: (x;y)=(0;0);(2;0) là các cặp số nguyên thỏa mãn phương trình đã cho.

Trong chủ đề: Tìm số nguyên dương n sao cho $\frac{n\left ( 2n-1...

21-10-2016 - 05:49

$\frac{n(2n-1)}{26}=m^2$

$\Leftrightarrow 2n^2-n=26m^2\Leftrightarrow 16n^2-8n=208m^2\Leftrightarrow (4n-1)^2=13.(4m)^2+1\Leftrightarrow (4n-1)^2-13.(4m)^2=1$. Đây là phương trình Pell loại I. :icon6:


Trong chủ đề: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH BÌNH THUẬN VÒNG 1 2016-2017

20-10-2016 - 22:51

Bài 3:

$a, u_n=\frac{1}{2}.\frac{3}{4}...\frac{2n+1}{2n+2}$ . Ta có $u_n^2=\frac{1^2.3^2...(2n+1)^2}{2^2.4^2...(2n+2)^2}>\frac{(3^2-1)(5^2-1)...((2n+1)^2-1)}{2^2.4^2...(2n+2)^2}=\frac{(2.4).(4.6)...((2n)(2n+2))}{2^2.4^2...(2n+2)^2}=\frac{2.4...(2n)(2n+2)}{2.4...(2n+2)}.\frac{4.6...(2n)}{2.4...(2n)(2n+2)}=\frac{1}{2(2n+2)}.$ Lại có $ u_n^2<\frac{1^2.3^2...(2n+1)^2}{(2^2-1)(4^2-1)...((2n+2)^2-1))}=\frac{1^2.3^2...(2n+1)^2}{(1.3)(3.5)...((2n+1)(2n+3))}$ $=\frac{1.3...(2n+1)}{1.3...(2n+1)}.\frac{1.3...(2n+1)}{3.5...(2n+3)}=\frac{1}{2n+3}.$

Vậy $\frac{1}{2(2n+2)}<u_n^2<\frac{1}{2n+3}$ suy ra $limu_n=0, n\rightarrow +\infty.$

$b, u_1=1=tan\frac{\pi }{4}$
Ta chứng minh $u_n=tan\frac{\pi }{4.2^{n-1}}$,  với mọi $n\geq 1$ bằng quy nạp.
Với n=1: $u_1=tan\frac{\pi}{4}$
Giả sử đúng với n=k, $k\geq 2$: $u_k=tan\frac{\pi}{4.2^{k-1}}$
Cần chứng minh đúng với n=k+1: $u_{k+1}=tan\frac{\pi}{4.2^k}$
Thật vậy: $u_{k+1}=\frac{\sqrt{1+u_k^2}-1}{u_k}$ $=\frac{\sqrt{1+tan^2\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}-1}{tan\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}$$=\frac{\frac{1}{cos\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}-1}{tan\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}=\frac{1-cos\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}{sin\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}=\frac{2sin^2\frac{\pi}{4.2^k}}{2sin\frac{\pi}{4.2^k}.cos\frac{\pi}{4.2^k}}=tan\frac{\pi}{4.2^k}$
Theo nguyên lí quy nạp $u_n=tan\frac{\pi }{4.2^{n-1}}$,với mọi $ n\geq 1.$
 

Trong chủ đề: $3\overrightarrow{MA} + 4\overrightarrow{MB...

11-10-2016 - 22:30

Cách 1: Gọi P là trung điểm của BC. Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác ABP và 3 điểm M, G, N  có:

$\frac{MA}{MB}.\frac{NB}{NP}.\frac{GP}{GA}=\frac{4}{3}.\frac{3}{2}.\frac{1}{2}=1\Rightarrow M,G,N$ thẳng hàng.

Cách 2:

$\overrightarrow{MG}=\overrightarrow{AG}-\overrightarrow{AM}=\frac{1}{3}(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC})-\frac47\overrightarrow{AB}=\frac13\overrightarrow{AC}-\frac{5}{21}\overrightarrow{AB}.$

$\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{BN}-\overrightarrow{BM}=\frac32\overrightarrow{BC}-\frac37\overrightarrow{BA}=\frac32(\overrightarrow{BA}+\overrightarrow{AC})-\frac{3}{7}\overrightarrow{BA}=\frac32\overrightarrow{AC}-\frac{15}{14}\overrightarrow{AB} $

$\Rightarrow \overrightarrow{MG}=\frac29\overrightarrow{MN}\Rightarrow M,G,N$ thẳng hàng.


Trong chủ đề: $(\sqrt{x+3}-\sqrt{x+1})(x^2 +\sq...

11-10-2016 - 18:43

 

Đề : Gpt
$(\sqrt{x+3}-\sqrt{x+1})(x^2 +\sqrt{x^2 +4x+3}) =2x$

 

$(\sqrt{x+3}-\sqrt{x+1})(x^2 +\sqrt{x^2 +4x+3}) =2x$

ĐK: $x\geqslant -1$

PT$\Leftrightarrow \frac{2}{\sqrt{x+3}+\sqrt{x+1}}(x^2+\sqrt{(x+3)(x+1)})=2x \Leftrightarrow x^2+\sqrt{(x+3)(x+1)}=x(\sqrt{x+3}+\sqrt{x+1})\Leftrightarrow x(x-\sqrt{x+3})-\sqrt{x+1}(x-\sqrt{x+3})=0\Leftrightarrow (x-\sqrt{x+3})(x-\sqrt{x+1})=0$

Đến đây thì ok rồi  :icon6:  :icon6:  :icon6: