Đến nội dung

VermouthS

VermouthS

Đăng ký: 28-03-2016
Offline Đăng nhập: 27-12-2017 - 22:10
***--

Trong chủ đề: $\begin{cases}x+y+xy=5\\y+z+yz=11\\x+z+xz=7...

03-08-2016 - 11:55

 

3)$\begin{cases}x+y+z=9\\\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=1\\xyz=27 \end{cases}$

 

$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=1\Rightarrow \frac{xy+yz+xz}{xyz}=1\Rightarrow xy+yz+xz=27$

$x+y+z=9\Rightarrow (x+y+z)^{2}=81=x^{2}+y^{2}+z^{2}+2(xy+yz+xz)\Rightarrow x^{2}+y^{2}+z^{2}=81-2.27=27$

Vì $x^{2}+y^{2}+z^{2}=xy+yz+xz (=27) \Rightarrow 2(x^{2}+y^{2}+z^{2})=2(xy+yz+xz)$

$\Rightarrow (x-y)^{2}+(y-z)^{2}+(z-x)^{2}=0 \Leftrightarrow x=y=z$ 

Kết hợp với xyz=27 ta được (x;y;z)=(3;3;3)


Trong chủ đề: $\frac{a^{2}}{a+1}+\frac...

12-06-2016 - 10:11

Áp dụng BĐT Cộng mẫu ta có ngay đpcm. 

$\frac{a^{2}}{a+1}+\frac{b^{2}}{b+1}\geq \frac{(a+b)^{2}}{a+b+1+1} = 1/3$ ( do a+b=1 theo gt )

Dấu = xảy ra khi $a=b=\frac{1}{2}$


Trong chủ đề: $\sqrt{x^{2}+4x+12}= 2x-4 + \sqrt...

29-05-2016 - 17:14

$\sqrt{x^{2}+4x+12}=\sqrt{(x-2)^{2}+8(x+1)}=2(x-2)+\sqrt{x+1}$ (1)

Đặt $x-2 = a ; \sqrt{x+1}=b$

Khi đó: $b^{2}-a=3$ $(*)$

Từ (1) suy ra: $\sqrt{a^{2}+8b^{2}}=2a+b \Rightarrow a^{2}+8b^{2}=4a^{2}+4ab+b^{2}\Leftrightarrow 7b^{2}-3a^{2}-4ab=0$

Đến đây bạn chia cả 2 vế cho $b^{2}$, đưa về phương trình bậc 2 ẩn là $\frac{a}{b}$. (Đồng bậc 2) Khi đó sẽ tính được  $\frac{a}{b}$ 

Kết hợp với $(*)$ ta giải được phương trình.


Trong chủ đề: 6 điểm trên mặt phẳng,không có 3 điểm nào thẳng hàng.Nối các điểm các bằn...

21-05-2016 - 22:55

 

  Xét A là một trong số sáu điểm đã cho. Khi đó xét năm đoạn thẳng (mỗi đoạn thẳng nối điểm A với năm điểm còn lại). Vì mỗi đoạn thẳng được tô chỉ màu đỏ hoặc xanh, nên theo nguyên lí Dirichlet có it nhất ba trong năm đoạn nói trên cùng màu. Giả sử là các đoạn AB,AC,AD và được tô cùng màu xanh. Chỉ có hai khả năng sau xảy ra:

 

(Bạn tự vẽ hình nhé   :D )

 

1. Nếu ít nhất một trong ba đoạn BC,BC,CD màu xanh thì tồn tại một tam giác với ba cạnh xanh và kết luận của bài toán đúng trong trường hợp này.

 

2. Nếu không phải như vậy, tức là BD,BC,CD màu đỏ, thì ba điểm phải tìm là B,C,D vì tam giác BCD là tam giác với ba cạnh đỏ.


Trong chủ đề: Chứng minh : trong 5 số nguyên tùy ý bao giờ cũng tìm được 3 số có tổng c...

22-04-2016 - 23:21

Chứng minh được trong 5 số tuỳ ý tồn tại ít nhất 2 số có cùng số dư khi chia cho 3.
Giả sử 2 số dư giống nhau đó là 1,1.
Trong 3 số còn lại, nếu 3 số dư của chúng là khác nhau thì chúng phải là 0,1,2 khi đó bộ 3 số dư (1;1;1) là bộ 3 số có tổng chia hết cho 3.
Nếu 3 số dư khác nhau, tức là có ít nhất 2 số dư giống nhau, giả sử 2 số dư đó là 1;1 thì bộ (1;1;1) thỏa mãn, nếu 2 số dư đó là 2;2, số dư còn lại là 0 thì bộ (1;2;0) thỏa mãn, còn nếu số dư còn lại là 1 thì lại có bộ (1;1;1) thỏa mãn. Nếu 2 số dư đang xét ở trên là 0;0, số dư còn lại 1 thì bộ (1;1;1) thỏa mãn, số dư còn lại là 2 thì bộ (1;2;0) thỏa mãn.

Với cách xét tương tự với 2 số dư (0;0) và (2;2) ta có đpcm.

Cách làm này tuy có hơi dài nhưng không bỏ sót trường hợp nào :)