Đến nội dung

Zeref

Zeref

Đăng ký: 15-04-2016
Offline Đăng nhập: 06-03-2023 - 22:35
****-

#636627 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 29-05-2016 - 20:48

 a là số thực nên a có thể là phân số, => 1/a là phân số nghịch đảo của a. Có tổng của 2 phân số nghịch đảo nhau là số nguyên ko ?

 

Xin lỗi mình nhầm

A = $a+\frac{1}{a}$ =$\frac{a^2+1}{a}$

Vì A là số nguyên dương nên a >0 và $a^2+1 = ak$ (với k là số nguyên dương)

Xét pt bậc 2 $a^2-ak+1=0$

$\Delta=k^2-4$

Pt có nghiệm nên $k\geq2$ hoặc $k\leq-2$

$ a1 = \frac{k+ \sqrt{k^2-4}}{2}  $

$ a2 = \frac{k- \sqrt{k^2-4}}{2}  $

Đồng thời 2 nghiệm của pt là số dương nên

S>0 và P>0

=> k>0

Từ đó suy ra $k\geq2$

Sau đó xét từng giá trị a1 ,a2 sao cho không lớn hơn 2017

suy ra được $2\leq k \leq2017$

Như vậy có 2016 giá trị của k và 4032 giá trị của a thoả mãn đề bài

Mình nghĩ mình có sai sót chỗ nào đó rồi các bạn xem mình làm có đúng không




#636379 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 28-05-2016 - 21:55

Mình không biết nữa, nhưng nếu sửa đề lại như bạn thì Mincopxki là ổn rồi

Vậy Min A = $2\sqrt{5}$

Dấu bằng xảy ra khi nào vậy bạn mình làm mà không được




#636286 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 28-05-2016 - 16:47

Tìm min của

A = $\sqrt{x^2-4x+5} + \sqrt{y^2-2y+5} + \sqrt{x^2+y^2}$ 

Mình sử dụng Mincopski cho 2 cái đầu rồi mà giờ không biết làm sao nữa




#636214 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 28-05-2016 - 11:21

vì k và m nguyên nên 2k-2m-1 và 2k+2m+1 cũng nguyên

 $(2k-2m-1)(2k+2m+1)=91$ thì mình giải hệ 

$\left\{\begin{matrix}2k-2m-1 = 1 & \\ 2k+2m+1= 91 & \end{matrix}\right.$

rồi tương tự với các giá trị nguyên khác để tìm ra m nguyên và k nguyên hả

Chuẩn rồi đó bạn  :D  :like




#636084 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 27-05-2016 - 22:03

Nhìn kĩ hẵng nói chứ bạn :)

 

$x^{4}+16x^{2}+32=0$

 

$\Delta ^{'}=32> 0$

Bấm máy thử rồi bạn ơi ko đc




#636077 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 27-05-2016 - 21:55

 

Đề thi chuyên Toán

 

 

Bài 1: Chứng minh rằng $x_{0}=\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}-\sqrt{6-3\sqrt{2+\sqrt{3}}}$ là nghiệm của phương trình $x^{4}+16x^{2}+32=0$

 

Bài 2: Cho đường thẳng (d): y = mx + 2 (m là tham số khác 0). Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ O đến đường thẳng (d) bằng $\frac{2}{3}$. Vẽ đường thẳng (d) trong mặt phẳng tọa độ với giá trị m tìm được.

 

Bài 3:   a) Giải phương trình $x^{3}+3x^{2}+3x+2=0$

      b) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $A=3(x^{2}+y^{2})$, biết $x^{2}+y^{2}=xy+12$

 

Bài 4:   a) Tìm m để phương trình $x^{2}-2x-\left | x-1 \right |+m=0$ có 2 nghiệm phận biệt.

            b) Cho phương trình $mx^{2}+x+m-1=0$. Xác định m để phương trình có 2 nghiệm phân biệt x1; x2 thỏa mãn $\left | \frac{1}{x_{1}}+\frac{1}{x_{2}} \right | > 1$

 

Bài 5:   1) Cho đường tròn (O) và một điểm M cố định bên ngoài đường tròn. Một đường thẳng (d) qua M cắt đường tròn (O) tại A và B ( MA < MB, (d) không đi qua O). Gọi C là giao điểm của hai tiếp tuyến kẻ từ A và B.

                a) Chứng minh rằng điểm O nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

                b) Gọi D là giao điểm (khác O) giữa OM và đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Chứng minh MA. MB = MD. MO

                c) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC luôn đi qua 2 điểm cố định khi đường thẳng (d) quay quanh M.

            2) Cho tam giác đều ABC, (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Điểm M thay đổi, thuộc cung nhỏ AC của  đường tròn tâm (O) (M khác A và C). CM cắt AB tại E, AM cắt BC tại F. Qua A kẻ đường thẳng song song với BC cắt đường thẳng EF tại D. Chứng minh EF luôn đi qua điểm cố định D khi M thay đổi.

 

 

Bài 1 cái pt $x^{4}+16x^{2}+32=0$ vô nghiệm mà




#636053 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 27-05-2016 - 21:18

Tìm $m \in Z$để P=$\frac{m^{2}+1}{2m + 1} \in Z$

bài này ta có thể đem về pt bậc 2 ẩn m tham số là P

$m^2-2Pm+1-P=0$

tính được $\Delta= 4P^2+4P-4$

Vì pt này nhận m là nghiệm nguyên nên $4P^2+4P-4=k^2$

Tới đây ta có thể tìm được P=1 và -2

Kiểm tra lại đk rồi tính ra m




#636051 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 27-05-2016 - 21:13

gpt $(3\sqrt{x}-\sqrt{x+8})(4+3\sqrt{x^{2}+8x})=16(x-1)$

Mình cũng nghĩ làm theo cách của bạn Hoàng Nguyên là đúng đấy

Ta có thể suy ra được hệ

$\left\{\begin{matrix} & (3a-b)(4+3ab)=16(a^2-1) (1)\\  & b^2-a^2=8 \end{matrix}\right.$
từ đây dễ dàng suy ra pt (1) của hệ <=> $12 \sqrt{b^2-8} -3b^2 \sqrt{b^2-8}+9b^3-76b-16b^2+144=0$
<=> $3 \sqrt{b^2-8}(2+b)(2-b) + (b-2)(9b^2+2b-72)$
Tới đây chắc bạn cũng biết làm gì tiếp theo rồi  :D



#635664 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 26-05-2016 - 10:17

nó ở đây r 2 bạn

câu 5 ta thấy số 2 không bao giờ bị xoá mất trên bảng vì nếu a hoặc b =2 thì theo giả thiết a+b-0,5ab=2 (hằng số)

vậy số cuối cùng của bảng là 2




#635520 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 25-05-2016 - 19:13

Câu 3.1 có thể nhận xét p không chia hết cho 2 và 3 vậy p lẻ và tồn tại dưới dạng 3k+1 ; 3k+2

ta thấy (p-1)(p+1) là tích 2 số chẵn nên luôn chia hết cho 8 

sau đó xét từng trường hợp p=3k+1 và p=3k+2 => (p-1)(p+1) luôn chia hết cho 3

(p-1)(p+1) vừa chia hết cho 3 và 8 nên có đpcm




#635309 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 24-05-2016 - 22:23

xin phép ... mình làm hơi tắt :lol:  :lol: 

pt $\Leftrightarrow (x+\sqrt{x^{2}+\sqrt{2016}})(\sqrt{x^{2}+\sqrt{2016}}-x)(y+\sqrt{y^{2}+\sqrt{2016}})=2016(\sqrt{x^{2}+\sqrt{2016}}-x)$

khai triển ra ta dc $y+\sqrt{y^{2}+\sqrt{2016}}=\sqrt{2016}(\sqrt{x^{2}+\sqrt{2016}}-x)$ (1)

tương tự ta có $x+\sqrt{x^{2}+\sqrt{2016}}=\sqrt{2016}(\sqrt{y^{2}+\sqrt{2016}}-y)$ (2)

trừ (2) cho (1) dc :

                 $(x-y)(1-12\sqrt{14}+\frac{(1-12\sqrt{14})(x+y)}{\sqrt{x^{2}+\sqrt{2016}}+\sqrt{y^{2}+\sqrt{2016}}})=0$

vì $1-12\sqrt{14}+\frac{(1-12\sqrt{14})(x+y)}{\sqrt{x^{2}+\sqrt{2016}}+\sqrt{y^{2}+\sqrt{2016}}})\ < 0$

nên $x=y$

phần còn lại thì dễ rồi..

Cho nhận xét ~~ mình thấy cách này hơi dài và nếu sai  thì ns mình với. đúng thì like cái  :like  coi như công gõ  :D  :D

Chỗ này hình như lộn dấu rồi bạn ơi mà cách của bạn cũng hay  :D




#635268 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 24-05-2016 - 20:41

Tính x+y biết

$(x+\sqrt{x^2+\sqrt{2016}})(y+\sqrt{y^2+\sqrt{2016}})=2016$




#633918 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 18-05-2016 - 16:41

http://diendantoanho...endmatrixright/

Các bạn giải giúp với nha!

bài này có 2 nghiệm một vô tỉ với nguyên  Đặt ẩn phụ $a=\sqrt{x} b= \sqrt{y}$

Tính a theo b ở pt 1 thay ngược vô pt 2 tìm ra pt bậc 4

$b^4-6b^3+14x^2-12x+3=0$

P.tích ra được $(b-1)(b^3-bx^2+bx-3)$ 

Cái đầu là nghiệm nguyên

Cái sau dùng cardano tính ra một nghiệm duy nhất

Trả về gt x,y là xong

P/s nghiệm vô tỷ của b là 

$\frac {\sqrt[3]{-37\pm 9\sqrt{17}}}{3} - \frac{2}{3\sqrt[3]{-37\pm 9\sqrt{17}}} + \frac{5}{3} $

Xem lại đề đi bạn , chắc viết sai rồi thi cấp 3 mà cho mấy cái này đâu đc




#633072 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 14-05-2016 - 16:18

Bạn giải đầy đủ cho mình xem với, chụp ảnh gửi lên cũng được

Từ đoạn Δ ≥ 0 nhé

2 nghiệm của  pt là

$ x1 = \frac{2-y- \sqrt{(2-y)(3y+2)}}{2} \leq \frac{2-y}{2} \leq \frac{4}{3}$   (vì căn thức ≥ 0 còn $y ≥ \frac {2}{3}$ ) 

 

Vậy thử lại theo giả thiết thấy không thoả

 

$x2 = \frac{2-y+ \sqrt{(2-y)(3y+2)}}{2} $

 

Ta cần CM $\sqrt{(2-y)(3y+2)} \leq y+2$

 

Cái này dễ CM Dấu = xảy ra khi y=0

 

Thay vào đc $x2 \leq 2$

Với y=0 thì x=2 nên không thoả

Với y khác 0 thì x <2 nên không thoả

Đó là cách nghĩ của mình nếu thấy không ổn bạn cứ nói




#632970 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Gửi bởi Zeref trong 13-05-2016 - 22:28

Chứng minh $x^6+3x^4+4x^3+9x^2+6x+2>0$