Đến nội dung

Zeref

Zeref

Đăng ký: 15-04-2016
Offline Đăng nhập: 06-03-2023 - 22:35
****-

#663634 Giải phương trình

Gửi bởi Zeref trong 02-12-2016 - 17:48

Giải phương trình:

$x^3+\frac{x^3}{(x-1)^3}+\frac{3x^2}{x-1}+7=0$

Nhân cả 2 vế với $(x-1)^3$, ta được

$x^6-3x^5+6x^4+x^3-18x^2+21x-7=0$

$<=> (x^2+x-1)(x^4-4x^3+11x^2-14x+7)=0$

Dễ thấy $x^4-4x^3+11x^2-14x+7=(x^2-2x)^2+7(x-1)^2 > 0$

Từ đó kết luận nghiệm của pt




#663590 $a+b+c+3abc \geq 6$

Gửi bởi Zeref trong 01-12-2016 - 22:21

Cho $a,b,c$ không âm, $ab+bc+ca+6abc=9$. CM $a+b+c+3abc \geq 6$
(Sử dụng p,q,r)


#663290 $3(a+b+c+d)^{2}\geq 8(ab+ac+ad+bc+bd+cd)$

Gửi bởi Zeref trong 28-11-2016 - 17:31

Cho a,b,c,d>). Chứng minh : $3(a+b+c+d)^{2}\geq 8(ab+ac+ad+bc+bd+cd)$

Đây là BĐT 4 biến quen thuộc :D :D

Ta sẽ CM

$3(a+b+c+d)^{2}- 8(ab+ac+ad+bc+bd+cd) \geq 0$

BĐT trên tương đương

$3a^2+3b^2+3c^2+3d^2-2(ab+ac+ad+bc+bd+cd) \geq 0$

$<=> (a-b)^2+(b-c)^2+(c-d)^2+(d-a)^2+(a-c)^2+(b-c)^2 \geq 0$




#663062 Chứng minh rằng: $\sum \frac{1}{a+2}\...

Gửi bởi Zeref trong 25-11-2016 - 21:59

Cho a, b, c lớn hơn 0 thỏa mãn abc=1. Chứng minh rằng:

$\sum \frac{1}{a+2}\leq 1$

Đặt $a=\frac{x}{y}$, $b=\frac{y}{z}$, $c=\frac{z}{x}$

Bđt ban đầu tương đương

$\sum \frac{y}{x+2y} \leq 1$

$<=> \sum \left( \frac{y}{x+2y} -\frac{1}{2} \right) \leq -\frac{1}{2} $

$<=> \sum \frac{x}{x+2y} \geq 1$

$<=> \sum \frac{x^2}{x^2+2xy} \geq 1$

Mà ta có $\sum \frac{x^2}{x^2+2xy} \geq \frac{(x+y+z)^2}{x^2+y^2+z^2+2(xy+yz+xz)} =1 $

Do đó, bđt được chứng minh

Dấu = xảy ra tại a=b=c=1




#663015 Ôn tập kiểm tra 1 tiết Tổ hợp - Xác suất

Gửi bởi Zeref trong 25-11-2016 - 18:12

Câu 3: 

Số 360 có bao nhiêu ước nguyên dương?

Đã có công thức tính :D :D

$360=2^3.3^2.5$

Như vậy, số ước nguyên dương là $(3+1)(2+1)(1+1)=24$




#663011 [Lớp 10] SAI LẦM Ở ĐÂU?

Gửi bởi Zeref trong 25-11-2016 - 17:58

Bài toán 1:
Giải bất phương trình: $(2x+1)\sqrt{x+1} \ge 0$

Lời giải:
Điều kiện bất phương trình là $x \ge -1$
Do $\sqrt{x+1} \ge 0$ nên bpt tương đương với $2x+1 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge -\frac{1}{2}$
Vậy nghiệm của bpt là $S=[-\frac{1}{2}; + \infty )$

 

Bài này còn thiếu nghiệm $x=-1$ nữa ạ! :D

Lí do sai bài này là chia 2 vế cho $\sqrt{x+1}$ mà chưa xét trường hợp $\sqrt{x+1}=0$ dẫn tới sót nghiệm x=1




#662971 $\dpi{300} \small \left\{\begin...

Gửi bởi Zeref trong 24-11-2016 - 23:17

Sao lại dễ thấy vậy bạn

$y^6+3y^4-4y^3+9y^2-6y+31 > (2y^4-4y^3+2y^2)+(7y^2-6y+31)=2(y-1)^2+(7y^2-6y+31)>0$




#662956 Tìm số nguyên n nhỏ nhất sao cho $\sqrt{5n}-\sqrt...

Gửi bởi Zeref trong 24-11-2016 - 21:57

 

1,Tìm số nguyên n nhỏ nhất sao cho $\sqrt{5n}-\sqrt{5n-4}< 0,01$

2,Cho đa thức P(x) có tất cả các hệ số đều là số tự nhiên và nhỏ
hơn 5, thỏa mãn điều kiện P(5) = 259. Tính P(2015)

 

Nhận thấy rằng $5^4>259$ do đó, bậc cao nhất của P(x) sẽ là 3

$P(x)=ax^3+bx^2+cx+d$ ($a,b,c,d < 5$, $a \neq 0$)

Ta có $125a+25b+5c+d=259$

a không thể lớn hơn 2. Nếu a=1 là vô lý. Do đó a=2

$=>25b+5c+d=9$

b chỉ có thể bằng 0

$=>5c+d=9$

c chỉ có thể bằng 1

$=> d=4$

Vậy đa thức đó là $2x^3+x+4$




#662847 chứng minh BĐT

Gửi bởi Zeref trong 23-11-2016 - 21:41

BÀI 1 : Cho a, b, c$\geqslant$ -3/4; và a+b+c = 3;  CMR: $\sqrt{4a+3}+\sqrt{4b+3}+\sqrt{4c+3}\leq 3\sqrt{7}$

 GIẢI:

áp dung BĐT cosi

$\sqrt{4a+3}\leq \frac{4a+3+1}{2}=2(a+1)$   (1)

$\sqrt{4b+3}\leq \frac{4b+3+1}{2}=2(b+1)$    (2)

$\sqrt{4c+3}\leq \frac{4c+3+1}{2}=2(c+1)$    (3) công từng vế lai toi có vế phải $\leq$ 12

 tôi làm đến đây đúng hay sai??? ai biet chỉ giúp nhé. cam ơn. ai biet cách chúng minh giup. thank

Lần sau hãy đăng bài đúng box nhé bạn :D :D

Cách làm của bạn là không sai, tuy nhiên, hướng đi đó không giải quyết được bài toán. Đây là cách chọn điểm rơi trong BĐT AM-GM. Với dữ kiện $a+b+c=3$, chúng ta sẽ nghĩ rằng điểm rơi là $a=b=c=1$. Bạn hãy nhân hai vế với $\sqrt{7}$ và tìm cách giải tiếp :D :D




#662680 Pt vô tỷ

Gửi bởi Zeref trong 21-11-2016 - 23:10

Giải phương trình 

$1 - 2x\sqrt{x^{2}+x+1}=2x^{2}-x$

theo 6 cách khác nhau

Cách số 2: bình phương khử căn

Sau khi đặt đk, ta tiến hành bình phương khử căn

$(2x\sqrt{x^{2}+x+1})^2=(2x^{2}-x-1)^2$

$<=> 8x^3+7x^2-2x-1=0$

$<=> (x+1)(8x^2-x-1)=0$




#662677 Cho $\angle ABC$ có P=58cm, $\widehat{B}=...

Gửi bởi Zeref trong 21-11-2016 - 22:52

3.Cho $\Delta ABC$ vuông tại A có AB=7cm, AC=5cm.Tính độ dài đường phân giác trong  AD và đường phân giác ngoài AE.                                                                                               

Công thức tính phân giác trong AD

$AD = 2bc.\frac{cos.\frac{A}{2}}{(b + c)}$

Và, giờ sẽ tính phân giác ngoài

Tính được góc ABC, suy ra góc EDA. Sau đó sử dụng lượng giác cho tam giác EAD là ra vì đã tính được AD rồi :D :D




#662675 Cho $\angle ABC$ có P=58cm, $\widehat{B}=...

Gửi bởi Zeref trong 21-11-2016 - 22:42

.2.Cho $\Delta  ABC$ có P=58cm, $\widehat{B}=57^{\circ}{18}'$, $\widehat{C}=82^{\circ}{35}'$.Tính AB, BC, CA.                                                                                             

Câu này P là chu vi hay nửa chu vi nhỉ ? =)

Nhưng mà áp dụng định lý Sine rồi dùng dãy tỉ số là sẽ ra

$\frac{a}{\sin A}=\frac{b}{\sin B}=\frac{c}{\sin C}=\frac{a+b+c}{\sin A +\sin B+\sin C}$




#662625 Cho $\angle ABC$ có P=58cm, $\widehat{B}=...

Gửi bởi Zeref trong 21-11-2016 - 17:40

1.Cho $\angle  ABC$ biết AB=4,123 ; BC=5,042 ; CA=7,415.$M\in BC$ sao cho BM=2,142

    a)Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp $\angle  ABM$.

    b)Tính bán kính đường tròn nội tiếp $\angle  ACM$.                                                                                         

Cách này sẽ hơi dài :D

 - Trước tiên, tính diện tích tam giác ABC bằng Heron

 - Từ đó sẽ tính được $\sin B$ và $\sin C$ theo công thức $S=\frac{1}{2}ab \sin C$

 - Tính diện tích tam giác ABM và ACM bằng cồng thức trên

 - Suy ra cạnh AM

 - Sau đó tính bán kính bằng công thức $S=\frac{abc}{4R}=pr$




#662402 ĐỀ THI GTMT HUYÊN LÂM THAO 2013-2014

Gửi bởi Zeref trong 19-11-2016 - 12:05

 

 

Câu2 (7 điểm)
Cho $P(x)=x^5+ax^4+bx^3+cx^2+dx+f$. Biết $P(1)=1$, $P(2)=4$, $P(3)=9$, $P(4)=16$, $P(5)=25$. Tính $P(6)$, $P(7)$, $P(8)$, $P(9)$

Không biết mình có nhìn nhầm không nhưng hình như có thể tìm hệ số của P(x) nhỉ ? :) 5 ẩn 5 phương trình




#662400 Phương trình vô tỉ

Gửi bởi Zeref trong 19-11-2016 - 11:50

a) $\sqrt[3]{x^2-1}+x=\sqrt{x^3-1}$

Bạn ơi, cái pt này cho nghiệm khá xấu :) nếu là $\sqrt[3]{x^2-1}+x=\sqrt{x^3-2}$ thì nghiệm sẽ đẹp hơn, lúc đó liên hợp sẽ dễ dàng hơn