Đến nội dung

LHTung

LHTung

Đăng ký: 05-02-2005
Offline Đăng nhập: 17-10-2007 - 15:33
-----

Laurent Schwartz - Người bạn lớn của VN .

12-10-2005 - 15:06

GS LAURENT SCHWARTZ

Hình đã gửi
Hình đã gửi

Sinh ngày: 5 tháng 3 năm 1915 tại Pari, Pháp

Mất ngày: 4 tháng 7 năm 2002

Laurent Schawartz ( L.S ) là người gốc Do Thái. Cha ông chỉ là bác sĩ, nhưng trong gia đình ông có nhiều người nổi tiếng như bác của ông – giáo sư Robert Debre – là người sáng lập Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef). Khi còn đi học, L.S giỏi nhất hai môn toán và tiếng Latin. Năm 1934, L.S vào học trường Đại học Sư phạm tại Pari. Ông tốt nghiệp thạc sĩ toán học năm 1937 và hoàn thành học vị tiến sĩ chuyên ngành khoa học năm 1943 tại Strasbourg.

Trong những năm này, việc nâng cao kiến thức toán học của ông luôn song hành với đấu tranh chính trị. Từ lâu tuy là người thuộc cánh hữu, nhưng L.S lại ủng hộ mạnh mẽ Chính phủ mặt trận bình dân của Leon Blum, cho đến khi ông thất vọng vì nó thất bại trong việc ủng hộ các thành viên Đảng cộng hoà ở Tây Ban Nha. Tương tự như vậy, ông cũng không còn đồng tình với chủ nghĩa Cộng sản sau các phiên toà lôi kéo dư luận của Stalin, mặc dù trong mười năm sau đó đến tận năm 1947 ông vẫn là người theo chủ nghĩa Trotsky. L.S tuyên bố ông không bao giờ hối tiếc về điều này, cho dù nó thực sự đã cản trở chuyến đi của ông đến Mỹ nhận giải thưởng Fields.

Năm 1956, L.S là một trong những người lãnh đạo phong trào đấu tranh ở Pháp phản đối Liên Xô xâm lược Hungary. Trong năm tiếp theo S lại dành hết tâm trí vào một vấn đề quan trọng với bản thân ông hơn: ìVụ án Audin” ở Angeria.

Audin là một nhà toán học, đồng thời là một Đảng viên cộng sản sống tại thủ đô Algiers, đang làm luận án dưới sự hướng dẫn của L.S. Tháng 7 năm 1957, người thanh niên 25 tuổi, cha của ba đứa con, một người dám chống lại luật lệ của Pháp ở Angeria đã bị quân đội bắt cóc, tra tấn và giết hại. L.S kêu gọi đòi lại sự công bằng cho Audin không biết mệt mỏi. Ông vẫn tổ chức buổi bảo vệ luận án của người thanh niên ấy cho dù vắng mặt anh.

Để phản đối chính sách của Pháp, L.S ký tên vào ìbản tuyên bố số 121”, ủng hộ việc không phục tùng quân đội. Bộ trưởng quốc phòng Pháp Pierre Messmer trả đũa bằng cách tước bỏ chức vụ của ông trường Đại học với lý do ì vì danh dự và ý thức chung”. S đáp lại rằng: kể từ lúc quân đội do Messmer điều khiển ủng hộ việc tra tấn và những kẻ làm việc đó thì những lý do trên thật là lố bịch.

Sau một thời gian ngắn phải sống ở New York, L.S đã được phục hồi lại chức vụ của mình.

Trên phương diện toán học , ông là một nhà toán học lớn . Cuối thập niên 40, cống hiến lớn nhất của L.S cho toán học là "Lý thuyết phân bố" , công trình đem lại cho ông giải thưởng Fields cao quý năm 1950 tại Cambridge (Mỹ). Các kết quả chính trong lý thuyêt toán học lừng danh này đã được " tìm ra trong 1 đêm thức trắng cuối tháng 11 năm 1944 , đêm đẹp nhất của cuộc đời tôi ". Thật ra , đây là kết quả lao động không ngừng trong nhiều năm của ông để giải quyết các vấn đề rất khác nhau mà ban đầu chính ông không nghĩ nó hội tụ về cùng một mục tiêu , chứ không phải là " bỗng dưng " ông nghĩ ra nó trong 1 phút xuất thần :).

Vậy nội dung của lý thuyết phân bố là gì ?

-Ở thời điểm đó , lý thuyết của Heaviside và Dirac đã tổng quát phép tính vi tích phân với những ứng dụng cụ thể. Tuy nhiên hai phương pháp này cũng như các phương pháp trước đó chưa được xây dựng dựa trên hai yếu tố cơ bản của toán học là chính xác và trừu tượng . L.S đã làm điều đó . Phân bố là một mở rộng khái niệm hàm ; hàm là 1 phân bố đặc biệt , có những phân bố không phải là hàm . Mọi phân bố đều có đạo hàm ( theo nghĩa phân bố ) , đạo hàm của phân bố cũng là phân bố , nên phân bố là khả vi vô hạn . Nếu xem một hàm ko khả vi ( theo nghĩa cổ điển ) là 1 phân bố thì nó có đạo hàm mọi cấp ( theo nghĩa phân bố ) . Do đó , người ta cũng gọi lý thuyết này là lý thuyết " hàm suy rộng" . Khái niệm chìa khóa để xây dựng các phân bố là lý thuyết đối ngẫu của các không gian lồi địa phương , lý thuyết mà ông đã góp phần xây dựng thành công trong những năm hết sức khó khăn trong đại chiến lần 2 .

Nhờ sự phát triển lý thuyết phân bố của L.S mà các phương pháp trên có cơ sở vững chắc hơn, mở rộng phạm vi áp dụng, và tạo ra những công cụ áp dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực . Có thể nêu ra , chẳng hạn , trong lĩnh vực " Phương trình vi phân " . Phương trình vi phân là mô hình toán học của các hiện tượng trong tự nhiên , trong thực tiễn công nghiệp . Nghiệm của các phương trình ấy phải khả vi đến một cấp nhất định , muốn vậy hệ số của phương trình cũng phải khả vi đến 1 cấp tương ứng . Đòi hỏi này không phải lúc nào cũng được thỏa mãn trong thực tiễn . Vì vậy , tìm nghiệm của ptvp theo nghĩa phân bố không đòi hỏi các điều kiện khắt khe về hệ số mà điều này gần thực tiễn hơn . Sau khi xây dựng hoàn chỉnh lý thuyết phân bố với đầy đủ các công cụ mạnh như tích chập , biến đổi Fourier , tích tensor ... , L.S tin rằng lý thuyết các phương trình đạo hàm riêng sẽ phát triển mạnh dựa trên lý thuyết phân bố . Ba người làm tiến sĩ đầu tiên với ông là B.Malgrange , F.Treves , J.L.Lions ( giải Fields năm 1994 ) đều theo hường này và đạt được các thành tựu xuất sắc .

Harald Bohr đã đề cử S nhận giải thưởng Fields tại Hội nghị toán học quốc tế ở Harvard ngày 30 tháng 8 năm 1950 vì công trình nghiên cứu của ông về lý thuyết phân bố. Harald Bohr miêu tả công trình nghiên cứu của S như sau:

... lý thuyết này chắc chắn sẽ là một trong những lý thuyết toán học kinh điển trong thời đại của chúng ta ... Tôi nghĩ rằng bản thân tôi hay bất cứ người nào khác cũng sẽ choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng sự hài hoà tuyệt vời trong toàn bộ cấu trúc phép tính tích phân mà lý thuyết này đưa ra, hay khi hiểu được rằng ứng dụng lý thuyết đó cần thiết như thế nào đối với nhiều nội dung cao cấp hơn trong Giải tích như: lý thuyết quang phổ, lý thuyết điện thế và toàn bộ các phương trình vi phân từng phần liên tục...

L.S nhận được rất nhiều giải thưởng, huân huy chương cùng với giải thưởng Fields. Ông nhận giải thưởng của Viện hàn lâm khoa học Pari vào các năm 1955, 1964 và 1972. Năm 1972 ông được bầu làm thành viên của Viện hàn lâm. Ông còn nhận bằng Tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học như: Humboldt (1960), Brussels (1962), Lund (1981), Tel-Aviv (1981), Montreal (1985) và Athens (1993).

Công trình nghiên cứu sau này của L.S là về phép tính vi phân ngẫu nhiên và hình học của không gian Banach . Ở đây , ông cũng đã đạt được một số kết quả quan trọng .

Dành hết tâm trí cho toán học và chính trị khiến nhiều người nghĩ rằng L.S không còn thời gian cho sở thích riêng nào. Điều này hoàn toàn sai lầm vì L.S là một người say mê sưu tầm bướm, ông có tới hơn 20.000 mẫu vật.

GS L.S là một nhà sư phạm lớn , rất say mê giảng dạy . Năm 1958 , GS Paul Levy ở Polytechnique về hưu , ông được bổ nhiệm thay thế . Ông nhận thấy sau đại chiến , université đã có nhiều đổi mới trong đào tạo , nhưng công tác đào tạo của Polytenichque còn rất bảo thủ và trì trệ . Ông cùng với một số gs khác đã bỏ nhiều công sức tổ chức , cải tạo lại cách đào tạo ở đây với hai mục tiêu . Một là gắn chặt đào tạo với nghiên cứu khoa học ở trình độ cao , phấn đấu để Polytechnique cũng đào tạo được các nhà khoa học như université . Một số trung tâm như trung tâm toán học do ông làm giám đốc , đã trở thành trung tâm toán học mạnh ở châu Âu . Hai là việc đào tạo kĩ sư ở Polytechnique cũng như ở các nơi khác phải làm nền công nghiệp Pháp có vị trí xứng đáng trên thế giới .

Ông cho rằng , một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là phải đào tạo được một đội ngũ những người thầy có kiến thức khoa học vững vàng, có
khả năng sư phạm tốt và phải có tâm huyết với thế hệ trẻ , để lại dấu ấn của mình trong cuộc đời và sự nghiệp học sinh .

Là một nhà toán học và giáo dục lớn , GS L.S lại gắn bó rất mật thiết với cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta . Đọc cuốn " Đông Dương SOS " của A.Viollis , ông nhận rõ bộ mặt của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương . Ông tham gia và tổ chức nhiều hoạt động chống chiến tranh của Pháp ở VN . Ông là thành viên của tòa án quốc tế Bertrard Russell lên án tội ác chiến tranh của Mỹ ở VN . Với tư cách ấy , năm 1968 , ông cùng nhiều thành viên của tòa án quốc tế sang VN để khảo sát tội ác của Mỹ . Ông cũng đã đi thăm các lớp học buổi tối và một số trường đh ở nơi sơ tán . Ông nhớ mãi hình ảnh người thầy giáo giảng về phương trình động lực học trong một lớp học với vách bằng tranh tre nứa lá cùng với một phòng thí nghiệm thô sơ ở bên cạnh . Năm 1976 , hai vợ chồng GS L.S sang giảng dạy VN 1 tháng . Năm 1990 , theo lời mời của bộ trưởng bộ GD , với tư cách là chủ tịch ủy ban đánh giá chất lượng trường đh của Pháp , ông lại sang VN để khảo sát các chất lượng các trường đh và góp ý với bộ trưởng . Ông đã tạo điều kiện để một số cán bộ khoa học của ta được đi thực tập khoa học tại Pháp , đi dự các hội nghị quốc tế . Nhiều đồng nghiệp , học trò của ông , trong đó có các nhà toán học nổi tiếng như Grothendieck , Martineau , Cartier , Malgrange ,.... đã sang Vn giảng bài , làm seminar với với các cán bộ trẻ , kể cả trong thời kì gian khổ chống Mĩ .

Để kết thúc , ta hãy nêu lên hai câu nói của L.S , câu đầu về chính trị, câu sau về toán học

-Tôi luôn luôn nghĩ rằng đạo đức chính trị vô cùng quan trọng cũng như cảm xúc và sự đồng cảm.

-Để khám phá ra điều mới lạ trong toán học phải vượt qua những hạn chế cũng như cách nghĩ truyền thống. Bạn sẽ không thể tiến lên phía trước nếu bạn không phá bỏ rào cản.


Note:

École Normale Supérieure: ĐH Sư phạm

Agrégation de Mathématiques: thạc sỹ toán học

Popular Front Government: chính phủ mặt trận bình dân

Stalin's show trials: các phiên toà được tổ chức nhằm tác động dư luận quần chúng

Trotskyite: người theo chủ nghĩa Trotsky

(Trotsky là người đưa ra nguyên lý về cách mạng XHCN trên toàn thế giói)

Theory of distributions: Lý thuyết phân bố

École Polytechnique: ĐH Bách khoa

differential and integral calculus: phép tính vi tích phân

------------------------
Lồng ghép từ
-"Vô cùng thương tiếc gs L.S" - Gs Nguyễn Đình Trí
Tạp chí "thông tin toán học" tháng 8-2002
- http://www-groups.dc...s/Schwartz.html

Thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh

06-08-2005 - 13:16

Mình vừa đọc cuốn " Truyện của thiên tài " của NTHL . Đây là cuốn truyện nói về một anh chàng muốn sống theo cách của riêng mình nhưng luôn bị gia đình tìm mọi cách " uốn nắn " anh ta sống giống như đa số mọi người trong xã hội . Và cuộc sống của anh như là " con cún bị giam " . Có vài bài thơ trong đó rất lạ nên Post dần lên cho mọi người cảm nhận !

Ngửi

Tôi ngửi thấy mùi thịt chó
Khi vào bếp thấy củ riềng
Ngửi thấy mùi thời gian rữa
Khi dần mất những thiêng liêng

Tôi ngửi thấy mùi ai khóc
Khi vô tình nhìn vào gương
Ngửi thấy mùi tương lai chín
Khi gieo máu xuống con đường

Tôi ngửi thấy mùi ánh sáng
Khi vò khe khẽ đêm thâu
Ngửi thấy mùi mâu thuẫn đắng
Khi tôi và tôi khác mầu

Tôi ngửi thấy mùi tiềm thức
khi không còn thấy mùi gì
Nó ứa mùi em thật khẽ
Cho dù em đã ra đi
.....................................

Nếu

Nếu tôi là băng giá
Tràn trụa thế gian này
Người ta có vì lạnh
Mà xích gần đôi tay ?

Nếu tôi là cay đắng
Làm đau đớn con người
Người ta có khao khát
Nâng niu những môi cười ?

Nếu tôi là tội ác
Băng hoại những tâm hồn
Người ta có hoảng hốt
Mà chữa lành trí khôn ?

Nếu tôi là đứa trẻ
Trong cuộc sống bình thừơng
Người ta có vì " Nếu ... "
Mà bắt đầu yêu thương ?
.................................................

Thiên tài

Ngồi trong lớp chẳng chép bài
Thì tôi có phải thiên tài không đây ?
Trông kìa có cái con cầy
Bài cũng không chép làm thầy cho tôi
Tất nhiên là bịa ra rồi
Giờ tôi đang ngổi đang ngồi trong ai

Những thằng ngu chẳng chép bài
Thì hay giở giọng thiên tài như ta
Con ơi con đúng là gà
Thiên tài còn nhục hơn là thiên tai

Những thằng sức rộng vai dài
Mà không chịu nổi một vài cơn đau
Thì làm sao hiểu cho nhau
Thiên tài cũng chỉ ăn rau như người !
.........................................................

Cầm

Cầm tiền đi chuộc lại tiền
Cầm yêu thương chuộc dịu hiền cho ai
Cầm hôm nay chuộc ngày mai
Cầm cơn mơ ngắn chuộc dài cơn mơ
Cầm bơ vơ chuộc bài thơ
Cầm đêm chuộc một sợi tơ đầu ngày
Cầm đen đủi chuộc cơ may
Cầm hay chuộc dở trắng tay bạc lòng
Cầm lệ đục chuộc nước trong
Cầm hồi sinh chuộc tử vong lạ kì
Cầm gì để chuộc lại gì
Không cầm được máu rầm rì nơi tim
Cầm nhân gian đốt soi tìm
Một nhân gian khác im lìm trong tâm
Cầm trên môi sự lặng câm
Để rồi rỉ xuống tím bầm câu thơ
Dè chừng nhau đến bao giờ
Cầm gì để chuộc dại khờ cho nhau
Cầm gì để chuộc nỗi đau
Sẽ còn đeo đến ngàn sau với đời
Nếu như sống giống cuộc chơi
Thì ai sẽ chuộc máu rơi lệ hờn
Nếu như lũ trẻ cô đơn
Thì ai có thể khổ hơn loài người
.......................................................

( còn nữa ...)

Tìm lại hàm từ hệ số Fourier

21-03-2005 - 11:28

Bên box đại số đang sôi nổi với 1 bt không chỉnh trong đstt . Mình nêu thêm 1 bài trong giải tích . Mong mọi người giúp đỡ !

Gs hàm f tm đk là chuỗi Fourier (FRE) của nó ht đều đến nó trên [- :pi , :pi ] . Ta đặt gt là các hs Ai , Bi ko biết mà chỉ biết các hệ số gần đúng A'i , B'i sai khác Ai , Bi 1 số :geq^2 nhỏ tùy ý theo chuẩn của l2 (kg các chuỗi có bình phương ht) . Cụ thể

(A0-A'0)^2/2 + :sum [(Ai-A'i)^2/2 +(Bi-B'i)^2/2) :leq :geq ^2

1) Cm nếu lập chuỗi FRE theo A'i , B'i thì ko thể tìm lại hàm với độ chính xác nào hết .
2) Tìm 1 pp để thu lại hàm f từ A'i,B'i với độ chính xác :) ( :geq ) với :geq -->0 khi :D -->0 .
--------------------------------
Nhóm ql chỉnh sửa giúp mình nhé . Cảm ơn nhiều !

Thế nào là 1 trường phái toán học

13-02-2005 - 14:12

Mình đã nghe nhiều về thuật ngữ "trường phái toán học" nhưng không hình dung được 1 cách rõ ràng lắm . Tra từ điển thì thấy đn "trường phái " là một nhóm nhà khoa học hay nghệ sĩ cùng nghiên cứu hay sáng tạo trong 1 vài lĩnh vực và thường có người lãnh đạo .

Có 3 câu hỏi như sau
1) "Trường phái" đn như vậy có chính xác ko?
2) Cần có các yếu tố nào để ra đời 1 trường phái toán học?
3) Mình nghe nói là VN chưa có các trường phái toán học . Vậy chúng ta thiếu các yếu tố gì (con người , cơ chế ......)?

Mong được nghe mọi người chỉ giáo!