Đến nội dung

vo ke hoang

vo ke hoang

Đăng ký: 11-07-2016
Offline Đăng nhập: 07-01-2018 - 21:07
*****

#651444 tổng 3 góc trong tam giác bằng 270 độ ?

Gửi bởi vo ke hoang trong 27-08-2016 - 06:39

Vài kiến thức cơ bản về hình học trên mặt cầu :

- Giao tuyến của mặt cầu với mặt phẳng đi qua tâm hình cầu gọi là ĐƯỜNG TRÒN LỚN.

- Qua $2$ điểm phân biệt trên mặt cầu không đối xứng qua tâm, có duy nhất $1$ đường tròn lớn.

- $2$ điểm phân biệt trên đường tròn không đối xứng qua tâm chia đường tròn thành $2$ cung : CUNG TRÒN NHỎ và CUNG TRÒN LỚN.

- CUNG TRÒN NHỎ của ĐƯỜNG TRÒN LỚN gọi là CUNG CẦU LỚN (không xét cung tròn lớn của đường tròn lớn).

- Cho $A,B,C$ thuộc mặt cầu và không cùng thuộc 1 đường tròn lớn.Phần mặt cầu giới hạn bởi $3$ CUNG CẦU LỚN $AB,BC,CA$ gọi là TAM GIÁC CẦU $ABC$.

- Tổng $3$ góc của TAM GIÁC CẦU lớn hơn $180^o$ và nhỏ hơn $540^o$ ($180^o< A+B+C< 540^o$).

 

-------------------------------------------------------

Nếu tổng $3$ góc của tam giác cầu là $270^o$ thì cũng bình thường thôi.Sao gọi là nghịch lý được  :D

ừ thì mình nói thế chứ có bảo nghịch lý đâu. Đaay chính là công trình hình học phi euclid cuả nhà toán học vĩ đại người Nga( nếu mình nhớ không lầm)  Lobachevsky.  :P 




#651116 Chia làm 3 góc bằng nhau với cây thước thẳng và compa

Gửi bởi vo ke hoang trong 24-08-2016 - 20:13

Một trong những vấn đề toán học nổi tiếng nhất ở thời cổ đại là chia một góc làm ba phần bằng nhau bằng cách chỉ sử dụng một cây thước thẳng (có vạch đo) và compa. Thật dễ dàng để chia một góc thành hai phần bằng nhau bằng cách sử dụng hai công cụ này, nhưng liệu có cách tương tự để chia một góc bất kỳ thành ba phần không? Con người đã cố gắng để tìm ra cách hơn hai thiên niên kỷ, cho đến khi nhà Toán học Pháp Jierre Wantzel công bố vào năm 1837 rằng bạn không thể làm điều đó - không có cách nào bạn có thể chia làm ba phần góc bằng nhau trên một mảnh giấy mà chỉ sử dụng một thước kẻ và một compa.

attachicon.gifchia1.jpg

Chia ba một góc với thước thẳng và compa

I. NẾU TÔI LÀ MỘT NGƯỜI THỢ MỘC....

 

Trong bài viết này chúng tôi sẽ cho thấy rằng ta có thể giải được bài này nếu bạn cho phép sử dụng chiều không gian thứ ba. Ý tưởng này được lấy cảm hứng từ đồ gỗ và mộc. Trong nhiều thế kỷ thợ mộc lành nghề hiếm khi hưởng những lợi ích của việc đi học,  nhiều người không biết chữ. Tuy nhiên hình học là trái tim nghề nghiệp của họ, vì vậy họ đã phát triển hàng nghìn thủ thuật và đường tắt để thực hiện dự án mà không cần đến toán học

 

Thí dụ: Làm thế nào bạn có thể chia $10\frac{11}{16}$ tấm bảng rộng thành ba tấm bảng bằng nhau? Chia chiều rộng thành ba phần, và sau đó cố gắng xác định $3\frac{9}{16}$ và $7\frac{1}{8}$ trên một cây thước sẽ ẩn chứa nhiều sai số. Thay vào đó, họ đã đặt một cây thước lên cái bảng ở một góc, chắc chắn rằng chiều dài đo bằng thước một bảng là chia hết cho ba. Sau đó họ chia chiều rộng như sau:

attachicon.gifchia2.png

Hình chữ nhật màu nâu đại diện cho tấm bảng. Đường màu đỏ là cây thước, được đặt sao cho độ dài cây thước từ góc đến cạnh bảng là một số chia hết cho 3 (trường hợp này là 9). Đường nét đứt màu xanh là đường chia bảng làm 3 phần bằng nhau.

 

Trong chế biến gỗ, kích thước thường được chuyển từ một bề mặt này sang bề mặt khác bằng cách gạch lên gỗ. Ví dụ, để canh chỉnh đuôi một con chim bồ câu chung quanh một góc ngăn kéo, mặt trước và hai bên được kẹp với nhau và các đường bố trí được gạch qua – không đo, không có cơ hội xảy ra sai số. Tương tự như vậy, trước khi quay trên máy tiện, thông tin hình dạng được chuyển từ cạnh của gỗ cây thành các mặt của chân bàn mới.

 

Vì vậy, tôi tự hỏi có thủ thuật tương tự sử dụng để chia một góc làm ba phần bằng nhau chỉ với một compa và một thước kẻ khi sử dụng chiều không gian thứ ba. Thông thường, di chuyển đến chiều không gian cao hơn giúp đơn giản hóa vấn đề. Bạn có thể vẽ một vòng tròn chỉ với một thước kẻ không? Không phải trên một mặt phẳng, mà là trên bề mặt của một khối cầu, một đường thẳng cuối cùng cũng trở về chính nó, tạo thành một vòng tròn của kinh độ. Không cần đến compa!

 

Hóa ra, di chuyển từ mặt phẳng đến mặt bề mặt của một hình trụ biến việc chia một góc thành ba phần với compa và một cây thước kẻ trở thành phép chia đơn giản hình chữ nhật thành ba “tấm ván” . Một mình cây thước kẻ là đủ, sử dụng kết hợp với mẹo vặt trong nghề mộc là quá phù hợp.

 

II. CÁCH XÂY DỰNG

 

Bước 1: Đầu tiên ta vẽ góc dùng để chia làm ba phần bằng nhau ($\angle BAC$) có tâm ở mặt hình trụ. Sau đó điểm kết thúc của góc dọc theo chiều dài của hình trụ. Hai đường này, $BD$ và $CE$, song song và thẳng hàng với hai trục dài của hình trụ.

 

Bạn có thể tạo ra những dòng này với việc sử dụng một cây thước kẻ dẻo có thể uốn cong vòng quanh cạnh của mặt hình trụ. Nếu  bạn đặt một cây thước kẻ trên mặt tròn của hình trụ, cho đi qua tâm điểm và sau đó uốn cong xung quanh cạnh của mặt lên trên bề mặt hình trụ, khi đó đường thẳng tạo thành sẽ vuông góc với mặt và do đó song song với trục. Vậy, một đường thẳng trên một quả cầu tạo thành hình tròn, một đường thẳng trên hình trụ từ $A$ đến $D$ tạo một đường cong ${{90}^{o}}$ qua $B$, ít nhất là đối với cặp mắt ba chiều của chúng ta.

attachicon.gifchia3.jpg

Bước 2: Bây giờ, quấn một cây thước dẻo xung quanh hình trụ, hình thành một đường xoắn ốc với khoảng cách bằng nhau giữa mỗi vòng dây. Bạn có thể làm điều đó bằng cách đảm bảo không có kẽ hở giữa mỗi vòng dây của thước kẻ, vì thế mỗi vòng sẽ nói tiếp vòng trước đó. Sau đó lần theo cạnh dây khi bạn tháo dây ra khỏi hình trụ.

 

Thú vị thay, vòng xoắn là đường đi ngắn nhất trên một hình trụ: nếu bạn chọn hai điểm trên hình trụ không nằm dọc theo đường thẳng song song với trục thì đường đi ngắn nhất giữa chúng là một phần của vòng xoắn. Vì thế hình xoắn cũng tương đương với đường thẳng trên mặt phẳng.Chúng tôi viết $a$ biểu diễn chiều cao của đường xoắn ốc.

attachicon.gifchia4.jpg

Bước 3: Bây giờ vẽ một đường cong thẳng xoắn khác trên bề mặt hình trụ (sử dụng thước dẻo), xiên sao cho đường cong cắt đường màu đỏ tại ${{X}_{1}}$ và ${{X}_{4}}$ và các đường xoắn đầu tiên ở ${{X}_{2}}$ và ${{X}_{3}}$.

attachicon.gifchia5.jpg

Bước 4: Kẻ một đường thẳng từ ${{X}_{2}}$ và ${{X}_{3}}$ lên mặt trước, giao với chu vi của mặt đó tại ${{d}_{2}}$ và ${{d}_{3}}$. Hai đường thẳng này song song với trục hình trụ và những đường màu đỏ ( bạn xây dựng đường này như bước 1). Cuối cùng vẽ một bán kính từ điểm mà ${{d}_{2}}$ và ${{d}_{3}}$ chạm chu vi bề mặt hình trụ đến tâm của bề mặt.

attachicon.gifchia6.jpg

Góc ban đầu được chia chính xác thành ba phần bằng nhau chỉ bằng một cây thước dẻo

attachicon.gifchia7.jpg

III. CHỨNG MINH

Điều này thực sự luôn luôn đúng hay không, hay là chúng ta chỉ vẽ ra những hình ảnh tưởng như thuyết phục? Dưới đây là một chứng minh cho thấy điều đó. Đầu tiên, lưu ý rằng góc $\theta $ là góc chúng ta muốn chia làm ba phần bằng nhau ứng với một vòng cung $L$ trên chu vi của mặt hình trụ. Theo các kiến thức hình tròn cơ bản, chiều dài $L$ và góc $\theta $ có mối quan hệ với nhau bằng phương trình

                                                   $$\frac{L}{r}=\theta$$

với $r$ là bán kính của hình trụ. Do đó, một phần ba của cung $L$ xác định một góc đo

                                          $$\frac{L}{3r}=\frac{\theta }{3}$$

Vì vậy, khi chúng ta chia $L$ làm ba phần bằng nhau, ta cũng chia góc $\theta $ làm ba phần bằng nhau.

attachicon.gifchia8.jpg

Bây giờ hãy tưởng tượng hình trụ được làm từ tờ giấy cuốn lại. Hãy tưởng tượng làm phẳng mảnh giấy đó và xem xét các hình chữ nhật bao bởi cung $~$và hai đường màu đỏ song song (trong đó có các điểm ${{X}_{1}},~{{X}_{2}},~{{X}_{3}}$ và ${{X}_{4}}$).

 

Các đường màu đen và các đường màu xanh lá cây tạo thành ba hình tam giác, được biểu diễn bởi hình bóng mờ màu xám trong hình bên trái ở dưới đây. Các đường màu xanh song song và cách đều nhau, ba hình tam giác đồng dạng, điều này có nghĩa rằng các cạnh dài nhất của chúng đều có cùng chiều dài, có nghĩa là các đường màu đen chéo (đến từ vòng xoắn thứ hai ở bước 3) được ${{X}_{2}}$ và ${{X}_{3}}$ chia thành ba phân đoạn bằng nhau. Bạn có thể thuyết phục bản thân rằng điều này ngụ ý rằng các tam giác mờ ở hình bên phải dưới đây cũng tương đẳng, điều này có nghĩa rằng tất cả các bên ngang của chúng có chiều dài, do đó các đường màu xanh chia cung $L$ thành 3 phần bằng nhau, đúng theo yêu cầu.

attachicon.gifchia9.jpg

IV. TẠI SAO TA KHÔNG THỂ THỰC HIỆN TRONG MẶT PHẲNG?

Liệu cách nào để chiếu những kỹ thuật này lên không gian hai chiều và dùng thước kẻ với conpa để chia góc làm ba phần bằng nhau trong mặt phẳng? Câu trả lời là không. Cách xây dựng ở trên hiệu quảmột mặt, đường phân đoạn $L$ được tăng lên thành một vòng cung của hình tròn, mặt khác, đường này chính là cạnh của một hình chữ nhật phẳng. Điều này xảy ra vì tôi cuốn một mảnh giấy phẳng tạo thành một hình trụ, đòi hỏi chiều không gian thứ ba.

 

Nguồn: https://plus.maths.o...ing-angle-ruler 

Bài viết do thành viên Chuyên san EXP dịch.

 

MÌnh có thể chia 1 góc thành 3 phần bằng nhau chỉ bằng thước thẳng và compa nhưng phải thực hiện với số bước là vô hạn, điều đó vi phạm quy tắc của bài toán dựng hình là chỉ được dựng với số bước hữu hạn :( :( :( :( :( :( :( :(

 

cái cách của ông thợ mộc sáng tạo thật

thế nếu góc là một trăm độ thì chia chính xác được không? Nếu chính xác và không dùng phân số thì đi lãnh giãi field đi!




#650904 đường tròn Euler

Gửi bởi vo ke hoang trong 23-08-2016 - 09:10

Ai cũng biết chân ba đường cao của một tam giác bất kì, ba trung điểm của ba cạnh, ba trung điểm của ba đoạn thẳng nối ba đỉnh vớitrực tâm, tất cả chín điểm này cùng nằm trên một đường tròn. Đường tròn này thường được gọi là đường tròn Euler. :lol: 

Thế có ai biết chứng minh được đình lý này không?  :wacko: 




#650142 \sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2}}}...

Gửi bởi vo ke hoang trong 17-08-2016 - 21:34

 

$A = \sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2}}}$ (vô hạn căn)
$\Rightarrow A^{2} = 2 + \sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2}}}$ (vô hạn căn)
$\Rightarrow A^{2} = 2 + A$
$\Rightarrow A = 2$ (vì A  > 0)       (1)
 
$A = \sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2}}}$ (vô hạn căn) <$\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{4}}}$ (vô hạn căn) = 2    (2)
Ta thấy (1) và (2) mâu thuẫn.
?????????????????????????????????????????????????

 

theo mình hiểu thì giả sử A có n căn 2 thì $A^{2}$ sẽ bằng 2+(n-1) căn hai giống như chứng minh 0,999999999999999999... sẽ bằng 1.

P.S. mình biết vô hạn thì không có n, nhưng theo mình hiểu thì mất một số căn hai. :luoi:




#650133 $6 : 2 (1 + 2) = ?$

Gửi bởi vo ke hoang trong 17-08-2016 - 21:17

Thì đúng là nhân chia trước cộng trừ sau nhưng dấu (...) lại là ưu tiên.

Ví dụ nhưng thế này nhé $6:2x$ với $x=3$ thì sao, có phải thực hiện $2x$ trước thì trông sẽ khoa học va hợp lí hơn không.

Một ví dụ khác là bạn lấy máy tính cầm tay ra bấm mà xem, nó sẽ thực hiện phép tính như mình nói đấy.

cảm ơn bạn, mình hiểu rồi. 6:2x có nghĩa là 6 chia cho hai số x chứ không phải là nhân chia trước. Minh nghĩ 2x là 1 con số có biến như đơn thức, con số này chưa hoàn thiện vâỵ và tương tự đối với dấu ngoặc đúng không. Mình đax làm thử bằng máy tính rồi, nó =1.




#650016 $6 : 2 (1 + 2) = ?$

Gửi bởi vo ke hoang trong 17-08-2016 - 10:37

Nếu không viết dấu nhân mà viết dấu ngoặc liền vào số 2 thì theo quy ước của 1 số vùng thì đó là phép tính ưu tiên và được thực hiện trước

thế theo qui ước quốc tế thì thế nào. Mình thì nhân chia trước, cộng trừ sau. Ma cái qui ước của bạn đọc ở đâu thế, cho mình tham khảo với.




#649731 Dạng toán: Đổi tiền

Gửi bởi vo ke hoang trong 15-08-2016 - 11:15

Mình bây giờ còn 2 tờ image004.gif
Mà ko biết có tờ 100D kể cũng lạ

mình còn tờ 10.000 giấy. hahaha :D

hồi xưa, người ta cứ chia mỗi hàng(đơn vị, chục, trăm,ect.) có 3 loại tờ:1,2,5. Mấy nước lạm phát mới xuất hiện mấy đơn vị cao như 1.000. Ở đó dễ làm triệu phú lắm :lol:  :lol:  :lol:  :lol:  :lol:  :lol: