Đến nội dung

alo

alo

Đăng ký: 14-07-2016
Offline Đăng nhập: Riêng tư
-----

#656401 Cho dãy số $(u_{n})$ với $u_{n}=\frac...

Gửi bởi alo trong 02-10-2016 - 15:46

Theo đề, ta có: $\frac{1}{u_{n}-1}=-\frac{1}{2}(\frac{2}{5})^n-1/2$

$\Rightarrow S_{10}=\sum_{n=1}^{10}\frac{1}{u_{n}-1}=-\frac{1}{2}\sum_{n=1}^{10}(\frac{2}{5})^{n}-5=\frac{(2/5)((2/5)^{10}-1)}{2(1-2/5)}-5=\frac{1}{3}(2^{10}/5^{10}-1)-5$




#647809 Tính khoảng cách từ giao điểm

Gửi bởi alo trong 03-08-2016 - 19:09

Gọi $a, b, c$ lần lượt là 3 cạnh của tam giác đó, giả sử $a< b< c \Leftrightarrow \frac{a}{8}=\frac{b}{15}=\frac{c}{17}=\frac{a+b+c}{40}=3$

Từ đó, ta có: $a=24cm;b=45cm;c=51cm$

Áp dụng công thức heron ta được $S=540cm^2$

Ta còn có $S=pr\Leftrightarrow r=S/p=9cm$

Vậy khoảng cách từ giao điểm 3 đường phân giác đến mỗi cạnh là $r=9cm$




#646449 giải PT: $8x^3-6x+1=0$

Gửi bởi alo trong 25-07-2016 - 19:11

Chỉ cần dùng máy tính bấm ra nghiệm thì lúc đó biết được nhân tử rồi cứ nhân lùi sẽ ra thôi mà!!! :D

máy tính đâu hiện căn được đâu bạn.Với lại 3 nghiệm của PT này đều vô tỉ.




#646443 giải PT: $8x^3-6x+1=0$

Gửi bởi alo trong 25-07-2016 - 18:15

$8x^3-6x+1=0$ bằng ĐẠI SỐ

(Tức là không sử hàm lượng giác như cos, arccos,...).




#646420 CM: $aS_{n+2}+bS_{n+1}+cS_{n}=0$ với...

Gửi bởi alo trong 25-07-2016 - 14:12

Điều cần CM tương đương với $a(x_{1}^{n+2}+x_{2}^{n+2})+b(x_{1}^{n+1}+x_{2}^{n+1})+c(x_{1}^{n}+x_{2}^{n})=0 \Leftrightarrow x_{1}^{n}(ax_{1}^2+bx_{1}+c)+x_{2}^n(ax_{2}^2+bx_{2}+c)=0(1)$

vì $x_{1}$ và $x_{2}$ là hai nghiệm của phương trình $ax^2+bx+c=0$ nên ta có (1) luôn đúng.

Vây ta có điều phải chứng minh.




#646369 khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y=f(x)

Gửi bởi alo trong 25-07-2016 - 00:39

a)Hàm số $f(x)$ xác định và liên tục trên $R$ với mọi $m \in R;$

Tại $m=1$, ta có $y=2x^3-3x^2+1$$\Rightarrow y{}'=6x^2-6x;$

$y{}'=0 \Leftrightarrow x=0$ hay $x=1$

Tại $x=0\Rightarrow y=1;$

Tại $x=1\Rightarrow y=0;$

Đồ thị:

geogebra-export(1).png

(em không biết vẽ bảng biến thiên như nào trên máy, mong anh/chị thông cảm);

b)Để đường thẳng $y=1-x$ cắt đồ thị (c) tại 3 điểm thì phương trình sau phải có 3 nghiệm phân biệt:

$2x^3-3mx^2+(m-1)x+1=1-x\Leftrightarrow x=0;2x^2-3mx+m=0(1)$

Để phương trình $(1)$ có 2 nghiệm phân biệt khác $0$ thì:

$\begin{cases} & \Delta =9m^2-8m>0\\ & x= \frac{3m\pm \sqrt{\Delta }}{4}\neq 0 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} & m\in (-\infty ;0)\cup (8/9;+\infty ) \\ & m\neq 0 \end{cases} \Leftrightarrow m\in (-\infty ;0)\cup (8/9;+\infty )$

c)Gọi $M(x_{0};y_{0})$ là tiếp điểm của tiếp tuyến $y=f{}'(x_{0})(x-x_{0})+y_{0}$ của hàm số $y=f(x)=2x^3-3mx^2+(m-1)x+1;$

Ta có hệ số góc $k=12\Leftrightarrow f{}'(x_{0})=k=12 \\ \Leftrightarrow 6x_{0}^2-6mx_{0}+m-1=12\Leftrightarrow \Delta =36m^2-24m+312> 0$ với mọi $m$

Vậy ta luôn có 2 tiếp tuyến thỏa mãn:

$x_{0}=\frac{6m\pm \sqrt{\Delta }}{12}$

và $y_{0}=f(x_{0})$

Ta tính được hai $x_{0}$ và thay vào $f(x_{0})$ để tính hai $y_{0}$

Vậy ta có phương trình tiếp tuyến:

$y=12(x-x_{0})+f(x_{0})$

Ví dụ tại m=1(như câu a):

2 PT tiếp tuyến của (c) là

$y=12x+8$ và $y=12x-19$ hoặc PT tổng quát:

$12x- y+8=0$ và $12x-y-19=0$




#646022 Chứng tỏ: $\sqrt{1-x_1^2}+\sqrt{1-x_2^2}...

Gửi bởi alo trong 22-07-2016 - 18:02

Ta có: $x_{1}^2\leq 1; x_{2}^2\leq 1\Rightarrow VT\geq 0;$

$(x_{1}+x_{2})^2\leq 4\Rightarrow 4-(x_{1}+x_{2})^2\geq 0\Rightarrow VP\geq 0;$

Bình phương hai vế, ta được: $2-2\sqrt{(1-x_{1}^2)(1-x_{2}^2)}-(x_{1}^2+x_{2}^2)\leq 4-(x_{1}^2+x_{2}^2)-2x_{1}x_{2}$

Giờ ta chỉ cần CM:$2-2x_{1}x_{2}+2\sqrt{(1-x_{1}^2)(1-x_{2}^2)}\geq 0$

Ta lại có: $2-2x_{1}x_{2}\geq 2-(x_{1}^2+x_{2}^2)\geq 0;$

$2\sqrt{(1-x_{1}^2)(1-x_{2}^2)}\geq 0$

Vậy ta có điều phải chứng tỏ.