Đến nội dung

American

American

Đăng ký: 19-10-2006
Offline Đăng nhập: 12-01-2019 - 23:29
-----

Trong chủ đề: Cùng học chính tả!

12-01-2019 - 23:30

Thử tìm bản mới nhất, năm 1902 thì ra sao. Câu 1755 lại ở trang 88, và cũng đúng chữ Nôm như bản 1866. Chỉ khác âm lại là Dừng, và lời giải thích cũng khác.
 
於低壁脈棱
Ở đây tai vách mạch dừng
 
Phần giải thích là tai vách mạch dừng: B-T: chú DỪNG là vách phên, ngạn ngữ: vách có tai, dừng có mạch.
 
B-T là cái gì?
 
Trang này có so sánh một giòng của Truyện Kiều ở các bản khác nhau. Ta đánh số câu 1755 vào, thì thấy các bản năm 1866, 1870, 1871, 1872 đều viết là Rừng. Riêng bản 1902 thì viết là Dừng.
 

Trong chủ đề: Cùng học chính tả!

12-01-2019 - 23:17

Ở đây tai vách mạch dừng
Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Thành ngữ ìtai vách mạch dừng” có hai vế: tai vách - mạch dừng. Ở vế thứ nhất, "vách" là bức tường ngăn cách các buồng hoặc bao kín xung quanh ngôi nhà. Nói "tai vách" là cách nói theo phép nhân hóa, gán cho "vách" những đặc tính của con người, vách cũng có tai như người vậy. Ở vế thứ hai, "dừng" là những thanh tre nhỏ đan ken vào nhau tạo thành "xương vách" để trát bùn ở ngoài. Khi nói đến "mạch dừng" là nói tới sự hiển nhiên, có thật: dừng thì có khe, có mạch. Tuy nhiên, ìmạch” ở đây còn hàm chứa một ý nghĩa nào đó nữa. Phải chăng ìmạch dừng” gợi lên ý nghĩa ìlan truyền theo dây chuyền”. Sự kết hợp hai vế thành ìtai vách mạch dừng” cho ta thấy được cái nghĩa đen của thành ngữ này là ìvách có tai, dừng có mạch”. Từ nghĩa đen này, chúng ta dễ dàng nhận thấy nghĩa bóng của thành ngữ này: ìdễ lộ bí mật, dễ bị lan truyền”.
***********************

Truyện Kiều bản chữ Nôm, thử chọn bản năm 1866, thì ở trang 74, câu 1755 có viết
於低壁脉棱
Ở đây tai vách mạch rừng.
 
Phần giải thích bên dưới viết nguyên văn như sau:
vách có tai, rừng có mạch ý nói phải giữ gìn lời ăn tiếng nói vì ở đâu cũng có người nghe ngóng cả. Cũng có người viết là “dừng” và hiểu “dừng” là do chữ “dứng” tức cốt vách bằng tre, nứa.
 
Tôi tìm hiểu chữ 棱 thì tiếng Hán có âm là Lấng, viết bằng lối HanYu PinYin thì là Léng. Âm L của China, thường có âm Hán Việt là L, R, và Nh, chứ không có âm D. Vậy bản Nôm của Nguyễn Du, chữ này là Rừng thì hơn là Dừng, nếu ta chọn phụ âm đầu. Phần vần là ừng thì như nhau rồi.
 

Trong chủ đề: Lấy lại mật khẩu

12-01-2019 - 20:41

Lấy lại thì không được, mà được cho một mật khẩu mới. Mật khẩu mới này do máy nó làm ra, không thể nhớ được. Tôi vừa xảy ra chuyện này, mà không thể đổi được mật khẩu theo ý mình cho dễ nhớ.

Trong chủ đề: Cùng học chính tả!

12-01-2019 - 13:04

- Trưng bày không phải "chưng bày", nhưng lại viết chưng diện, chưng cất. Viết bánh chưng/bánh trưng đều được nhưng hay viết bánh chưng hơn.
+++++++++++++++++

 

triển lãm 展览, Bày ra Trần Liệt 陈列, tiếng Việt là Trưng, như trưng bày, trưng diện.
 
Chưng 蒸 thì âm Hán là Tr, nghĩa là Hấp, xôi, đồ, còn gọi là chưng cất nữa.
 
Vì vậy, bánh Chưng là đúng, bánh Trưng là sai, mặc dàu bánh này phải Luộc, chứ không thể chưng.
 
 
Chữ Trưng tiếng Hoa là 徵 thì không hề có nghĩa trưng bày, trưng diện, sáng trưng như tiếng Việt. Chữ Trưng tiếng Hoa có những nghĩa sau đây:
Bắt Lính: Trưng Binh.
Hỏi ý kiến: Trưng cầu ý kiến.
Nghiệm chứng, chứng nhận là được.
Chiêu mộ, tuyển người làm, kén rể.
Thu thuế: trưng thuế.
Điềm, dấu hiệu: Hung trưng là điềm gở.

Trong chủ đề: Cùng học chính tả!

12-01-2019 - 12:39

- Chí và Trí:
Trí trong trí tuệ, trí thức, dân trí, trí tưởng tượng,...
Chí trong chí khí,chí phải, chí lí,...
Nói thêm: trí thức, tri thức và kiến thức cần phân biệt. "Trí thức": người làm việc bằng đầu óc, "tri thức": sự hiểu biết chung mang tính khái quát về mọi mặt của xã hội; khi "tri thức" vào đầu ta và "ở lại, sinh sôi" thì nó thành "kiến thức" (của ta). Vì vậy những câu như: Anh nay ra dáng tri thức lắm/ Cậu này giỏi, tri thức đầy mình đều sai cả.
+++++++++++++++++++++++

Trí 知 và Chí 志 là âm Hán Việt, mặc dàu tiếng Mandarin thì đều là âm Tr cả.
 
trí thức, tri thức và kiến thức đều xài chữ Trí 知 này cả. Tiếng Việt thì là hiểu biết.
hùng tâm tráng chí thì xài chữ Chí 志.
 
Chúng ta đều biết chữ Nho mà người Việt không học, thì nói sai loạn cả. Vì thế, tôi không thể bàn sai đúng ở đây.
******************

- Chuyền và truyền:
Chuyền trong chuyền tay nhau quyển sách, chim chuyền cành, dây chuyền công nghiệp, sự di chuyển mang tính "hữu hình", cụ thể.
Truyền trong truyền thụ, truyền tin, truyền nhiệt, "vô hình", trừu tượng.

- Chuyện và truyện:
Ta "nói" : câu chuyện, chuyện kể (rằng) nhưng viết mẩu truyện , quyển truyện.

*******************

Chuyền/Truyền, và Chuyện/Truyện đều là tiếng Việt, và 2 âm Hán Việt của cùng 1 chữ 傳.
Truyền thống, thì chữ 傳 đọc âm Ch, nhưng Truyện, thì chữ 傳 đọc âm Tr.
 
Không biết Chuyền và Chuyện cổ xưa có nguồn gốc Hán Việt hay không, nhưng có chỗ chúng có vẻ như từ Hán Việt mà ra. Dầu sao, nó cũng có ý nghĩa khác đi.
 
Chuyền tay, nhưng sao lại Truyền miệng?
Ví dụ "lắm chuyện" thì tiếng Tàu là "đa sự 多事" chứ không phải "đa truyện."