Đến nội dung

AnhTran2911

AnhTran2911

Đăng ký: 10-03-2017
Offline Đăng nhập: 13-12-2023 - 14:09
***--

#718856 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng tháng 1 năm 2019

Gửi bởi AnhTran2911 trong 31-12-2018 - 08:56

Bài 6 đúng đề rồi, cơ mà hơi hiển nhiên :V

Bổ đề : ( Nguyễn Duy Khương ): Cho hình thang $ABCD$ ( $AB\parallel{CD}$ ). $X,Y$ thuộc $BC,AD$ thỏa mãn $AX\parallel{CY}$. CMR: $BY\parallel{DX}$.

Quay trở lại bài toán: Do $\angle{MFE}=\angle{EFG}=\angle{FEB}$ nên $MF\parallel{BE}$. Áp dụng bổ đề cho hình thang $MNBC$ thì $NE\parallel{CF}$. Lúc này xét phép nghịch đảo đối xứng cực $A$ phương tích $AE^2$ , đặt là $\mathcal{I}$ . Qua $\mathcal{I}$: $M,N$ biến thành $B,C$. $E$ biến thành $F$. Do đó $MN$ biến thành $(O)$ tiếp xúc $(A-mix)$ đồng thời $(A-mix)$ bất biến qua $\mathcal{I}$ nên $MN$ tiếp xúc $(A-mix)$. Do đó theo định lí $Brianchon$ cho lục giác suy biến $NMEFXY$ thì $XY$ tiếp xúc $(A-mix)$ tại nghịch đảo của điểm tiếp xúc $MN$ và $(A-mix)$, gọi điểm này là $L$. Lại có theo định lí $Monge- D'Alembert$ cho 2 đường tròn $(A-mix)$ và $(I)$ thì $AL$ đi qua điểm đối xứng của tiếp điểm của $(I)$ qua $I$ nên $AL$ đi qua tiếp điểm $(A-bàng)$. Do đó $XY$ tiếp xúc với $(O)$ tại tiếp điểm $(A-mix)$ và $(O)$. Nghịch đảo cực $A$ phương tích $AB.AC$ và đối xứng qua phân giác thu được câu $b$. Do đó ta có đpcm $\blacksquare$.




#718851 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng tháng 1 năm 2019

Gửi bởi AnhTran2911 trong 30-12-2018 - 22:52

Lời giải của em :

Bài 1 :  $AO,AI$ cắt $(O)$ tại $P,Z$ và $PZ$ cắt đường cao $AD$ tại $H$. $PZ$ cắt $BC$ tại $U$. Ta có $ZI^2=ZE.ZA=ZH.ZU$ , do đó $\angle{HIU}=90^o$ nên tứ giác $HDIU$ nội tiếp . $PI$ cắt $(O)$ tại $G$ thì $G$ thuộc $(AI)$ . $F,Q$ là tiếp điểm của $(I)$ trên $AB,AC$ thì $\triangle{GFQ}\sim{\triangle{GBC}}$ nên ta có biến đổi tỉ số $\frac{GF}{GQ}=\frac{BF}{CQ}=\frac{AY}{AX}$ . Do đó $\triangle{GFQ}\sim{\triangle{AYX}}$ nên $\angle{AXY}=\angle{GQF}=\angle{GIF}=\angle{UIP}=\angle{UIZ}-\angle{ZIP}=\angle{ACB}-\angle{AIP}$ nên $IH\perp{XY}$. Lại có $\angle{DIH}=\angle{DUH}=90^o -\angle{IED}$ nên $IH$ đi qua tâm ngoại của $\triangle{IDE}$. Do đó tt tại $I$ của $(IDE)$ song song $XY$ $\blacksquare$.

Bài 4: Gọi $M$ là trung điểm $BC$ thì do tứ giác $BPQC$ là hình thang cân vuông nên $M$ thuộc trung trực $BC$. Bằng tính toán đại số đơn giản ( :) :) ) ta có được bán kính của $(APK)$ và $(AQL)$ bằng nhau. . Vì $\angle{KAI}=\angle{BAC}=\angle{QIL}$ nên $KI=JL$ ( do bán kính bằng nhau ) . Từ đó tứ giác $IJKL$ là hình thang cân nên $\angle{TQP}=\angle{JQA}=\angle{ALJ}=\angle{AKI}=\angle{API}=\angle{TPA}$ nên $T$ thuộc trung trực $PQ$ nên từ trên ta có được $MT$ là trung trực $PQ$  $\blacksquare$.

P/s: Bài 6 e vẽ hình k thấy tiếp xúc là sao nhỉ ?




#718144 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 12

Gửi bởi AnhTran2911 trong 04-12-2018 - 23:03

Bài 3 :

Bổ đề : Tam giác $ABC$, $D$ là điểm chính giữa cung nhỏ $BC$, $AS$ đường kính $(ABC)$ , đối trung góc $A$ cắt $DS$ tại $T$ , $SB$ cắt $AD$ tại $L$ thì $TL\parallel{AB}$ ( đơn giản theo Thales )

Chứng minh: Ta có thể viết lại bổ đề đã cho dưới dạng sau : Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$. $D$ là 1 điểm bất kì nằm trên cạnh $BC$. $E,F$ là hình chiếu của $D$ lên $AC,AB$. $DF,DE$ cắt phân giác góc $A$ tại $P,Q$. $(DPQ)$ cắt $BC$ tại điểm thứ 2 là $T$ thì $AT$ là đối trung của tam giác $AEF$.

Thật vậy: Định nghĩa lại $T$ là đường thẳng qua $P$ song song $AB$ cắt lại $BC$ thì ta có $\angle{TPQ}=\angle{BAP}=\angle{CDE}=\angle{TDQ}$ . Do đó tứ giác $DPTQ$ nội tiếp hay $TQ\perp{QD}$ . Từ đó $\frac{d(T;AF)}{d(T;AE)}=\frac{PF}{QE}=\frac{AF}{AE}$ nên $T$ thuộc đối trung góc $A$ của tam giác $AEF$ nên đpcm.

Quay trở lại bài toán : Vị tự tâm $A$ tỉ số 2 biến $J,I$ thành $N,M$, $D$ là điểm chính giữa cung nhỏ $BC$, $AS$ là đường kính , vì $EF$ là trung trực của $AD$ nên $N,M,D,S$ thẳng hàng. Đối trung qua $A$ cắt $NM$ tại $T$ và cắt $AB$ tại $U$, Gọi $SB$ cắt $AD$ tại $L$ thì theo bổ đề ta có $TL\parallel{AB}$ nên theo đinhk lí $Thales$ ta có $\frac{DT}{DU}=\frac{DL}{DA}=\frac{DS}{DN}$ hay ta có: $DT.DN=DS.DU=DL.DA$ ( Do $L$ là trực tâm tam giác $ASU$ ). Nên từ đây suy ra $NL$ vuông gọc với $AT$ tại $I$ thì $JI=JA$ hay $I$ trùng $K$ dẫn đến $I$ trùng $K$ hay $\overline{S,X,B}$ nên tương tự $\overline{C,Y,S}$ hay $BX,CY$ cắt nhau tại 1 điểm thuộc $(O)$.




#717286 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 11

Gửi bởi AnhTran2911 trong 06-11-2018 - 23:41

Bài 3:    Bổ đề : Tam giác $ABC$ , $N$ là tâm $Euler$. $X,Y$ đối xứng $B,C$ qua $AC,AB$. $XY$ cắt $BC$ tại $L$ thì $A(LN,BC)= -1 $ 

( Tham khảo lời giải ở đây https://artofproblem...636757p10633362 )

Quay trở lại bài toán : Ta sẽ chứng minh rằng $AZ$ đi qua đối xứng $O$ qua $BC$

Gọi $U,V$ đối xứng $B,C$ qua các cạnh $AC,AB$ thì theo bổ đề ta cần chứng minh rằng $UV,XY,BC$ đồng quy . Gọi $AO$ giao $(BOC)$ tại $D$ thì $\angle{DBC}=\angle{DOC}=2.\angle{OAC}=2.\angle{BCV}=2.\angle{BVC}$ nên $D,B,V$ thẳng hàng, tương tự ta cũng có $D,C,U$ thẳng hàng . Gọi $UX$ giao $VY$ tại điểm $T$ thì theo định lí $Dersargues$ cho 2 tam giác $VYB$ và $XUC$ ta phải chỉ ra $A,T,D$ thẳng hàng có nghĩa là $\overline{A,T,O}$. Thật vậy , định nghĩa $R,S$ là giao của $HK$ với $AC,AB$ thì do $YR,XS$ lần lượt là phân giác góc $\angle{TYC}$ và $\angle{SXB}$ nên $AT,AH$ đẳng giác trong $\angle{BAC}$ do đó ta có đpcm.

  




#716273 Bất đẳng thức đối xứng

Gửi bởi AnhTran2911 trong 04-10-2018 - 10:26

Bài 3: Nhân 2 ở 2 vế > ta cần chứng minh : $\sum{a}-\sum{\frac{2a^3}{2a^2+bc}}$ $\geqslant {\sum{a} - \dfrac{\sum{a^3}}{\sum{a^2}}}$

tương đương với :  $abc(\sum{\frac{1}{2a^2+bc}})$ $\geq {\frac{\sum{ab(a+b)}-\sum{a^3}}{\sum{a^3}}}$

Đến đây áp dung Schur bậc 3 và $C-S$ cho vế phải ta được : $\frac{9abc}{2(\sum{a^2})+\sum{ab}}\geq{\frac{3abc}{\sum{a^2}}}$

BĐT cuối đúng do nó tương đương với $\sum{a^2}\geq{\sum{ab}}$




#716197 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 10

Gửi bởi AnhTran2911 trong 01-10-2018 - 17:00

Lời giải bài 2: Định nghĩa lại $X$ là chân đường đối trung đỉnh $A$ với cạnh $BC$ , thật vậy , gọi tiếp tuyến tại $B,C$ giao tại $R$ và $AR$ giao $BC$ tại $X$, chú ý $M$ là giao của 2 tiếp tuyến tại $E,F$ nên $\triangle{AEF}\cap{N,M}\sim{\triangle{ABC}\cap{R,X}}$ do đó $NX\parallel{MR}$ hay $NX$ vuông góc $BC$ tại $X$. Lúc này nếu gọi $AX$ giao $EF$ tại $V$ thì $V$ là trung điểm $EF$. Để ý rằng tứ giác $VPMQ$ nội tiếp dẫn đến $MV$ giao $PG$ tại trung điểm $S$ của chúng. Từ đó ta xét tứ giác nội tiếp $VNMX$ có $L,S$ là giao điểm 2 đường chéo kết hợp $XV$ giao $NM$ tại $A$ thì $AL,AS$ đẳng giác . Vì $AX,AM$ đẳng giác suy ra $AL$ là đối trung của $\triangle{APQ}$.




#715478 Thử latex

Gửi bởi AnhTran2911 trong 12-09-2018 - 21:27

3) Ta chọn được một số $n_{0}$ đủ lớn thỏa mãn mỗi $2017^{n_{0}}+2018^{n_{0}}-i$ có một ước nguyên tố $p_{i}$, các số nguyên tố này không nhất thiết phân biệt ( Với $i$ chạy từ $1$ đến $k$)

Lúc này để chứng minh dãy trên toàn hợp số với vô hạn $n$ thì ta chỉ cần chọn $n=n_{0}+t.\Pi_{1}^k(p_i-1)$ và từ đó theo định lí $Fermat$ bé ta có $2017^n+2018^n-i$ chia hết cho $p_{i}$ nên dãy này toàn là hợp số với vô số $n$ do ta cho $t$ chạy ra vô hạn




#715130 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 9

Gửi bởi AnhTran2911 trong 03-09-2018 - 11:20

Bài 1: Do $E,F$ xác định trên $AB,AC$, ta tính được $\frac{NE}{FB}=\frac{MF}{EC}$. Lại có , nếu gọi  $MN$ cắt $EF$ tại $T$ thì $AT$ là tđp của $(AO)$, $(AH)$ nên $AT$ vuông góc $OH$. Cho $AT$ cắt $(AEF)$ tại $L$ thì $LNE\sim{LMF}$ suy ra $\frac{LE}{LF}=\frac{NE}{MF}=\frac{BF}{EC}$. Mà $\triangle{XFB}\sim{\triangle{XEC}}$ nên $\frac{BF}{EC}=\frac{XB}{XC}$. Từ đây $\triangle{XBC}\sim{\triangle{LEF}}$. Suy ra $\angle{YAC}=\angle{XAB}=\angle{XCB}=\angle{LEF}=\angle{EAT}=\angle{TAC}$ hay $A,T,Y$ thẳng hàng. Từ đây $OH\perp{AY}$ suy ra đpcm

Bài 2: Gọi $AI$ là đối trung giao $EF$ tại trung điểm $T$ và $AH$ giao $(O)$ tại $W$ . Quen thuộc rằng $CV,WF$ cắt nhau trên $(O)$. Gọi $AH$ cắt $EF$ tại $J$ thì chú ý rằng $BFIW,CEVI$ nội tiếp . Suy ra $\angle{ABI}=\angle{AWF}=\angle{ACV}=\angle{VDE}$. Mặt khác $\angle{BLE}=\angle{BEF}=\angle{BAJ}$ nên $AJBL$ nội tiếp. Do đó $\angle{ALJ}=\angle{ABJ}=\angle{AIE}$. Từ đó $ALIE$ nội tiếp. CM tương tự $AFIK$ nội tiếp nên đpcm


  • NHN yêu thích


#714647 Related to point lies on Kiepert hyperbola

Gửi bởi AnhTran2911 trong 21-08-2018 - 23:52

Problem : If $P$ is a point on the Kiepert hyperbola then the circumcenter of its anticevian triangle, the orthocenter of $\triangle ABC$ and $P$ are collinear.
Solution : TelvCohl from AOPS
 
Lemma 1 : Given a $ \triangle ABC $ and a point $ P $. Let $ \triangle A^*B^*C^* $ be the circumcevian triangle of $ P $ WRT $ \triangle ABC $. Let $ K, $ $ K^* $ be the symmedian point of $ \triangle ABC, $ $ \triangle A^*B^*C^* $, respectively. Then $ K, $ $ P, $ $ K^* $ are collinear. 
 
 
Proof : Let $ T $ $ \equiv $ $ AK $ $ \cap $ $ \odot (ABC) $ and $ T^* $ $ \equiv $ $ A^*K^* $ $ \cap $ $ \odot (A^*B^*C^*) $. Let the Lemoine axis of $ \triangle ABC $ cuts $ BC, $ $ CA, $ $ AB $ at $ D, $ $ E, $ $ F $, respectively and let the Lemoine axis of $ \triangle A^*B^*C^* $ cuts $ B^*C^*, $ $ C^*A^*, $ $ A^*B^* $ at $ D^*, $ $ E^*, $ $ F^* $, respectively. Let $ A_1 $ $ \equiv $ $ BC $ $ \cap $ $ B^*C^*, $ $ B_1 $ $ \equiv $ $ CA $ $ \cap $ $ C^*A^*, $ $ C_1 $ $ \equiv $ $ AB $ $ \cap $ $ A^*B^* $ and let $ O $ be the circumcenter of $ \triangle ABC $ ($\triangle A^*B^*C^* $). 
 
Clearly, $ A_1, $ $ B_1, $ $ C_1 $ lie on the polar $ \tau $ of $ P $ WRT $ \odot (O) $. Since $ ABTC $ and $ A^*B^*T^*C^* $ are harmonic quadrilateral, so $ T, $ $ P, $ $ T^* $ are collinear $ \Longrightarrow $ $ AK $ $ \cap $ $ A^*K^* $ $ \in $ $ \tau $. Similarly, we can prove $ BK $ $ \cap $ $ B^*K^* $ $ \in $ $ \tau $ and $ CK $ $ \cap $ $ C^*K^* $ $ \in $ $ \tau $. Since the tangent of $ \odot (O) $ through $ B, $ $ C $ and $ AK $ are concurrent, so $ D $ lies on the polar of $ AK $ $ \cap $ $ A^*K^* $ WRT $ \odot (O) $. Similarly, we can prove $ D^* $ lies on the polar of $ AK $ $ \cap $ $ A^*K^* $ WRT $ \odot (O) $ $ \Longrightarrow $ $ D, $ $ P, $ $ D^* $ are collinear. Analogously, we can prove $ P $ $ \in $ $ EE^* $ and $ P $ $ \in $ $ FF^* $, so from Desargue theorem ($ \triangle B_1EE^* $ and $ \triangle C_1FF^* $) we get $ \tau, $ $ EF, $ $ E^*F^* $ are concurrent, hence their pole $ P, $ $ K, $ $ K^* $ WRT $ \odot (O) $ are collinear.
____________________________________________________________
Lemma 2 : Let $ P $ be a point on the Kiepert hyperbola of $ \triangle ABC $. Let $ \triangle P_aP_bP_c $ be the pedal triangle of $ P $ WRT $ \triangle ABC $ and let $ \triangle XYZ $ be the circumcevian triangle of $ P $ WRT $ \triangle P_aP_bP_c $. Then $ P $ lies on the Kiepert hyperbola of $ \triangle XYZ $.
 
Proof : Let $ Q $ be the isogonal conjugate of $ P $ WRT $ \triangle ABC $. Let $ \triangle Q_aQ_bQ_c, $ $ \triangle Q_AQ_BQ_C $ be the pedal triangle, circumcevian triangle of $ Q $ WRT $ \triangle ABC $. Let $ R $ be the isogonal conjugate of $ Q $ WRT $ \triangle Q_AQ_BQ_C $. Since $ \triangle Q_AQ_BQ_C $ $ \cup $ $ R $ $ \sim $ $ \triangle Q_aQ_bQ_c $ $ \cup $ $ Q $ $ \cong $ $ \triangle XYZ $ $ \cup $ $ P $, so it suffices to prove $ Q $ lies on the Brocard axis of $ \triangle Q_AQ_BQ_C $. Let $ O $ be the circumcenter of $ \triangle ABC $. Let $ K, $ $ K_Q $ be the symmedian point of $ \triangle ABC, $ $ \triangle Q_AQ_BQ_C $, respectively. From Lemma 1 we get $ K, $ $ Q, $ $ K_Q $ are collinear, so notice $ Q $ lies on the Brocard axis $ OK $ of $ \triangle ABC $ we conclude that $ Q $ $ \in $ $ OK_Q $ (Brocard axis of $ \triangle Q_AQ_BQ_C $).
 
Remark : There is a stronger result of Lemma 2 : If $ P $ is the Kiepert perspector of $ \triangle ABC $ with angle $ \theta $, then $ P $ is the Kiepert perspector of $ \triangle XYZ $ with angle $ -\theta $ (but we don't need this stronger result in the proof). 
____________________________________________________________
Now we recall two well-known properties about conic as following :
 
Property 1 : Given a $ \triangle ABC $ and two points $ P, $ $ Q $. Let $ \triangle P_aP_bP_c $ be the anticevian triangle of $ P $ WRT $ \triangle ABC $ and let $ \triangle Q_aQ_bQ_c $ be the anticevian triangle of $ Q $ WRT $ \triangle ABC $. Then $ P, $ $ Q, $ $ P_a, $ $ P_b, $ $ P_c, $ $ Q_a, $ $ Q_b, $ $ Q_c $ lie on a conic. 
 
Property 2 : Given a $ \triangle ABC $ and a point $ P $. Let $ I, $ $ I_a, $ $ I_b, $ $ I_c $ be the incenter, A-excenter, B-excenter, C-excenter of $ \triangle ABC $, respectively. Let $ \mathcal{H} $ be a conic passing through $ I, $ $ I_a, $ $ I_b, $ $ I_c $. Then the polar of $ P $ WRT $ \mathcal{H} $ passes through $ P^* $ where $ P^* $ is the isogonal conjugate of $ P $ WRT $ \triangle ABC $.
____________________________________________________________
From Property 1 and Property 2 we get the following lemma :
 
Lemma 3 : Let $ \mathcal{H} $ be a circum-rectangular hyperbola of $ \triangle ABC $ and let $ P, $ $ Q $ be the points on $ \mathcal{H} $. Let $ \triangle DEF $ be the cevian triangle of $ Q $ WRT $ \triangle ABC $ and let $ P^* $ be the isogonal conjugate of $ P $ WRT $ \triangle DEF $. Then $ PP^* $ is tangent to $ \mathcal{H} $.
 
Proof : Let $ I, $ $ I_a, $ $ I_b, $ $ I_c $ be the incenter, A-excenter, B-excenter, C-excenter of $ \triangle DEF $, respectively. From Property 1 we get $ A, $ $ B, $ $ C, $ $ Q, $ $ I, $ $ I_a, $ $ I_b, $ $ I_c $ lie on a conic $ \mathcal{C} $, but notice $ I $ is the orthocenter of $ \triangle I_aI_bI_c $ we get $ \mathcal{C} $ is a rectangular hyperbola $ \Longrightarrow $ $ \mathcal{C} $ $ \equiv $ $ \mathcal{H} $, so from Property 2 we conclude that $ P^* $ lies on the polar of $ P $ WRT $ \mathcal{H} $. i.e. $ PP^* $ is tangent to $ \mathcal{H} $
____________________________________________________________
Back to the main problem :
 
Let $ H $ be the orthocenter of $ \triangle ABC $. Let $ \triangle XYZ $ be the anticevian triangle of $ P $ WRT $ \triangle ABC $ and $ J $ be the circumcenter of $ \triangle XYZ $. Let $ \triangle A_1B_1C_1 $ be the pedal triangle of $ P $ WRT $ \triangle ABC $. Perform the Inversion with center $ P $ and denote $ V^* $ as the image of $ V $ ($ V $ is an arbitrary point). Obviously, $ \triangle A^*B^*C^* $ is the pedal triangle of $ P $ WRT $ \triangle A_1^*B_1^*C_1^* $ and $ \triangle X^*Y^*Z^* $ is the pedal triangle of $ P $ WRT the medial triangle $ \triangle A_2^*B_2^*C_2^* $ of $ \triangle A_1^*B_1^*C_1^* $, so $ PJ $ $ \equiv $ $ PJ^* $ passes through the isogonal conjugate $ Q^* $ of $ P $ WRT $ \triangle A_2^*B_2^*C_2^* $.
 
Let $ \triangle DEF $ be the anticomplementary triangle of $ \triangle ABC $. Let $ \triangle A_3^*B_3^*C_3^* $ be the cevian triangle of $ P $ WRT $ \triangle A_1^*B_1^*C_1^* $. From $ EF $ $ \parallel $ $ BC $ and $ A $ $ \in $ $ EF $ $ \Longrightarrow $ the image of the line $ EF $ under the Inversion is the circle with diameter $ PA_3^* $. Similarly, we can prove $ \odot (PB_3^*), $ $ \odot (PC_3^*) $ is the image of the line $ FD, $ $ DE $ under the Inversion, respectively, so $ \triangle D^*E^*F^* $ is the pedal triangle of $ P $ WRT $ \triangle A_3^*B_3^*C_3^* $. Since $ H $ is the circumcenter of $ \triangle DEF $, so we get $ PH $ $ \equiv $ $ PH^* $ passes through the isogonal conjugate $ R^* $ of $ P $ WRT $ \triangle A_3^*B_3^*C_3^* $.
 
Let $ G^* $ $ \equiv $ $ A_1^*A_2^* $ $ \cap $ $ B_1^*B_2^* $ $ \cap $ $ C_1^*C_2^* $ be the Centroid of $ \triangle A_1^*B_1^*C_1^* $. From Lemma 2 we know $ P $ lies on the Kiepert hyperbola of $ \triangle A_1^*B_1^*C_1^* $, so $ A_1^*, $ $ B_1^*, $ $ C_1^*, $ $ G^*, $ $ P $ lie on a rectangular hyperbola $ \mathcal{K} $, hence from Lemma 3 we conclude that $ P, $ $ Q^*, $ $ R^* $ lie on the tangent of $ \mathcal{K} $ through $ P $ $ \Longrightarrow $ $ P, $ $ J^*, $ $ H^* $ are collinear $ \Longrightarrow $ $ P, $ $ J, $ $ H $ are collinear.



#713919 Topic Hình Học Phẳng Ôn Thi Chọn Đội Tuyển Thành Phố

Gửi bởi AnhTran2911 trong 06-08-2018 - 14:03

Bổ đề 1: Điểm $Lemoine$ của một tam giác nằm trên đường nối trung điểm một cạnh với trung điểm đường cao tương ứng của nó ( quen thuộc )

Bổ đề 2: Cho $\triangle{ABC}$. $\triangle{DEF}$ là tam giác pedal của $I$ ( $I$ tâm nội). $R$ là hình chiếu của  $D$  lên cạnh $EF$ . $PD$ cắt $(O)$ tại $Y$ ( $(O)=$$(ABC)$ ). CMR : $A,R,Y$ thẳng hàng

Chứng minh bổ đề 2: Gọi $(AI)$ giao $(O)$ tại $G$. $AR$ cắt $AI$ tại $H$. Vì $\triangle{BFR}\sim{\triangle{CER}}$ suy ra $\frac{RF}{RE}=\frac{BF}{CE}=\frac{BD}{CD}$. Do đó ta có cấu hình đồng dạng

$GAEF\cup{R,H}}\sim{{GPCB\cup{D,P}}$ lúc đó $\triangle{GHY}\sim{\triangle{GEC}}$. Suy ra $\angle{GHY}+\angle{FHA}=\angle{GEC}+\angle{AEF}=180$ nên $A,H,Y$ thẳng hàng hay $AR$ đi qua $Y$

Quay trở lại bài toán: Kí hiệu điểm tương tự như trong bổ đề và lấy $K$ là hình chiếu của $L$ lên $EF$ . $AI$ cắt $EF$ tại trung điểm $M$ của $EF$ , $S$ là trung điểm $DR$. Vì $L$ là điểm $Lemoine$ của tam giác $DEF$ nên $L$ thuộc $MS$ ( Theo bổ đề $1$) Bây giờ ta chỉ cần chứng minh $A,X,Y$ thẳng hàng với $PD$ cắt $(O)$ tại $Y$ thì ta có $YD$ đi qua trung điểm cung $BAC$ cố định . Thật vậy, ta có biến đổi tỉ số $\frac{AL}{AD}=\frac{ML}{MS}=\frac{KL}{RS}=\frac{XL}{RD}$ , mặt khác $XL\parallel{RD}$ suy ra $A,X,R$ thẳng hàng theo định lí Thales nên ta có $\blacksquare$




#712976 Harmonic Measure

Gửi bởi AnhTran2911 trong 21-07-2018 - 21:57

Chả ai làm cả, topic ngao ngán quá




#712493 Đề thi IMO 2018

Gửi bởi AnhTran2911 trong 14-07-2018 - 11:59

IMO năm nay nhiều bài đơn giản quá, đặc biệt là phần hình học,nhiều kết quả quen thuộc được lặp lại




#712021 đổi tên

Gửi bởi AnhTran2911 trong 05-07-2018 - 21:53

các bác thích nhiều lại thì lập lại nhiều nick mới và like các bài của nick cũ là xong, đơn giản quá, thâm chí like quá đà là đc cực kì ưu tú nữa là khác




#711844 Topic Hình Học Phẳng Ôn Thi Chọn Đội Tuyển Thành Phố

Gửi bởi AnhTran2911 trong 01-07-2018 - 22:36

Nếu đã có lời giải thì bạn nên đăng lên để mọi người cùng tham khảo, góp ý thay vì câu nói "khá đơn giản" Đã là 1 topic phục vụ cho việc ôn tập thì mng luôn cố gắng đưa ra những lời giải hay nhất và cố gắng để bài nào cũng có lời giải...

Cám ơn bạn đã cho mình một lời khuyên ''bổ ích''  

Để đáp ứng lại nguyện vọng xin phép đc giải bài 13:

Kẻ phân giác $NI,MI$ cắt $AB,AC$ tại $E,F$ . Do $BM=MN=NC$ nên $EF\parallel{BC}$. Gọi S là giao điểm của trung trực $AI$ với $MN$ ta đi CM $S$ trùng $P$

Vì tam giác $AEF$ là ảnh của $\triangle{ABC}$ qua 1 phép vị tự nên tiếp tuyến tại $A$ của $\triangle{ABC}$ sẽ là tiếp tuyến tại $A$ của $\triangle{AEF}$

Như vậy ta có biến đổi cấu hình quy về bài toán : Cho $\triangle{ABC}$ với tâm nội $(I)$, tâm ngoại $(O)$ , $BI,CI$ giao $AC,AB$ tại $M,N$ . Trung trực của $AI$ cắt $BC$ tại $S$. CMR $SA$ là tiếp tuyến đường tròn ngoại $\triangle{AMN}$ . 

Thật vậy , gọi $BM,CN$ giao $(O)$ tại $P,Q$ thì $PQ$ là trung trực của $AI$ nên $S$ thuộc $PQ$. Lấy $J$ là tâm bàng đối đỉnh $A$ thì $J$ thuộc đối cực của $S$ qua $(O)$ nên $JO\perp{SI}$. Mặt khác ta lại có $JO\perp{MN}$ nên $SI\parallel{MN}$ . Từ đây ta có biến đổi góc : $\angle{SAN}=\angle{SAQ}+\angle{QAN}=\angle{QIS}+\angle{ACN}=\angle{MNC}+\angle{MCN}=\angle{AMN}$ hay $\angle{AMN}=\angle{SAN}$ suy ra $SA$ là tiếp tuyến đường tròn ngoại $\triangle{AMN}$ tại $A$ . Điều này dẫn đến đpcm.




#711796 Topic Hình Học Phẳng Ôn Thi Chọn Đội Tuyển Thành Phố

Gửi bởi AnhTran2911 trong 30-06-2018 - 11:22

.