Đến nội dung

chuong4989

chuong4989

Đăng ký: 13-08-2017
Offline Đăng nhập: 13-08-2018 - 23:04
*****

Trong chủ đề: Giải phương trình hệ phương trình bằng phương pháp sử dụng bất đẳng thức.

30-05-2018 - 20:42

 

Đây là chuyên đề mình viết chào mừng Hoạt động Chào mừng 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 

Do chuyên đề còn rất sơ xài nên mình post lên đây để trao đổi thảo luận , từ đó đúc kết làm một chuyên đề hoàn chỉnh hơn rất mong được ủng hộ xin cám ơn !

(Password file download là 12345678)

 

 

Giải Phương Trình, Hệ Phương Trình Bằng Bất Đẳng Thức        

 

A.Lời nói đầu:

 

Bất  đẳng  thức  đại  số  là  một  vấn  đề  rất  được  yêu  chuộng  bởi học  sinh  yêu  toán  hiện  nay.                                                                   Ta có thể bắt gặp rất nhiều bài toán ngay dưới hình thức giải   phương trình hay giải hệ phương trình. Điều này đòi hỏi ở người giải toán phải có một trường bất đẳng thức vững vàng - một tư duy sắc bén, để từ đó có thể vận dụng một cách linh hoạt "những kinh nghiệm dày dặn của bất đẳng thức" để giải quyết ngay những bài phương trình và hệ phương trình. Bài viết sẽ tổng hợp và sưu tầm cho các bạn đọc thấy rõ sự phong phú phức tạp của các bài toán giải phương trình hệ phương trình bằng bất đẳng thức. Xin chân thành cám ơn !

 

 

 

 

B. Một số kiến thức cần lưu ý:

 

Ta cần chú ý một số bất đẳng thức căn bản quen thuộc sau: 

 

1. $|A|=|-A| \geq 0$. Dấu “$=$ xảy ra $\Leftrightarrow A=0$ 

 

2. $|A| \geq A$. Dấu bằng xảy ra khi $\Leftrightarrow A \geq 0$

 

3. $a^{2}\geq 0\forall a$. Dấu "=" có khi: $a=0$.

 

4. $|a|\geq a\forall a$. Dấu "=" có khi: $a\geq 0$.

 

5. $|a|+|b|\geq |a+b|$. Dấu "=" có khi: $ab\geq 0$.

 

6. $|a|-|b|\leq |a-b|$. Dấu "=" có khi: $\left\{\begin{matrix}ab\geq 0 & & \\ |a|\geq |b| & & \end{matrix}\right.$.

 

7. $a^{2}+b^{2}\geq 2ab$. Dấu "=" có khi: $a=b$

 

8. $(a+b)^{2}\geq 4ab\Leftrightarrow ab\leq (\frac{(a+b)}{2})^{2}$. Dấu "=" có khi: $a=-b$.

 

9. $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\geq \frac{4}{a+b}(a;b> 0)$. Dấu "=" có khi: $a=b$.

 

10. $\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\geq 2(ab> 0)$. Dấu "=" có khi: $a=b$.

 

11. Bất đẳng thức Cô-si (AM-GM):

Với $n$ số thực dương: $a_{1};a_{2};...;a_{n}$

        Dạng1      $\frac{a_{1}+a_{2}+...+a_{n}}{n}\geq \sqrt[n]{a_{1}a_{2}...a_{n}}$

        Dạng 2       $a_{1}+a_{2}+...+a_{n}\geq n\sqrt[n]{a_{1}a_{2}...a_{n}}$

       Dạng 3      $(\frac{a_{1}+a_{2}+...+a_{n}}{n})^{n}\geq a_{1}a_{2}...a_{n}$

Dấu "=" có khi: $a_{1}=a_{2}=...=a_{n}$

 

 

 

 

12. Bất đẳng thức BCS (Bunhiakovsky):

 

Với 2 bộ số thực bất kì: ($a_{1};a_{2};...;a_{n}$);($b_{1};b_{2};...;b_{n}$):
 Dạng 1: $(a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{n}b_{n})^{2}\leq (a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2})$

Dạng 2: $|a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{n}b_{n}|\leq \sqrt{a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2}}$

Dấu "=" có khi: $\frac{a_{1}}{b_{1}}=\frac{a_{2}}{b_{2}}=...=\frac{a_{n}}{b_{n}}$

Dạng 3: $a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{n}b_{n}\leq \sqrt{(a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2})}$

Dấu "=" có khI: $\frac{a_{1}}{b_{1}}=\frac{a_{2}}{b_{2}}=...=\frac{a_{n}}{b_{n}}>0$

13. Bất đẳng thức BCS dạng cộng mẫu: (Cauchy-Swarchz)

Với $\forall x_{i}>0;i=\overline{1,n}$ ta có:

$\frac{a_{1}^{2}}{x_{1}}+\frac{a_{2}^{2}}{x_{2}}+...+\frac{a_{n}^{2}}{x_{n}}\geq \frac{(a_{1}+a_{2}+...+a_{n})^{2}}{x_{1}+x_{2}+...+x_{n}}$

Chứng minh: Xét $(a_{1}+a_{2}+...+a_{n})^{2}=(\frac{a_{1}}{\sqrt{x_{1}}}.\sqrt{x_{1}}+\frac{a_{2}}{\sqrt{x_{2}}}.\sqrt{x_{2}}+...+\frac{a_{n}}{\sqrt{x_{n}}}.\sqrt{x_{n}})^{2}\leq (\frac{a_{1}^{2}}{x_{1}}+\frac{a_{2}^{2}}{x_{2}}+...+\frac{a_{n}^{2}}{x_{n}})(x_{1}+x_{2}+...+x_{n})$ (Áp dụng BCS)
Vậy bất đẳng thức được chứng minh.

 

14. Bất đẳng thức Minkopsky:

Cho 2 dãy số thực dương: $(a_{1};a_{2};...;a_{n});(b_{1};b_{2};...;b_{n})$ ta có:

$\sqrt{a_{1}^{2}+b_{1}^{2}}+\sqrt{a_{2}^{2}+b_{2}^{2}}+...+\sqrt{a_{n}^{2}+b_{n}^{2}}\geq \sqrt{(a_{1}+a_{2}+...+a_{n})^{2}+(b_{1}+b_{2}+...+b_{n})^{2}}$

Dấu "=" xảy ra khi: $\frac{a_{1}}{b_{1}}=\frac{a_{2}}{b_{2}}=...=\frac{a_{n}}{b_{n}}$.

 

15. Lũy thừa với số mũ hữu tỉ: 

Cho số thực $a>0$, $\frac{m}{n}$ là một số hữu tỉ, trong đó  $m,n\in \mathbb{N^*},n>1$

Thì lũy thừa của $a$ với số mũ $\dfrac{m}{n}$ là  $a^{\frac{m}{n}}=\sqrt[n]{a^{m}}$

 

 

C. Các bài toán giải phương trình bằng bất đẳng thức.

 

Ta cùng đến với một số bài  toán lý thú sau : 

 

 

Bài toán 1       Giải phương trình

$2(\frac{{{x}^{10}}}{{{y}^{2}}}+\frac{{{y}^{10}}}{{{x}^{2}}})+{{x}^{16}}+{{y}^{16}}=4{{(1+{{x}^{2}}{{y}^{2}})}^{2}}-10$

 

Lời giải :  Điều kiện: $x,y \neq 0$

 

Áp dung  bất đẳng thức cauchy cho 4 số dương ta có:

$$\dfrac{x^{10}}{y^2}+\dfrac{y^{10}}{x^2}+1+1 \geq 4.\sqrt[4]{\dfrac{x^{10}.y^{10}}{x^2.y^2}}=4x^2y^2$$

$$\Rightarrow 2(\frac{{{x}^{10}}}{{{y}^{2}}}+\frac{{{y}^{10}}}{{{x}^{2}}}+2)\ge 8{{x}^{2}}{{y}^{2}}$$

 

Và:                             $${{x}^{16}}+{{y}^{16}}+1+1\ge 4.\sqrt[4]{{{x}^{16}}.{{y}^{16}}}=4{{x}^{4}}{{y}^{4}}$$

$$\Rightarrow 2(\frac{{{x}^{10}}}{{{y}^{2}}}+\frac{{{y}^{10}}}{{{x}^{2}}}+2)+{{x}^{16}}+{{y}^{16}}+2\ge 4{{x}^{4}}{{y}^{4}}+8{{x}^{2}}{{y}^{2}}$$

$$\Rightarrow 2(\frac{{{x}^{10}}}{{{y}^{2}}}+\frac{{{y}^{10}}}{{{x}^{2}}})+{{x}^{16}}+{{y}^{16}}\ge 4{{(1+{{x}^{2}}{{y}^{2}})}^{2}}-10$$

 

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi:

$x^2=y^2=1 \Leftrightarrow |x|=|y|=1$

 

Vậy phương trình  đã cho có các nghiệm $(x;y)$ là :

$(1;1),(-1;-1),(1;-1),(-1;1)$

 

 

Bài toán 2     Giải phương trình

$x^4+4=2\sqrt{x^4+4}+2\sqrt{x^4-4}$

 

Lời giải

Áp dụng bất đẳng thức cauchy cho hai số không âm ta có: 

$$x^4+4\geq 4x^2$$ (1)

 

Theo BĐT cauchy-schwarz ta có:

$$(a+b) \leq 2(a^2+b^2)$ $\Leftrightarrow a+b \leq \sqrt{2(a^2+b^2)}$$

 

Dấu "=" xảy ra khi $a=b \geq 0$

 

Trở lại bài toán, áp dụng BĐT trên ta có :

$$2\sqrt{{{x}^{4}}+4}+2\sqrt{{{x}^{4}}-4}\le \sqrt{2[4({{x}^{4}}+4)+4({{x}^{4}}-4)]}\Leftrightarrow 2\sqrt{{{x}^{4}}+4}+2\sqrt{{{x}^{4}}-4}\le 4{{x}^{2}}$$ (2)

 

Từ $(1);(2)$ ta có dấu bằng xảy ra khi: 

$$\left\{\begin{matrix} x^4=4 & & \\ 2\sqrt{x^4+4}=2\sqrt{x^4-4} & & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow x \in \oslash$$

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

 

 

 

Bài toán 3         Giải phương trình:

$2\sqrt[4]{27x^2+24x+\dfrac{28}{3}}=1+\sqrt{\dfrac{27}{2}x+6}$

 

Lời giải

 

Ta có: $2\sqrt[4]{27{{x}^{2}}+24x+\frac{28}{3}}=1+\sqrt{\frac{3(9x+4)}{2}}\text{ }\Leftrightarrow \sqrt[4]{\frac{{{(9x+4)}^{2}}}{3}+4}=1+\sqrt{\frac{3(9x+4)}{2}}(1)$

 

 

Điều kiện: $9x+4=y \geq 0$. Khi đó $(1)$ trở thành: 

$2\sqrt[4]{\dfrac{y^2}{3}+4}=1+\sqrt{\dfrac{3y}{2}}\Leftrightarrow 4\sqrt{\dfrac{y^2}{3}+4}=1+\dfrac{3y}{2}+\sqrt{6y}$

 

Áp dụng bất đẳng thức cauchy ta có 

$\sqrt{6y} \leq \dfrac{6+y}{2}$        $\Rightarrow 4\sqrt{\dfrac{y^2}{3}+4} \leq 2y+4$

$\Leftrightarrow 4(\dfrac{y^3}{3}+4)\leq (y+2)^2\Leftrightarrow \dfrac{(y-6)^2}{3} \leq 0$ 

 

Ta lại có: $(y-6)^2 \geq 0$ nên $y=6$

 

Từ đó $x=\dfrac{y-4}{9}=\dfrac{2}{9}$ thỏa mãn điều kiện ban đầu. 

 

Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $x=\dfrac{2}{9}$

 

 

 

Bài toán 4        Giải phương trình 

$13\sqrt{x^2-x^4}+9\sqrt{x^2+x^4}=16$

 

Lời giải     

 Áp dụng bất đẳng thức cauchy ta có : 

$\sqrt{4(1-x^2)x^2} \leq \dfrac{4(1-x^2)+x^2}{2}=\dfrac{4-3x^2}{2}$

$\Rightarrow 13\sqrt{x^2-x^4} \leq \dfrac{52-39x^2}{4} (1)$

Tương tự:    $\sqrt{9x^2.4(1+x^2)} \leq \dfrac{13x^2+4}{2}$

$\Rightarrow 9\sqrt{x^2+x^4} \leq \dfrac{39x^2+12}{4} (2)$

 

Cộng vế theo vế của $(1)$ và $(2)$ ta có $13\sqrt{x^2-x^4}+9\sqrt{x^2+x^4} \leq 16$

 

Dấu bằng xảy ra khi $\left\{\begin{matrix} 4(1-x^2)=x^2 & & \\ 9x^2=4(1+x^2) & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=\frac{2\sqrt{5}}{5}$

 

Nhận xét: bạn đọc có thể giải bài toán trên bằng phương pháp dùng BĐT Cauchy schwarzt:

$VT^2 \leq (13+27)[13(x^2-x^4)+3(x^2+x^4)]=80(8x^2-5x^4)=80[\dfrac{16}{5}-5(x^2-\dfrac{4}{5})^2] \leq 16^2$......

 

 

 

Bài toán 5      Giải phương trình 

$\sqrt{x^2+2x}+\sqrt{2x-1}=\sqrt{3x^2+4x+1}$

 

Lời giải Tập xác định 

$x^2+2x \geq 0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x\geq 0 & & \\ x \leq -2 & & \end{bmatrix} \\2x-1 \geq \Leftrightarrow x \geq \dfrac{1}{2} \\3x^2+4x+1 \geq 0 \Leftrightarrow \begin{bmatrix} x \leq -1 & & \\ x \geq \dfrac{1}{3} & & \end{bmatrix}$

Ta có tập xác định là {$x \in \mathbb{R}|x\geq \dfrac{1}{2}$}

 

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy schwarz ta có:

$\sqrt{x}.\sqrt{x+2}+1.\sqrt{2x-1}\le \sqrt{\sqrt{{{x}^{2}}}+1}.\sqrt{\sqrt{{{(x+2)}^{2}}}.\sqrt{{{(2x-1)}^{2}}}}=\sqrt{(x+1)(x+2+2x-1)}=\sqrt{3{{x}^{2}}+4x+1}$

 

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x+2}}=\frac{1}{\sqrt{2x-1}}\Leftrightarrow \sqrt{2{{x}^{2}}-x}=\sqrt{x+2}\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x+1=0\text{ }\Leftrightarrow x=\frac{1\pm \sqrt{5}}{2}\Leftrightarrow x=\frac{1+\sqrt{5}}{2}$

(do $x \geq \dfrac{1}{2}$)

 

Vậy phương trình có nghiệm là $x=\dfrac{1+\sqrt{5}}{2}$

 

 

D. Các bài toán giải hệ phương trình bằng bất đẳng thức.

 

Như các bạn đọc đã biết về phần này, việc sử dụng bất đẳng thức trong giải hệ phương trình thì rất phong phú,rất đa dạng và đầy đặc sắc tinh tế, sau đây mình xin giới thiệu tới bạn đọc một số bài toán sưu tầm hay và phổ biến:

 

Bài toán 1 Giải hệ phương trình:  

$\left\{\begin{matrix} x^2+y^2=1 & & \\ 125y^5-125y^3+6\sqrt{15}=0 & & \end{matrix}\right.$

 

Lời giải

 

Hệ phương trình đã cho tương đương với: $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2=1 & & \\ y^3(1-y^2)=\dfrac{6\sqrt{15}}{125} & & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^2=1-y^2 & & \\ y^3x^2=\dfrac{6\sqrt{15}}{125} & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^2=1-y^2(1) & & & \\ y>0 & & & \\ y^6x^4=\dfrac{4.3^3}{5^5}(2) & & & \end{matrix}\right.$

 

Áp dụng bất đẳng thức cauchy cho 5 số không âm $y^2,y^2,y^2,\dfrac{3}{2}x^2,\dfrac{3}{2}x^2$ ta có:

$5\sqrt[5]{y^6.\frac{9}{4}x^4} \leq 3(x^2+y^2)=3\Leftrightarrow y^6x^4 \leq \dfrac{4.3^2}{5^5}(3)$

 

Kết hợp $(2)$ và $(3)$ thì bất đẳng thức $(3)$ trở thành đẳng thức.Lúc đó $y^2=\dfrac{3}{2}x^2$

 

Kết hợp với $(1)$ ta có: 

$x^2+\dfrac{3}{2}x^2=1$ $\Leftrightarrow x^2=\frac{2}{5}\Leftrightarrow x=\pm \frac{\sqrt{10}}{5}$

 

Do đó $y^2=\dfrac{3}{5}$$\Leftrightarrow y=\frac{\sqrt{15}}{5}$(vì $y>0$)

 

Vậy hệ phương trình có hai nghiệm $(x;y)$ là $(\frac{\sqrt{10}}{5};\frac{\sqrt{15}}{5})$ và $(\dfrac{-\sqrt{10}}{5};\dfrac{\sqrt{15}}{5})$

 

Nhận xét: Việc sử dụng bất đẳng thức trong bài toán trên thật tinh tế, ngoài ra bạn đọc có thể giải bài toán trên bằng cách đặt $t=y.\dfrac{\sqrt{15}}{5}$ ($t>0$)

Khi đó $3t^5-5t^3+2=0$ $\Leftrightarrow (t-1)(3t^3+6t^2+4t+2)=0$.....mời bạn đọc giải tiếp và tìm kiếm thêm nhiều lời giải hay khác

 

 

 Bài toán 2 Giải hệ phương trình: 

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+\sqrt[4]{32-x}-y^2=-3 & & \\ \sqrt[4]{x}+\sqrt{32-x}+6y=24 & & \end{matrix}\right.$

Lời giải   Điều kiện $0 \leq x \leq 32$

 

Cộng vế theo vế ta có : 

$(\sqrt{x}+\sqrt{32-x})+(\sqrt{\sqrt[4]{x}}+\sqrt[4]{32-x})={{y}^{2}}-6y+21.$

$y^2-6y+21=(y-3)^2+12 \geq 12$ với mọi  và đẳng thức xảy ra khi $y=3(1)$

 

Mặt khác, áp dụng bất đẳng thức Cauchy Schwarz ta có

$(\sqrt{x}+\sqrt{32-x})^2 \leq (1^2+1^2)(x+32-x)=64$

$\Rightarrow \sqrt{x}+\sqrt{32-x} \leq 8$ với mọi $x \in [0;32]$

và đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $\sqrt{x}=\sqrt{32-x} \Leftrightarrow x=16(2)$

 

Lại áp dụng bất đẳng thức Cauchy schwarz và kết hợp $(2)$ ta có 

$(\sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{32-x})^2 \leq (1^2+1^2)(\sqrt{x}+\sqrt{32-x}) \leq 16$

$\Rightarrow \sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{32-x} \leq 4$ với mọi $x \in [0;32]$

và đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $\sqrt[4]{x}=\sqrt[4]{32-x} \Leftrightarrow x=16 (3)$

 

 

Từ $(2),(3)$ suy ra 

$(\sqrt{x}+\sqrt{32-x})+(\sqrt{\sqrt[4]{x}}+\sqrt[4]{32-x}) \leq 12 (4)$

 

Từ $(1),(4)$ ta có dấu bằng xảy ra khi $x=16$ và $y=3$

 

Thử vào hệ đã cho ta thấy thỏa mãn.

 

Vậy hệ có nghiệm duy nhất $(x;y)=(16;3)$

Bài toán 3    Giải hệ phương trình:           $\left\{\begin{matrix}\frac{x}{\sqrt{y}}+\frac{y}{\sqrt{x}}=xy & & \\ x^{2010}+y^{2010}=8\sqrt{(xy)^{2007}} & & \end{matrix}\right.$

Lời giải    Điều kiện là $x,y >0$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy ta có:

$xy=\dfrac{x}{\sqrt{y}}+\dfrac{y}{\sqrt{x}}\geq 2\sqrt[4]{xy}\Rightarrow xy\geq \sqrt[3]{16}\;\;(1)$

Và :              $8\sqrt{(xy)^{2007}}=x^{2010}+y^{2010}\geq 2\sqrt{(xy)^{2010}}\Rightarrow xy\leq \sqrt[3]{16}\;\;(2)$

Từ $(1)(2)$ có $xy=\sqrt[3]{16}$. Đẳng thức xảy ra khi $x=y=\sqrt[6]{16}$. Đó là nghiệm của hệ phương trình.

 

 

 

Bài toán 4          Giải  hệ phương trình

\[\left\{\begin{matrix} (x+7y)\sqrt{x}+(y+7x)\sqrt{y}=8\sqrt{2xy(x+y)}\\ 2(1-y)\sqrt{x^2+2x-1}=y^2-2x-1 \end{matrix}\right.\]

 

Lời giải

Đặt $a=\sqrt{x},b=\sqrt{y}$($a;b \geq 0$)

 

Khi đó phương trình (1) trở thành:

$(a+b)(a^2+6ab+b^2)=4.\sqrt{ab}.2\sqrt{2ab(a^2+b^2)}$

 

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho 2 số không âm ta có :

$2\sqrt{2ab(a^2+b^2)} \leq (a+b)^2$

Suy ra

$(a^2+6ab+b^2) \leq 4(a+b)\sqrt{ab}$ (3)

Chia hai vế cho $b^2$ và đặt $\frac{\sqrt{a}}{\sqrt{b}}=t$  ($t \geq 0$) thì ta có (3) trở thành

$t^4-4t^3+6t^2-4t+1 \leq 0$

Tiếp tục chia hai vế cho $t^2$ và đặt $t+\frac{1}{t}=k$ ($k \geq 0$) thì ta có:

$k^2-4k+4 \leq 0$.

                                   \[\Leftrightarrow (k-2)^2 \leq 0\]

Do đó $k=2$ nên $t=1$ suy ra $x=y$

Thay vào phương trình thứ (2) ta có phương trình:

$2(1-x)\sqrt{x^2+2x-1}=x^2-2x-1$

Giải phương trình trên xin dành cho bạn đọc !

 

 

 

 

Bài toán 5         Giải hệ phương trình :

$\left\{\begin{matrix} xyz=1 & & \\ x^3+y^3+z^3=x+y+z & & \end{matrix}\right.$(x,y,z>0)

 

 

Lời giải

Cách 1:

Với $x,y,z>0$ Áp dụng bất đẳng thức Cauchy ta có

$$x^3+y^3+z^3 \geq 3\sqrt[3]{xyz}=3$$

$\Rightarrow 2(x^3+y^3+z^3) \geq 6 \Rightarrow 3(x^3+y^3+z^3) \geq x^3+y^3+z^3+6$

 

Tiếp tục áp dụng bất đẳng thức Cauchy ta có :

$$x^3+1+1 \geq 3x \Rightarrow x^3+2 \geq 3x$$

 

Tương tự : $y^3+2 \geq 3$ ; $z^3+2 \geq 3x$

$\Rightarrow x^3+y^3+z^3 \geq x+y+z$$

Dấu bằng xảy ra khi $x=y=z=1$.

 

Vậy hệ phương trình có một nghiệm $(1;1;1)$

 

Cách 2:

Ta có  :                $x^3+y^3+z^3-3xyz=(x+y+z)(x^2+y^2+z^2-xy-yz-zx)$

$=\dfrac{1}{2}(x+y+z)[(x-y)^2+(y-z)^2+(z-x)^2] \geq 0$

$\Rightarrow x^3+y^3+z^3 \geq 3xyz=3$ (1)

 

Ta lai có: $(x-1)^2\geq 0 \Rightarrow (x-1)^2(x+2) \geq 0$

$\Rightarrow x^3+2 \geq 3x$

 

Lập luận tương tự ta có: $y^3+2 \geq 3y$; $z^3+2 \geq 3z$

 

Suy ra

$x^3+y^3+z^3 +6 \geq 3(x+y+z)$ (2)

 

Từ (1) và (2) ta có $x^3+y^3+z^3 \geq x+y+z$

 

Đẳng thức xảy ra khi $x=y=z=1$

 

Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất $(x,y,z)=(1;1;1)$

tài liêu Thầy gửi giaipthptbangbdt có mật khẩu là gì vậy

 


Trong chủ đề: GIẢI PHƯƠNG TRÌNH

25-05-2018 - 16:36

Ví dụ 1.8: Giải phương trình

$\frac{(x-1)^4}{(x^2-3)^2}+(x^2-3)^4+\frac{1}{(x-1)^2}=3x^2-2x-5$

 


Trong chủ đề: Tìm cộng tác viên giải bài môn Toán

17-01-2018 - 16:46

Còn tuyển không bạn

Trong chủ đề: Tìm cộng tác viên giải bài môn Toán

17-01-2018 - 16:44


"Giải Bài Nhanh" mang đến sự tiện lợi cho các bạn học sinh đang gặp khó khăn với các bài tập khó. Chúng tôi cung cấp dịch vụ giải bài thuê với phương châm "Nhanh - Chính Xác - Uy Tín".

Hiện tại chúng tôi cần tuyển một số bạn sinh viên có mong muốn kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh rỗi!

Bạn có muốn đồng hành với chúng tôi?

Mô tả công việc:

- Nhận và giải các bài tập môn Toán, Lý, Hóa trong chương trình phổ thông

- Tư vấn, hỗ trợ các bạn học sinh có nhu cầu giải bài thuê.

Kinh nghiệm, kĩ năng:

- Có kiến thức tốt trong các môn Toán, Lý, Hóa

- Năng động, sáng tạo, ham học hỏi.

- Khả năng sử dụng máy tính với: word, mail, facebook, ...

Thông tin liên hệ:

- Các bạn quan tâm có thể điền vào form đăng kí: http://www.mediafire...đăng_ký_CTV.doc


gửi về địa chỉ: [email protected]

- Điện thoại: 0909256793 hoặc 01699976138


Trong chủ đề: Hỏi cách chứng minh Tính chất hai biến cố độc lập

16-01-2018 - 23:28

Mọi người giúp đỡ dùm. Cám ơn