Đến nội dung

nguyenphihungctdhkhhue0508

nguyenphihungctdhkhhue0508

Đăng ký: 23-09-2017
Offline Đăng nhập: 05-10-2022 - 15:43
-----

#715729 Tổng hợp tạp chí Toán học và tuổi trẻ 2018

Gửi bởi nguyenphihungctdhkhhue0508 trong 19-09-2018 - 13:27

đang là tháng 9/2018 rôì mà TH&TT 7-8/2018 vânx chưa có là sao ? 

 

Đã có số T7 & T8 bạn nhé.

 

https://www.ebookbkm...i-toan-hoc.html




#700954 Tổng hợp tạp chí Toán học và tuổi trẻ 2018

Gửi bởi nguyenphihungctdhkhhue0508 trong 30-01-2018 - 13:53

Link download và link đọc online được cập nhật sớm nhất.

 

http://www.ebookbkmt...i-toan-hoc.html




#694579 a^3/(1+b)(1+c) + b^3/(1+a)(1+c) + c^3/(1+b)(1+a) >= 3/4

Gửi bởi nguyenphihungctdhkhhue0508 trong 11-10-2017 - 15:30

Cho $a,b,c > 0; abc = 1$; CMR $P = \frac{a^3}{(1 + b)(1 + c)} + \frac{b^3}{(1 + c)(1 + a)} + \frac{c^3}{(1 + a)(1 + b)} \geq \frac{3}{4} $

 

LG:

 

Áp dụng BĐT AM - GM ta có:

 

$ \frac{a^3}{(1 + b)(1 + c)} + \frac{1 + b}{8} + \frac{1 + c}{8} \geq \frac{3}{4}a$

$\frac{b^3}{(1 + c)(1 + a)} + \frac{1 + c}{8} + \frac{1 + a}{8} \geq \frac{3}{4}b$

$\frac{c^3}{(1 + a)(1 + b)} + \frac{1 + a}{8} + \frac{1 + b}{8} \geq \frac{3}{4}c $

 

Cộng vế theo vế ta được:

 

$ P + \frac{2(a + b + c) + 6}{8} \geq \frac{3}{4}(a + b + c) $

$<--> P \geq \frac{1}{2}(a + b + c) - \frac{3}{4}$

$--> P \geq \frac{3}{4} (dpcm)$

 




#694141 Hằng đẳng thức

Gửi bởi nguyenphihungctdhkhhue0508 trong 04-10-2017 - 10:48

Cho M = a2 + 3a +1 với a là số nguyên dương.

a) Chứng minh rằng mọi ước của M đều là số lẻ.

b) Tìm a sao cho M chia hết cho 5

 

$a) M = a^2 + 3a + 1 = a(a + 3) + 1 $

$a(a + 3)$ luôn là số chẵn nên M luôn là số lẻ. Vì vậy mọi ước của M đều là số lẻ.

$b) M = (a^2 + 3a - 4) + 5 = (a - 1)(a + 4) + 5$

Xét các trường hợp dễ dàng có: $a = 5k + 1 $ với k là số nguyên $k \geq 0.$




#693786 BÀI GIẢNG - Giải tích III + Bài tập (PGS.TS. Nguyễn Xuân Thảo - Trường ĐHBK H...

Gửi bởi nguyenphihungctdhkhhue0508 trong 27-09-2017 - 10:09

giai%2Btich%2B%25281%2529.png
 
Bài 1. Chuỗi số, chuỗi số dương 
Bài 2. Chuỗi với số hạng có dấu bất kì 
Bài 3. Chuỗi hàm số 
Bài 4. Chuỗi luỹ thừa 
Bài 5. Chuỗi luỹ thừa, chuỗi Fourier 
Bài 6. Chuỗi Fourier, phương trình vi phân cấp một 
Bài 7. Phương trình vi phân cấp một 
Bài 8. Phương trình vi phân cấp hai khuyết 
Bài 9. Phương trình vi phân cấp hai với hệ số biến đổi 
Bài 10. Phương trình vi phân cấp hai với hệ số hằng số 
Bài 11. Phương trình Euler, hệ phương trình vi phân 
Bài 12. Phép biến đổi Laplace và phép biến đổi ngược 
Bài 13. Phép biến đổi của bài toán giá trị ban đầu 
Bài 14. Phép tịnh tiến và phân thức đơn giản 
Bài 15. Đạo hàm, tích phân và tích các phép biến đổi.
 
 
PASS: ebookbkmt
 



#693728 Bất đẳng thức AM-GM

Gửi bởi nguyenphihungctdhkhhue0508 trong 26-09-2017 - 11:33

Bài 1. Ta có

\[5a^2+11b^2+5c^2-2(ab+7bc+ca) = \frac15(5a-b-c)^2+\frac65(3b-2c)^2 \geqslant 0.\]

Bài 2. Đặt $z = \frac{\sqrt{37}-1}{6} > 0,$ theo bất đẳng thức AM-GM ta có $c^3 \geqslant \frac{3z}{2}c^2-\frac{z^3}{2},$ và

\[a^2+b^2+\frac{3z}{2}c^2 - \frac{27z}{2(3z+1)} \cdot \frac{(a+b+c)^2}{9} = \frac{(3az-3bz-3cz+2a)^2+(3z+1)(2b-3cz)^2}{(3z+2)(6z+2)} \geqslant 0.\]

Do đó

\[P \geqslant a^2+b^2+\frac{3z}{2}c^2-\frac{z^3}{2} \geqslant \frac{27z}{2(3z+1)} - \frac{z^3}{2} = \frac{541-\sqrt{37^3}}{108}.\]

Đẳng thức xảy ra khi $a=b=\frac{19-\sqrt{37}}{12},c=\frac{\sqrt{37}-1}{6}.$

 

Mình giải thích thêm một chút về bài 2. Lời giải thiếu tính tự nhiên, và nhiều bạn mới làm quen sẽ không hiểu vì sao lại chọn:

$ z = \frac{\sqrt{37}-1}{6} $

 

Khi nhìn vào bài toán tìm GTNN với các giả thiết như trên ta nhận định ngay rằng phương pháp giải sẽ áp dụng BĐT AM-GM (Cauchy/ Côsi). Ở đây mình giả thiết rằng, P đạt được giá trị nhỏ nhất khi:

$ a = x > 0 $

$ b = y > 0 $

$ c = z> 0 $

Áp dụng BĐT AM-GM ta có:

$a^2 + x^2 \geqslant 2ax$

$b^2 + y^2 \geqslant 2by$

$c^3 + z^3 + z^3 \geqslant 3cz^2$

Cộng vế theo vế ta được: 

$(a^2 + b^2 + c^3) + (x^2 + y^2 + 2z^3) \geqslant 2ax + 2by + 3cz^2$

Như vậy ta cần xác định $x,y,z$ thỏa mãn:

$2x = 2y = 3z^2 (1) $

Mặt khác ta có:

$ x + y + z = 3 $, thay $(1)$ theo biến z vào ta được:

$ 2x + 2y + 2z = 6 <--> 3z^2 + 3z^2 + 2z = 6 <--> 3z^2 + z - 3 = 0 $

Với $z > 0$, giải phương trình trên ta được:

$ z = \frac{\sqrt{37}-1}{6} $

 

Thay vào ta sẽ tìm được giá trị nhỏ nhất của P.

Như vậy, bài toán đã được giải quyết. Bạn có thể trình bày theo cách này hoặc trình bày theo cách của bạn "Nguyenhuyen_AG" khi xác định được z (làm nháp).

 

Cách giải này có thể áp dụng để giải quyết được nhiều bài toán với dạng tổng quát.

 

Cho $a,b,c > 0$ thỏa mãn $a + b + c = 3. $ Tìm GTNN của $ S = a^m + b^n + c^p $ với $m,n,p$ là các số nguyên dương cho trước hoặc tổng quát hơn nữa.