Đến nội dung

Korkot

Korkot

Đăng ký: 26-11-2017
Offline Đăng nhập: 11-02-2023 - 03:40
***--

#715599 Tìm $n$ sao cho $a+b-1$ là ước của $n$

Gửi bởi Korkot trong 16-09-2018 - 05:41

Giả sử n có nhiều hơn 3 ước. Gọi k là ước lẻ lớn nhất của n. Khi đó tồn tại số a|n, a>1 và (a,k)=1 sao cho a+k-1 | n. 

Mà a+k-1 > k $\Rightarrow$ k không phải ước lớn nhất của n (vô lý) 

$\Rightarrow$ n=$k^x$ với k là số nguyên tố lẻ và x là số nguyên dương




#715063 Đề thi chọn đội dự tuyển olympic năm 2018 khối 10 - Chuyên NBK

Gửi bởi Korkot trong 01-09-2018 - 20:50

Bài 2: 2. Gọi các cạnh của tam giác là a,b,c là các số nguyên dương và $a \geq b \geq c$. (a,b,c không đồng thời bằng nhau)

Theo đề bài ta có $P=\frac{a+b+c}{2} \vdots a \Rightarrow a+b+c=2ka$

 3a >a+b+c =2ka nên a+b+c=2a (vô lý do b+c >a)

Từ đó suy ra mệnh đề sai




#711993 thêm những dấu ngoặc thích hợp vào để thu được kết quả là số nguyên lớn nhất.

Gửi bởi Korkot trong 05-07-2018 - 11:11

a) Ta nhận thấy với mọi cách đặt dấu ngoặc thì luôn có $\frac{10}{9}$. Vậy để số nguyên lớn nhất thì ta đặt 9 ở mẫu và các số còn lại ở tử 

$\Rightarrow$ cách đặt dấu ngoặc: A=10:(9:8:7:6:5:4:3:2)

b) Vì 7 là số nguyên tố và trong 10 số trên không có số nào chia hết cho 7 nên để A nguyên thì 7 ở mẫu số tức $A \vdots 7$ 

$\Rightarrow A \geq 7$

Để A=7 ta đặt dấu ngoặc như sau: 10:9:(8:7:6):(5:4:3):2=7

P/S bài này có trên Facebook của thầy Võ Quốc Bá Cẩn thì phải :)




#711825 Hỏi cần phải lật như thế nào để số đồng mặt sấp bằng số đồng mă...

Gửi bởi Korkot trong 01-07-2018 - 10:50

Có tổng cộng 100 đồng xu trên bàn, 10 đồng nằm sấp và 90 đồng ngửa. Bạn không thể nhìn hoặc biết được các đồng xu đang ở mặt nào. Hỏi phải lật các đồng xu như thế nào để số đồng xu nằm sấp bằng số đồng xu mặt ngửa? 




#711734 $x^6y^6(x^4+y^4) \leq 2$

Gửi bởi Korkot trong 29-06-2018 - 10:07

Cho x,y là các số thực không âm thỏa x+y=2. CMR $x^6y^6(x^4+y^4) \leq 2$




#711733 $x(1-y)+y(1-z)+z(1-t)+t(1-x) \leq 2$

Gửi bởi Korkot trong 29-06-2018 - 10:04

1. Cho x,y,z,t là các số thực thuộc đoạn [0,1]. CMR:

a) $x(1-y)+y(1-z)+z(1-t)+t(1-x) \leq 2$

b) $x(1-y)+y(1-z)+z(1-x) \leq 1$

 




#711709 $x^2+2a^2bx+b^5=0;x^2+2b^2ax+a^5=0$

Gửi bởi Korkot trong 28-06-2018 - 17:20

Cho số thực a, b thỏa mãn $a+b\geq 2$. CMR trong 2 phương trình sau có ít nhất 1 phương trình có nghiệm

$x^2+2a^2bx+b^5=0;x^2+2b^2ax+a^5=0$

Giả sử điều ngược lại. Xét $a+b \geq 2$ ta có $2(a^3+b^3) \leq (a+b)(a^3+b^3)=a^4+b^4+a^3b+b^3a \leq 2(a^4+b^4)$

$\Leftrightarrow a^3+b^3 \leq a^4+b^4$ (*) 

$x^2+2a^2bx+b^5=0 (1); x^2+2b^2ax+a^5=0 (2)$

a=0 thì (2) có nghiệm, b=0 thì (1) có nghiệm. Tức $ab \neq 0$ nên ta có:

$\frac{\Delta'_1}{b^2}=\frac{a^4b^2-b^5}{b^2}=a^4-b^3<0$

Cmtt ta có $\frac{\Delta'_2}{a^2}=\frac{b^4a^2-a^5}{a^2}=b^4-a^3<0$

$\Leftrightarrow a^4+b^4-a^3-b^3<0$

Nhưng theo bđt (*) điều này vô lý nên ta có đpcm




#711550 Tìm tất cả các tập hợp X

Gửi bởi Korkot trong 25-06-2018 - 15:38

giả sử tồn tại tập X, gọi các phần tử của X lần lượt là $x_1,x_2,...x_n$ với $x_n>x_{x-1}>...>x_2>x_1$ tức $x_1;x_2$ là 2 số nhỏ nhất trong dãy.

Xét $x_1,x_2$ ta có $x_2=x_1.k^2$ tức k<$x_2$. Nhưng do $x_2,x_1$ là 2 phần tử nhỏ nhất nên điều này xảy ra khi k=$x_1$ tức $x_2=x_1^3$

Giả sử X có nhiều hơn 2 phần tử.Xét $x_3$ với $x_2$ thì ta có 2 TH: $x_3=x_2.x_1^2$ hay $x_3=x_2^3$. Mặt khác, khi xét $x_3$ với $x_1$ ta có TH duy nhất $x_3=x_1.x_2^2$

$\Rightarrow x_2.x_1^2=x_1.x_2^2$ hay $x_2^3=x_1.x_2^2$ (loại cả 2 TH do lúc này ta có $x_1=x_2$)

$\Rightarrow$ X không thể có nhiều hơn 2 phần tử

Vậy X là các tập hợp gồm 2 phần tử nguyên dương $x_1,x_2 (x_1<x_2)$ thỏa $x_2=x_1^3$




#711510 $\frac{x+1}{y}+\frac{y+1}{x...

Gửi bởi Korkot trong 24-06-2018 - 20:56

Một bài mình lượm trên Facebook: 

Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình:

1.$\frac{x+1}{y}+\frac{y+1}{x}=4$

2.$\frac{x+1}{y}+\frac{y+1}{x}=3$




#711414 Chứng minh $a$, $b$, $c$ không đồng thời là các...

Gửi bởi Korkot trong 22-06-2018 - 18:48

Hiện tại mình có một cách nhưng hơi dài.

Giả sử $a,b,c$ đồng thời là số nguyên tố.

Ta có:$\left\{\begin{matrix}b+c+bc\vdots a \\ a+b+ab\vdots c \\ c+a+ac\vdots b \end{matrix}\right. <=>\left\{\begin{matrix}b+c+bc+a(b+c+1)\vdots a \\ a+b+ab+c(a+b+1)\vdots c \\ c+a+ac+b(a+c+1)\vdots b \end{matrix}\right. <=> \left\{\begin{matrix}a+b+c+ab+bc+ac\vdots a \\ a+b+c+ab+bc+ac\vdots b \\ a+b+c+ab+bc+ac\vdots c \end{matrix}\right.$

Do $a,b,c$ đồng thời là số nguyên tố

$=>a+b+c+ab+bc+ac\vdots abc$

Nhận thấy $a,b,c\epsilon \mathbb{P}=>a,b,c> 1=>a,b,c,ab,bc,ac< abc=>a+b+c+ab+bc+ac< 6abc$

$=>a+b+c+ab+bc+ac=abc,2abc,3abc,4abc,5abc$

Giải từng trường hợp tính ra $a,b,c$ nhưng thấy vô lý vì chúng đồng thời nguyên tố.

Để ý vai trò bình đẳng của $a,b,c$ để sắp xếp thứ tự.

Mình xin đề xuất một cách làm khác: Giả sử a,b,c đồng thời nguyên tố, biến đổi như bạn Tea Coffee ta đưa về được $a+b+c+ab+bc+ca \vdots abc$

Ta cm bằng quy nạp rằng với$a,b,c \geq 4 $ thì a+b+c+bc+ca+ab< abc. Khi a=b=c=4 thì VT=60<64=VP.

Giả sử rằng giả thiết a+b+c+ab+bc+ca <abc đúng. Khi ta cộng 1 vào 1 trong 3 số a,b,c ( giả sử là a ) thì VT tăng thêm b+c+1 và VP tăng thêm bc. Do $b,c \geq 4$ nên b+c+1<bc tức (a+1)+b+c+(a+1)b+(a+1)c+bc < (a+1)bc. Vậy theo nguyên lý quy nạp toán học mệnh đề đúng với mọi $a,b,c \geq 4$

Xét các TH $a,b,c \leq 4$ (lưu ý là 3 số không đồng thời bằng 4). Vì a,b,c đồng thời nguyên tố nên ta xét lần lượt các TH (2,2,2);(2,2,3);(2,3,3);(3,3,3); thấy không thỏa nên ta có đpcm.




#711388 CMR kẻ tấn công vẫn có thể chọn hai máy tính của hệ thống và khiê...

Gửi bởi Korkot trong 22-06-2018 - 10:42

Trong một hệ thống máy tính, một máy tính bất kỳ có kết nối trực tiếp với ít nhất 30% máy tính khác của hệ thống. Hệ thống này có một chương trình cảnh báo và ngăn chặn khá tốt, do đó khi 1 máy tính bị virus, nó chỉ có đủ thời gian lây cho các máy tính kết nối trực tiếp với nó.CMR dù vậy, kẻ tấn công vẫn có thể chọn hai máy tính của hệ thống mà khi thả virus vào 2 máy tính đó ít nhất 50% máy tính của hệ thống sẽ bị nhiễm virus.




#711380 Tìm số tự nhiên k sao cho bất đẳng thức $(xyz)^k.(x^3+y^3+z^3)...

Gửi bởi Korkot trong 22-06-2018 - 07:57

Tìm số tự nhiên k sao cho bất đẳng thức $(xyz)^k.(x^3+y^3+z^3) \leq 3$ luôn đúng với x,y,z dương và x+y+z=3.




#711007 Cho phương trình: $x^2 – mx – 1 = 0$ ($m$ là tham số).

Gửi bởi Korkot trong 15-06-2018 - 21:01

Cho phương trình: $x^2 – mx – 1 = 0$ ($m$ là tham số). Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1, x_2$ thỏa $x_1 < x_2$ và $|x_1| - |x_2| = 6.$

Ta có $\Delta= m^2+4>0$ với mọi m nên pt luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m.

Có $|x_1|-|x_2|=6$

$\Rightarrow x_1^2+x_2^2-2|x_1x_2|=36$

$\Leftrightarrow (x_1+x_2)^2-2|x_1x_2|-2x_1x_2=36$

$\Leftrightarrow m^2=36$

$\Leftrightarrow m \in (6;-6)$

Xét $m=6$ có : $x^2-6x-1=0$. Pt có 2 nghiệm thỏa 

Xét $m=-6$ có : $x^2+6x-1=0$. Pt có 2 nghiệm thỏa 

$\Rightarrow$ Kết luận




#710989 Hỏi có thể có bao nhiêu cặp (X,Y) ?

Gửi bởi Korkot trong 15-06-2018 - 16:10

Trong 1 giải đấu, có 4 đội bóng A,B,C,D đấu theo thể thức vòng tròn.Trong một trận đấu, đội thắng được 3 điểm, đội thua không được điểm và đội hòa được 1 điểm. Tại thời điểm cuối giải, ta có các kết quả và nhận xét sau:

-A hạng nhất, B hạng nhì, C hạng ba và D hạng tư

- Về tổng số bàn thắng: C ghi 10 bàn thắng , A ghi 9 bàn, B ghi 7 bàn, D ghi 4 bàn

- Trong toàn bộ giải đấu, có duy nhất 1 trận có tỉ số dạng X-5 và một trận tỉ số có dạng Y-0, các trận còn lại ko có trận nào có đội ghi được từ 5 bàn thắng trở lên hoặc không ghi được bàn nào. $(X,Y \in N^* / X,Y < 5)$

Hỏi có thể có bao nhiêu cặp (X,Y) ?

Lưu ý: các cặp (X,Y) vẫn được tính là khác nhau nếu là của 2 trận khác nhau.Chẳng hạn tồn tại 1 trận giữa A và B có tỷ số 5-$X_{1}$, tồn tại 1 trận giữa C và D có tỷ số 0-$Y_{1}$, mặt khác cũng  tồn tại TH có 1 trận giữa A và C có tỷ số 5-$X_{2}$ , tồn tại 1 trận giữa B và D có tỷ số 0-$Y_{2}$. Cho dù $X_{1}=X_{2}$, $Y_{1}=Y_{2}$ thì ta vẫn coi 2 cặp $(X_{1},Y_{1})$ và $(X_{2},Y_{2})$ là 2 cặp phân biệt.




#710810 Ảnh thành viên

Gửi bởi Korkot trong 13-06-2018 - 18:01

Đưa ảnh bạn Lâm (WangtaX) lên luôn cho thế hệ sau chiêm ngưỡng :D

File gửi kèm