Đến nội dung

YoLo

YoLo

Đăng ký: 01-12-2017
Offline Đăng nhập: 05-10-2023 - 22:35
***--

#708563 Cm không tồn tại một dãy tăng thực sự các số nguyên

Gửi bởi YoLo trong 16-05-2018 - 21:25

Cm không tồn tại một dãy tăng thực sự các số nguyên $\geq 0$ $a_{1}; a_{2};...$ sao cho mọi số tự nhiên m,n đều có $a_{mn}=a_{m}+a_{n}$

 LATEX XUẤT HIỆN LỖI

Giả sử tồn tại dãy tăng đó tức là với bộ i<j thì ai<aj

Xét chỉ số nguyên dương $k$ đủ bé tùy ý

Khi đó $a_{1}+a_{k}=a_{k};a_{2}+a_{k-1}=a_{2(k-1)}$

dễ thấy $k$<$2(k-1)$ => $a_{k}<$a_{2(k-1)}$

=>$a_{1}+a_{k}$<$a_{2}+a_{k-1}$

=>$a_{k}-a_{k-1}$<$a_{2}-a_{1}$ => $a_{k}-a_{k-1}$ giảm thực sự so với $a_{2}-a_{1}$

như vậy nếu ta có $a_{2}-a_{1}=m$ ($m$ là số hữu hạn nào đó) => $m$ giảm thực sự

thì đến 1 lúc nào đó tồn tại  2 chỉ số mà $a_{n+1}-a_{n}\leq 0$ (tức là lúc đấy m đã giảm về 0 hoặc nhỏ hơn)

=> mâu thuẫn với giả sử :icon6:




#707938 Đa Thức P(x,y,z)

Gửi bởi YoLo trong 08-05-2018 - 23:25

Xác định đa thức 3 biến $P(x,y,z)$ với các hệ số nguyên thỏa mãn tính chất sau :Số nguyên dương $n$ không là số chính phương khi và chỉ khi có một bộ ba số nguyên dương $(x,y,z)$ sao cho $P(x,y,z)=n$




#707932 R=$\frac{S}{P}$

Gửi bởi YoLo trong 08-05-2018 - 22:30

Trong một đa giác lồi có diện tích S và chu vi P, có thể đặt được hình tròn có R=$\frac{S}{P}$ ko?

Gọi đa giác đó là $A_{1}A_{2}A_{3}...A_{n}$

Giả sử có thể làm được điều đó

tức là có thể đặt được 1 đường tròn $(O;R)$

gọi $a_{1},a_{2},a_{3},...,a_{n}$ lần lượt là k/c từ $O$ đến$A_{1}A_{2},A_{2}A_{3},....,A_{n}A_{1}$

=> $R\leq min(a_{1},a_{2},a_{3},...,a_{n})$ (vì nếu có 1 cái nhỏ hơn thì nó chòi ra ngoài)

$a=min(a_{1},a_{2},a_{3},...,a_{n})$

$=>\frac{S}{P}\leq a$

mà $2S\geq aP$ (nhớ là a là cái nhỏ nhất nên nó thừa  sức lớn hơn)=> vô lý

P/s: Đề cho $R=\frac{S}{P}$ hơi lỏng (để $R=\frac{2S}{P}$ thì tồn tại <=> nó là đa giác ngoại tiếp 1 đường tròn)




#707640 [TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

Gửi bởi YoLo trong 04-05-2018 - 17:54

Tại sao các số trên đều là hợp số 

Có các phản chứng, ví dụ $n=1$ thì $(n+1)!+3=5$ là số nguyên tố mà 

 

Đề bài yêu cầu chỉ ra tồn tại hay không tức là tôi đã chỉ ra 1 dãy tm bài, n=1 ko được cho n bằng 1 tỷ thử xem tm mà

bạn xem số thứ nhất chẵn , số thứ 2 chia hết cho 3 , số thứ 3 chia hết cho 4, ...., số thứ n chia hết cho n+1




#707610 [TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

Gửi bởi YoLo trong 04-05-2018 - 01:11

Bài 142: Có thể tìm được hay không 1 dãy số tự  nhiên gồm 2018 số liên tiếp mà trong dãy đó không có số nào là số nguyên tố.

Mk trả lời cho bạn tổng quát n số luôn nè

Dãy $(n+1)!+2;(n+1)!+3;(n+1)!+4;...;(n+1)!+(n+1)$

là dãy gồm n số liên tiếp mà tất cả các số đều là hợp số




#707606 [TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

Gửi bởi YoLo trong 03-05-2018 - 23:22

Chả hiểu câu hỏi là ý gì ???

Bài 98 Kí hiệu $\tau (n)$ là số lượng các ước số tự nhiên của $n$. CM với mọi $n$ nguyên dương ta luôn có$\tau (n)^{2}<4n$

Bài 99 Cho $a,b$ nguyên dương sao cho $\frac{a^{2}b+a+b}{ab^{2}+b+3}$ là số nguyên dương .CM $9\mid ab$

Chúc mừng topic đạt 100 bài :ukliam2: :ukliam2:

Bài 100 (Bài này khó nhô não)

Cho số nguyên tố$p$  sao cho $p\equiv 1(mod4)$ và số nguyên dương $a$ thỏa mãn $(a,p)=1$

Tính $\sum_{k=1}^{\frac{p-1}{2}}\left \{ \frac{ak^{2}}{p} \right \}$

Vì đã lâu nên mk xin đưa ra đáp án bài 98

Bài 98

Có nếu $a\mid n$ thì $b=\frac{n}{a}\mid n$

ta chia các ước số nguyên dương của $n$ thành các cặp là $a< \sqrt{n}$ (gọi là số A) và $b=\frac{n}{a}$ (gọi là số B)

=> số các số A=số các số B

TH1: $n$ không là SCP

=>=> $\tau (n)=$ 2 lần số các số A

Khi  đó tất cả số A đều $< \sqrt{n}$

Gọi d là số lớn nhất trong các số A => $d\leq \left [ \sqrt{n} \right ]< \sqrt{n}$

Mọi số A đều thuộc tập $\left \{ 1,2,3,...,\left [ \sqrt{n} \right ] \right \}$ nên số các số A $< \sqrt{n}$

=>$\tau (n)<2\sqrt{n}$

TH2: $n$ là SCP

=>$\sqrt{n}$ là ước của n => các số A $\leq \sqrt{n}-1$

=>số các số A$\leq \sqrt{n}-1$

=> $\tau (n)\leq 2(\sqrt{n}-1)+1< 2\sqrt{n}$  (cộng 1 ở đây là thêm cái thằng $\sqrt{n}$ )

 => xong :))




#707424 chứng minh các nghiệm của đa thức đều có module bằng 1

Gửi bởi YoLo trong 30-04-2018 - 23:03

Cho số thực $\lambda \in (0;1)$ Chứng minh mọi nghiệm phức của đa thức

$$f(x)=\sum^{n}_{k=0} \begin{pmatrix} n\\ k \end{pmatrix}\lambda^{k(n-k)}x^k$$

đều có module bằng 1

P/s: China TST

Bài này mới đọc thấy đăng ở trên Aops : Problem 5 test 4 day 2 ChinaTST 2018

P/s: Bọn tàu khựa thi lắm thật 4 test mỗi test 2 day luôn :wacko:




#707349 Tổ hợp trong đề HSG Cà Mau

Gửi bởi YoLo trong 29-04-2018 - 23:46

Bài tổ hợp trong đề HSG 12 Cà Mau

Bằng quy nạp chứng minh đc số hạng lớn nhất của tập $X_{k}$ là$k^{2}$

Đặt $T_{n}=1+2+3+4+...+n^{2}$

Như vậy tổng các số ở tập $X_{k}$ là $S_{k}=T_{k}-T_{k-1}$

có $T_{k}=\frac{k^{2}(k^{2}+1)}{2}$

=> $T_{k-1}=\frac{(k-1)^{2}((k-1)^{2}+1)}{2}$

=> $S_{k}=\frac{k^{4}+k^{2}-(k-1)^{4}-(k-1)^{2}}{2}$

Sử dụng công thức trên để cm $S_{k}$ ko là SCP với $k$ lẻ và >2




#707234 [TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

Gửi bởi YoLo trong 28-04-2018 - 23:25

Bài 107:Cho a,b,c,d là các số tự nhiên sao cho $b^{2}+1=ac,c^{2}+1=bd$. Chứng minh rằng a=3b-c, d=3c-b

Thấy bài này có vẻ hay , mà chưa thấy ai giải

từ giả thiết suy ra $a,b,c,d$ là số nguyên dương

giả sử $a+c$ chia $b$ dư $r$ => $a+c=bm+r$

=> $b^{2}+1=c(mb+r-c)$

=> $b^{2}+c^{2}-mbc+1=rc$

mà theo gt ta có $b\mid c^{2}+1;c\mid b^{2}+1$

=> $bc\mid b^{2}+c^{2}+1=>rc\mid bc=>r\mid b=>r=0$ (vì r<b)

=> $b^{2}+c^{2}+1-mbc=0$ có nghiệm nguyên dương $(b;c)$ với m nguyên dương

Theo nguyên lý cực hạn tồn tại bộ nghiệm $(b_{0};c_{0})$ mà $b_{0}+c_{0}$ là nhỏ nhất

ta thấy $(b_{0};c_{0})$ là 1 nghiệm của PT thì $(c_{0};b_{0})$ cũng là nghiệm của PT . KMTTQ giả sử $b_{0}\geq c_{0}$

=> $b_{0}$ là 1 nghiệm của PT bậc 2 

  $b^{2}-b.mc_{0}+c_{0}^{2}+1=0$  (1)

=> PT (1) còn 1 nghiệm khác là $b_{1}$ theo giả sử như trên thì $b_{1}+c_{0}\geq b_{0}+c_{0}=> b_{1}\geq b_{0}$

AD Vi-ét ta có

$b_{1}+b_{0}=mc_{0};b_{1}b_{0}=c_{0}^{2}+1$

Từ đây suy ra $b_{0},b_{1}$ đều là số nguyên dương

$c_{0}^{2}=b_{1}b_{0}-1\leq b_{0}^{2}(b_{0}\geq c_{0})$

Nếu $b_{1}=b_{0}=>b_{0}^{2}=c_{0}^{2}+1=>m=...$

Nếu $b_{1}>b_{0}=>b_{1}b_{0}-1>(b_{0}-1)^{2}$=>$c_{0}^{2}$ là scp và bị kẹp giữa 2 SCP liên tiếp => $b_{0}=c_{0}$

=>$m=3$

m=3,r=0=>$a+c=3b$

 tương tự với cái còn lại

P/s: Đánh LaTex bài này xong mà muốn gãy tay, :(

Mà bài 98.99.100 mk đăng ko ai giải ah




#706795 [TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

Gửi bởi YoLo trong 23-04-2018 - 22:29

Thấy bài này năm đó thành phố mình ít người giải được nên post lên :)

Bài 95: Cho 1000 số nguyên dương a1,a2,...,a1000 sao cho $1<\leq a_{k}\leq k$ với mọi k=1,2,..,1000 và a1+a2+...+a1000 là số chẵn. Hỏi trong các số +-a+- a+-...+-a1000 có số nào =0 không? Giải thích (PTNK 2000)

Chả hiểu câu hỏi là ý gì ???

Bài 98 Kí hiệu $\tau (n)$ là số lượng các ước số tự nhiên của $n$. CM với mọi $n$ nguyên dương ta luôn có$\tau (n)^{2}<4n$

Bài 99 Cho $a,b$ nguyên dương sao cho $\frac{a^{2}b+a+b}{ab^{2}+b+3}$ là số nguyên dương .CM $9\mid ab$

Chúc mừng topic đạt 100 bài :ukliam2: :ukliam2:

Bài 100 (Bài này khó nhô não)

Cho số nguyên tố$p$  sao cho $p\equiv 1(mod4)$ và số nguyên dương $a$ thỏa mãn $(a,p)=1$

Tính $\sum_{k=1}^{\frac{p-1}{2}}\left \{ \frac{ak^{2}}{p} \right \}$




#706777 [TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

Gửi bởi YoLo trong 23-04-2018 - 21:16

Bài 91: Tìm tất cả các cặp số (p, n) với p là số nguyên tố và n là số nguyên dương thỏa mãn:

$p^3-2p^2+p+1=3^n$

easy to prove $n$ chẵn

=>$n=2k$

=> $p(p-1)^{2}=(3^{k}-1)(3^{k}+1)$

TH1  $3^{k}-1$ chia hết cho p

=> $3^{k}-1=px ;3^{k}+1=px+2$ ($x$ nguyên dương)

thay vào có

$(p-1)^{2}=x(px+2)$

<=> $p^{2}-p(x^{2}+2)+(1-2x)=0$

coi đây là phương trình bậc $2$ với ẩn $p$

có $\Delta =(x^{2}+2)^{2}+4(2x-1)$ là số chính phương

=> $x^{4}+4x^{2}+8x$ là số chính phương

Xét 1 số TH của $x$ để kẹp biểu thức trên giữa bình phương của 2 đa thức (tự túc :) )

TH2: Tương tự như TH1




#706762 [TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

Gửi bởi YoLo trong 23-04-2018 - 18:47

TOPIC tiếp tục với các bài toán số học hấp dẫn nào:

88) Có hay không các số nguyên $x,y,z$ thỏa mãn: $\left | x-2005y \right |+\left | y-2007z \right |+\left | z-2009x \right |=2011^{x}+2013^{y}+2015^{z}$

Nếu $x,y,z$ nguyên không âm thì vế trái chẵn, vế phải lẻ (vô lý)

Nếu trong 3 số $x,y,z$ có 1 số <0

Nếu $x\geq ,y\geq 0,z<0$

=> $2011^{x}+2013^{y}< VT <2011^{x}+2013^{y}+1$

=> VT ko là số nguyên , VP là số nguyên => vô lý

Tượng tự với TH 2 số <0 và 3 số <0 thì kẹp chúng giữa 2 số nguyên liên tiếp thì ko phải số nguyên

 

TOPIC tiếp tục với các bài toán số học hấp dẫn nào:

89) Tìm các số nguyên x,y thỏa mãn: $x^{3}+x^{2}y+xy^{2}+y^{3}=4(x^{2}+y^{2}+xy+3)$

$(x^{2}+y^{2})(x+y)=4(x^{2}+y^{2})+4xy+12<7(x^{2}+y^{2})  voi  x^{2}+y^{2}>12$

=> x+y<7 ....

 
 




#706756 [TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

Gửi bởi YoLo trong 23-04-2018 - 18:21

Đi vét  thôi :icon10:

Bài 82: Tìm tất cả các cặp số nguyên tố (p, q) thỏa mãn $p> q$ và $p^3-q^7=p-q$

$p^{3}-p=q^{7}-q>q^{6}-q^{2} => p>q^{2}$

mà $p(p-1)(p+1)=q(q-1)(q+1)(q^{2}+q+1)(q^{2}-q+1)$ chia hết cho p

=> từng cái phải chia hết cho $p$ mà $p>q^{2}$

=> chỉ xảy ra $q^{2}+q+1$ chia hết cho $p$

q nguyên tố => $q^{2}+q+1<2q^{2}=2p$ => $p=q^{2}+q+1$

thay vào giải




#706543 [TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

Gửi bởi YoLo trong 20-04-2018 - 21:37

Thấy bổ đề này bá quá nên đăng mn xem thử chứ mk chưa biết cm đâu :closedeyes:

Bài 69 : Chứng minh rằng với $a$ nguyên dương bất kì luôn tồn tại số nguyên tố  $n\in \left [ a,2a \right ]$




#706436 [TOPIC] Tổ hợp - Xác suất trong các kì thi HSG 11

Gửi bởi YoLo trong 19-04-2018 - 19:20

Ta có $2018\equiv 2(mod4)$. Giả sử lấp được hết bảng hình vuông bằng các hình chữ nhật có kích thước $1$ X $4$ thì số hình vuông phải chia hết cho $4$. Nên không thể lấp hết được.

Nhầm lẫn rồi nhé bạn . Hình vuông có cạnh bằng 2018 hình vuông đơn vị nghĩa là hình vuông 2018 x 2018