Đến nội dung

ThaoHuynh

ThaoHuynh

Đăng ký: 09-12-2017
Offline Đăng nhập: 23-08-2021 - 20:55
-----

Trong chủ đề: Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp (O; R). Gọi H là giao điểm của ba...

02-03-2019 - 22:11

Lời giải: 

attachicon.gifvbnms.jpg

Câu a: +Ta có: $\angle{BFC}=\angle{BEC}=90^0\implies $ tứ giác $BFEC$ nội tiếp.

+ Ta có: $\angle{AFH}+\angle{AEH}=180^0\implies $ tứ giác $AFHE$ nội tiếp.

Câu b: Ta sẽ đi chứng minh $\triangle{ACK}\sim \triangle{ADB}$.

thật vây, xét hai tam giác này, ta có: $\angle{ACK}=\angle{ADB}=90^0$ và $\angle{AKC}=\angle{ABD}$.(cùng chắn cùng AC)

Nên từ hai điều này ta suy ra được: $\triangle{ACK}\sim \triangle{ADB}(g.g)\implies \frac{AC}{AD}=\frac{AK}{AB}\implies AK.AD=AB.AC$

Câu c: + Đầu tiên ta đi chứng minh $AN\bot EF$ .

Thật vậy, qua $A$ ta kẻ tia $Aj\parallel EF$.

Khi đó ta có: $\angle{jAF}=\angle{AFE}=\angle{ACB}$ (do tứ giác $BFEC$ nội tiếp).

Nên từ đây ta suy ra được $Aj$ là tiếp tuyến của đường tròn tâm $O$ tại $A$.

$\implies Aj\bot OA\implies EF\bot OA$ hay $EF \bot AN$.

+ Tiếp theo ta đi chứng minh $\triangle{ANE}\sim \triangle{ACK}$.

thật vậy, xét hai tam giác này ta có: $\angle{ANE}=\angle{ACK}=90^0$ và  $\angle{NAE}=\angle{CAK}$.

$\implies \triangle{ANE}\sim \triangle{ACK}(g.g)$

$\implies \frac{AN}{AC}=\frac{AE}{AK}\implies AN.AK=AE.AC(1)$

+ Tiếp theo ta đi chứng minh $\triangle{AHE}\sim \triangle{ACD}$.

thật vây, xét hai tam giác này ta có: $\angle{AEH}=\angle{ADC}$ và $\angle{AHE}=\angle{ACD}$

$\implies \triangle{AHE}\sim \triangle{ACD}(g.g)$

$\implies \frac{AH}{AC}=\frac{AE}{AD}\implies AH.AD=AE.AC(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ ta suy ra được: $AN.AK=AH.AD(3)$.

+ Tiếp theo ta đi chứng minh $\triangle{ANH}\sim \triangle{ADK}$.

thật vậy, xét hai tam giác này ta có: $AN.AK=AH.AD$ (do $(3)$) và $\angle{NAH}=\angle{DAK}$.

$\implies \triangle{ANH}\sim \triangle{ADK}(c.g.c)$

$\implies \angle{ANH}=\angle{ADK}\implies $tứ giác $NHDK$ nội tiếp.

Câu d:  + Đầu tiên ta đi chứng minh $DH$ là tia phân giác góc $\angle{FDE}$.

Thật vậy, ta dễ dàng chứng minh được $BDHF,BHEC,BFEC$ là các tứ giác nội tiếp

nên từ đây ta suy ra được $\angle{HDF}=\angle{HBF}=\angle{HCE}=\angle{HDE}$.

$\implies DH$ là tia phân giác góc $FDE$.

+ Tiếp theo ta đi chứng minh $VQ\bot FH$.

thật vậy, tương tự ta cũng chứng minh được $FH$ là tia phân giác $\angle{DFE}$.

$\implies \angle{VFH}=\angle{HFQ}$.

Ta dễ dàng chứng minh được tứ giác $HVFQ$ nội tiếp nên từ đây ta có:

$90^0=\angle{FQH}=\angle{FQV}+\angle{VQH}=\angle{FQV}+\angle{VFH}=\angle{FQV}+\angle{HFQ}$.

$\implies VQ\bot FH$.

+ Tiếp theo ta đi chứng minh $DI\bot SE$.

Thật vậy, do $VQ\bot FH$

$\implies \angle{QIH}+\angle{IHF}=90^0(4)$.

Lại có $\angle{DHC}+\angle{DCH}=90^0(5)$.

Và $\angle{IHF}=\angle{DHC}(6)$.

Từ $(4)(5)(6)\implies \angle{QIH}=\angle{DCH}(7)$.

Mặt khác: $\angle{DCH}=\angle{HEQ}(8)$ (do tứ giác $BFEC$ nội tiếp).

Nên từ $(7)(8)\implies \angle{QIH}=\angle{HEQ}\implies $tứ giác $QIEH$ nội tiếp.

$\implies \angle{HQE}=\angle{HIE}=90^0$.

Suy ra $DI\bot SE$

+ Tiếp theo ta đi chứng minh $SI=IE$.

Xét tam giác $DSE$ có $DI$ là phân giác, đồng thời là đường cao nên ta suy ra được $\triangle{SDE}$ cân tại $D$.

$\implies DI$ đồng thời là đường trung tuyến. Suy ra $SI=IE$.

Vậy ta có điều phải chứng minh. 

Cảm ơn bạn. Lời giải rất chi tiết từ ý tưởng đến trình bày. 


Trong chủ đề: Chứng minh IK vuông góc OD

26-12-2018 - 16:46

* Bổ đề: $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\Leftrightarrow \frac{a}{a+b}=\frac{c}{c+d}$

Chứng minh OHCI là hình chữ nhật suy ra OQ = HC = HB.

Vì OQ // BE nên:

 $\frac{KO}{KB}=\frac{OQ}{BE} \\ \Rightarrow \frac{KO}{KO+OB}=\frac{OI}{HB+HE} \\ \Rightarrow \frac{KO}{KO+OD}=\frac{OQ}{OQ+HE} \\ \Rightarrow \frac{KO}{OD}=\frac{OQ}{HE}$ (1)

Vì OQ // CE nên:

$\frac{OQ}{CE}=\frac{OI}{IE} \\\Rightarrow \frac{OQ}{OQ+CE}=\frac{OI}{OI+IE} \\ \Rightarrow \frac{OQ}{HE}=\frac{OI}{OE}$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $\frac{OK}{OD}=\frac{OI}{OE} \Rightarrow KI // DE \Rightarrow KI \perp OD.$


Trong chủ đề: Mọi người giúp em câu cuối bài 2 với ạ, em cảm ơn.

24-12-2018 - 11:51

Gọi G là trung điểm BD.

Vì C là trung điểm NB, G là trung điểm DB nên CG là đường trung bình của tam giác DBN, suy ra CG // DN. Mà DN $\perp$ NK nên CG $\perp$ NK. 

Mặt khác ta lại có NB $\perp$ GK, do đó C là trực tâm của tam giác NKG, suy ra KC $\perp$ NG. (1)

 

Vì N là trung điểm DF, G là trung điểm DB nên NG là đường trung bình của tam giác DBF, suy ra NG // BF. (2)

Từ (1) và (2) suy ra KC $\perp$ BF.

 


Trong chủ đề: Cho (O), tiếp tuyến AB, AC, đường kính CD. AD cắt (O) tại E, OA cắt BC tạ...

12-12-2018 - 13:29

Chứng minh được tứ giác ODEH nội tiếp suy ra được góc EHA=ODE

Lại có ODE=OED=DHO hay DHO=EHA suy ra DHB=BHE hay BH là phân giác của DHE.

 

Cảm ơn bạn, tuy nhiên đây là một bài toán trong chương trình học kì 1 nên không sử dụng được các tính chất của tứ giác nội tiếp. Lúc lập topic mình quên đề cập vấn đề này.

Edit: Mình đã giải được. cảm ơn bạn.

 


Trong chủ đề: Dạy và học toán thế nào?

24-12-2017 - 10:35

ai còn file này cho e xin với ạ.