Đến nội dung

nmlinh16

nmlinh16

Đăng ký: 18-03-2018
Offline Đăng nhập: Hôm nay, 06:52
****-

Trong chủ đề: Có bao nhiêu cách tô màu các đỉnh của n-đa giác đều bằng k màu sao cho 2...

11-04-2024 - 01:42

"Phép vị tự quay tam đa giác" nghĩa là gì? Tôi giả định câu hỏi ở đây là "phép quay một góc $\frac{2 i\pi}{n}$ quanh tâm đa giác, với $i \in \mathbb{Z}$".

 

Những bài đếm này giải bằng cách dùng bổ đề Burnside, tất nhiên có thể trình bày theo ngôn ngữ sơ cấp như sau.

 

Ký hiệu $S = S_k(n)$ là giá trị cần tìm, và xét bài toán mới:

Đánh số $n$ đỉnh của đa giác lần lượt là $1,2,\ldots,n$, và xét tập hợp $A = \{1,\ldots,k\}^n$ các bộ $(a_1,\ldots,a_n)$, với $a_i \in \{1,\ldots,k\}$. Với $1 \le i \le n$, ký hiệu $T_i: A \to A$ là ánh xạ cho bởi $T_i(a_1,\ldots,a_n) = (a_{i+1},\ldots,a_{i+n})$, ở phép cộng được hiểu là phép cộng modulo $n$ (nói cách khác là $T_i(a_1,\ldots,a_n) = (a_{i+1},a_{i+2},\ldots,a_n,a_1,\ldots,a_i)$.

Ta đếm số cặp $(a,i)$ thỏa mãn $a \in A$, $i \in \{1,\ldots,n\}$ và $T_i(a) = a$ theo hai cách.

 

Cách thứ nhất:

Với mỗi $a \in A$, gọi $O(a):=\{T_1(a),\ldots,T_n(a)\}$ là quỹ đạo của $a$. Dễ thấy hai phần tử $a,b \in A$ có cùng quỹ đạo khi và chỉ khi tồn tại $i \in \{1,\ldots,n\}$ sao cho $T_i(a) = b$. Số quỹ đạo chính là là $S$. Ta phân hoạch $A$ thành $S$ quỹ đạo phân biệt $A_1,\ldots,A_S$.

 

Mặt khác, ký hiệu $i_a \in \{1,\ldots,n\}$ là chỉ số $i$ nhỏ nhất sao cho $T_i(a) = a$ (một chỉ số $i$ như vậy tồn tại vì $T_n(a) = a$). Thế thì $T_j(a) = T_i(a)$ khi và chỉ khi $i_a | j-i$. Nói riêng, ta có $i_a | n$, $|O(a)| = i_a$, và số $s_a$ các chỉ số $i$ thỏa mãn $T_i(a) = a$ chính là $s_a = \frac{n}{i_a}$. Từ đó suy ra với mọi $j \in \{1,\ldots,S\}$, ta có $$\sum_{a \in A_j} s_a = |A_j| \cdot \frac{n}{|A_j|} = n.$$ Vậy số cặp $(a,i)$ cần tìm là $$\sum_{a \in A} s_a = \sum_{j=1}^S \sum_{a \in A_j} s_a = nS.$$

 

Cách thứ hai:

Với mỗi $i \in \{1,\ldots,n\}$, một phần tử $a = (a_1,\ldots,a_n) \in A$ thỏa mãn $T_i(a) = a$ khi và chỉ khi $a_{j+i} = a_j$ với mọi $j \in \{1,\ldots,n\}$ (phép cộng được hiểu là phép cộng modulo $n$). Nếu đặt $d = \gcd(i,n)$ thì điều này tương đương với $a_t = a_{d+t} = a_{2d+t} = \cdots = a_{n-d + t}$ với mọi $1 \le t \le d$. Vậy số phần tử $a \in A$ thỏa mãn $T_i(a) = a$ là $k^d = k^{\gcd(n,i)}$.

Với mỗi ước $d|n$, số chỉ số $i \in \{1,\ldots,n\}$ thỏa mãn $\gcd(n,i) = d$ là $\varphi\left(\frac{n}{d}\right)$, vì một chỉ số $i$ như vậy thì có dạng $dt$, với $t \in \left\{1,\ldots,\frac{n}{d} \right\}$ và nguyên tố cùng nhau với $\frac{n}{d}$. 

Vậy số cặp $(a,i)$ cần tìm là $$\sum_{i=1}^n k^{\gcd(n,i)} = \sum_{d|n} \varphi\left(\frac{n}{d}\right) k^d.$$

 

Kết luận: tổng cần tính ban đầu là $$S_k(n) = S = \frac{1}{n} \sum_{d|n} \varphi\left(\frac{n}{d}\right) k^d.$$


Trong chủ đề: Giới hạn của dãy các tập hợp có độ đo Lebesgue bằng 0

21-03-2024 - 17:36

Bạn chỉ dùng được định lý hội tụ bị chặn nếu $(X_k)$ đúng là hội tụ về $X$ (theo nghĩa $\limsup X_k = \liminf X_k = X$) và khi các tập $(X_k)$ nằm trong một tập có độ đo hữu hạn (điều kiện áp dụng định lý là hàm chỉ thị phải khả tích, tức là độ đo của tập đó phải hữu hạn!). Còn trong trường hợp tổng quát khi $\limsup X_k \supsetneq \liminf X_k$ thì bạn chỉ có bất đẳng thức để so sánh thôi: dùng bổ đề Fatou.


Trong chủ đề: Giới hạn của dãy các tập hợp có độ đo Lebesgue bằng 0

21-03-2024 - 05:29

Giới hạn của dãy tập hợp $X_k$ là $\{0\}$, còn $X_\infty$ thì không có liên hệ gì với dãy $(X_k)$, nên không có gì mâu thuẫn ở đây cả.


Trong chủ đề: Tồn tại hai dãy hữu hạn số tự nhiên $a_0,\ldots,a_n$ và...

19-03-2024 - 23:08

Em xin góp một chứng minh ạ. Ở đây em sẽ coi số tự nhiên không bao gồm số $0$.
Đặt $r=ad-bc>0$, ta chứng minh tồn tại hai số tự nhiên $p,q$ thỏa mãn $aq-bp=1$ và $0<pd-qc<r$. Nếu ta chỉ ra được sự tồn tại của hai số tự nhiên trên, bài toán chỉ còn quy nạp theo $r$ là xong.

 

Thật vậy, theo Định lý Bezout, tồn tại hai số tự nhiên $u,v$ với $0<u<a,0<v<b$ thỏa mãn $av-bu=1$. 

Nếu $\dfrac{u}{v}=\dfrac{c}{d}$ thì $u=c,v=d$ và $r=1$. Trường hợp này mệnh đề hiển nhiên đúng.

 

Nếu $\dfrac{u}{v}>\dfrac{c}{d}$ thì $0<ud-vc$ và $a(ud-vc)=(bc+r)u-(bu+1)c=ru-c<ru$ nên

\[0<ud-vc<r.\]

Do đó trường hợp này ta chọn $p=u,q=c$ là xong.

 

Nếu $\dfrac{u}{v}<\dfrac{c}{d}$ hay $vc-ud>0$. Khi đó gọi $k$ là số tự nhiên duy nhất thỏa mãn

\[k-1<\dfrac{vc-ud}{r}<k.\]

Chọn $p=u+ka, q=v+kb$ thì $aq-bp=av-bu=1$ và

\[pd-qc=ud+kad-vc-kbc=kr-(vc-ad).\]

Khi đó theo cách chọn $k$ ta có $0<pd-qc<r$.

 

Phát biểu ở đề bài vẫn đúng với $(a,b) = (1,0)$ hoặc $(c,d) = (0,1)$. Tất nhiên 2 trường hợp này không khó :)


Trong chủ đề: Tìm 1 ví dụ về toán dựng hình.

18-03-2024 - 17:25

https://diendantoanh...hối-lập-phương/