Đến nội dung

tthnew

tthnew

Đăng ký: 17-04-2019
Offline Đăng nhập: 13-02-2024 - 11:41
****-

#727946 Đề thi Toán Chuyên Lý Tự Trọng - Cần Thơ 2021-2022

Gửi bởi tthnew trong 08-06-2021 - 08:57

193694359_3792688467502007_7733632966881

194329350_3792688460835341_5868826856044

 

Một đề rất nhẹ nhàng. Các bạn có thể tham khảo ở đây.




#727912 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Gửi bởi tthnew trong 07-06-2021 - 09:55

$\boxed{45}$ (Đề thi thử Archimedes ngày 5/6/2021) Cho tam giác $ABC$ có hai đường cao $BE,CF$ cắt nhau tại $H$ ($E \in CA, F\in AB$). Gọi $M,N$ là trung điểm $CE,BF.$ $NM$ cắt $BE,CF$ tại $P,Q.$

a) Chứng minh rằng $\dfrac{PB}{PE}=\dfrac{QF}{QC}.$

b) Chứng minh rằng $(AMN)$ tiếp xúc $(HPQ).$

c) Gọi $I$ là trung điểm $PQ;$ K là giao điểm của $IH$ và $EF.$ Chứng minh rằng $(KPQ)$ đi qua trực tâm của tam giác $HPQ.$

Spoiler câu a, b




#727664 Đề thi Toán Chuyên PTNK 2021-2022

Gửi bởi tthnew trong 28-05-2021 - 06:06

Bản đề gốc:

186503386_4401617553205785_6729698341582




#727633 Đề thi Toán Chuyên PTNK 2021-2022

Gửi bởi tthnew trong 27-05-2021 - 10:26

Mình làm phần còn lại nãy h ko đc nè. (thử thay n=5 thì 2n+2/3=4 tm ???)

Đề bài trên do trung tâm đánh lại thiếu. Đề bài gốc hôm qua mình thi là "Chứng minh với $n,p$ vừa tìm được, các số nguyên ở trên không đồng thời là số chính phương."

Update. Toàn bộ đề bài trên là:

"Tìm số tự nhiên n và số nguyên tố p sao cho $\dfrac{2n+2}{p},\dfrac{4n^2+2n+1}{p}$ đều là số nguyên. Chứng minh với $n,p$ vừa tìm được, các số nguyên ở trên không đồng thời là số chính phương."

Hôm qua thi đề này sai cay cú nên em nhớ rõ lắm hehe :v 

Bạn Hunghcd nói mình mới để ý, $n\ge 5$ mới đúng, không hiểu sao bên đó đánh lại đề lỗi thế.




#727631 Đề thi Toán Chuyên PTNK 2021-2022

Gửi bởi tthnew trong 27-05-2021 - 09:45

Bài 4.

a) Theo đề bài ta có $$(2n+1)^3+1\equiv 0 (\text{mod}\, 2^{2021})$$

Hay là $$(2n+1)^3 \equiv -1 (mod 2^{2021}) \Rightarrow 2n+1 \equiv -1 (mod 2^{2021})$$

Đặt $2n+1=2^{2021}\cdot k -1 \, (k\in \mathbb{N}^{*}) \Rightarrow n = 2^{2020}k-1.$

b) Theo đề bài thì $2n+2\vdots p;4n^2+2n+1\vdots p.$ Từ $2n+2\vdots p \Rightarrow 4n^2+4n\vdots p\Rightarrow 4n^2+4n-\left(4n^2+2n+1\right)=(2n+2)-3\vdots p.$

Suy ra $p | 3,$ mà p nguyên tố nên $p=3.$ Vậy $2n+2\vdots 3, 2n+2\vdots 2,$ vậy $2n+2 \vdots 6$ (vì (3,2)=1)

Đặt $2n+2=6k (k\in \mathbb{N}^*)$ thì $n=3k-1.$

Công việc còn lại chắc là dễ..

Update. Câu 4a mình làm sai.




#727630 Đề thi Toán Chuyên PTNK 2021-2022

Gửi bởi tthnew trong 27-05-2021 - 09:31

Hai ý đầu câu hình rất dễ nhưng do em phân thời gian không tốt với đang bị đau răng không tập trung được nên không làm kịp @@

E3oTFY7.png

a) Qua D kẻ đường thẳng // BC //EF, cắt AB, AC tại X, Y. Có:
$\dfrac{DY}{BC}=\dfrac{DF}{FB}=\dfrac{EX}{EB}=\dfrac{DX}{BC}$ suy ra D là trung điểm $XY.$
Vậy AD đi qua trung điểm I của EF. Các tứ giác $HNFH, DMEH$ nội tiếp nên: $\angle DHN=\angle DFN=\angle MAN; \angle MHD=\angle MED=\angle MAN$ từ đó: $\angle  MHN=2\angle MAN=\angle MIN$ suy ra tứ giác $IHNM$ nội tiếp.
b) Tứ giác $MPLF$ nội tiếp nên $BM\cdot BF=BP\cdot BL; BM\cdot BF=BE\cdot BA$ do tức giác AEMF nội tiếp. Suy ra $BP\cdot BL=BE\cdot BA$ do đó tứ giác $AEPL$ nội tiếp.
Tương tự thì AFQK nội tiếp.
 $$\dfrac{BP\cdot BL}{CQ\cdot CK}=\dfrac{BE\cdot BA}{CF\cdot CA}=\dfrac{BA^2}{CA^2}$$
 

 




#727629 Đề thi Toán Chuyên PTNK 2021-2022

Gửi bởi tthnew trong 27-05-2021 - 09:25

Hôm qua em mất điểm đề này rất là cay :( Nếu ở nhà làm được 7đ thì đi thi chỉ còn 3,75@@

Bài 3.

a) Ta có: $$x_n\ge \dfrac{1}{3} \left(x_1+x_2+\cdots +x_n\right) \Rightarrow x_n\ge \dfrac{x_1+x_2+\cdots +x_{n-1}}{2}\ge \dfrac{(n-1)(x_1+x_2)}{4}$$

  • Nếu $x_1+x_2<0\Rightarrow x_1+x_2<0<\dfrac{1}{3}\le x_n.$ (đúng)
  • Nếu $x_1+x_2\ge 0\to x_n \ge \dfrac{(5-1)\left(x_1+x_2\right)}{4}=x_1+x_2.$

b) Nếu $x_n\ge \dfrac{1}{3} \to \dfrac{1}{3} \leq x_1+x_2+\cdots +x_{n-1}=1-x_n\le \dfrac{2}{3}.$

Tức tồn tại $k=n-1.$

Nếu  $x<\dfrac{1}{3},$ gỉa sử $i$ là số nhỏ nhất sao cho $x_1+x_2+\cdots +x_i\ge \dfrac{1}{3}.$

Nếu $x_1+x_2+\cdots +x_i\ge \dfrac{2}{3}\Rightarrow x_1+x_2+\cdots +x_{i-1}>\dfrac{2}{3}-x_i>\dfrac{1}{3}.$

Vậy tồn tại chỉ $i-1<i$ sao cho $x_1+x_2+\cdots +x_{i-1}>\dfrac{1}{3},$ mâu thuẩn với giả sử.

Vậy $\dfrac{1}{3} \le x_1+x_2+\cdots +x_{i-1}\leq \dfrac{2}{3},$ có đpcm.




#726449 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Gửi bởi tthnew trong 04-05-2021 - 16:43

$\boxed{\textbf{Bài 41}}$ Cho tam giác $ABC$ nhọn $(AB<AC)$. Đường tròn $(I)$ nội tiếp tam giác $ABC$, tiếp xúc $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$. Qua $A$ kẻ đường thẳng song song với $BC$ và cắt $DE,DF$ tại $M,N$, $NE$ cắt $MF$ tại $H$. Vẽ đường tròn $(O)$ ngoại tiếp tam giác $DMN$ cắt $(I)$ tại $L$ khác $D$.

1. Chứng minh: $A$ là tâm $(MNFE)$

2. Chứng minh:  $H$ thuộc $(I)$ và 3 điểm $A,H,L$ thẳng hàng.

3. Tiếp tuyến tại $M,N$ của $(O)$ cắt $EF$ tại $P,Q$, $LP$ cắt $(O)$ tại $T$ khác $L$. Chứng minh: $PT.PL = PE^2$ và 3 điểm $N,E,T$ thẳng hàng.

4. Chứng minh $(LPQ)$ tiếp xúc $(O)$

  Trích đề thi HSG lớp 9 Thành Phố Vũng Tàu 2020-2021

 

Hôm qua có giải bài này với Linh.

a) Ta đã có $AF = AE.$ Tiếp theo ta chứng minh $AF=AN.$ Có:

$\angle ANF=\angle FDB=\angle BFD=\angle NFA$ tức tam giác $NFA$ cân tại $A.$
Vậy $AF=AN.$ Tương tự $AE=AM.$ Vậy A cách đều $M, N, F, E.$
b) Có $AN=AE=AM$ suy ra $\angle NEM=90^o$ tức $\angle HED=90^o.$
Từ đây $H$ thuộc $(I).$
Kẻ đường kính $DD'$ của $(O).$ Ta có $D'MHN$ là hình bình hành.
Nên $D'H,NM$ cắt tại trung điểm mỗi đường. Mà $A$ là trung điểm $MN.$ Vậy D', A, H thẳng hàng.
Mặt khác $\angle HLD=\angle D'LD=90^o$ tức $D', H, L$ thẳng hàng.
Vậy $A, H, L$ thẳng hàng.
c) Trước hết ta chứng minh $PM = PE.$ Thật vậy từ câu a) có $MNFE$ nội tiếp. Do đó:
$$\angle PME=\angle PMD=\angle MND=\angle MNF=\angle FED=\angle PEM$$ nên $PM=PE.$
Có $PT\cdot PL=PM^2=PE^2.$
$\Delta PTE \sim \Delta PEL$ suy ra $\angle PTE= \angle PEL$
tức $$\angle ETL=\angle QEL=\angle LEF=180-\angle LDF=\angle NTL$$
Do đó $\angle ETL=\angle NTL.$ Vậy N, E, T thẳng hàng.
d) Chưa giải.

eURMO1p.png

Nhân tiện bác Khải Hoàn cho t hỏi mô hình trực tâm là gì:v




#726290 Cho a, b, c là các số thực không âm thỏa mãn $a+b+c=2$. Chứng minh...

Gửi bởi tthnew trong 01-05-2021 - 06:44

Dùng chương trình gì vậy nhỉ, trước đây trước khi nhóm mình bị hỏng thì có 1 anh tên tthnew hay chia sẻ mấy tip về cách dùng cumputer để dùng S.O.S, mà giờ quên tên rồi :)

Lâu nay chả động tới bất đẳng thức nên cũng quên bén cái này. Đợi mình qua kỳ thi chuyên sẽ làm lại các topic trên. Nhân tiện cho bạn nào cần cài Maple:

  • https://nhcan.wordpr...comment-page-1/
  • Cách sử dụng chương trình hsos (của tác giả Hedeng) đã được bditilove123 làm video hướng dẫn: 
  • Còn chương trình pqr của mình có cách sử dụng giống với:  (mặc dù code hoàn toàn khác)



#726217 Chứng minh C là trung điểm của MN

Gửi bởi tthnew trong 30-04-2021 - 08:48

Đây là tính chất của tứ giác điều hòa (tứ giác đẹp), bạn có thể xem ở đây: https://geosiro.com/?p=1185




#726006 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Gửi bởi tthnew trong 27-04-2021 - 13:09

$\boxed{33}$Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với các cạnh CA,AB tại E,F. Trên EF lấy các điểm M,N (không trùng E,F) sao cho BM=BF, CN=CE.

   1) Các đường thẳng CM và AB cắt nhau tại L. Chứng minh rằng :

        $\frac{LF}{LA}$=$\frac{CE}{CA}$$.$$\frac{MF}{ME}$

   2) Các đường thẳng BN và AC cắt nhau tại K. Chứng minh rằng KL$//$ EF

   3) Lấy J sao cho $\widehat{BMJ}$$=$$\widehat{CNJ}$$=$90o. Chứng minh rằng JI$\perp$BC

                                                                                                 (Trích nguyên văn đề thi thử KHTN vòng 2 - đợt 2) 

 

Bài này ở đây (hổm tôi có đăng) https://diendantoanh...21/#entry725955




#725955 Đề thi thử chuyên KHTN vòng 2 đợt 2 2021

Gửi bởi tthnew trong 25-04-2021 - 20:27

Lời giải câu III, IV. (Sorry các bạn, mình lười gõ $\LaTeX$ quá).

 

File gửi kèm

  • File gửi kèm  khtnv2.pdf   388.01K   292 Số lần tải



#725953 Đề thi thử chuyên KHTN vòng 2 đợt 2 2021

Gửi bởi tthnew trong 25-04-2021 - 20:15

Mời các bạn cùng thảo luận đề thi thử chuyên KHTN vòng 2, đợt 2.

177993457_166095508741544_49489989486477

Nhìn chung đề khá nhẹ nhàng. Có thể dễ dàng lấy 7-8 điểm.




#725875 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Gửi bởi tthnew trong 24-04-2021 - 13:40

$\boxed{32}$ Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ và $D$ di động trên $BC$ chứa $A\, (D\neq A).$ Trên $AB,AC$ lấy các điểm $M,N$ sao cho $MD=MB; NC=ND.$

a) Chúng minh đường cao $DH$ trong $\Delta DMN$ luôn đi một điểm cố định.

b)$DM,DN$ cắt $(O)$ tại $E,F \, (E,F\neq D).$ Chứng minh các đường tròn $(EMB),(FNC)$ cắt nhau tại $K$ thuộc $BC$ và đường cao $KI$ của tam giác $KMN$ luôn đi điểm cố định.




#725873 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Gửi bởi tthnew trong 24-04-2021 - 13:29

$\boxed{30}$ Đường tròn (O) có dây cung BC cố định, A là điểm di động trên cung lớn BC sao cho tam giác ABC nhọn. Vẽ đường kính AD của (O). BD$\cap$AC=E, CD$\cap$AB=F. Gọi M là trung điểm EF. Tiếp tuyến của E và F của (AEF) cắt nhau tại K. Chứng minh AK đi qua 1 điểm cố định.

Gọi $AK\cap BC=U;AK\cap (AEF)=V.$ Có $\angle ACU=\angle AFE=\angle AVE\Rightarrow \Delta ACU \sim \Delta AVE\Rightarrow \dfrac{CU}{AU}=\dfrac{VE}{AE}.$

Chứng minh tương tự $\dfrac{BU}{AU}=\dfrac{VF}{AF}.$ Mặt khác theo một tính chất quen thuộc của tứ giác điều hòa thì $\dfrac{VE}{AE}=\dfrac{VF}{AF}.$

Từ đây thu được $U$ là trung điểm của $BC$. Vậy $AK$ luôn đi qua trung điểm $BC$ cố định.

1vxOGaD.png