Nếu bạn gặp lỗi trong quá trinh đăng ký thành viên, hoặc đã đăng ký thành công nhưng không nhận được email kích hoạt, hãy thực hiện những bước sau:
Đăng nhập với tên và mật khẩu bạn đã dùng kể đăng ký. Dù bị lỗi nhưng hệ thống đã lưu thông tin của bạn vào cơ sở dữ liệu, nên có thể đăng nhập được.
Sau khi đăng nhập, phía góc trên bên phải màn hình sẽ có nút "Gửi lại mã kích hoạt", bạn nhấn vào nút đó để yêu cầu gửi mã kích hoạt mới qua email.
Nếu bạn đã quên mật khẩu thì lúc đăng nhập hãy nhấn vào nút "Tôi đã quên mật khẩu" để hệ thống gửi mật khẩu mới cho bạn, sau đó làm theo hai bước trên để kích hoạt tài khoản. Lưu ý sau khi đăng nhập được bạn nên thay mật khẩu mới.
Nếu vẫn không đăng nhập được, hoặc gặp lỗi "Không có yêu cầu xác nhận đang chờ giải quyết cho thành viên đó", bạn hãy gửi email đến [email protected] để được hỗ trợ.
---
Do sự cố ngoài ý muốn, tất cả bài viết và thành viên đăng kí sau ngày 08/08/2019 đều không thể được khôi phục. Những thành viên nào tham gia diễn đàn sau ngày này xin vui lòng đăng kí lại tài khoản. Ban Quản Trị rất mong các bạn thông cảm. Mọi câu hỏi hay thắc mắc các bạn có thể đăng vào mục Hướng dẫn - Trợ giúp để được hỗ trợ. Ngoài ra nếu các bạn thấy diễn đàn bị lỗi thì xin hãy thông báo cho BQT trong chủ đề Báo lỗi diễn đàn. Cảm ơn các bạn.
1. Liệu các anh có thể viết thêm về lý thuyết trường vành cho học sinh cấp 3 được không ạ; em thấy cấp 3 chuyên cũng có nói sơ qua nhưng em muốn được tìm hiểu sâu hơn về phần này; đặc biệt là các ứng dụng trong số học hay; đại số hay các các mảng toán khác.
2. Hiện nay em thấy nhiều bài toán số học olympic đều có đề rất dài; được cho nhiều dữ kiện ; thay vì đó sao chúng ta không ra những bài toán số học với một đề bài ngắn gọn; súc tích hơn vì vẻ đẹp của số học sơ cấp theo em biết vốn được tạo nên bởi sự đơn giản của nó ( định lý fermat lớn chẳng hạn ạ ); em nghĩ như vậy mới thu hút được học sinh làm số học.
Về câu hỏi làm sao để thu hút học sinh làm toán và khoa học thì em nghĩ tốt nhất vẫn là những bài viết về lịch sử toán học hoặc các bài giảng đại chúng của toán học; bản thân em đến với toán học là nhờ cuốn "định lý cuối cùng của fermat" do TS Lê Quang Ánh viết.
Còn việc làm toán olympic bản thân em đôi khi cũng rất ghét các bài thi HSG; nhiều bài trong số đó khá là mưu mẹo điển hình là dãy số hay bước nhảy vi-et trong số học. Em thắc mắc tại sao tại lại không cho các em học sinh những bài toán lý thuyết cổ điển trong toán học như việc học cuốn "lý thuyết sơ cấp của các số" của Sierpinski
Dễ dàng thấy được từ phương trình (1). Gọi $d=GCD(p;2q-1)$. Vì $d|p$ và $p$ là số nguyên tố, ta có $d=1$ hoặc $d=p$. Ta chia 2 trường hợp Trường hợp 1: $d=1$. Do đó tồn tại 2 số nguyên dương $u$ và $v$ sao cho. . Do đó từ phương trình (2) , hay nói cách khác là $4^{q-1}<q$, điều này là không thể vì $q \geq 3$. Điều mâu thuẫn này dẫn đến phương trình (1) vô nghiệm. Trường hợp 2: $d=p$. Do đó tồn tại một số nguyên dương sao cho: $2q-1=(2r+1)p$. Vì vậy từ phương trình (1) ta có . Hơn nữa ta lại có: và , thay vào phương trình (3) ta sẽ có: . Đặt . Từ phương trình (4) ta có: , vì vậy ta lại có thêm được , Suy ra $p|3$, hay $p=3$, là một nghiệm của phương trình (5). Do đó , suy ra $q=5$. Nên $(p,q)=(3;5)$ là nghiệm của phương trình (1). Giả sử $r \geq 2$. Từ phương trình (4) suy ra , điều đó cho ta được . Vì vậy phương trình trên vô nghiệm với $r \geq 2$. Vậy $(p,q)=(3;5)$.
Mình nghĩ không cần dài vậy đâu
Xét p khác q; để ý ta thấy (p-q; p+q)=2 mà theo đề bài thì p+q và p-q phải có cùng tập ước nguyên tố nên... (đoạn này mình xin gợi ý thế thôi )
Bài 92: Cho n+1 số nguyên dương $a_{1};a_{2};...;a_{n+1}$ sao cho $1\leq a_{i}\leq 2n$ với i=1;2;...;n+1 và các số nguyên dương này đều có dạng $2^{k}r_{i}$ trong đó k nguyên dương và cố định đối với mọi $a_{i}$ còn $r_{i}$ là số lẻ bất kì. Chứng minh rằng tồn tại hai số $i;j$ nguyên dương sao cho $a_{i}=a_{j}$ với $n+1\geq j>i\geq 1$
Bài 94: Tìm a;b nguyên dương và a;b nguyên tố cùng nhau sao cho $(a+b)^{a}=(a-b)^{2b-1}$
Bài 95: Tìm x nguyên dương sao cho $x^{m}+x^{n}+1$ là số nguyên tố biết $3\mid mn-1$ và $m\neq n$ ; m,n nguyên dương
P/S: Xin lỗi các bạn mình có gõ thiếu đề bài 92 ở đoạn cuối; chân thành xin lỗi các bạn
*Mình cũng xin tư vấn cho các bạn một vài tài liệu số học tốt mà mình biết: 4 chương đầu và chương cuối của chuyên đề số học VMF (cần biết đọc một cách chọn lọc sao cho phù hợp thi chuyên) và đoạn đầu chương 1 của cuốn "lý thuyết số sơ cấp" của W. SIERPINSKI https://lovetoan.wor...cap-cua-cac-so/ . Về lý thuyết; bạn đọc cuốn của W. SIERPINSK còn về bài tập các bạn có thể lấy trong chuyên đề số học VMF ; dĩ nhiên đó không phải tất cả nhưng rất phù hợp cho những bạn không giỏi về số học mà muốn lấy trọn điểm phần này
Bài 1a): Ta có thể thấy được khi biểu diễn f(x) lên mặt phẳng Oxy thì f(x) luôn nằm trên trục hoành và vì f(x) liên tục cũng như $\lim_{x\rightarrow -\infty }f(x)=\lim_{x\rightarrow +\infty }f(x)=0$ nên ta có thể tưởng tượng f(x) như cái parabol úp ngược có đầu nhú lên còn hai đầu kia thì kéo dài tới $+\infty$ và $-\infty$ ( cái này chỉ tưởng tượng thôi chứ không nhất thiết f(x) có hình dạng như thế) như vậy f(x) luôn tồn tại GTLN ( sai sót gì mn sửa giúp mình nha )
Ý tưởng cho câu 1b): Mình nghĩ nên chọn hai dãy sao cho 2 dãy này tiếp cận nhau và hội tụ tại GTLN của f(x)
P/S: hưởng ứng phong trào giải quyết hết tất cả bài toán trên diễn đàn của bạn pcovietnam02
b) Tìm n số nguyên $a_{1};a_{2};...;a_{n}$ sao cho $\sum_{k=1}^{n}a_{k}=\prod_{k=1}^{n}a_{k}$
Bài 89: Tìm n nguyên dương và các số nguyên tố $p_{1};p_{2};...;p_{n}$ thỏa $(p_{1}-1)^{2}(p_{2}-1)^{2}...(p_{n}-1)^{2}\mid (p_{1}p_{2}...p_{n})^{2}+1$
Bài 90: a) Chứng minh rằng tồn tại vô số n nguyên dương sao cho $n\mid 13^{n}-1$ với n có dạng $2^{k}$ hoặc $3^{k}$
b) Chứng minh rằng với mọi $a$ nguyên dương (a>2) thì tồn tại vô hạn các số n nguyên dương sao cho $n\mid a^{n}-1$.
P/S: Bài đợt này có khó đôi chút để các bạn từ từ giải; mình sẽ cố gắng update dần các bài khác lên sau với mức độ nhẹ nhàng hơn
câu số học nếu bạn nào tinh ý sẽ để ý thấy vế trái nhỏ hơn vế phải; mình xin đưa ra một bài tổng quát hơn cho bài 3a) Tìm x;y;z nguyên sao cho $x+y+z=xyz$
Một bài tổng quát hơn nữa : Tìm n số nguyên $x_{1};x_{2};...;x_{n}$ sao cho $\sum_{k=1}^{n}x_{k}=\prod_{k=1}^{n}x_{k}$
Anh xin đóng góp ý kiến của anh như sau: anh nghĩ lớp 9 nên học biến đổi đại số thật tốt; cách tốt nhất là rèn các bài tính giá trị biểu thức hoặc biến đổi biểu thức; việc này sẽ có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực như BĐT hay các bài toán THCS chưa kể là cấp 3 về sau. Còn hình học thì buộc phải học vì nó rất quan trọng ( các định lý cơ bản như Ceva hay menelaus chẳng hạn). Đó là suy nghĩ và kinh nghiệm của anh nhưng do tỉnh anh thi HSG 9 khá nhẹ nhàng và không có nhiều quái vật như trên Hà Nội hay TPHCM nên em hãy tiếp nhận một cách có chọn lọc .
Em có tìm thấy hướng đi này trên mạng: ta có với $\frac{a}{b}$ là phân số tối giản và không biểu diễn được trong hệ cơ số n thì $\frac{a}{b}= \frac{a}{b}=\sum_{k=1}^{\infty }\frac{r}{n^{gk}}$ với r là chu kì tuần hoàn của phần thập phân của $\frac{a}{b}$ khi biểu diễn qua hệ cơ số n và g là số chữ số của r khi biễu diễn qua hệ cơ số n. Gọi $n^{g}=x$ ta được $\frac{a}{b}=\sum_{k=1}^{\infty }\frac{r}{x^{k}}= r\sum_{k=1}^{\infty }\frac{1}{x^{k}}$
Ta dùng kết quả quen thuộc sau $\sum_{k=1}^{\infty }\frac{1}{n^{k}}=\frac{1}{n-1}$
vậy $\frac{a}{b}=\frac{r}{x-1}=\frac{r}{n^{g}-1}$. Như vậy để tìm $\frac{a}{b}$ là không biểu diễn được trong hệ cơ số n thì chỉ cần a;b sao cho tồn tại g và r thỏa $\frac{a}{b}=\frac{r}{n^{g}-1}$. Từ đây ta dễ dàng giải quyết tất cả các vấn đề trong bài toán trên.