Đến nội dung

TamTam

TamTam

Đăng ký: 21-01-2007
Offline Đăng nhập: 03-10-2008 - 18:11
*----

Trong chủ đề: Câu 2 VMO 2008

29-01-2008 - 15:24

đáp số : cos anpha

Trong chủ đề: Câu 4 VMO 2008

29-01-2008 - 15:17

Bài này có thể dùng nguyên lý ánh xạ co cho dãy chẵn và dãy lẻ, ngắn gọn hơn

Trong chủ đề: đề thi đấu MNF

21-08-2007 - 15:40

TamTam xin đại diện đội ĐN đưa ra lời giải bài rời rạc.

Ta gọi một tam giác đều là $\large good$ nếu nó là ảnh của tam giác $ ABC $ qua một phép tịnh tiến.
Với mỗi tập hữu hạn $U$ (có nhiều hơn $1$ phần tử) các điểm trên mặt phẳng, ta vẽ qua mỗi điểm của nó các đường thẳng song song với các cạnh $ AB,BC,CA $. Các đường thẳng này cắt nhau tạo thành một tam giác đều, và trong đó, ta xét tam giác $ XYZ $ là tam giác lớn nhất (theo nghĩa chứa tất cả các tam giác còn lại) mà ta sẽ gọi là $\large bao$ của $U$. $ X_1,Y_1,Z_1$ lần lượt là các điểm của $U$ nằm trên $ YZ,ZX,XY $ (có thể có (đúng) hai trong ba điểm $ X_1,Y_1,Z_1$ trùng nhau (trùng với đỉnh của tam giác $ XYZ $). Ta sẽ gọi bộ $ (X_1,Y_1,Z_1) $ là một biên của $U$.
Nhận xét :
(i) Mỗi bộ $ (X_1,Y_1,Z_1) $ xác định duy nhất một tam giác $ XYZ $.
(ii) Một tam giác $ \large good $ nó chứa $U$ khi và chỉ khi nó chứa biên của $U$.
(iii) Một tam giác $ \large good $ chứa $ Y_1,Z_1 $ (tương ứng $ Z_1 $ và $ X_1 $, $X_1$ và $ Y_1 $) thì nó phải chứa cả $ X_1 $ (tương ứng $ Y_1,Z_1 $).
Giả sử $M$ có bao là $ XYZ $ và $1$ biên là $ X_1, Y_1, Z_1 $ (tương ứng thuộc $ YZ, XZ, XY $)
$ \large N:= {X_1, Y_1, Z_1} $.
Xét $2$ điểm $ Y_1, Z_1 $; nếu tồn tại $1$ tam giác $ \large good T $ chứa $ Y_1, Z_1 $ thì theo (iii) nó chứa $X$ và bằng phép tịnh tiến ta có thể coi tam giác đó có $1$ đỉnh là $X$. Ta thêm vào $N$ bộ điểm là biên của tập điểm $M|T$ ($ X_1 \in M|T $ nên $ M|T $ khác rỗng và nếu $ M|T $ chỉ có $1$ phần tử thì kết luận của bài toán là hiển nhiên).
Chú ý rằng luôn có $1$ biên của $ M|T $ chứa $ X_1 $ nên ta có thể xem số phần tử thêm vào $N$ không vượt quá $2$.
Tương tự với các bộ điểm $ Z_1, X_1 $ và $ X_1,Y_1 $.
Số phần tử của $N$ lúc này không quá $ 3+3.2 = 9 $.
Theo giả thiết, tồn tại $2$ tam giác tốt $ Q, Q_1 $ chứa tất cả các điểm của $N$.
Mặt khác không thể cả $ X_1, Y_1, Z_1 $ cùng nằm trong $1$ tam giác nên có thể coi $ Y_1, Z_1 $ thuộc $Q$. Và có thể xem $Q$ trùng $T$.
Các điểm là biên của $ M|Q $ sẽ phải nằm trong $ Q_1 $ và theo (ii) $ Q_1 $ sẽ chứa tất cả các điểm của $ M|T $. Từ đó $ Q $ ∩ $ Q_1 $ sẽ lấp hoàn toàn $M$ (đpcm).

Trong chủ đề: Đăng ký dự thi "VMF-MNF tournament"

13-08-2007 - 10:51

Xin lỗi các bác, có vài rắc rối nên TamTam mới post đội hình đội ĐN được, các bác thông cảm!!!
* TamTam (ĐS & GT)
* dtrung (hình)
* telesin (số)
* mezt (bất đẳng thức)
* thuan_math_90 (rời rạc)

Trong chủ đề: ĐA THUC...

05-05-2007 - 17:25

Cám ơn minhtoan… Nhiều bài quá, trong khi không có thời gian post đầy đủ lời giải nên nêu hướng giải quyết vậy…
Tất cả các bài này chú ý xét $P$ là hằng số…
$1.$Hãy chứng minh nếu $P$ tồn tại thì $P$ vô nghiệm thực. Đặt $P(x)=a(x^2+1)^n+Q(x)$ với $a$ khác $0$. Hãy chỉ ra $Q$ đồng nhất $0$.
2. Có thể sử dụng phương pháp mình đã trình bài ở bài mà mình đã góp ý cho chuongpbc. Kết quả $P(x)=(x^2+x)^n$.
3. Trừ hai vế cho $(x+1)^2$ rồi đặt $Q(x)=P(x^2)-x^2$ thì $Q$ là hằng số (lý luận ngắn thui), suy ra $P(x)=x+c$ với mọi $\large x \geq 0$, suy ra $P(x)=x+c$ với mọi $x$.
Các bài ở trên đều có thể giải được bằng phương pháp số phức hoặc sử dụng bổ đề của Tân.