Đến nội dung

Quest

Quest

Đăng ký: 12-03-2005
Offline Đăng nhập: 16-12-2006 - 09:36
-----

Trong chủ đề: Tổng kết Ams lý vs. Chuyên lý Tổng Hợp

12-11-2005 - 23:58

Nguyễn Hải Sơn - B0K15A 00-03- Chuyên Tổng Hợp viết :

"Ngẫm ra muôn sự trên đời
Khó đem thành bại mà soi anh hùng"


Đã từng là hai đối thủ truyền kiếp trong quá khứ, nếu như Chuyên Lý Tổng hợp lừng danh với Thái Thanh Minh,Trần Thế Trung, Nguyễn Đức Trung Kiên, lục quái K11, ngũ bá K14, tứ kiệt K15 thì Ams cũng một thời vang danh giang hồ với Đinh Sỹ Quảng, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Đức Phương, Bùi Lê Na, Nguyễn Bình Minh, Lê Anh ...

Không chỉ có đấu dũng của học sinh, còn đây đó những cuộc đấu trí năm nào giữa một bên là thầy Hoạch, thầy Bằng, thầy Bền, thầy Công của TH với những thầy Điện, thầy Hàm, thầy Quang của Ams..

Một thời vang danh...
Một thời để nhớ
Để chinh chiến
Giành lấy vinh quang
Và ...giải...


Những thế hệ đã đi qua, khép lại những trận tranh đấu kinh thiên động địa Hoa Sơn Luận Kiếm năm nào..

Ngày nay, tuy Ams không còn hùng mạnh như xưa vì những thế hệ học sinh Chuyên Lý Amser mới đã tìm cho mình một con đường đi mới; còn những thế hệ anh tài đi trước của Tổng Hợp cũng ít người còn theo học Vật Lý. Nhưng cái hào khí ngút trời năm xưa thì tưởng như trong lòng mọi chiến binh Chuyên Lý Ams và Tổng Hợp vẫn còn nguyên vẹn. Và cái hào khí này có lẽ cũng thấm phần nào vào các thế hệ sau ...

Trên tinh thần ấy, VatLyVietNam Cup lần này muốn mở ra 1 cơ hội cho hai đối thủ năm xưa có thể gặp nhau 1 lần duy nhất với đầy đủ các anh tài kiệt hiệt của mọi thế hệ. Để lại một lần nữa Hoa Sơn luận kiếm, long trời lửa đất cho thỏa ước nguyện bình sinh của kẻ học Lý khi xưa.

Và còn để cho các thế hệ Chuyên Lý hai bên ngày nay chứng tỏ: Hào khí Lý Ams và TH vẫn cuồn cuộn chảy như nước Hồng Hà réo gọi từ bao thế hệ.

Bên Tổng Hợp đã điểm binh tướng sẵn sàng http://www.chuyenly.....1&page=1&pp=10

Còn bên Ams ?

Hãy xốc lại chiến mã, giáp nghiên và một lần nữa huyết chiến trên sa trường


Trong chủ đề: Giới thiệu về cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup

12-11-2005 - 23:04

Vật lý Việt Nam Cup - Cup vàng dành cho người yêu Vật Lý


Bạn là học sinh, sinh viên được tiếp xúc với internet hàng ngày, hàng tuần, chắc các bạn đều đã nghe đến các cuộc thi được tổ chức trên mạng, như cuộc thi vật lý vui của diễn đàn olympiad.net, cuộc thi giải toán VMEO của diendantoanhoc.net hay cuộc thi khám phá thiên văn do diễn đàn Vật lý Việt nam và diễn đàn olympiad đồng tổ chức. Các cuộc thi đó, với tinh thần vừa học vừa chơi, đã mang đến cho các bạn nhiều điều thú vị. Các bạn đã được gặp gỡ, giao lưu với nhiều bạn trẻ khác trong cũng như ngoài nước.

Song có một điều mà các cuộc thi trên vẫn chưa làm được, đó là các cuộc thi này vẫn chỉ mang tính cá nhân, chưa thực sự kết hợp được sức mạnh tập thể. Đây chính là kinh nghiệm để diễn đàn vật lý bàn thảo và xây dựng một mô hình cuộc thi o­nline mới. Vật lý Việt Nam Cup chính là một mô hình được giới thiệu. Nơi mà bạn có thể vừa thể hiện tính kỹ thuật cá nhân, thông qua phần thi trắc nghiệm trực tuyến 1-1 trên yahoo messeger, vừa kết hợp được tinh thần và sức mạnh tập thể, thông qua phần giải bài tập theo tuần trên diễn đàn. Kết quả của cả hai phần thi trắc nghiệm và giải bài tập sẽ đánh giá đúng mực trình độ và kiến thức của các đội. Các bạn, sẽ chính là những người thay mặt toàn thể trường mình, thi đấu với các trường bạn trong cả nước, với tình thần học hỏi và giao lưu, nhưng cũng không thiếu phần quyết liệt và căng thẳng. Chiến thắng sẽ thuộc về tập thể tài năng và đoàn kết nhất.

II - Vật lý Việt Nam Cup là gỉ ?

Là một cuộc thi vật lý do diễn đàn vật lý Việt Nam tổ chức. Được diễn ra theo thể thức đấu loại trực tiếp giữa các trường phổ thông của Việt Nam. Các trường sẽ đăng ký với ban tổ chức, sau đó sẽ được bốc thăm để thi đấu tay đôi. Đội thua sẽ bị loại trực tiếp, đội thắng sẽ được vào vòng trong, cho đến trận thắng cuối cùng, và dành giải nhất, với danh hiệu vô địch Vật lý Việt Nam Cup cùng với những phần thưởng do diễn đàn vật lý trao tặng.

1/ Hình thức thi đấu:

Đấu 1-1 giữa các trường trung học. Mỗi trận đấu sẽ có 2 hiệp thi đấu

Hiệp một diễn ra trên yahoo messeger với 10 câu hỏi trắc nghiệm, các bạn có 45 giây suy nghĩ và trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ ghi được 01 điểm, tổng điểm cho phần này là 10.

Hiệp thứ 2 sẽ diễn ra tại diễn đàn toán học. Mỗi đội, không giới hạn số thành viên trong đội đó, sẽ đăng nhập vào một box kín của mình.

2/ Nội dung đề thi:

BTC sẽ đưa ra 2 bài, một bài tập và một bài giải thích hiện tượng.
Thời gian trả lời là 6 ngày (tính theo giờ forum).
Đến ngày thứ 6, các đội phải đưa ra một bài duy nhất, hoàn chỉnh.
Ban giám khảo sẽ chỉ dựa vào một bài duy nhất, do thành viên của nhóm đã họp bàn và đăng lên để đánh giá và chấm điểm.
Số điểm của vòng này là 20 cho bài tập và 10 cho giải thích hiện tượng.

3/Đối tượng:
Tất cả các học sinh, mới và cũ học ở các trường cấp III của Việt Nam.

Tất cả các giáo viên mới và cũ giảng dậy ở các trường cấp III của Việt Nam.
Chú ý:

Vòng 1, mỗi trường sẽ cử 1 đại diện duy nhất của mình tham gia trắc nghiệm trực tuyến.

Vòng 2, không giới hạn số thành viên đại diện cho trường mình.

4/Phiếu đăng ký:

Họ và tên: …

Tên trường : …

Địa chỉ của trường :…

Bạn là: (hoc sinh khóa... lớp... hoặc là giáo viên)

Yahoo ID : …

Email: …

5/ Cách thức bốc thăm:
Sau 1 tháng thông báo, BTC sẽ nhận phiếu đăng ký của các trường .
BTC sẽ mã hóa các chữ cái, cho các trường chọn ký tự được mã hóa, sau đó sẽ giải mã, và thông báo kết quả bốc thăm.

6/Thời gian :
Hiệp 1 : Diễn ra trên yahoo messeger hàng tuần vào 8 giờ tối ngày Chủ Nhật, giờ VN.
Hiệp 2 : Bài tập và bài giải thích hiện tượng được hiện ra trong box kín của đội tham dự, lúc 9 giờ tối ngày Chủ Nhật, giờ VN. Thời gian trả lời là 6 ngày kể từ khi phát đề. Sau đó box kín sẽ được khóa.

7/Nội dung:

Phần trắc nghiệm: sẽ gồm các kiến thức cơ bản được giảng dậy trong trường phổ thông của Việt Nam.
Bao gồm: Cơ, Điện, Nhiệt, Quang, cùng một số kiến thức thiên văn phổ thông.
Phần bài tập: sẽ là một bài tập nâng cao, không giống với dạng bài tập Olympic, nhưng mức độ khó sẽ không kém.

8/Cách tính điểm:
10 câu trắc nghiệm: mỗi câu 01 điểm (10)

1 câu giải thích hiện tượng: 10 điểm (10)

1 bài tập: 20 điểm(20)

Tổng số điểm: 40
(Đội nào nhiều điểm hơn, đương nhiên sẽ dành phần thắng.)

9/Giải thưởng:

Vua phá lưới: (ghi nhiều điểm nhất trong năm) 1 quyển sách Vũ trụ trong hạt dẻ + 1 chức supermod của diễn đàn Vật lý Việt Nam.

Giải nhất: Danh hiệu vô địch Vật lý Việt Nam Cup, cùng giải thường là 3 tác phẩm Vật lý: Lược sử thời gian, hỗn độn và hài hòa, lượng tử và hoa sen + 1 quyển sách dịch của Vật lý Việt Nam + phần mềm quan sát bầu trời + 3 năm báo Vật Lý và Tuổi Trẻ.

Giải nhì: 1 quyển sách Lượng tử và Hoa sen + phần mềm quan sát bầu trời + 2 năm báo Vật Lý và Tuổi Trẻ.

Đồng giải ba: 1 quyển sách Lượng tử và Hoa sen + phần mềm quan sát bầu trời + 1 năm báo Vật Lý và Tuổi Trẻ.

Cách thức trao giải: Phần thưởng sẽ được gửi qua bưu điện, tới trường đoạt giải. Giải thưởng sẽ được trao hằng năm cho các trường đoạt giải, cùng danh hiệu vô địch VLVN Cup được giữ trọn trong suốt năm đó.

III - Ban tổ chức:

Trưởng ban: Bunhia
Phó ban: Vatly, Hallophysics
Cùng sự cộng tác của tất cả các mod, khách mời của diễn đàn.

Hội đồng ra đề: Hallophysics, Symmetry, numeric, Eros,thanhlt, Frog Vatly, lansku, Alligator, bien, Skywalker, Luna, Antimmater, Bunhia.

Hội đồng chấm bài: Hallophysics, Sym, numeric, Vatly,Eros, thanhlt,lansku,Frog, Alligator, bien, Skywalker, Luna, Antimatter, Bunhia.

Hội đồng trao giải: Quản trị diễn đàn vật lý Việt nam. Đại diện là numericSymmetry thuộc Phân viện vật lý Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện ở Hà Nội là Antimatter thuộc viện vật lý Hà Nội.

Trong chủ đề: Tăng học phí

03-11-2005 - 12:24

Bác Hiển sắp nghỉ rồi, làm vụ chót rồi nghĩ mới khỏe chứ.

Trong chủ đề: Bình chọn bài dự thi BOM2005

23-08-2005 - 10:11

Ban giám khảo sẽ làm việc thế nào nhỉ? Tôi thấy các bài viết đều rất hay. Ban giám khảo sẽ dựa vào tiêu chí như thế nào để đành giá? Bài đánh giá của BGK cho mỗi bài viết có được đăng công khai trên diễn đàn không nhỉ? Tôi thích cách chấm điểm của chương trình "khởi nghiệp", BGK và thí sinh hỏi đáp công khai....

Bác phudu có thể gợi ý về việc BGK hỏi thí sinh xem nào .

Q thấy nó không thích hợp lắm, vì dạng bài luận này khó có thể chuyển thành những câu hỏi ngắn. Mục đích là đọc và cảm nhận , nên cách tốt nhất là viết nhận xét, đánh giá sau khi đọc từng bài dự thi .

Bác phudu đọc hết 7 bài rồi, có thể cho vài lời nhận xét được không ?

Trong chủ đề: Vẻ đẹp của toán học là gì?

05-08-2005 - 10:14

Anh Madness viết tiếp đi. Anh khá tiết kiệm lời trong phần 1, có lẽ anh học được cách biểu diễn sao cho " tối giản" nhất :Rightarrow

Cách liên tưởng của anh giữa toán học và âm nhạc, sự thống nhất và hài hòa là rất hay. Tuy nhiên nếu chỉ dừng trong một ví dụ của " bản nhạc toán học" thì chưa thuyết phục, bởi vì chúng ta cảm nhận cái hay âm nhạc bằng tầm hồn ( thông qua tai nghe), nhưng không thể làm như vậy với toán học được . Khác với âm nhạc, vẻ đẹp của toán học đến không phải bằng cảm nhận, mà là bằng trải nghiệm .

Ở trong phần 2, nếu như anh có thể có một ví dụ gần gũi hơn để phân biệt giữa " đặc trưng tự thân" và "đặc trưng liên kết" thì hay hơn. Chả nhẽ không còn một ví dụ nào đơn giản hơn để diễn tả "ý đồ" của anh sao ? Em đọc mấy cái vành, ideal , homomorphism không hiểu là cái chi hết. Keep it simple thì hay hơn phải không anh ? ( từ intrinsic hình như là nội tại, đặc trưng nội tại và đặc trưng liên kết) .

Đoạn này

Ngón tay chỉ lên mặt trăng vẫn chỉ là ngón tay, cái đẹp vĩnh hằng sâu xa là ánh trăng huyền diệu và xa xăm kia. Các số nguyên như đang nhảy múa nhịp nhàng trong bản nhạc phương trình, và đấy mới chính là vẻ đẹp đích thực của định lý Fermat, được biểu diễn, hay được khoác lên bởi một tấm áo đẹp của các kí hiệu.

văn vẻ nhất . Cô giáo văn hồi xưa của anh chắc sẽ "mỉm cười cùng với điểm mười" khi thấy học trò của mình viết văn êm ả như thế này .

Anh viết tiếp đi, mọi người đang đợi phần 2.b ,3,4,5...n của anh :Rightarrow