Đến nội dung

An Infinitesimal

An Infinitesimal

Đăng ký: 25-05-2005
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

#643761 Chứng minh: $\left|f_n(x)\right|<\frac{2}...

Gửi bởi An Infinitesimal trong 05-07-2016 - 16:52

Với mỗi số nguyên dương $n$, đặt: $f_n(x)=\sin x\sin2x\sin4x...\sin2^nx\,\,\,(x\in\mathbb{R}).$ Chứng minh: $$\left|f_n(x)\right|<\dfrac{2}{\sqrt{3}}<\left|f_n\left(\dfrac{\pi}{3}\right)\right|$$

 

Yêu cầu được hiểu như thế nào? Nếu

 

$$\left|f_n(x)\right|<\dfrac{2}{\sqrt{3}}<\left|f_n\left(\dfrac{\pi}{3}\right)\right| \forall x\in \mathbb{R}$$

thì đề bài sai (xét $x=\frac{\pi}{3}$). 
 
Ta kiểm tra được điều sau: 
$$\left|f_n(x)\right|\le 1<\dfrac{2}{\sqrt{3}}\,\forall x\in \mathbb{R}.$$



#643257 Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

Gửi bởi An Infinitesimal trong 02-07-2016 - 12:41

Bài 73: Giải phương trình: 

$(x-1)^2(1+2x+3x^2+...+2013x^{2012})=1$

 

Giả bài 73: khá "dễ" và dễ sinh ra ý để giải:

Lấy đạo hàm hai vế của đẳng thức sau theo $t$ (xét $t\neq 1$) tại $t=x\neq 1$, ta có:

\[\sum_{n=1}^{2013} t^i = \frac{t^{2014}-1}{t-1}.\]

 

Dẫn đến 

\[(x-1)^2(1+2x+3x^2+...+2013x^{2012})= 2013x^{2014}-2014x^{2013}+1.\]

Do đó phương trình ban đầu tương đương 

\[2013x^{2014}=2014x^{2013}.\]

Do đó $x= 0 \vee x= \frac{2014}{2013}.$




#641631 Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

Gửi bởi An Infinitesimal trong 21-06-2016 - 19:14

Lí do tại sao

Phương trình đa thức có hệ số nguyên này có hệ số tự do là 1 và hệ số cao nhất là 1. Do đó nghiệm hữu tỉ phải là nghiệm nguyên và là ước của $1$.

Kiểm tra $x=\pm 1$. Suy ra $x=-1$ là nghiệm duy nhất của phương trình ban đầu.

 

Mọi nghiệm hữu tỉ $x=\frac{p}{q}$ với $(p,q)=1$ của đa thức $P(x)=a_nx^n+...+a_1x+a_0$ đều thỏa $p|a_0, q|a_n$.




#641312 Phương trình vi phân

Gửi bởi An Infinitesimal trong 19-06-2016 - 21:42

PT vi phân thuộc dạng $y'=f(ax+by+c)$ với $b\neq 0$, $f$ tốt.

Đặt $u= ax+by+c$ ta đưa phương trình vi phân về dạng $u'=g(u)$.

Đây là PTVP cơ bản!




#641182 Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

Gửi bởi An Infinitesimal trong 19-06-2016 - 02:11

Bài 19:( chưa có ai giải )

$\left\{\begin{matrix}2x-2y+\sqrt{x+y+3xy+1}=1 \\ \sqrt[3]{3y+1}=8x^2-2y-1 \end{matrix}\right.$   với $x> 0$

 

 

Khi thử tìm lời giải mình không để ý đến điều kiện $x> 0$. Do đó mình giải bài này với giả định không có điều kiện trên.

 

Phương trình thứ nhất được viết lại:

\[4x^2-(11y+5)x+4y^2+3y=0, (1)\]

với điều kiện $1+2y-2x\ge 0.$

 

 

Đặt $g_y(x)= 4x^2-(11y+5)x+4y^2+3y.$

Phương trình thứ hai  được viết lại

\[8x^2=\sqrt[3]{3y+1}+2y+1.\]

Đặt $f(y)=\sqrt[3]{3y+1}+2y+1$.

Nhận xét: $f$ là hàm đồng biến trên $\mathbb{R}$ và $f(-\frac{3}{8})=-\frac{1}{4}<0.$

Do đó $y> -\frac{3}{8}.$

(Con số $-\frac{3}{8}$ khi xét $g_y(1/2)$ với $-1/2$ xuất hiện khi xét $y<0$.)

 

Trường hợp 1: $-\frac{3}{8}<y\le 0$.

Từ phương trình (2), suy ra $x^2 \le \frac{1}{4}. (3)$

 

Ta có $g_y(1/2)=\frac{(8y + 3)(y - 1)}{2}<0$ và tam thức bậc hai $g_y$ có hệ số cao nhất dương. Do đó

$g_y$ có một nghiệm lớn hơn $\frac{1}{2}$. Điều này mâu thuẫn với (3).

 

 

Trường hợp 2: $y>0$.

Từ phương trình (2), suy ra $x^2 >\frac{1}{4}. (4)$

Khi đó nếu $g_y$ có nghiệm thì $g_y$ có hai nghiệm $x_1, x_2$ (với $x_1\le x_2$).

Áp dụng Viet ứng với điều kiện $y$ kết hợp (4), ta suy ra 

\[\frac{1}{2}< x_1 \le x_2. (5)\]

Và 

\[8x_2\ge 4(x_1+x_2)= 11y+5. (6)\]

Từ phương trình (2), dùng BĐT Cauchy cho 3 số để khử $\sqrt[3]{...}$, ta thu được $y\ge \frac{8x^2-2}{3}.$

 

Từ (6), suy ra $88x_2^2-24x_2-7<0.$ Điều này không đúng khi xét $x_2>\frac{1}{2}.$

Từ đó suy ra hệ phương trình vô nghiệm.

 

p/s: Mọi người kiểm tra xem có lỗi nào phát sinh không.

 

 

-------------------

Lỗi phát sinh 1: Có thể  $(x_2,y)$ không là nghiệm của (2). Chưa khắc phục.

Bằng cách tính toán cụ thể, ta chỉ ra rằng $(x_2,y)$ không thể là nghiệm của hệ phương trình. Nếu hệ tồn tại nghiệm thì bộ $(x_1,y)$ là nghiệm của hệ.

 

 

Vì $x_2\ge x_1 > \frac{1}{2}$ nên $g(1/2)>0$. Do đó $y >1.$

 

Kết hợp $g_y(y)<0$ nên \[\frac{1}{2}<x_1<\sqrt{\frac{3y+2}{8}}<y<x_2.\]

 

 

 
Do đó phương trình thứ hai được viết lại theo phương trình một ẩn $y$:
\[89y^2+86y+25-(11y+5)\sqrt{57y^2+62y+25}= 4\sqrt[3]{3y+1}+8y+4.\]
Hay
\[89y^2+78y+21-(11y+5)\sqrt{57y^2+62y+25}= 4\sqrt[3]{3y+1}.\]
Dùng đánh giá $\sqrt{57y^2+62y+25} \ge \frac{22}{3}y+\frac{14}{3}$ và $\sqrt[3]{3y+1}>0$, ta thu được $y\ge \frac{7}{5}.$
 
(Dùng đánh giá $\sqrt[3]{3y+1}>1$ sẽ gây khó khăn khi đưa ra khoảng chứa $ y $.)
 
Dùng đánh giá $\sqrt[3]{3y+1} \le \frac{1}{4}y+ 17/12 \forall y\ge \frac{7}{5},$ ta có
\[9216y^4 - 594y^3 - 18165y^2 - 12828y - 2489<0.\]
Suy ra 
$y \le  \frac{7}{4}.$
 
(Khảo sát hàm số ta có hàm số VT đồng biến trên $(\frac{7}{5},\infty)$.)
 

Vấn đề còn lại chưa hoàn tất: xét sự tồn tại nghiệm (và giải (nếu tồn tại nghiệm)) của phương trình 

$89y^2+78y+21-(11y+5)\sqrt{57y^2+62y+25}= 4\sqrt[3]{3y+1}$

trên $\left(\frac{7}{5},\, \frac{7}{4} \right).$

 
Xét $f(y)= 89y^2+78y+21-(11y+5)\sqrt{57y^2+62y+25}- 4\sqrt[3]{3y+1}$ trên $ [7/5, 7/4] $.
 
Ta có 
\[f'(y)= 178y+78-\frac{4}{\sqrt[3]{(3y+1)^2}}-\frac{1254y^2+1308y+430}{\sqrt{57y^2+62y+25}}.\]
 
Ta thử kiểm tra xem $f'(y)>0$ trên $[7/5, 7/4]$. Ta có
\[f'(y)\ge 178y+78-\frac{4}{3}-\frac{1254y^2+1308y+430}{\sqrt{57y^2+62y+25}}.\]
Ta hi vọng vế phải ở trên không âm, nghĩa là ta cần chứng minh 
\[h(y):=2101248y^4 + 2156976y^3 + 270144y^2 - 703120y - 341600 \ge 0.\]
Điều này đúng do $h'(y)>0$ với mọi $y \in [7/5,7/4],\, h'(7/5)>0,\, h(7/5)>0.$
 
Từ đó suy ra \[f(y)\ge f(7/5)>0 \forall y \in [7/5,7/4].\] 
 
Do đó phương trình (theo $ y $) vô nghiệm. Suy ra hệ phương trình ban đầu vô nghiệm.



#640758 Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

Gửi bởi An Infinitesimal trong 16-06-2016 - 21:10

Hệ $3(x-1)^2+y(x-1)-1=0(1)$

      $3[\frac{-2x}{3(x+1)^2}]^2+y[\frac{-2x}{3(x+1)^2}]-1=0(2)$

Xét phương trình: $3t^2+yt-1=0(3)$

Từ (1) và (2) $\Rightarrow t_{1}=x-1;t_{2}=\frac{-2x}{3(x+1)^2}$ là 2 nghiệm của phương trình (3).

Theo Viete ta có: $(x-1).\frac{-2x}{3(x+1)^2}=\frac{-1}{3}$

$\Leftrightarrow x=2\pm \sqrt{5}\Rightarrow y=\frac{1-3(1\pm \sqrt{5})^2}{1\pm \sqrt{5}}$

Ý tưởng rất tuyệt vời! Tuy nhiên, mình có vài lý do kết quả sai.

 

Lời giải được hiệu chỉnh lại như sau:

Hiển nhiên $3t^2+yt-1=0 (*)$  luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi $y$.

Theo các lập luận của Baoriven, ta có $x-1$ và $\frac{-2x}{3(x+1)^2}$  đều là nghiệm của (*). Hiển nhiên, chúng có thể là hai nghiệm phân biệt, hoặc chúng trùng nhau và phương trình (*) còn một nghiệm khác.

Trường hợp 1:  $\frac{-2x}{3(x+1)^2}\neq x-1$.

Trường hợp 2:  $\frac{-2x}{3(x+1)^2}=x-1$

Trường hợp này cũng cho ra một nghiệm của hệ.




#640685 Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

Gửi bởi An Infinitesimal trong 16-06-2016 - 13:50

Bài 53: Giải hệ phương trình sau:

$\sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{y}+2(x+y)=4+2\sqrt{xy}$

$\sqrt{x}\sqrt{3x+6\sqrt{xy}}+\sqrt{y}\sqrt{3y+6\sqrt{xy}}-6=0$

 

Giải bài 53:

 

Để giảm rối mắt do các dấu căn làm rối mắt gây ra, ta đặt $a=\sqrt[4]{x}, b=\sqrt[4]{y},$ với $a, b\ge 0$.

Hệ phương trình trở thành

\[a+b+2(a^4+b^4)=4+2a^2b^2,\]

\[a^3 \sqrt{3a^2+6b^2}+b^3 \sqrt{3b^2+6a^2}=6.\]

Từ phương trình thứ nhất, ta suy ra $a+b\ge 2.\$

Dùng BĐT BCS, ta thu được $\sqrt{3x^2+6y^2}\ge x+2y.$

Do đó VT, VT của phương trình thứ 2, thỏa

\[VT\ge a^3(a+2b)+b^3(b+2a) \ge 6.\]

 

Suy ra hệ tương đương \[a=b=1.\]

Vậy hệ ban đầu có nghiệm duy nhất $x=y=1.$




#640591 Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

Gửi bởi An Infinitesimal trong 15-06-2016 - 22:14

Bài 54: Giải phương trình sau:

$16x^5-20x^3+5x+2013=0$

 

Giải bài 54:

 

Dễ nhận thấy nghiệm phương trình thỏa $|x|>1$.

 $16x^5-20x^3+5x+2013= x(x^2-1)(16x^2-4)+x+2013$ nên phương trình không có nghiệm lớn hơn 1.

Do đó $ x<-1$.

Đặt $x= - \cosh(t)=- \frac{e^t+e^{-t}}{2}$ (với $t>0$).

Nhận xét \[16{\cosh^5(t)}-20{\cosh^3(t)}​+5\cosh(t)= \cosh(5t).\]

Do đó \[\cosh(5t)=2013.\]

Hay \[e^{10t}-4026 e^{5t}+1=0.\]

Suy ra phương trình ban đầu có nghiệm thực duy nhất

\[x= -\frac{\sqrt[5]{2013 - 2\sqrt{1013042}}+\sqrt[5]{2013 + 2\sqrt{1013042}}}{2}.\]



#639826 VMF's Marathon Đa thức Olympic

Gửi bởi An Infinitesimal trong 12-06-2016 - 14:22

Bằng xem lại bài giải đi. Ví dụ là $f(x)=x-1$ thì bkq nhưng $f(x^{2})=x^{2}-1$ lại kq nên ko có $(fx)$ bkq thì $f(x^{n})$ bkq đâu

Lúc đầu mình đọc không kỹ nên cũng đưa ra cặp đa thức $x^2+4$ và $(x^2)^2+4$.

Thế nhưng lời giải của người ta đâu có dùng "trực tiếp" ý này!

 

Cho $p(x)$ là đa thức BKQ nhờ vào Tiêu chuẩn Eisenstein (trực tiếp). Khi đó 

$p(x^k)$ cũng bất khả quy.

Tuy thế, lời giải trên đã dùng kết quả sau $p(x^k)$ bất khả quy khi và chỉ khi $p(x^k+1)$ bất khả quy.

Điều này có đúng không? (với $k=1$, hiển nhiên đúng!)

Có thể giả định thêm các hệ số của đa thức $q(x)=p(x^k+1)$ thỏa điện kiện của tiêu chuẩn Eisenstein.




#639810 Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

Gửi bởi An Infinitesimal trong 12-06-2016 - 12:31

Sự tuần tự theo qui định sẽ giúp cho người quan tâm dễ dàng tập trung vào một bài duy nhất- bài toán hiện tại (hoặc có thêm những bài toán chưa có lời giải). Ngược lại, ở đây, việc post thêm bài mới không như quy định ban đầu. Hơn nữa, mọi người đã bỏ qua rất nhiều lưu ý đã bị bỏ qua, và vì vậy họ làm sai qui định.

 

 

Qua trao đổi với bạn No Moniker, Viet nam is in my heart và Bảo thì mình xin mở topic về số học này.
Mục đích của topic này là để trao đổi, trau dồi thêm về các bài toán số học ở cấp phổ thông, phục vụ cho việc thi HSG, Olympic,...

Sau đây là một số chủ đề có thể thảo luận trong topic này:

  • Các bài toán về chia hết
  • Phương trình nghiệm nguyên
  • Các bài toán liên quan đến hàm số học
  • Thặng dư chính phương - Ký hiệu Legendre, ký hiệu Jakobi
  • Cấp số nguyên - Căn nguyên thủy
  • Bất đẳng thức số học
  • Các bài toán số học liên quan đến tổ hợp
  • Bổ đề LTE
  • Các định lý số học như định lý Fermat, định lý Wilson, ...
  • Phần nguyên
  • Các bài toán liên quan đến định lý thặng dư Trung Hoa
  • ...

Nội dung của cuộc thi này khá đơn giản, khi bạn giải đúng được bài toán hiện có thì bạn có thể đăng lên tại đây và mình sẽ cộng thêm cho các bạn một điểm, và các bạn có quyền được đề xuất bài toán mới. Như vậy ai giải thì người đó sẽ có quyền đề xuất, trừ khi bạn không biết đề xuất bài nào thì bạn có thể nhờ hỗ trợ.

 

Và một số quy định yêu cầu các bạn tuân thủ:

  1. Chỉ cho phép các bài toán trong phạm vi số học
  2. Ghi nguồn bài toán rõ ràng
  3. Không được phép giải bài toán của chính mình đề xuất, không được phép đề xuất các bài toán trong các cuộc thi chưa kết thúc (ví dụ như tạp chí toán học & tuổi trẻ,...)
  4. Không được spam, lời giải rõ ràng, cụ thể.
  5. Khi bạn giải bài toán thứ $n$ thì bạn đề xuất luôn bài toán thứ $n + 1$ (đánh đúng số thứ tự). Sau đây là mẫu:
    Lời giải bài $n$. ABCXYZ
    Bài toán $n + 1$. (Nguồn) Cho ba số $a, b, c$. Chứng minh rằng $3\mid abc$.
  6. Lưu ý không đăng các bài toán mở, các giả thuyết, ...
  7. Nếu một bài toán trong vòng $7$ ngày chưa ai giải được thì sẽ được đánh dấu lại và mình sẽ đăng bài toán tiếp theo. Bất cứ lúc nào bạn muốn đề xuất lời giải cho bài chưa được giải cũng được và sẽ được cộng hai điểm nếu như lời giải đúng. Ngoài ra nếu các bạn nghĩ mình có lời giải hay hơn của bạn trước tiên giải bài nào đó thì xin cứ đăng (sẽ chỉ cộng điểm cho bạn làm đúng và nhanh nhất), như vậy sẽ học hỏi lẫn nhau được nhiều hơn.
    Ngoài ra, trước khi hết hạn $4$ ngày của một bài toán chưa được giải thì mong các bạn không đề xuất bài toán mới.
  8. Yêu cầu các bài toán có độ khó nhất định, phải suy nghĩ mới làm được.
  9. Yêu cầu tuân thủ các quy định. Bài viết nào có tính chất spam sẽ bị xóa đi hoặc lời giải đúng nhưng không rõ ràng, lan man sẽ chỉ nhận được $0,5$ điểm.

Mình khuyến khích mọi người tự đưa lời giải của chính mình thay vì lời giải của người khác hoặc dẫn link lời giải.

Hi vọng các bạn tham gia và đón nhận  :D. Nếu các bài toán hay và lời giải đẹp thì ta sẽ tổng hợp thành một tài liệu nhỏ để tham khảo trong quá trình học Olympic, sẽ khá tốt.

Lưu ý: Các bạn khi đăng lời giải hãy để mọi người kiểm tra hộ bạn rồi hẳn đề xuất bài toán mới (kinh nghiệm của mình)

 



#639699 Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

Gửi bởi An Infinitesimal trong 11-06-2016 - 23:18



Xin đăng thêm bài mới và bài chưa có lời giải

BÀI 44: Giải hệ phương trình:

$9^{2y-1}+3^{x+2y-2}+3^{x-2y}-2\sqrt{x^2+12y^2-2x-12y+4}=3$

$30\sqrt{x-2y}-4\sqrt{2y-1}=2013(x-2y)$

 



 
 
Đặt \[a=\sqrt{x-2y},\]
\[b=\sqrt{2y-1}.\]
Hệ phương trình trở thành 
\[ 30a-4b= 2013b^2,\]
\[3^{2b^2}+3^{2b^2+a^2}+3^{a^2}- \sqrt{a^4+2a^2b^2+4b^4}=3.\]
Ta nhận thấy 
\[3^{2b^2}+3^{2b^2+a^2}+3^{a^2}- \sqrt{a^4+2a^2b^2+4b^4}\ge 3 . 3^{(4b^2+2a^2)/3}-2(2b^2+a^2) \ge 3.\]
($ f(x)= 3. 3^{2/3x}-2x $ đồng biến trên $ [0,\infty) $.)
 
Dấu bằng xả ra khi \[a=b=0.\]
Do đó $x=1,\, y=\frac{1}{2}.$



#639458 Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

Gửi bởi An Infinitesimal trong 10-06-2016 - 21:41

 

Bài toán 32(Bài toán hiện tại): Chứng minh rằng phương trình sau có 7 nghiệm thực: $g(x)=x^{9}-9x^{7}+3x^{6}+27x^{5}-18x^{4}-27x^{3}+27x^{2}-1=0$

 

 

 

Ta có $g'(x)=9x(x + 2)(x + 1)(x^2 - 3)(x - 1)^3.$

Bằng cách vẽ bảng BBT, ta sẽ thấy đa thức $g$ có đúng 7 nghiệm thực. Cụ thể hơn, các khoảng chứa nghiệm là

$(-\infty, -2), (-2, -\sqrt{3}), (-\sqrt{3}, -1), (-1, 0), (0,1), (1, \sqrt{3}), (\sqrt{3}, \infty).$




#639070 VMF's Marathon Đa thức Olympic

Gửi bởi An Infinitesimal trong 09-06-2016 - 07:38

Lời giải bài 4. Ta sẽ chứng minh $P(x) = p \quad\forall x \in \mathbb{R}$ là nghiệm duy nhất. Thật vậy, giả sử tồn tại $P$ khác hằng sao cho $\deg P \ge 1$. Ta có thể giả sử $P* > 0$ nhờ vào việc xét $-P(x)$ (cái này như nhau).
Vì vậy, với $x$ đủ lớn thì $P(x) > 1$. Để ý là $P(x + P(x)) - P(x) \vdots P(x) \implies P(x + P(x)) \vdots P(x)$. Điều này mâu thuẫn với giả thiết số nguyên tố.
Bài toán 5. (Irish MO 27th) Cho $n$ là số nguyên dương và $a_{1}, a_{2}, \cdots a_{n}$ là các số thực dương. Đặt $g(x) = (x + a_{1})(x + a_{2})\cdots (x + a_{n})$. Gọi $a_{0}$ là một số thực bất kỳ và đặt $f(x) = (x - a_{0}).g(x) = x^{n + 1} + b_{1}x^{n} + \cdots + b_{n + 1}$. Chứng minh rằng $b_{1}, b_{2}, \cdots b_{n + 1}$ đều âm nếu và chỉ nếu $a_{0} > a_{1} + a_{2} + \cdots a_{n}$

 

Lời giải bài toán 5.

Chiều  suy ra:

Theo định lý Viet, ta có

$-b_1= a_0-\sum_{k=1}^{n} a_k$.

Suy ra đpcm.

Chiều ngược lại:

 

Với $x=0$, ta có  $-a_0 \prod_{k=1}^{n}a_k= b_{n+1}$

Suy ra $b_{n+1}<0.$

Giả định $-a_1\le -a_2\le ...\le -a_n< a_0$.

Ta có $g(x)+(x-a_0)g'(x)= (n+1)x^n+ ...+b_{n-1}x+b_{n}.$

Dùng ĐL Lagrange, ta thấy tồn tại các số thực dương $y_i, i=\overline{0,n-1}$, sao cho $-a_1\le -y_1\le-a_2\le  -y_2...\le -a_n\le y_0\le  a_0$, và $f'(y_i)=0 \forall i=\overline{0,n-1}.$

 

Do đó \[\frac{1}{n+1}f'(x)= (x-y_0)\prod_{i=1}^{n}(x+y_i).\]

Đồng nhất hệ số $x^{n-1}$, ta sẽ thu được

\[y_{0}-\sum_{i=1}^{n-1} y_i= \frac{n}{n+1} \left(a_0- \sum_{i=1}^{n}a_i\right)>0.\]

 

 
Từ ý tưởng trên, ta sẽ dùng qui nạp để chỉ ra các hệ số $b_i$ đều âm.

Bài toán 6: (chưa có)




#635510 tính lim hàm hai biến

Gửi bởi An Infinitesimal trong 25-05-2016 - 18:48

Đặt $f(x,y)=\frac{x^{2}+y^{2}}{x^{3}+y^{3}}$
Xét $u_{n}=(0 , \frac{1}{n}),\, v_{n}=(0 , -\frac{1}{n})\, \forall n \in \mathbb{N}$. Ta có $\{u_n\}$ và $\{v_n\}$ cùng hội tụ về $0$ nhưng
$ \lim_{n\to \infty}f(u_{n})=\lim_{n\to \infty} n= \infty$ và $ \lim_{n\to \infty} f(v_{n})=\lim_{n\to \infty}-n= -\infty$.
 
Suy ra $\lim_{(x,y)\to (0,0)} f(x,y)$ không tồn tại. 



#625413 Số điều kiện của ma trận

Gửi bởi An Infinitesimal trong 06-04-2016 - 19:12

Với một chuẩn ma trận đã cho $\left \| \cdot  \right \|$ số điều kiện của một ma trận A bằng: 

$cond(A) = \left \| A  \right \|\left \| A^{-1}  \right \|$

Ký kiệu $cond_2$ là số điều kiện tương ứng với chuẩn Euclide $\left \| \cdot  \right \|_2$

Chứng minh rằng:

1/ $cond(A)=cond(A^{-1})$ với mọi ma trận $A$

2/ Nếu A đối xứng thì:

$cond_2(A)=\frac{\sup_{1\leq j \leq n} |\lambda_j|}{\inf_{1\leq j \leq n} |\lambda_j|}$

trong đó $\lambda_1,...,\lambda_n$ là các giá trị riêng của $A$

 

C/m 1): Hiển nhiên.

C/m cho 2: Ta chỉ cần c/m: $||A||=\lambda_{*}:= \max\{|\lambda_j|: j=1, 2, ..., n\}$

 

Ta có $|Ax|_2 \le \max\{|\lambda_j|: j=1, 2, ..., n\} |x|_2  $

Vì $A$ đối xứng nên tồn tại một cơ sở trực chuẩn được sinh ra từ các vector riêng của $A$ ($v_1, v_2, ..., v_n$).

Khi đó với mỗi $x\in \mathbb{R}^n$, tồn tại $\alpha_i, i=1, 2, ..., n$, sao cho $x= \sum \alpha_i v_i$

Suy ra $|Ax|_2 = \sum \sum \alpha_i^2\lambda_i^2 \le \lambda_{*}^2 \sum \alpha_i^2= \lambda_{*}^2|x|^2.$

Và dấu bằng đạt được khi x là trị riêng  tương ứng trị riêng có độ lớn bằng $\lambda_{*}$.


  • lvx yêu thích