Đến nội dung

An Infinitesimal

An Infinitesimal

Đăng ký: 25-05-2005
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

#609189 Xét tính hội tụ của chuỗi số

Gửi bởi An Infinitesimal trong 15-01-2016 - 22:01

Xét tính hội tụ của chuỗi: $\sum_{1}^{\infty}\left ( \frac{n-1}{n+1} \right )^{\sqrt{n^4+3n+1}}$

 

 

Vì $$\left ( \frac{n-1}{n+1} \right )^{n+1}=\left ( 1-\frac{2}{n+1} \right )^{n+1} \to e^{-2}$$ nên
 
$ \lim_{n\to \infty} \sqrt{\left|\left (\frac{n-1}{n+1} \right )^{\sqrt{n^4+3n+1}}\right|} =0$. Suy ra chuỗi hội tụ.



#607295 bài tập về tích phân lebesgue

Gửi bởi An Infinitesimal trong 05-01-2016 - 11:00

Bạn ơi cho mình hỏi là phần này bạn học như thế nào đấy. Mình tuy hiểu lý thuyết song lại không giải được bài tập. Nhưng khi đọc giải thì vẫn hiểu một chút nhưng hơi máy móc

 

Bạn thử liên kết bài toán với các kết quả cơ bản xem sao. Bài tập là một thể hiện nhỏ của nội dung lý thuyết.




#607203 bài tập về tích phân lebesgue

Gửi bởi An Infinitesimal trong 04-01-2016 - 21:00

 

 

 
 
Bài 2: Có lẽ bạn gõ hàm $f_n$ sai. Có lẽ là $f_n(x)=\sum_{k=1}^{n}\sqrt{k}\chi _{A_k}.$

 

 

Với mỗi $ x\in (0,1).$  tồn tại n: $x\in A_n$, khi đó $f_k(x)=\sqrt{n} =f(x) \forall k \ge n$, dễ thấy $\{f_n(x)\}$ là dãy tăng với mỗi $x$ cố định. Suy ra a)

 

b) Dùng ĐL hội tụ đơn điệu, ta có

$$\int_{\mathbb{R}}fd\mu = \lim_{n\to\infty} \int_{\mathbb{R}} f_nd\mu = \lim_{n\to\infty} \sum_{k=1}^{n}\frac{\sqrt{k}}{k(k+1)}=\sum_{k=1}^{\infty}\frac{\sqrt{k}}{k(k+1)}<\infty.$$

c) Ta có 

$$\int_{\mathbb{R}}f^2d\mu = \lim_{n\to\infty} \int_{\mathbb{R}} f_n^2d\mu = \lim_{n\to\infty} \sum_{k=1}^{n}\frac{k}{k(k+1)}=\sum_{k=1}^{\infty}\frac{1}{(k+1)}=\infty.$$ Suy ra đpcm.




#606853 bài tập về tích phân lebesgue

Gửi bởi An Infinitesimal trong 03-01-2016 - 00:58

 

bài 2 mình chép nguyên trong đề là như thế

 

 

Nếu vậy $\int_{[0,1]}f_nd\mu = \frac{1}{n(n+1)} \sum_{k=1}^{\infty} \sqrt{k}=\infty.$




#606852 Tìm miền hội tụ của chuỗi lũy thừa $\sum_{n=1}^{...

Gửi bởi An Infinitesimal trong 03-01-2016 - 00:51

Tìm miền hội tụ của chuỗi lũy thừa $\sum_{n=1}^{\infty }\left ( \frac{n}{2n+1} \right )^{n}(x-1)^{2n+1}$

 

Hiển nhiên với $x\in \{0, 1\}$, chuỗi hội tụ.
 
Xét chuỗi lũy thừa $\sum_{n=1}^{\infty }\left ( \frac{n}{2n+1} \right )^{n}(x-1)^{2n}$
Đặt $u_n= \left ( \frac{n}{2n+1} \right )^{n}(x-1)^{2n}, \forall n \in \mathbb{N}.$
$\sqrt[n]{|u_n|}= \frac{n}{2n+1}(x-1)^2 \to \frac{(x-1)^2}{2}.$
 
TH1: $(x-1)^{2}<2$ chuỗi hội tụ.
 
TH2: $(x-1)^{2}>2$ chuỗi phân kỳ.
 
TH3: $(x-1)^{2}=2$
$\left ( \frac{n}{2n+1} \right )^{n}(x-1)^{2n}= \left ( \frac{2n}{2n+1} \right )^{n} =\left[\left(1-1/(2n+1)\right) ^{2n+1}\right]^{n/(2n+1)} \to e^{-1/2}\neq 0.$
Do đó chuỗi phân kỳ.
 
 
Miền hội tụ là $(1-\sqrt{2}, 1+\sqrt{2})$.



#606722 bài tập về tích phân lebesgue

Gửi bởi An Infinitesimal trong 02-01-2016 - 13:42

Mong mn giúp đỡ ạ

1) cho hàm $f(x)=\left\{\begin{matrix} & x^2+x+1+e^{3x} \quad x\in \textbf{R}-\mathbf{Q}\\ &1 \quad x\in\mathbf{Q} \end{matrix}\right.$

chứng minh f khả tích Lebesgue nhưng không khả tích Rienman

Tính tích phân Lebesgue của f trên [0,1]

2) 

cho $f(x)=\left\{\begin{matrix} 0\quad x\notin [0,1)& \\ \sqrt{n} \quad x\in \mathit{A_n}=(\frac{1}{n+1},\frac{1}{n}] \end{matrix}\right.$

ta đặt $f_n(x)=\sum_{k=1}^{\infty}\sqrt{k}\chi _{A_n}$

a)chứng minh $f_n$ tăng tới f

b)chứng mnh f khả tích trên R và tính $\int_{\mathbb{R}}fd\mu$ ở đó $\mu$ là độ đo lebesgue trên $\mathbb{R}$

c)chứng minh $f^{2}$ không khả tích trên  $\mathbb{R}$

 

 

Bài 1: Xét tính khả tính L và R trên $[0,1]$ phải không?

Hàm số không liên tục tại $x$ bất kỳ trong khoảng $[0,1]$. Do đó hàm số không  khả tích Riemann.
Vì $\mathbb{Q}\cap [0,1]$ có độ đo không nên hàm đo được $f(x)= x^2+x+1+e^{3x}$ hầu khắp nơi và $g(x)=x^2+x+1+e^{3x}$ khả tích Riemann trên $[0,1]$ nên $f$ khả tích L trên đó.
 
$$\int_{[0,1]}fd\mu = \int_{[0,1]} (x^2+x+1+e^{3x})d\mu= \int_{0}^{1} (x^2+x+1+e^{3x})dx = \frac{e^3}{3}+\frac{3}{2}.$$ (Tích phân sau cùng là tích phân Riemann)
 
Bài 2: Có lẽ bạn gõ hàm $f_n$ sai. Có lẽ là $f_n(x)=\sum_{k=1}^{n}\sqrt{k}\chi _{A_k}.$



#606498 Không có đa thức P(x) nào với hệ số nguyên có thể có giá trị P(7)=5, P(15)=9

Gửi bởi An Infinitesimal trong 01-01-2016 - 16:57

Dùng nhận xét sau để c/m:

Nếu $P$ là đa thức hệ số nguyên thì với $a, b \in \mathbb{R}, P(b)-P(a) \vdots (b-a).$




#606488 It is always true that $rank(ABC)\leq rank(AC)$

Gửi bởi An Infinitesimal trong 01-01-2016 - 16:34

Try for 2x2 matrices first and be lucky!.   :P ..

That is simple but that is the best  method of thinking!




#605678 Giải phương trình $x-2\sqrt{x-1} - (x-1)\sqrt{x...

Gửi bởi An Infinitesimal trong 27-12-2015 - 22:42

Tại sao trường hợp 2 $x\ge 2$  vậy?

Vì $\sqrt{x-1}-1 = \sqrt{x(x-1)} \ge 0.$




#605334 Giải phương trình $x-2\sqrt{x-1} - (x-1)\sqrt{x...

Gửi bởi An Infinitesimal trong 26-12-2015 - 16:15

Câu đầu, ta có

pt $<=> (\sqrt{x-1} -1)^2 -(x-1)\sqrt{x} + \sqrt{x(x-1)} =0$

Đặt $ \sqrt{x}=u, \sqrt{x-1}=v $

Suy ra 

$(v-1)^2 -v^2u+uv=0 $

Viết phương trình bậc $2$ theo $v$, suy ra $v=\frac{1}{2}; v(1-u)=1$ Đến đây dễ rồi

 

Điều kiện: $x\ge 1.$

$ (\sqrt{x-1} -1)^2 -(x-1)\sqrt{x} + \sqrt{x(x-1)} =0$

${\Leftrightarrow  (\sqrt{x-1} -1)^2 -\sqrt{x(x-1)}(\sqrt{x-1}-1) =0}$

Do đó $\sqrt{x-1} -1=0$ hoặc $\sqrt{x-1} -1=\sqrt{x(x-1)}$

1) $x=2$

2) $x\ge 2$ và $x-2\sqrt{x-1}=x^2-x$

PT này vô nghiệm vì $x^2-2x>0>-2\sqrt{x-1}.$

 



#604742 Tính khả vi và tính liên tục

Gửi bởi An Infinitesimal trong 22-12-2015 - 21:06

giả sử f và g có đạo hàm trên (a,b) với f©=g© c thuộc (a,b). nếu f'(x)<=g'(x) cho x thuộc [c,b), cmr f(x)<=g(x)cho x thuộc [c,b). điều ngược lại có đúng hay không , giải thich?

 
Vì hiển thị đề của bạn không rõ ràng nên dẫn đến hiểu nhầm.
Điều này suy ra được suy ra từ ĐL giá trị trung bình.
Vì $f'(t)\le g'(t) \forall t\in [c,b]$ nên với $x\in (c,b)$, ta có
$$\int_{c}^{x}f'(t)dt \le \int_{c}^xg'(t)dt,$$
hay
$$f(x)\le gx).$$
 
 
------
Chiều ngược lại không đúng, thí dụ: $g(x)=x, f(x)=x^2\, \forall x\in [0,1)$ thỏa
$$f(0)=g(0), f(x)\le g(x)\, \forall x\in [0,1), f'(\frac{1}{3})=1> \frac{2}{3}=g'(\frac{1}{3}).$$
 



#604471 Tính khả vi và tính liên tục

Gửi bởi An Infinitesimal trong 21-12-2015 - 19:48

giả sử hàm f có đạo hàm trên (a,b) và f' bị chặn trên (a,b) . cmr f liên tục đều

Dùng định lý Lagrange để suy ra tồn tại số thực $M$ sao cho

$$|f(x)-f(y)|\le M|x-y| \forall x, y \in (a,b).$$

Do đó f liên tục đều.




#604470 Tính khả vi và tính liên tục

Gửi bởi An Infinitesimal trong 21-12-2015 - 19:46

giả sử f và g có đạo hàm trên (a,b) với f(c)=g(c) c thuộc (a,b). nếu f'(x)<=g'(x) cho x thuộc [c,b), cmr f(x)<=g(x)cho x thuộc [c,b). điều ngược lại có đúng hay không , giải thich?

Bạn thử nghiệm với hai hàm sau $f(x)=x^2+2015, g(x)=x^2$.




#604467 Giải phương trình \sqrt{\frac{1-x}{x}...

Gửi bởi An Infinitesimal trong 21-12-2015 - 19:41

Câu d)

Nhận xét: với $x=\frac{1}{2}, VT=1=VP.$

ĐK: $0<x\le 1.$

PT tương đương

$$\Leftrightarrow \sqrt{\frac{1-x}{x}}-1=\frac{2x+x^2}{1+x^2}-1,$$ 

$$\Leftrightarrow \frac{1-2x}{\sqrt{x(1-x)}+x}=\frac{2x-1}{1+x^2},$$

$$\Leftrightarrow {1-2x}=0.$$




#604229 Tìm đa thức đặc trưng của ma trận cấp 4 và tính det

Gửi bởi An Infinitesimal trong 20-12-2015 - 18:59

Đa thức đặt trưng của ma trận cấp4 thì làm sao tìm mãi trên mạng mà ko thấy nên lên đây hỏi mọi người với lại Det như thế này thì tính thế nào

 

$P_{A}(\lambda)= \det(A-\lambda I_4)= \lambda^4-7\lambda^3+11\lambda^2+7\lambda-12.$

 

(Nhờ định thức tương ứng có rất nhiều số 0 nên khai triển định thức theo  bất kỳ dòng hay cột nào cũng cho kết quả và tính toán rất đơn giản.)

 

Nhờ vào Định lý Caley-Hamilton, $P_A$ là đa thức triệt tiêu ma trận A, nghĩa là $P_{A}(A)=0$.

Khi đó

 

 

$A^4-7A^3+12A^2+I_4 =A^2-7A+13I_4 =(A-\lambda_1 I_4)(A-\lambda_2 I_4)$ với 

 

$\begin{cases} \lambda_1=\frac{7}{2} + \frac{\sqrt{3}\, \mathrm{i}}{2},\\\lambda_2= \frac{7}{2} - \frac{\sqrt{3}\, \mathrm{i}}{2}. \end{cases}$
Do đó
$$\det(A^4-7A^3+12A^2+I_4) = \det((A-\lambda_1 I_4))\det(A-\lambda_2 I_4) = P_A(\lambda_1)P_A(\lambda_2)= \left|P_A(\lambda_1)\right|^2.$$