Đến nội dung

tuanlila

tuanlila

Đăng ký: 26-05-2005
Offline Đăng nhập: 05-08-2008 - 17:54
-----

test thu cong thuc chut

05-08-2008 - 17:56

$\sqrt{2}$ $a^2$

tại sao lại xóa bài của tuanlila ?

21-10-2006 - 12:32

em có 1 bài BDT post trong diễn đàn đã lâu mà ko có ai giải được !!!!
em post lại thì bị xóa là sao !!!!!!
pó tay !!!!!

ai giải được bài này ?

21-10-2006 - 12:30

tìm min của A = 6a + 3b +c
biết :
2a +5b +c :forall 10
4a - 3b + 2c = 16
2a + 4b + c = 8
a,b,c :geq 0


-------------- tôi giải 3 ngày rồi mà ko ra ----------
hu hu hu

Tuyển Olympic Toán quốc tế 2005: Những chuyện cảm

14-07-2005 - 07:17

Tuyển Olympic Toán quốc tế 2005: Những chuyện cảm động


Cùng hệ thống hóa kiến thức trước giờ lên đường
Hôm nay, 13-7, đội tuyển HS giỏi Toán Việt Nam chính thức tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Mexico. Hầu hết các em đều là HS con nhà nghèo, tâm sự của các em khiến chúng tôi không khỏi ngậm ngùi…

Gần một tháng trước ngày thi, 6 thành viên đội tuyển Toán tập kết tại khách sạn Mỹ Lan trên đường Bà Triệu. Hai phòng tại tầng 5 khách sạn này trở thành ìđại bản doanh” để các thầy trò ôn luyện. Trưởng đoàn là TS Lê Bá Khánh Trình (ĐHQG TP.HCM) và Phó đoàn là TS Nguyễn Thành Văn (ĐHQG HN).

ìĐột nhập đại bản doanh” đội tuyển

Mở cánh cửa phòng khách sạn, chúng tôi thấy tràn ngập sách và sách. Một tháng qua, cả thầy và trò quây quần bên hai chiếc bàn tròn khá lớn, tất cả đều miệt mài bên những con tính quên cả thời gian. Trần Chiêu Minh, HS lớp 12 Trường THPT Năng khiếu (ĐHQG TP.HCM) cười hồn nhiên: ìEm tự tin mình có thể giành được giải cao để mang về niềm vinh quang cho Tổ quốc”.

ìKhám túi” mấy học trò chuẩn bị lên đường xuất ngoại, thứ được chuẩn bị nhiều nhất là… mì tôm. ìMì tôm là món thông dụng nhất, nhỡ sang bên đó thức ăn không quen thì chỉ mì tôm là cứu đói được” - Kim Hùng với kinh nghiệm từng đi thi năm ngoái cho biết. Kim Hùng cũng chính là niềm hy vọng số 1 của đội tuyển lần này.

Nhà nghèo nhưng học giỏi

Đến với đội tuyển, mỗi HS một hoàn cảnh nhưng hầu hết đều là những HS con nhà nghèo. Phạm Kim Hùng ở Ý Yên, Nam Định, người nhiều kinh nghiệm nhất trong đội với 1 HCV Olympic Toán quốc tế năm ngoái (thi quốc tế từ năm lớp 11 – năm ngoái đoàn VN xếp thứ 4 sau Mỹ, Nga và Trung Quốc) đã từng sống đời HS nội trú từ năm lớp 10.

6 học sinh trong đội tuyển Việt Nam dự Olympic Toán quốc tế:

1. Đỗ Quốc Khánh, HS lớp 12, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

2. Trần Trọng Đan, HS lớp 12, Trường THPT Năng khiếu, TP Hải Phòng.

3. Nguyễn Nguyên Hùng, HS lớp 12 khối chuyên Toán-Tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

4. Nguyễn Trường Thọ, HS lớp 12, khối chuyên Toán-Tin, ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội.

5. Trần Chiêu Minh, HS lớp 12 Trường THPT Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM.

6. Phạm Kim Hùng, HS lớp 12, khối chuyên Toán-Tin, ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội.

Nguyễn Trường Thọ, HS khối chuyên Toán-Tin ĐH KHTN (ĐHQG HN) quê Lâm Thao, Phú Thọ, trắng trẻo, thông minh song trông nhỏ nhắn như một HS cấp 2 tâm sự: 1 triệu đồng để đặt may comple đối với gia đình em là một khoản tiền lớn, chắc bố mẹ cũng phải cố gắng lắm mới có được. Cũng dễ hiểu vì bố mẹ Hùng đều là giáo viên nghèo tại huyện trung du Lâm Thao.

Được biết trong đoàn đi thi HS giỏi Toán quốc tế năm nay, em Đỗ Quốc Khánh (Đà Nẵng) thuộc diện nhà nghèo nhất. Các thầy giáo ở trường và UBND TP đã giúp Khánh chi phí tàu xe và một vài khoản thiết yếu khác. Gia đình Trần Trọng Đan (Hải Phòng) cũng chả dư dật gì, bố là kỹ sư nhà máy xi măng, mẹ đã về hưu… Thầy Lê Tự Cường trực tiếp dạy em tiết lộ.

Tâm tư thầy và trò…

Tiêu chuẩn ăn uống của các tài năng Toán học này là 40.000 đồng/người/ngày khi tập trung trong nước, và 8 USD/người/ngày khi sang Mexico. Quả là khá eo hẹp, nhất là khi ở một trong các TP lớn nhất nhì thế giới như Mexico City.

Quả thực, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi khi được biết hoàn cảnh gia đình của các tài năng Toán học, 1 triệu đồng để may comple cũng là một khoản tiền lớn. Càng ngậm ngùi hơn khi biết số tiền này lại do chính gia đình các em bỏ ra, Bộ GD-ĐT chỉ định một hiệu may sao cho thống nhất về màu sắc và kiểu dáng mà thôi.

Thầy Lê Tự Cường, giáo viên Toán Trường chuyên Trần Phú, Hải Phòng, người trực tiếp dạy em Đan được cử đi theo đoàn với tư cách quan sát viên tâm sự: ìChúng tôi rất tủi thân mỗi khi thấy các đoàn thể thao đi trống rong cờ mở, về đón rước đàng hoàng, tiền tài trợ, tiền thưởng khá lớn. Còn chúng tôi đi về một cách lặng lẽ…”. Buổi chiều mưa trước ngày đoàn lên đường ấy (8-7), chúng tôi không thấy một ai đến với các em.

Thầy Cường bùi ngùi nhớ lại một kỷ niệm cách đây 9 năm, một thầy một trò đi thi Toán ở Ấn Độ, từ Hải Phòng lên Hà Nội mà phải ngồi nhờ sau thùng xe chở hàng… Rồi lần đi thi Toán châu Á - Thái Bình Dương tại Thái Bình năm 1999, thầy trò phải đi xe chở lợn, lợn đái tí tách xuống đầu cứ tưởng... trời mưa. Thầy Cường nhận xét: ìBây giờ các em đi thi dù sao cũng đã đầy đủ hơn nhiều so với hồi tôi đưa học trò đi thi ngày trước”.

Trước giờ lên đường, cả nhóm giơ ngón tay hình chữ V khẳng định: Quyết tâm chiến thắng! Trần Trọng Đan nói: ìChúng em chỉ biết cố gắng hết sức để đạt thành tích cao nhất có thể. Được tham gia kỳ thi lần này là vinh dự lớn của cá nhân em, của tất cả các bạn trong đội và còn vì danh dự của cả đất nước nữa”.

Theo Tiền Phong

tại sao đề hóa sai (2005 A)

11-07-2005 - 19:34

cách 1 : mình chơi pp Bất đẳng thức cho toán học tý nhé !
Gọi x, y, z là số mol Al, Fe, Cu theo thứ tự. Ta có phương trình phản ứng:

4Al + 3O2 ¾® 2Al2O3 (1)

x…….3x/4…… x/2

3Fe + 2O2 ¾® Fe3O4 (2)

y…….2y/3…….y/3

2Cu + O2 ¾® 2CuO (3)

z……..z/2...........z

Định luật BTKL cho : m (B1) + m (Oxi) = m (B2)

33,4 + 32( 3x/4 + 2y/3 + z/2) = 41,4
Suy ra : ( 3x/4 + 2y/3 + z/2 ) = 0,25 hay 9x + 8y + 6z = 3 (I)

Ta lại có biểu thức khối lượng hỗn hợp B1 : 27x + 56y + 64z = 33,4 (II)

Từ (I) , ta suy ra: 6(x + y + z) + (3x + 2y) = 3

Nếu x, y đều > 0 thì : 6(x + y + z) < 3 Þ (x + y + z) < 0,5 (a)

Từ (II), ta suy ra : 64(x + y + z) – (37x + 8y) = 33,4

Hay : 64(x + y + z) = {33,4 + (37x + 8y) } > 33,4

Nếu x, y đều > 0 thì : 64(x + y + z) > 33,4 Þ (x + y + z) > 0,5218 (b)

Ta thấy hai bất đẳng thức (a) và (b) mâu thuẩn nhau, nên không thể nào các giá trị x, y, z (là số mol các kim loại) đều đồng thời là số dương theo yêu cầu của một bài toán hóa học được.
cách 2 :mình dùng pp ko chuẩn mực nhé !
*theo đề bài,như vậy số gam Oxi phản ứng với hỗn hợp 3 kim loại là
m O2= 41,4-33,4 = 8(g) (điều 1)


* các PTPƯ xảy ra như sau:
(1) 4Al + 3O2 ------> 2 Al2O3
(2) 3Fe + 2O2 ------> Fe3O4(cái này là theo đáp án)
(hoặc 4Fe + 3 O2 -------> Fe2O3)
(3) 2Cu + O2 -------> 2CuO

đề bài ban đầu cho số gam hỗn hợp là 33,4 mà số khối của 3 kim loại là 27,56 và 64
như vậy số mol kim loại nhỏ nhất có thế là:
33,4 : 64 = 0,521875 (mol)

mà theo tỉ lệ các PTPƯ trên ,tỉ lệ oxi phản ứng với các kim loại là 3/4, 2/3(hoặc 3/4), và 1/2
-------> số mol Oxi tối thiểu cần dùng là 1/2 số mol kim loại
n O2 tối thiếu = o,521875: 2=0,2609375(mol)
-------->m O2 tối thiểu = 0,2609375 * 32 = 8,35 (g) (điều 2)

Từ điều 1 và điều 2 ta thấy vô lý ------------sai đề!!!!

copy fỏum tùm lum tà là !!!