Đến nội dung

Kakalotta

Kakalotta

Đăng ký: 26-12-2004
Offline Đăng nhập: 26-06-2012 - 21:42
****-

#203014 PhDvn.org và VMF, quan hệ ngoại giao

Gửi bởi Kakalotta trong 26-06-2009 - 20:33

Chào các bạn trẻ yêu toán

Thay mặt cho diễn đàn Phdvn.org, chúng tôi muốn gửi đến các bạn lời chào nồng nhiệt và trân trọng nhất.

Chúng tôi là những du học sinh đang làm việc tại nhiều nước trên thế giới. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã tạo ra diễn đàn Phdvn.org để thúc đẩy sự phát triển, cập nhật tri thức, kết nối giao lưu giữa bạn bè, đồng nghiệp. Mục tiêu của chúng tôi là tạo một sân chơi lành mạnh cho những người có cùng quan điểm trong giới trí thức.
Chúng tôi nhận thấy rằng, VMF là một diễn đàn tốt của giới trí thức và luôn mong muốn cùng hợp tác để cả hai diễn đàn cùng phát triển.
Đặc biệt, về mặt cá nhân, nhiều thành viên quen thuộc của Phdvn.org là cựu thành viên của diễn đàn toán học.
Vì vậy, chúng tôi mong muốn có một quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai diễn đàn, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Đây là thông báo thành lập của chúng tôi,

http://phdvn.org/ann...nt.php?f=2&a=11
và tôn chỉ và mục đích thành lập:
http://phdvn.org/showthread.php?t=143

Cũng nhân dịp này, chúng tôi trân trọng kính mời các tất cả các thành viên của Vietnam math Forum đủ điều kiện làm Advanced member trên Phdvn.org, tham dự diễn đàn Phdvn.org như là đại diện của đối tác chiến lược. Xin mời các bạn request hồ sơ tại http://phdvn.org/forumdisplay.php?f=34

Bởi vì rằng mối quan hệ đặc biệt giữa nhiều thành viên của PhDvn.org và VMF, chúng tôi nhìn nhận VMF như một đối tác đặc biệt quan trọng và thực sự mong muốn có thể giúp đỡ các bạn trẻ thêm về kinh nghiệm làm việc nghiên cứu thời đại học, kinh nghiệm xin học bổng sau đại học.


Chúng tôi chân thành cảm ơn, và mong muốn có một hợp tác lâu dài và bền chặt.

Trân trọng


Ban Quản Trị Phdvn.org


#178664 KK vs lavie

Gửi bởi Kakalotta trong 03-02-2008 - 23:36

Hi hi, tớ sợ lắm, tớ cũng chẳng muốn ai biết gì về bản thân mình cả. Tính tớ hiền lành, hòa nhã, chỉ lên trên này đọc cho vui chứ không dám khoe khoang gì về bản thân, hay là thể hiện tiếng Anh :D. Bạn KK thất tình nên trí nhớ có phần giảm sút, tớ nhớ hồi trước bạn KK mở chủ đề "TLCT vs lavie" kể lể khơi khơi thông tin người khác mà có xin phép ai đâu. Ấy vậy mà sao mấy hôm nay lại đâm ra coi trọng đạo đức người "làm báo", giữ gìn thông tin cá nhân người khác vậy? Hay là bạn có PM xin phép tớ mà tớ không nhận được :D ?

Trí nhớ của cậu tồi quá.Tớ đã nói rõ từ ngày xưa là cậu thì tớ chả thích đụng, thấy cậu làm PhD vất vả mà lại ốm đau thì bọn tớ cũng ngại từ đầu rồi, nên vốn chả có ý định đụng vào, nhưng cậu lại thích được tớ và AL chăm sóc thì tớ đành phải chiều ý cậu thôi. Cái này là cậu nhờ tớ đấy nhé. Cậu nên tự trách bản thân trước đi nhé, gây sự với bọn tớ trước rồi lại bảo bọn tớ hung dữ, rồi tự khen mình hiền. Như vậy tớ buồn lắm, hôm qua khóc mấy lần khi đi restroom, dùng hết một cuộn giấy. Thông tin của bạn thì tớ toàn lấy ở các báo lá cái chuyên lăng xê đánh bóng các thần đồng ra cả, ai chả biết, người nổi tiếng mà, ông Hàm Châu bảo thế... Thậm chí công trình của cậu tớ cũng có dám thêm bớt đâu, N-k/N thì phải để nguyên, đâu có dám chế biến thành N-k/N^2 đâu. Toán học là phải chính xác. Tớ nói để thể hiện sự tôn trọng, thế mà cậu cũng giận, kể cũng lạ nhỉ?

Thú thực khi nghe thấy cậu tự khen mình "tớ cũng chẳng muốn ai biết gì về bản thân mình cả, hiền lành, hòa nhã và đặc biệt không dám khoe khoang gì về bản thân" tớ đang thẩm du tư tưởng, tự sướng trên giường thì bật cười, phải tạm ngừng việc thẩm du với giấy và bút chì lại để định thần. cậu tuyên bố cái câu đấy, tỷ lệ đúng của nó là N-k/N hay là N-k^2/N, khoảng ước lượng tin cậy là bao nhiêu? Nó có cao hơn xác xuất cậu đưa ra chứng minh cậu trở thành thiên tài không?

Chỉ có điều nhắc khéo với cậu, làm cái gì thì nó kin kín một chút, .... không nên để các em gái nó có cớ nó đi khoe là ....
Mấy hôm nay bận quá, không kịp viết tiếp cái bài về khoa CNSH. nhuờng các bạn khác có ý kiến.


#178410 KK vs lavie

Gửi bởi Kakalotta trong 01-02-2008 - 22:01

Bạn KK bỏ diễn đàn đi thì cũng buồn thật đấy, ai chỉ dạy cho chúng tớ toán nước ngoài bây giờ ?

Không, tớ chỉ bảo là tớ chả có hứng nói chuyện toán ở diến đàn mình nữa thôi, mà chỉ có hứng bình luận lăng nhăng thôi bạn Lavie ạ, sao lại nhét chữ vào miệng tớ thế. Toán thì tớ kém, tớ đã nhận rồi, các bạn nói tớ không hiểu, thì làm gì dám chỉ dạy ai. Có bạn Lavie thần đồng IMO ở đây, thế là quá đủ rồi. Tớ thì lâu ngày không biết bạn ra sao, nhưng theo lý thuyết bạn tự đưa ra thì N-k/N của ban phải xấp xỉ 99.99999% bạn trở thành thiên tài rồi bạn nhỉ? Tiện thể cảm ơn bạn đã có nhã ý khen tiếng anh của tớ, tớ xúc động tý rơi laptop xuống đất, nhưng dù sao tiếng anh của tớ cũng lởm khởm lắm bạn ạ, vả lại cũng không có nổi khả năng sáng tạo cao về văn chương như bạn nói đâu cho nên không dám nhận lời khen của bạn. Tớ biết tớ kém, cho nên xếp bàn phím ngồi học mấy giáo sư kia, chứ đâu phải thiên tài như bạn Lavie chả cần học bố con thằng nào.
Chúc bạn vui.


#175467 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Gửi bởi Kakalotta trong 22-12-2007 - 23:32

Thêm một số tư liệu:
Gửi bạn ta,
Theo sử sách, thời Đông Chu bên Tàu có ông vua nước Tề thích nghe hoà tấu sáo. Đông Quách tiên sinh là một nhạc công thổi sáo trong một dàn nhạc cung đình. Trình độ thổi sáo của Đông Quách hết sức tầm thường, nhưng vì lẫn trong đám đông nên cái dở của Đông Quách tiên sinh vua không phát hiện ra.
Sau khi vua băng hà, thái tử lên thay. Vua mới lên ngôi khác hẳn người cha, lại chỉ thích nghe độc tấu sáo. Đông Quách tiên sinh nghe vậy, sợ hãi bỏ cả sáo chạy khỏi dàn nhạc cung đình.
Đó là chuyện Tàu, giờ sang chuyện Tây.
Ông Nguyễn Đình Đức, bên Nga, người được "chú T." ưu ái giới thiệu thay mặt trí thức cộng đồng Đông Âu vào Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam với những thành tích được FPT đưa tin như sau:
"Là giáo sư danh dự của Đại học Tổng hợp châu Âu, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Liên bang Nga, Viện Hàn lâm phát minh sáng chế quốc tế, Nguyễn Đình Đức là một trí thức trẻ được biết đến nhiều ở Nga....
-Vậy còn công trình khoa học giúp anh giành bằng phát minh số 120 và huy chương Kapixư cao quí của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên LB Nga...?
- Nói nôm na đó là công trình nhằm chứng minh: nếu bổ sung một cách hợp lý những hạt cầu vào vật liệu hai pha có cấu trúc không gian trước đây, sẽ thu được một vật liệu mới ba pha bền hơn khi chịu lực, chịu nhiệt, độ bền tăng theo thời gian sử dụng, giảm được sự tập trung ứng suất và những khuyết tật bên trong, tăng khả năng chịu đựng khi có vết nứt...."
Tai tôi được nghe chính ông Đức kể là sau khi nghe thấy có cái bằng phát minh này, người Mỹ ngỏ lời mời ông Đức sang Mỹ thử tay nghề với mức lương khởi điểm cho người có bằng tốt nghiệp đại học là 42.000 đôla/năm. Nhưng ông Đức rất muốn đem kiến thức về nước thực hành, nên ông từ chối sang Mỹ. Chao ơi, tinh thần yêu nước của ông thật đáng khâm phục, chả thế mà tháng 9-1998 ông phủ phục ở khách sạn Viện Hàn lâm gần nửa ngày để xin gặp ông Đặng Vũ Minh, Giám đốc Trung Tâm công nghệ quốc gia để kiếm việc, dù ông biết rõ lương nhận được tại nước nhà chỉ nhỉnh hơn 1% mức lương Mỹ mời chào - không quá 500 USD/năm.
Tại sao ông Đức lại nghĩa khí đến vậy. Té ra là ông Đức đã khôn khéo bằng tiền đổi xanh, thu vàng từ hồi thực tập ở Đại học tổng hợp Mátxcơva xoay được cái bằng phát minh, để cái bằng đó mang tên mình và loè mấy ông quan ù ờ, nhưng sính bằng cấp. Thế nhưng người Mỹ lại khác, vốn thực dụng, nghe thấy "tài năng" ông Đức đã đánh tiếng mời ông sang . Xin nhắc lại đấy là theo lời ông Đức kể chứ tôi chưa nhìn thấy giấy mời.
Thừa hiểu sang Hoa kỳ "thi thố tài năng" thì lộ mặt thật, thế là "chàng Đông Quách tiên sinh thời hiện đại" khôn ngoan cài số lùi, lẹ rút, không quên buông những lời "thiết tha yêu nước" sau khi đã "lại quả" cho "chú T." chiếc danh hiệu viện sĩ, như Đức kín hở khoe khéo với anh em trong trường Đại Học Tổng hợp Mátxcơva.
Ông C.T. một người từng làm việc khá lâu ở Viện nghiên cứu hạt nhân Dubna kể cho tôi nghe rằng ông đã vào thư viện đọc và được biết trong thời gian 68 năm (1917-1985) nhà nước Xô Viết mới chỉ cấp 108 bằng phát minh.
Bằng phát minh của Liên Xô được cấp cho những công trình phát hiện những nguyên lý mới của thế giới vật chất mà trước đấy chưa ai phát hiện ra, và nó khác hẳn với bằng sáng chế, chỉ thuần tuý là một giải pháp mới cho một vấn đề cụ thể, người Mỹ thường gọi là "know-how" (bí quyết). Do vậy bằng sáng chế nhiều vô kể, nhưng bằng phát minh rất hiếm hoi.
Trong 108 bằng phát minh của Liên Xô, có tới 25 chiếc thuộc về các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu hạt nhân Dubna. Trong số này có một bằng phát minh cấp cho tập thể 12 nhà khoa học. Viện sĩ Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu vinh dự là một trong số 12 người đó.
Về cái bằng phát minh số 120 mà ông Đức khoe, cơ quan nào cấp và nó có phải là bằng...thật hay không, đến nay vẫn là một câu hỏi.
Câu hỏi của tôi không phải là không có cơ sở khi xem xét quá trình học hành của ông Đức.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà nội, ông Đức được gửi sang thực tập ở khoa Toán Cơ Đại học tổng hợp Mátxcơva (chứ không phải là nghiên cứu sinh như ông khoe). Ông ham mê đổi xanh và thâu vàng hơn là học. Được một năm thì ông Đức xuýt mất mạng. Chả là hôm đó ông Đức mua vàng của một người Việt. Lấy cớ mua bán, tên này xông vào định giết ông Đức để cướp vàng và tiền. May mắn thay, ông Đức chống cự được và vớ được chai sâm-panh góc nhà đập vào đầu tên kẻ cướp, đồng thời la lối to. Hôm đó là ngày nghỉ, có một đám cưới cặp người việt trong trường. Tên cướp ôm đầu máu bị Đức đuổi đánh, chạy thẳng vào đám cưới và bị giữ. Ngay khi rõ chuyện, anh em Đại học tổng hợp Mátxcơva rất thông minh gọi xe cứu thương đưa tên cướp đi viện và giải thích với "bạn" rằng đây là chuyện say xỉn, không muốn để công an Nga đào bới, nhằm giữ gìn thể diện cho cộng đồng người Việt đang học tại đó.
Hết hạn thực tập, ông Đức xin làm nghiên cứu sinh. Khoa Toán cơ sắp xếp ông Lenxky làm thầy hướng dẫn. Thầy trò gặp gỡ nhau, ông Lenxky đưa bài toán để kiểm tra trình độ ông Đức. Chả hiểu ông Đức giải thế nào mà ông Lenxky chê dốt và không
nhận. Ông Đức sợ hãi tìm gặp ông Việt và ông Công, là hai trong số những người giỏi toán của Việt Nam đang học tại đó. Ông than:
- Nếu không được nhận học tiếp mà phải về nước thì tao chết mất!
Thương ông Đức, hai ông Việt và Công gặp ông Chương, phụ trách bộ phận quản lý lưu học sinh của Đại sứ quán để nhờ ông Chương viết giấy xuống khoa Toán Cơ xin cho ông Đức được học tiếp.Nhận giấy của Sứ quán, ông Trưởng khoa Toán-Cơ nghĩ rằng ông Đức chắc hẳn thuộc diện được phía Việt Nam cố muốn đào tạo, nên đành chấp thuận. Ông Lenxky dứt khoát từ chối nhận Đức, do vậy khoa Toán-Cơ cử người khác hướng dẫn thay.
Sau khi bảo vệ xong luận án phó tiến sĩ, ông Đức biết khó mà sờ được cái bằng tiến sĩ ở ĐHTH Mátxcơva, ông xin chuyển sang Viện máy công nghiệp.
Rất may cho ông Đức lãnh đạo cái viện này "thức thời và xôi thịt" nên ông Đức đã bảo vệ thành công và nhân đà ông kiếm luôn hai cái danh hiệu viện sĩ như trên. Danh hiệu viện sĩ Viện hàn lâm New York ông Đức cũng có, chính ông kể với tôi ông đóng lệ phí bao nhiêu đôla... và chê bai đó là câu lạc bộ khoa học vô bổ. Ông Đức biết tỏng vở "viện sĩ" Viện hàn lâm New York ở Việt Nam đã hết thiêng, thành ra chẳng dại xui FPT dán thêm vào nữa . Nhân đà, ông Đức kiếm luôn cái hàm giáo sư ở trường Đại học Tổng Âu Châu nhưng đóng ở... ngoại ô Mátxcơva(!!!) tựa như "Hồng Công bên hông Chợ Lớn" vậy.
Cũng rất nực cười là cái trường này lại do cái gọi là "Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Nga" đẻ ra, không thày, không thợ và ông Đức cũng chẳng dạy giờ nào vì còn bận rửa đít thay tã cho đứa con thứ hai mới chào đời. Ông Thạc, người mà hai mươi năm làm từ điển không xong, đã lăng xê cái tít "giáo sư" của ông Đức lên báo để vừa lòng quan trên.
Ông Đức cũng từng ôm cái luận án tiến sĩ và 30 biểu bảng từ Viện thiết kế máy sang bên trường Đại học tổng hợp Mátxcơva hy vọng được bảo vệ lấy tiếng thơm của trường này. Các giáo sư khoa Toán cơ sau khi nghe đã bác bỏ; ấy thế mà nhoằng một cái đã thấy đẻ ra cái bằng phát minh số 120, mang tên ông.
Về cái bằng phát minh số 120, bạn đọc có thể tự giải đáp được. Hoặc ông Đức là một bậc kỳ tài của thiên hạ, hoặc là một trò lừa của một nhóm người có tổ chức tại Mátxcơva, sinh ra nhằm thoả mãn nhu cầu bổ xung "lực lượng kế cận" tại nước nhà, nhằm mưu đồ cá nhân trong chính trường.
Mấy ai ở Mátxcơva nhìn thấy cái bằng sáng chế đó, hoạ chăng chỉ "chú T." và mấy anh báo chí cung đình.
Còn ở Việt Nam ra sao?
Ông Nguyễn Cảnh Nam, ốp Xaliut 2 thuật lại lời ông Tùng, Viện trưởng viện Vật liệu xây dựng:
- Tôi nhận được cú điện thoại của "trên" gọi xuống nói là có một người bên Nga tài giỏi về vật liệu học, phải tìm cách "sử dụng".
Theo ông Tùng kể lại thì "Đông Quách tiên sinh" nhà ta cũng đành thú trước ông Tùng là không biết gì nhiều về vật liệu học. Thế mà thoắt một cái "Nguyễn Đình Đức tiên sinh" trở thành Uỷ viên Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Theo tôi biết thì trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam không có bộ phận nào nghiên cứu vật liệu.
Thánh thật!!!!
Bùi Bảo Nứa
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, trong truyện ngắn "Bài học nông thôn" xuất bản năm 1989 đã viết:
"...Tôi đây này, tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại thế nào, vừa phản động, nó vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy. Sự ngu dốt của bọn có học tởm gấp vạn lần so với ở người bình dân. Vì sao? Vì chúng giả hình. Chúng nhân danh lương tâm, đạo đức, mỹ học, trật tự xã hội, thậm chí nhân danh cả dân tộc nữa..."


#172642 toán là gì đối với bạn

Gửi bởi Kakalotta trong 18-11-2007 - 07:21

toán là công cụ kiếm tiền, lấy vợ, nuôi con.


#154951 Khi nào thì nên bắt đầu nghiên cứu Toán học?

Gửi bởi Kakalotta trong 21-04-2007 - 21:51

Well, vậy thế thì thế nào là để có thể hiểu rõ về biến đối Fourier? Biến đối F theo một nghĩa nào đó là phân tích một biểu diễn của một nhóm trở thành các biểu diễn Unitary bất khả quy, và do đó để có thể hiểu được biến đổi F cho đến nơi đến chốn thì cần phải hiểu thành thạo lý thuyết biểu diễn, và do đó kéo theo hình học noncommutative, hình học symplectic, hình học poisson, đại số toán tử, lý thuyết Lie, hình học đại số không giao hoán (ideal trong đại số bao),..... nhập cuộc. Tất cả những thứ mà tôi học đến này chưa có cái nào vuợt qua đuợc biến đối F. Ngay cả Langland duality chẳng qua cũng là một trong những cố gắng để hiểu FT trong trường hợp tổng quát.
Cho nên cần hiểu đến nơi đến chốn câu nói của Tao chứ không phải đọc mấy cái ông ta viết rồi học thuộc lòng theo kiểu kinh phật.


#153721 Khi nào thì nên bắt đầu nghiên cứu Toán học?

Gửi bởi Kakalotta trong 10-04-2007 - 13:58

Tôi và AL chưa có bất cứ một câu nào nói rằng chúng tôi biết nhiều, mà nguợc lại, chúng tôi lúc nào cũng ý thức được rằng kiến thức của chúng tôi rất giới hạn, có thể hơn đuợc một số người, nhưng vẫn luôn có rất nhiều người biết nhiều hơn chúng tôi nhiều. Chúng tôi ý thức điều này rất rõ, do đó luôn cố gằng học càng nhiều càng tốt cũng như động viên những người khác phải học tập mở mang kiến thức càng nhiều càng tốt khi làm khoa học. Đó là quan điểm của chúng tôi.

Chỉ có một số người ở đây, ví dụ như sư huynh sư đệ nhà anh TLCT mới tuyên bố mình biết tuốt, chấp tuốt, chỉ cần học 2 tháng là chuởng nào cũng chiều, rồi mình đã có khả năng sáng tạo cao độ. nhưng không hiểu sao lại toàn gán điều đó cho chúng tôi???


Về hsptmu, tôi nhắc lại rằng tầm toán học của anh ấy đã vượt rất xa chúng tôi, nên chúng tôi không đủ tư cách để đàm đạo, chỉ có anh TLCT mới có thể ngang tầm với hsptmu. Xin cáo thoái.


#129320 Các chú thích uýnh nhau thì vào đây nhá

Gửi bởi Kakalotta trong 12-11-2006 - 10:09

KK nói dân pde vn không biết đa tạp có lẽ KK chỉ ở HN nên mới biết thế nhỉ.

ngoài ví dụ trên thì một đống (30-40 gì đấy) học trò của Thầy Đức cũng làm pde đó. nhân đây, kể vài anh gần đây. một người ở Perdue (có một bài trên Anal trong thời sv), 2 anh ở Minnesotta hiện học trò của G. Sell & W. Ni (cha này học trò Nirenberg), 1 học trò của Brezis, 1 anh ở NYU mà ai cũng biết (KK điện hỏi đi, nghe đâu bác này mới giải xong bài toán mở gì đấy, khủng quá!), 1 ở Rutger "cháu" của Nirenberg, 2 anh học trò C. Smith, ... kẻ quái chi hết...có 2 chú đang ở vn nghe đâu cũng khá. còn anh TLCT thì không phải là người nữa (câu này chôm!). Nhưng mình không nghĩ KK và các bác đủ khéo lôi nhưng cao thủ này ra được đâu (trừ TLCT, anh này sao lúc này rảnh quá thế k biết). cố nghĩ thêm câu hỏi đi. Tôi lôi dùm xem sao.

KK wrote: TLCT "có vẻ khá hơn" mọt.

Well, lấy mọt ra so với TLCT thì underestimate quá!

tôi lên kể vậy chắc nhưng anh này sẽ không thích rồi. ở sg chúng tôi không được học tính khoe.

có lẽ là ở đây có sự khác nhau về văn hóa giữa hai nơi. Ví dụ học toán ở SG ra chẳng hạn thì thường rất thích gọi đội, mang bạn bè người quen thành đạt ra khoe, dọa cho nó sợ, còn ở Hn thì hình như tinh thần đồng đội thấp hơn nhiều, nếu thấy bạn bè người quen mình thành đạt thế thì thường thấy tự xấu hổ nhiều hơn, và dấu biến đi. Ví dụ nhắc đến những người như Ngô Bảo Châu, Ngô Đắc Tuấn, Nguyễn Tiến Zung, Nguyễn CHu Gia Vượng... KK tôi vẫn tự thấy nhục về mình.


#98400 Cho mình hỏi hyperplane nghĩa là gì?

Gửi bởi Kakalotta trong 27-07-2006 - 02:56

là nghiệm của một phiến hàm tuyến tính không tầm thường.


#64870 Sự khác nhau giữa toán học sơ cấp và toán học cao cấp

Gửi bởi Kakalotta trong 25-03-2006 - 17:12

Thì mình đã nói mình dốt, 2 điểm triết và KTCT Mác Lenin nên nhờ mọi ngừoi giảng giải hộ mà. Mọi người chửi ngu dốt tinh tướng cũng được, chỉ cần giải thích hộ em cụ thể thế nào là tác động (hay còn gọi là biểu diễn) của biên chứng tự nó, ( hay biện chứng không tự nó, biện chứng tự đẳng câu) lên không gian các ánh xạ giữa các lý thuyết của vật lý và toán học hiện đại là được.
KK Kính bút.


#64806 Sự khác nhau giữa toán học sơ cấp và toán học cao cấp

Gửi bởi Kakalotta trong 25-03-2006 - 15:53

Tóm lại, thế nào là biện chứng? Em tự hào vì được 2 điểm triết học và KTCT Mars Lenin nên em hỏi rất ngu, thấy mọi người ở đây ăn nói uyên bác quá nên hỏi chơi. Biện là ngụy biện, bao biện, chứng là nhân chứng, tức là nhân chứng ngụy biện????? Có phải không?

Nếu vậy cho em hỏi nghĩa tiếng anh của nó là gì được không cho nó dễ hiểu. Em cần tài liệu trích dẫn, nhưng tra google thì chả nghĩ ra từ khóa gì cả?
thế nào là biện chứng tự nó? Nhân chứng tự bao biện cho nó
Biện chứng là danh từ, động từ hay tính từ? mọi thứ cần rõ ràng ra thì mới hiểu được.Khi nói "ông A biện chứng" là có ý nói "ông A có tư tưởng biện chứng", vậy tức là có cả nghĩa động từ và tính từ?
thế nào là quá trình ? có liên quan đến quá trình ngẫu nhiên không?

Mọi người thấy suốt ngày nói đến chống Duyrinh, vậy xin hỏi DUyrinh là thằng nào? Tra trên Mathscinet và arxiv chả thấy bài mẹ nào cả, thế không hiểu hắn ta lấy cái gì ra để phán linh tinh về toán cao cấp để đên mức phải chống duyrinh?

To hieuphuong: Ông hỏi tôi đã đọc Duyrinh chưa, tôi trả lời:"chưa đọc" và xin hỏi lại: ông đã đọc: Alain Connes, Kirillov, Grothendick, Witten chưa? Ông có đội của ông, tôi cũng có đội của tôi nhé.

Mấy hôm nữa em cũng sẽ học được kiểu nói chuyện uyên bác của Xuân Tóc đỏ để lên đây nói chuyện chơi. Bác học phết.


#62327 Phương pháp giải tích ứng dụng vào ĐSTT

Gửi bởi Kakalotta trong 13-03-2006 - 03:11

Cậu dùng từ ngữ không được chính xác lắm. Chỉ cần nói rằng tập hợp tất cả các ma trận chéo hóa được là mở Zariski trong C^n^2, do đó tất cả các CM với hàm liên tục trên C^n^2 chỉ cần thực hiện trên một ma trận chéo hóa được, đủ tổng quát là được.


#60497 cuộc chiến xâm chiếm diễn đàn vật lý

Gửi bởi Kakalotta trong 04-03-2006 - 09:26

Vừa mới phát chiến thư cho diễn đàn vật lý. Hai tuần nữa server sẽ hoạt động trở lại và chúng ta sẽ tổng tấn công.
Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có súng, có gươm thì quốc thuổng gậy gộc.


#60351 cuộc chiến xâm chiếm diễn đàn vật lý

Gửi bởi Kakalotta trong 03-03-2006 - 08:52

Gần đây, sau khi để ý xu hướng học toán của một số thành viên diễn đàn, tôi đề nghị phát động cuộc thánh chiến nhằm mục đích xâm lăng diễn đàn vật lý.
Như đã biết, hiện nay diễn đàn vật lý suy yếu (server sập, thành viên tan tác) trong khi hiện nay diễn đàn toán học của chúng ta đang trở nên rất hùng mạnh với hàng ngàn thành viên. Do đó, chúng ta hoàn toàn có khả năng xâm lấn bênh vật lý, ép họ hạ vũ khí đầu hàng.
Chúng ta sẽ bắt đầu tiến quân ngay sau khi diễn đàn vật lý sửa chữa xong và hoạt động trở lại. Diễn đàn chúng ta đã thành công rực rỡ trong việc cài đặt rất nhiều điệp viên vào phe kia như là ngocson52, nangluong.

Tất nhiên, chúng ta không thể chiến đấu trong các lãnh vực thuần túy vật lý như vật lý chất rắn, chất lỏng hay plasma vì không thuộc sở trường của chúng ta. Tôi đề nghị chúng ta sẽ tập trung tấn công thẳng vào vật lý lý thuyết năng lượng cao với các lãnh vực gần với toán học như là hình học không giao hoán, hình học lượng tử, lượng tử hoá, lý thuyết biểu diễn, lý thuyết dây, lý thuyết biểu diễn của các đại số vô hạn chiều xuất hiện trong lý thuyết trường lượng tử như là đại số vertex, đại số Kacmoody và đại số Lie con quỷ (Monster), hay là đại số Virasoro trong lý thuyết trường bảo giác, lý thuyết trường lượng tử (siêu đối xứng).
Rất nhiều chiêu thức thượng thừa bên vật lý cũng là các vấn đề toán như là tích phân đường Feymann vốn có thể được tính bằng công thức Wick hay đưa về tích phân trên các không gian moduli của các metric trên một đường cong đại số modulo tương đương bảo giác, một đối tượng quen biết bên hình học đại số và hình học symplectic lại hoàn toàn có thể được nhìn nhận từ quan điểm của topo số chiều thấp và lý thuyết bất biến lượng tử như lý thuyết bất biến gromov- Witten, bất biến Donalson, đa thức Jones và đa thức Alexandre .
Lý thuyết gauge và lý thuyết trường Yang-mill nghe thì rất oai nhưng thực ra chỉ là liên thông trên một phân thớ đặc biệt nào đó. Sự phân rã và ổn định của họ các Metric einstein trên các đa tạp 3 chiều thì lại có liên hệ với hình học hóa của Thuston . Vật lý thống kê thì được đưa về quá trình ngẫu nhiên trên các đồ thị có số đỉnh rất lớn như là Ising models và dimmer models, và do đó nếu như bên combinatoric và bên xác xuất thông kê của diễn đàn toán học của chúng ta chập chưởng lại thì vẫn có thể thủ thắng. Nếu ta làm cái đó trên các đa tạp số chiều thấp thì sẽ được phiên bản rời rạc hóa của trường lượng tử và trường bảo giác.
Các chiêu thức mang tính đại số nhiều hơn như nhóm lượng tử và đại số Lie affine lượng tử cũng có thể được sử dụng. Nếu ai mạnh về các lãnh vực của phương trình vật lý toán như phương trình KdV, phương trình WDVV và phương trình Painléve thì cũng nên góp vui để có thể tiêu diệt kẻ định trong các lãnh vực về trường lượng tử topo, đối đồng điều lượng tử và đa tạp Frobenius . Ai giỏi về hình học đại số có thể nhảy vào bên mặt K3 và Calabi-Yau spaces. String theory nghe thì rất oai, nhưng xét cho cùng thì cũng là kết hợp của trường lượng tử và hình học của không gian Calabi-Yau, và trường lượng tử thì chúng ta hoàn toàn có thể làm theo quan điểm toán thuần túy trên đó, thông qua lý thuyết hàm tử Modular hoặc theo quan điểm tiên đề của Segal hay mô hình sigma của Witten.
Theo tôi được biết, hiện nay đóng vai trò quan trọng trong vật lý của Witten lại chính là K lý thuyết, và sau khi được suy rộng trên các đại số toán tử để trở thành KK lý thuyết song bất biến thì lại chứa thêm cả K-lý thuyết đồng điều và chúng ta sẽ chắc thắng với chiêu thức này. Boson và fermion nghe thì rất sợ, nhưng hóa ra chỉ là phân bậc tất cả các phạm trù không gian vành, và ở mức độ lượng tử thì phân bậc các không gian Hilbert như là bên lý thuyết biểu diễn với các không gian Focks.
Quantum gravity 2 chiều thì hóa ra chỉ là mô hình sigma của Witten với đa tạp worldsheet là đa tạp Riemann và trong trường hợp B-Field thì chỉ là trường hợp đặc biệt của một lý thuyết bên toán là mô hình sigma Poisson, và hoàn toàn được suy rộng cho các trường lượng tử với Lie algebroid để trở thành E-gravity theory(bên vật lý nói chung chưa đụng đến cái này). Hố đen thì mình không biết, nhưng có thể hiểu là nơi cấu trúc Poisson đi ra vô hạn và ta tìm cách lượng tử hóa nó theo nghĩa Kontsevich hoặc theo tích phân đường Feyman. Lượng tử hóa hình học theo quan điểm của Sirious thì bây giờ đã là nghề của dân toán và là công cụ chính của lý thuyết biểu diễn và giải tích điều hòa trên nhóm Lie, do đó không sợ bên vật lý. Ngay cả sự tồn tại lượng tử hóa của các hệ vật lý có kì dị thì lại tương đương với lý thuyết đối đồng điều của đại số Lie vi phân phân bậc (giả thuyết hình thức của Kontsevich ngày nay đã trở thành định lý).

Mirror symmetry thì là một hàm tử từ phạm trù các đa tạp phức (A Models) sang phạm trù các đa tạp symplectic (B Models). Về hình học phức thì nói thật là trái chiêu và chúng ta cần thêm hỗ trợ về mặt này. Tuy nhiên, mình đang tham gia vào một nhóm về hình học phức suy rộng, một lý thuyết cực kì mới, thống nhất hình học symplectic và hình học phức làm một, mới khai sinh năm 2001 bởi 1 học trò của Hitchin bên Oxford và do đó đang được kì vọng gây một cuộc đột phá ngoạn mục trong [hình học lượng tử, lý thuyết dây và đối xứng gương trong tương lai gần. Hiện nay hình học phức suy rộng đang được nghiên cứu rất mạnh ở Berkeley, MIT, Stanford, và Oxford. Chúng ta có thể sử dụng chiêu thức này để đánh với bên vật lý về bên lý thuyết dây.


Cu cậu hoadâica có thể phụ trách về bên đại số Vonnewman, và nếu cần tôi sẽ giúp sức để đưa về đa thức Jones. Chắc là QC sẽ tham gia hăng hái. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần rất nhiều sự hỗ trợ về quân sự, do đó tôi thiết tha mong tất cả các cao thủ còn dấu mặt xuất hiện để tham gia vào cuộc chiến tranh này (đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa vì sự phát triển của khoa học). Chúng tôi hoan nghênh tất cả các cao thủ bên diễn đàn vật lý sang đây đầu quân.
Cá nhân minh đã từng sang diễn đàn vật lý chơi và phát hiện đội ngũ vật lý lý thuyết của họ khá mỏng vì phải lo cơm áo gạo tiền. Mình đã từng đối đầu với một số cao thủ bên vât lý lý thuyết làm về lý thuyết dây và ở một số trường rất tốt ở mỹ thì thấy cũng không phải là quá mạnh. Nếu chúng ta đồng lòng hợp sức chắc chắn sẽ có thể chiến thắng trở về.
Cuộc thánh chiến này mình sẵn sàng ủng hộ và tham chiến.
Mời các chiến hữu thảo luận kế hoạch chiến đấu.


#58641 Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

Gửi bởi Kakalotta trong 21-02-2006 - 11:20

Đúng là ông này dốt quá không học được nên nói linh tinh. Sau một năm nằm viện, không chăm chỉ luyện công thì mất hết nội lực và chiến ý thì làm sao mà học được nữa. Học toán đòi hỏi phải liên tục và có quyết tâm. Mới SV năm thứ 3 thì chưa thể gọi là người làm toán được.
Nếu nói như ông ta thì người đầu tiên phải xử bắn chính là Albert Einstein. Đối với một người buôn bán thì thuyết tương đối cũng chỉ là vất đi, lý thuyết dây chỉ là đồ bỏ. Đúng là dốt nát thì nhìn cái gì cũng đến thế mà thôi.
Ngay cả nói về máy tính là cái mà ông ta làm, nói thật, ông ta nói ngu bỏ cha đi được. Không có toán học đẳng cấp cao thì chỉ có ăn cám. Tôi xin lấy ví dụ về 1 lý thuyết trong Computer Science, là E- learning. Một lần mình nói chuyện với môt anh làm về lãnh vực này và có thảo luận một chút về lãnh vực của anh ấy. Kết quả là mình kinh hoàng trước cấp độ của kiến thức toán mà anh ta sử dụng. Mặc dù không phải là toán, nhưng nhìn những cái anh ấy làm, mình thấy đâu cũng có toán trong đó, và toàn thứ rất hiện đại như độ đo gibb, nhóm luợng tử, đại số Lie affine. Tất nhiên, người ta không gọi những cái đó bằng cái tên dân toán hay gọi, nhưng thực ra bản chất của 2 thứ rất gần nhau. Cái lỗi ở đây chính là bên toán và ứng dụng tại VN chưa có được sự hợp tác thích đáng chư không phải là do lỗi của toán học.
Đúng là cái lão nhà buôn này ngày xưa học chắc lởm khởm lắm nên mới nói linh tinh như thế. Một sinh viên năm thứ 3, kể cả MGU, nếu không chịu học thì không thể nào mà vỗ ngực bảo là từng là người làm toán được. Với ông ta:
1- Toán học chỉ có các không gian Hilbert và một chút lý thuyết số.
2- Tin học: buôn máy tính
3- Vật lý: hùng hục làm thí nghiệm không cần nghĩ.