Đến nội dung

quantum-cohomology

quantum-cohomology

Đăng ký: 26-12-2004
Offline Đăng nhập: 11-03-2007 - 12:24
*****

#144251 Elementary

Gửi bởi quantum-cohomology trong 25-01-2007 - 00:22

Thôi được rồi vậy thì tôi xin góp vui đôi chút về Chern classes, đổi lại Alexi trình bầy về Cohomology đi. Như đã biết Chern class đóng vai trò quan trọng trong nhiều lãnh vực của geometry và topology, vậy nên tôi sẽ đưa ra Chern class trong nhiều viewpoint khác nhau. Trước hết là trong Topo đại số:
Ta định nghĩa connecting homomorphism $\partial : H^1 ( X , \mathcal{O}^{ \large { \star }} \rightarrow H^2 ( X , \mathbb{Z} ) $ như là the first Chern class, it assigns to the equivalence class of complex line bundle L its first Chern class $c_1(L) \in H^2(X,\mathbb{Z})$. Nếu E là 1 complex vector bundle of rank r, vậy ta có 1 projective fibration $p : \mathbb{P}(E) \rightarrow X$ cũng như universal quotient bundle $p^{\large{\star}}E \rightarrow \mathcal{O}_E (1)$. Pullback của cohomology $p^{\large{\star}}: H^{\large{\star}}(X, \mathbb{Z}) \rightarrow H^{\large{\star}}(\mathbb{P}(E) , \mathbb{Z}) $ định nghĩa cho ta 1 mở rộng vành hữu hạn ( Extension of rings ). Gọi $c_1(\mathcal{O}_E (-1)) = \xi$, then we have $H^{\large{\star}}(\mathbb{P}(E),\mathbb{Z}) = \Bigoplus_{k=0}^{r-1} \xi^k \cup p^{\large{\star}}H^{\large{\star}}(X , \mathbb{Z})$. Do đó tồn tại các classes $c_i(E) \in H^{\large{\star}}(X ,\mathbb{Z})$ thỏa mãn $\xi^r + p^{\large{\star}}c_1(E) \xi^{r-1} + ... + p^{\large{\star}}c_r (E) = 0$ và ta gọi $c_i(E) \in H^{2i}(X, \mathbb{Z})$ là Chern classes của vector bundle E.
Trong hình học đại số:
Chúng ta hãy định nghĩa Chern classes trong Chow ring như sau: Với $D \in Div(X)$ ta gọi Line bundle $L = \mathcal{O}_X(D)$ và đặt $c_1(L) = [D] \in CH^{1}(X)$, với $CH^1(X)$ là the first Chow group. Xét projection fibration như trên we get finite ring homomorphism $p^{\large{\star}} : CH^{\large{\star}}(X) \rightarrow CH^{\large{\star}}(\mathbb{P}(E))$. Ta định nghĩa Chern classes thông qua Segre classes như sau: đặt $\xi = c_1(\mathcal{O}_E(1))$ và Segre class $s_k(E) = (-1)^k p_{\large{\star}}\xi^{r-1+k} \in CH^{k}(X)$. So we get the total Segre class $s(E) = \Bigsum_{k \geq 0} s_k(E) $, then set the total Chern class như là $c(E) = \dfrac{1}{s(E)}$, do đó $c_k(E)$ không gì khác hơn là homogenous part của total Chern class.
And in the viewpoint of complex geometry thì:
Nếu gọi $A^k(E)$ là không gian vector phức của các k-forms lấy giá trị trong E, ta chọn 1 connection (liên thông) $\nabla : A^k(E) \rightarrow A^{k+1}(E) $ thỏa mãn Leibniz rule: $\nabla(\alpha . e ) = d \alpha . e + (-1)^k \alpha . \nabla(e) $, với $\alpha$ là k-form, còn e là section. Điều này dẫn tới ta có 1 $A^0$-Module homomorphism $\nabla^2 : A^0(E) \rightarrow A^2(E)$ và exterior map $\wedge^k(\nabla^2) : A^0(E) \rightarrow A^{2k}(E). $, so we can define the Chern class as the cohomology classes in the complex De Rham Cohomology: $c_k(E) := [ (\dfrac{i}{2 \pi})^k Trace( \wedge^k(\nabla^2))] \in H^{2k}_{DeR}(X , \mathbb{C}) $

Sau đây xin nhường các cao thủ về Kähler Geometry vào làm vài đường về Chern class trong Dobeault Cohomology, kỹ thuật dòng, SUSY, Einstein Manifolds cho QC được lãnh giáo.
Ps: To Alexi: Nếu được xin mời Alexi làm 1 đường về Intersection Forms, Intersection theory plz!!!


#58748 Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

Gửi bởi quantum-cohomology trong 21-02-2006 - 21:14

Ặc, loại vớ vẩn bên Nga xưa ý mà, quan tâm làm gì. Cả 1 lứa hỏng hết như nhau, 10 ông lứa đó sang học toán thì 9 ông nhẩy ra đi buôn. Người ta không thành công ở mặt nào thì tất nhiên là sẽ chê bai lãnh vực đó là chán, là vô dụng, là bỏ đi.


#30647 Hỏi - Đáp về Danh nhân Toán học

Gửi bởi quantum-cohomology trong 11-08-2005 - 19:50

Nhưng ta thấy đó, môn Toán ngoài ứng dụng tính Toán ra còn làm được gì nữa nếu ko có kiến thức vậy lý, hóa học...


Cai' cau nay` noi' het suc' bay ba. Ai bao voi' cau la` Toan' hoc khong dung' duoc rieng 1 minh`. Ai bao' voi' cau la` Toan' hoc ngoai` tinh' toan' ung' dung ra khong con` cai' gi` khac'. Bay ba qua'.


#28253 geometric quantization

Gửi bởi quantum-cohomology trong 20-07-2005 - 20:54

Trong diễn đàn này chắc ít có người làm trong lãnh vực nửa Toán, nửa Vật lý, ngoại trừ mình và anh Kaka. Tuy nhiên sẽ thật là thiếu sót nếu không có 1 Topic về lãnh vực này.
Với tiêu đề là geometric quantization, nhưng thực tế thì đây là 1 đề tài hội tụ được khá nhiều lãnh vực của Toán học: Lý thuyết biểu diễn, Hình học Symplectic, nhóm Lie, Giải tích điều hòa, Giải tích phức, Hệ động lực (lý thuyết hệ khả tích), C*-Đại số, Topo, Hình học phức, Hình học vi phân cũng như Vật lý: Cơ hệ Hamilton, Cơ học lượng tử, lý thuyết trường.
Thường thì mình thấy có 1 số người làm Toán học chay đã hơi có ý "khinh thường " những người làm trong lãnh vực Toán-Lý này. Nhưng như thế thì quả là hơi bất công, vì ngành này cũng là 1 ngành Toán học lý thuyết hoàn toàn, hơn nữa còn đòi hỏi có 1 trình độ kiến thức hiểu biết sâu, rộng, cộng với 1 cảm nhận Vật lý.
Trước khi mở Topic này, mình đã đắn đo rất nhiều, biết là sẽ rất ít người tham gia, nhưng mình biết chắc chắn sẽ có 1 người nhiệt liệt ủng hộ đó là anh Kaka.
Trước đây mình có tham vọng lập Topic Algebraic Topology và muốn đi tới cùng, cùng với nhiều kiến thức hiện đại, nhưng mình chợt hiểu, ngay trong những kiến thức đó, mình còn quá nhiều chỗ hổng, hơn nữa lãnh vực stable homotopy quá hẹp, không có nhiều người theo chuyên nghành này, cho nên mình quyết định quay lại với sở trường vốn có của mình đó là Phép lượng tử hóa hình học.
Nếu các bạn có tinh thần muốn xây dựng topic này, thì các bạn được nhiệt liệt hoan nghênh post bài, tuy nhiên mình xin có 1 đề nghị là không post nhưng bài không có liên quan đến tiêu đề của Topic.
Rút kinh nghiệm lần trước, lần này mình sẽ bắt đầu bằng những kiến thức Toán học cơ bản nhất, mà mọi sinh viên năm thứ 2 đều có thể nắm bắt được.
------------------

Hình học Symplectic:
Để hiểu được hình học Symplectic, thì tốt nhất hãy bắt đầu bằng hình học vi phân. Mình coi như người đọc đã nắm bắt được thế nào là 1 Đa tạp khả vi. Ta gọi M là 1 đa tạp khả vi, TM là Tangent bundle, cũng như T*M là Cotangent bundle của M.
1 fundamental Lema có thể nói là như sau:
Ký hiệu Der : <img src="http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?C^{\infty}_{p} (M) ---> C^{\infty}_{p} (M)" $ là Derivation, trong đó <img src="http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?C^{\infty}_{p} (M)" $ là tập hợp các hàm thực khả vi vô hạn trên M tại gần điểm p với các tính chất:
(1) Der ( a.f + b.g) = a.Der(f) + b.Der(g), a,b :D R
(2) Der(f.g) = f.Der(g) + g.Der(f) ( Leibniz Rule)
Gọi t là 1 hàm số t: <img src="http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?C^{\infty}_{p} (M) ---> R" $, thỏa mãn các tính chất:
(1) t(a.f + b.g) = a.t(f) + b.t(g), a,b :D R
(2) t(f.g) = f(p).t(g) + g(p).t(f)
Hãy cmr:
Bắt đầu với trường hợp đơn giản nhất: Gọi <img src="http://dientuvietnam...in/mimetex.cgi? W = { -1 < x_{i} < 1, i = 1,....,n} \subset R^n" $ và <img src="http://dientuvietnam...n/mimetex.cgi?f \in C^{\infty} (W)" $, vậy thì tồn tại các hàm số : <img src="http://dientuvietnam...mimetex.cgi?f_1 , f_2 , .... , f_n \in C^{\infty} (W)" $ sao cho: <img src="http://dientuvietnam...in/mimetex.cgi? f = f(0) + x_1.f_1 + ..... + x_n.f_n" $ trong đó <img src="http://dientuvietnam...in/mimetex.cgi? f_i (0) = \partial f / \partial x_i (0)" $.
Tiếp theo hãy cmr Der = :D <img src="http://dientuvietnam...mimetex.cgi?a_i . \partial / \partial x_i " $ với <img src="http://dientuvietnam...mimetex.cgi?a_i \in C^{\infty}_{p} (W)" $ và t = :lol: <img src="http://dientuvietnam...mimetex.cgi?c_i . \partial / \partial x_i (p)" $ trong đó <img src="http://dientuvietnam...in/mimetex.cgi? c_i \in R" $.

Chú ý không được sử dụng định lý Stockes.


#27251 Học toán cao cấp quá ...Để làm gì vậy ?

Gửi bởi quantum-cohomology trong 12-07-2005 - 20:04

+ Cám ơn mấy sư phụ đã cho ý kiến.
Nhưng tôi hỏi thật lòng mấy bạn có khi nào tự hỏi rằng mình đang nghiên cứu
điều gì không...Mục đích đạt được là gì?Chứ chẳng lẻ đi như một thằng mù không có đích tới...Tôi rất phục anh Ngô Bảo Châu vì ... có ý giống suy nghĩ của tôi...
+Vì hiện tại tôi học theo kiểu tự học,không có phương hướng gì cả:giài tích hàm...topô đại số...tôi đều thích...Không biết có nên giới hạn học hay không?
+Tôi có coi các sách về kỹ thuật:vật lý,thủy lợi...thấy mấy người viết sách đó(về vật lý),còn hay hơn mấy nhà Toán học?(tôi nghĩ rằng họ đã siêu về toán rồi mới ứng dụng được vào Lý?)
Vài dòng hỏi mấy bậc cao niên...xin cho ý kiến.

Ở đây tớ nghĩ không có ai là bậc cao niên, tất cả hầu như là sinh viên DH hoặc sau DH. Chúng ta còn phải trau dồi thêm kiến thức nhiều .

Ngày nay để hỏi 1 anh sinh viên tại sao anh làm pure math thì đây chắc là 1 câu hỏi khó trả lời .
Thực ra Toán học lý thuyết có thể chia làm 2 hướng : 1 hướng là Toán học lý thuyết phát triển trong nội tại của Toán học, ví dụ như Logic , Number theory, 1 phần của Algebra .
Hướng thứ 2 là mượn các ý tưởng của các ngành khác để phát triển abstract toán học . Ví dụ như ngày xưa Poincare' đi nghiên cứu trắc địa , mượn các ý tưởng của Khảo sát địa chất áp dụng lên phương trình vi phân trên Đa tạp ...

Tuy nhiên hướng thứ 1 , hướng của sự phát triển nội tại trong toán học, ngày nay cũng không thể đứng 1 một được, ví dụ như Number theory cũng cần Analysis , Algebra cần Topology...

Qua những điều trên tớ muốn nói là , những lãnh vực mà ta nghiên cứu theo đuổi, không ít thì nhiều cũng liên quan đến 1 vấn đề nào đó đang còn tồn tại, chưa giải quyết được . Chẳng hạn những người làm PDE thì cảm thấy hứng thú với bài toán Navier- Stocker, nó có nhiều ứng dụng trong vật lý, cơ học, lý thuyết chay' roi, chaos...
Tuy nhiên ( theo cảm tưởng của tớ) bài toán này không thể giải thuần túy theo phương pháp phương trình đạo hàm riêng thông thường được . Mà có thể phải dùng rất nhiều Geometry , Algebra Topology ( ví dụ như nhóm Bordism) .

Ngay trong Topology người ta cũng phải mượn ý tưởng của các ngành khác ví dụ như 1 lý thuyết pure algebra như Galois theory lại chính là ý tưởng của Homotopy theory ( Extension problem)

Theo dòng lịch sử thì thời xưa, toán học bắt nguồn từ nhiều môn ví dụ như cơ học, vật lý, thiên văn, thủy lợi, kinh tế . Đến nay thì sự chuyên môn hóa các ngành đã rất sâu, nên thường người ta không còn nhìn thấy được sự kết hợp giữa các ngành với nhau .

Và mình ( quan điểm cá nhân) cảm thấy Toán học hiện đại rất hay, nó cho phép nhìn nhận 1 vấn đề bằng nhiều quan điểm khác nhau . Ví dụ như elliptic problems . Vấn đề này bắt nguồn xa xưa thì các elliptic Integral ( quá trình tích phân tìm quỹ đạo của chất điểm trong 1 trường cho trước, mình không nhớ tên là trường nào ( fields theory) thì nó được nghiên cứu dưới dạng toán học khác nhau : Arithmetic (elliptic curves) , Topology, Nummber theory, algeraic geometry, Cryptology,....

Những công cụ hiện đại của Toán học cho phép chúng ta nhìn nhận bài toán bằng 1 góc độ cao hơn, chứng minh 1 cách dễ dàng hơn .

Nếu bạn thích làm toán ứng dụng, ví dụ như nghiên cứu các dòng chảy trên cánh máy bay , hay hiện tượng sóng sâu dưới thuyền , thì chắc chắn bạn phải dùng complex Analysis , ở đó bạn nghiên cứu các holomorph , conformal function ( dưới dạng ứng dụng ) . Vậy thì những người làm giải tích phức phát triển môn này .
Bên cạnh việc đưa ra các phương pháp chứng minh , thì cũng có nhiều khi, có những nhà toán học lỗi lạc, họ cũng đưa ra những phương pháp giải cụ thể .

Tuy nhiên những người làm Algebra , họ cảm thấy ngôn ngữ của complex analysis không phù hợp với họ, thì họ phải nghiên cứu complex algebraic geometry , cũng là nghiên cứu holomorph Maps, tuy nhiên đuợc phát triển dưới dạng ngôn ngữ của commutative algebra : Polynomials .

Còn nếu như bạn hỏi, tại sao lại phải dùng complex Number, thì câu trả lời đơn giản là : Nhằm tính toán nhanh hơn . Nếu bạn làm Vật lý, thì bạn biết là nhiều khi tích phân thực không đưa cho bạn 1 kết quả nào, nhưng trên thực tế thì chính những nghiệm có chứa kỳ dị mới là điểm thú vị ̀ đối với các nhà vật lý , nên vì thế các nhà Vật lý yêu thích sử dụng định lý tích phân Cauchy lấy trên mặt phẳng phức .

Đối với nhà toán học thì điều đó chưa đủ, họ muốn xét 1 lớp các functions, chứ không phải 1 vài Functions có dạng cụ thể trong từng bài toán Vật lý, Kỹ thuật ...

Còn đối với người làm commutative algebra thì làm việc với complex number ( hay tổng quát hơn là làm việc vời trường đóng đại số ) luôn thu được kết quả dễ chịu

Chẳng lẻ chỉ để C/m định lý Fecma,áp dụng vào vật lý (lượng tử...,),hay để c/m về số học p,ve da giac,chia vong tron,giài pt lớn hơn bậc 5,hay Đại số đồng điều.....Để làm chi



Bạn không thấy được vẻ đẹp của định lý Fermat sao ? 1 định lý tồn tại gần 3 thế kỷ , việc chứng minh được nó không qua trọng bằng việc tìm ra 1 nền tảng toán học đồ sộ, nằm ẩn chứa dưới định lý Fermat ( rational algebraic geometry ) nó có quá nhiều ứng dụng vào Cryptology, Informatic, Physics. ....

Bạn không thấy là việc nghiên cứu các rational Polynomial là quan trọng sao ?

Cá nhân tớ, không bao giờ tớ trả lời được tại sao mình lại học và làm Toán, 1 là sở thích cá nhân, muốn được thỏa mãn tinh thần, vì Toán học có giá trị tinh thần . 2 là tớ biết 1 cách lơ mờ rằng : Những điều mình đang làm sẽ làm, chắc chắn có 1 liên quan nào đó tới các ngành khác, chỉ có điều mình không biết rõ mà thôi .

Câu hỏi của bạn học Homological Algebra để làm thì, thì mình xin mạn phép trả lời , học để có technic ( kỹ thuật ) nhằm giải quyết nhiều bài toán trong Đại số . Các phương pháp của Đại số đồng đều là các phương pháp mạnh.

Triết lý của Toán học là : Nghiên cứu phân loại các đối tượng, xếp các đối tượng có 1 số tính chất chung vào cùng 1 class, hoặc Category.

Thế nào gọi là Biết, gọi là Hiểu về 1 đối tượng . Bạn không thể nắm bắt được 1 object nếu bạn không đặt nó trong môi trường tương quan so sánh với cách Object khác, hoặc bạn không làm " thí nghiệm " trên các Object thì bạn không thể thu được 1 thông tin nào từ Object đó .

Quá trình mò mẫn, tìm hiểu về các đối tượng toán học, người ta mới tìm ra, phát hiện ra các mối tương quan giữa các đối tượng này với các đối tượng khác . Và đôi khi các ý tưởng của các ngành khoa học tự nhiên ( hoặc xã hội) khác góp phần độ̣ng lực thức đẩy và phát triển toán học . Toán học phát triển , thì đem lại những kết quả của nó ứng dụng vào các ngành khoa học khác. Đó là 1 mối tương quan qua lại của toán học và các ngành .

Các đối tượng toán học bắt nguồn từ đâu , 1 câu hỏi quá dễ dàng, 1 nhà toán học không thể ngồi phịa ra các đối tượng toán học từ trên rơi xuống . Anh ta quan sát thực nghiêm, quan sát các bài toán cụ thể, các đối tượng số học cụ thể, các hàm số cụ thể bắt nguồn từ kỹ thuật ... sau đó anh ta tổng quát thành 1 đối tượng toán học trừu tượng hoàn chỉnh, có đầy đủ các tiên đề , axioms ..., và từ đó nảy sinh các vấn đề toán học nội tại .
Trong quá trình chứng minh các vấn đề toán học nọi tại, 1 người làm toán cần phải nảy sinh nhiều ý tưởng, vì thế lại đẻ ra thêm nhiều khái niệm trừu tượng .

1 khi bài toán được chứng minh, người ta có thể nhìn lại xem, liệu nó có những ứng dụng cụ thể nào không . Nếu không, người ta lại đi tiếp . Người ta không phải đi như 1 người mù như bạn nói, mà người ta đi có mục đích , tại sao bạn lại phải cần có giáo sư hướng dẫn là vì thế , ông ta hướng bạn tới mục đích , cái mà nhiều người khác không hướng tới được .

Chừng nào chúng ta còn là sinh viên, còn phải học, chưa tự do nghiên cứu, thì chúng ta còn chưa hiểu được con đường đó sẽ dấn tới đâu .

Thời nay bạn không thể ngồi 1 mình với 1 cây bút chì, tờ giấy , mà có thể hiểu và làm Toán được . Bạn sẽ không thể hiểu mình sẽ bắt đầu từ đâu và nên kết thúc ở đâu.

Thậm chí có những người giáo sư cho tới già, họ cũng không biết được là họ sẽ đi về đâu.

Tất cả đều phải thử nghiệm mà thôi, đã có rất nhiều lý thuyết sai, không đúng, nhưng người ta vẫn làm, làm cho đến khi nào tìm được một chân lý đúng đắng, nhiều khi chân lý đúng đắn lại rất giản dị.

Nếu bạn không bắt tay vào làm Toán, và chỉ hoang mang lam Toán để làm gì ( theo mình nghĩ) chắc là sẽ mãi mãi bạn không bao giờ bạn có thể trả lời được câu hỏi này .

Chỉ khi người ta thực sự bắt tay vào giải Toán ( giải các bài Toán rất cụ thể) người ta mới hiểu được mục đích của việc làm Toán .
Ví dụ thời xưa Gauss phải ngồi tính tay hàng trăm ngàn các phép tính số học, thử đi thử lại ông ta mới tìm ra được 1 vài định lý trong số học .

Tớ lấy 1 ví dụ cụ thể hơn, tớ đã từng nhìn ông thầy giáo tớ làm việc . Tên thì nghe rất là kinh khủng : String Groups and E_infinity theory , tuy nhiên ông ta không phải bắt đầu bằng các công thức trừu tượng, ông ta bắt đầu bằng các commutative Diagramm mà ông ta xuất phát từ các hình vẽ rất đơn giản , ông ta vẽ rất nhiều Đa giác ( polygons) các hình đa diện .Trong tập giấy nháp của ông ta thì toàn hình vẽ, ông ta mày mò nối các hình vẽ như 1 đứa trẻ con tập vẽ .

Hiện tại chúng ta là sinh viên thì phải học kỹ thuật, nên học Toán học được trình bày dưới dạng cô đọng . Đến khi chúng ta có thể làm toán được thực sự, có gnhĩa là làm những điều mới mẻ, nơi mà chưa ai từng khám phá, thì lúc đó phải định nghĩa Toán học là sự mày mò, thí nghiệm .

Công việc mày mò được gọi là quá trình sáng tạo, nó đem lại chân lý ( mặc dù chân lý có thể sai ) . Nó mở mang tầm hiểu biết của con người ( hiểu biết có thể sai ) . Nhưng dần dần, trải qua nhiều thế hệ, chân lý và sự hiểu biết được hoàn thiện hơn .

Nếu chúng ta không bắt tay vào làm Toán thì thế hệ sau của chúng ta phải làm việc nhiều hơn . Và nếu ai cũng chỉ tự hỏi, làm Toán để làm gì, thì Toán học sẽ là 1 ngành khoa học chết .

Hãy tưởng tượng mà xem, nếu trên thế giới này chỉ toàn là các nhà Vật lý, vậy thì điều gì sẽ xảy ra . Lúc đó chắc chắn các nhà Vật lý sẽ bó tay trước các phương trình khó . Họ sẽ không hiểu cấu trúc bên trong của mô hình Vật lý mà họ xây dựng .

Sẽ có̀ nhiều nghịch lý xảy ra, những nghịch lý mà bản thân các nhà Vật lý không thể giải quyết được nếu không có cách công cụ toán học mạnh mẽ của các nhà toán học .


#2529 Algebraic Topology

Gửi bởi quantum-cohomology trong 04-01-2005 - 22:54

Trước hết chúng ta hãy cùng giải quyết câu hỏi:
Cho X là 1 CW-complex và connected. Gọi X_n là các n-Skeleton của X. Câu hỏi đặt ra là làm sao xây dựng được 1 Sequence của Spaces X_n sao cho P_i(X_n) đẳng cấu P_i (X) trong trường hợp i <= n và P_i (X_n) = 0 cho i >n.
Ở đây P_i chỉ nhóm thứ i Homotopy.
Xin mời các bạn cùng tham gia xây dựng


#2323 Algebraic Topology

Gửi bởi quantum-cohomology trong 03-01-2005 - 19:13

Chúng mình lập 1 topic thảo luận về AT chứ. Nội dung có lẽ là topological K-Theory, characteristic Classes, Cohomology Operation và stable homotopy và các phần khác có liên quan như 3-Manifold và 4-Manifold hoặc ứng dụng của AT vào các lãnh vực pure Math cũng như physics.

Tớ đề nghị 1 chương trình khung như sau:
Có lẽ nên bắt đầu với topological K-Theory chăng. Các khái niệm Vector bundle, K-groups có lẽ nên coi như là đã biết. Trong Topo chúng ta chỉ xem xét các nhóm K_0. chứ không quan tâm tới higher dimesion như ở algebraic k-theory. Chính vì thể có lẽ chúng ta cũng bỏ qua luôn Grothendieck-Contrucstion, hay milnor-Construction không xuất hiện ở đây.

Sau đó là characteristic Classes mà cụ thể là Chern-, Stiefel-,Euler-, Pontryagin- Classes. Một mối liên hệ không thể thiếu có lẽ là Spectral Sequence cũng như Steenrod algebra của Cohomology Operation. Xa hơn chúng ta sẽ thọc sâu vào lãnh vực stable Homotopy đã được các bậc tiền bối đi trước như Novikov, Adams xây dựng. Ở đây người ta tìm đựoc mối liên hệ đẹp đẽ của Hopf algebra, formal groups với Topo.

Kiến thức cơ bản của AT được xem như là yêu cầu đầu tiên.
Xa hơn nếu ai biết các ứng dụng vào các lãnh vực khác cũng có thể post bài cho anh em được mở rộng tầm kiến thức, không phải chỉ trong pure Math.
Ví dụ như tớ cũng rất muốn được nghe về định lý Index của Atiyah-Singer trong quantum fields theory.

Tuy tên của Topic là AT nhưng cũng không giới hạn chỉ trong AT, chúng ta sẽ còn thảo luận cả Differentialtopology. Chẳng hạn như xét Cobodism dưới quan điểm của AT. Trong K-Theory chúng ta chỉ làm việc với các trường hợp oriented, tuy nhiên trong (Co)bodism sẽ có cả truòng hợp unoriented như thế không phải lúc nào K* cũng giống H*.

Nói chung làm việc với Manifold bao giờ cũng khó chịu hơn là làm việc với các Space thông thường ( dưới cái nhìn của AT).
1 đề tài đáng chú ý là Cohomology rings of grassmannians. Trong mục này tớ nghĩ mình nên đào sâu 1 chút về Frobenius-Manifold như thế có thể tìm hiểu được về Quantum Cohomology rings với các khái niệm sơ khai kiểu như (small) quantum product, và quantum schubert variatets.

Trong Cohomology Operation có lẽ nên mở đầu bằng Serre spectral sequence.
Không chỉ là toán học hình thức, mọi phương pháp hình học, làm cho người đọc dễ hiểu tớ nghĩ chúng ta (nếu ai biết) nên trình bày. Các ví dụ hình học cụ thể có thể lấy từ 3-,4- Manifold.

Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi ngôn ngữ hình thức vì AT dùng nhiều Category, do đó các khái niệm kiểu như lim hay colim cũng nên giới thiệu sơ qua.
Tớ mong nhận được sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của các bạn trong diễn đàn.