Đến nội dung

toantoan

toantoan

Đăng ký: 01-11-2005
Offline Đăng nhập: 21-09-2008 - 09:10
-----

Trong chủ đề: Nhũng căn bệnh của giáo dục Việt Nam

09-03-2006 - 15:36

Tôi nhớ tôi chưa hề nói anh Trọng đi dạy luyện thi ĐH. Các bạn hiểu sai điều này tôi sợ anh trọng trách tôi nên tôi đành thêm vài lời.
Tôi xin khảng định lại TS Trọng chưa bao giờ đi dạy LT ĐH, hình như anh cũng không ưa món này.
Tại sao các bạn cứ nghĩ rằng đi dạy thêm ở trung tâm VHNG là dạy LT ĐH.
Mặc khác cứ nói đến đi dạy thêm là các bạn nghĩ ngay là vì tiền.
Mặc dù quen biết anh nhưng tôi không biết rằng anh có một căn nhà cho sinh viên ở không lấy tiền thuê mà thông tin này tôi biết từ báo tuổi trẻ và sau này tôi biết đó là thông tin chính xác. Điều này tưởng là nhỏ nhưng khi các bạn có vợ con rồi các bạn sẽ thấy đó là điều khá vĩ đại bởi anh không phải là người phải lo cơm gạo hàng ngày nhưng cũng không phải là người dư cơm thừa của.

Ở Tp.HCM có hàng trăm, hàng ngàn kiểu dạy thêm. báo chí nói rất nhiều về vấn đề này nhưng theo tôi không mấy ai hiểu đúng về nó. Có lẽ anh Trọng chỉ đi dạy cho các học sinh biết yêu môn toán thật sự mà ở phổ thông thì đó là Toán chuyên, thứ toán LT ĐH không phải là Toán Chuyên.
Tôi thêm vài lời bởi tôi vẫn cảm thấy tôi có lỗi với anh Trọng và tôi xin phép rút ra khỏi chủ đề này ở đây.

Trong chủ đề: Nhũng căn bệnh của giáo dục Việt Nam

09-03-2006 - 09:31

Chào các bạn.
Bây giờ tôi mới thấy là may mắn tôi không chọn nghề viết lách, phức tạp quá.
Tôi tiếp tục viết những dòng này trước tiên bởi tôi có lỗi với anh Trọng, tôi làm mọi người không hiểu đúng về anh.
Tôi quen anh từ lâu nhưng một số thông tin viết ở trên tôi biết được từ báo chí, rất tiếc báo Sai gon giai phong khong co trang web (đăng anh bảo vệ luận án TS hạng tối danh dự trên trang nhất, viết rất rõ những người hướng dẫn và phản biện), nếu vào www.tuoitre.com.vn đánh chữ vào mục tìm kiếm chữ ìĐặng Đức Trọng” chắc các bạn tìm được vài bài viết về anh, đọc các bài này bạn hiểu đúng về anh hơn là tôi viết. Gặp anh tôi hay nói chuyện về giáo lý Phật giáo hơn là nói về Toán, ít tuổi hơn tôi nhưng là bậc thầy của tôi về mặt này.

Đọc các dòng viết của bạn TLCT tôi có nghĩ: chẳng lẽ lớp trẻ bây giờ chỉ biết Lê Bá Khánh Trình là giỏi Toán hay sao? Thực tế các lớp đàn em của LBKT còn nhiều người giỏi hơn nhiều, tôi thêm vài thông tin về hai nhân vật mà tôi đã nói ở lần trước làm ví dụ:

Nguyễn Tiến Dũng: Sinh cuối năm 1970, đạt giải nhất toán Quốc tế năm1985 tại Phần Lan (lúc Dũng 14 năm rưỡi, lúc ấy Dũng là học sinh lớp 11 nhưng thực ra là lớp 9/10). Tôi tin là kỷ lục củ NTD khó phá hơn kỷ lục củ LBKT.
Ngay sau khi tốt nghiệp MGU Dũng đã được Trung tâm quốc tế vật lý lý thuyết (ICTP) đóng ở Pháp mời làm việc ở cấp bậc sau tiến sỹ (post-doctor) . Sau đó, ngày 10-05-1994 anh bảo vệ luận án TS (các bạn đọc thêm mốt số bài viết của Dũng trên vietnamnet).
Ngô Bảo Châu: Giải nhất Toán quốc tế với 42/42 điểm năm 1988 tại Úc khi ấy Châu 16 tuồi học lớp 11, năm sau tiếp tục tham dự tại Đức và cũng được giải nhất . Với 82/84đ sau hai lần thi kỷ lục này chưa ai phá được. Về nước học tiếng Hung, chuẩn bị xách vali sang Hung thì bên đó có biến cố chính trị. Biết tin, một viện sỹ của Pháp xin cho một suất học bổng tại Pháp. Ba tháng học tiếng Pháp để kịp nhập học. Một năm sau Châu đã lấy song hai bằng cử nhân: cử nhân toán thuần lí (mathe’matiques pures) và cử nhân tin học (informatique). Năm sau, 20 tuổi Châu có thêm hai bằng thạc sỹ (về hai lĩnh vực trên) tại trường ĐH tổng hợp Pie Mari Quyri. Năm sau, năm 1992 Châu trúng tuyển (thủ khoa) trong kỳ tuyển vào hệ đào tạo DEA và viết lận án tiến sỹ, đặc biệt là kỳ thi này ngoài chuyên môn Châu phải thi vấn đáp Tiếng Anh, riêng về mặt học ngoại ngữ tôi cũng phục Châu sát đất. Phần sau này của Châu báo chí đã nói nhiều. Các bạn muốn kiểm chứng các thông tin trên và muốn biết thêm nhiều tài năng trẻ khác của VIỆT NAM các bạn liên hệ với nhà báo Hàm Châu, một cây bút chuyên viết về lĩnh vực này, đặc biệt viết về các học sinh chuyên Toán.
Thêm vài dòng tôi muốn các bạn trẻ có thêm thông tin về lớp trẻ tài năng (chỉ biết có LBKT thì buồn quá) và cũng mong các bạn có cái nhìn lạc quan hơn về giáo dục VIỆT NAM . Bàn về giáo dục của một quốc qia thì tôi không dám và tôi khuyên các bạn nên cẩn ngôn nói về vấn đề này.

Trong chủ đề: Nhũng căn bệnh của giáo dục Việt Nam

08-03-2006 - 16:33

Vài dòng tham gia của tôi không ngờ cũng được các bác quan tâm. Xin đa tạ.

Thực tình thời hăng say tranh luận, phát biểu, ý kiến của tôi đã qua rồi nhưng lỡ chen chân vào đây tôi cảm thấy mắc nợ các bạn nên tạm gác một số việc tham gia với các bạn vài lời.

Trước hết về vài ý mà bạn toilachinhtoi (TLCT) đã viết

---------------
ì1) Học sinh phổ thông Việt Nam: Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung.
Tôi nói điều này từ chính kinh nghiệm của bản thân tôi. Gần như 99% học sinh phổ thông Việt Nam khi tốt nghiệp 12 đều mang ảo tưởng rằng dân tộc Việt Nam là thông minh nhất thế giới...”
------------------

Tại sao TLCT quy nạp không hoàn tòan cẩu thả đến thế, từ chính bạn bạn gán cho 99% học sinh phổ thông VIỆT NAM .

--------
"Lúc học phổ thông tôi đã từng say sưa giải những bài toán trong báo Toán học và tuổi trẻ nhằm thử sức mình hay giải những bài tập trong các cuốn sách Toán nâng cao nhằm tự thuyết phục rằng mình là siêu giỏi. …..Tuy nhiên sau này khi đã học đại học tôi phát hiện rằng mình đã tốn quá nhiếu thời gian vô ích lúc đó".
-----------

Thời phổ thông bản thân tôi cũng vùi đầu vào biết bao bài toán chuyên mà người ta thường gọi là các bài toán ìmánh mẹo”, cũng từng ẵm giải này, giải khác và may mắn được học trong lò ìđào tạo gà chọiì thộc hàng số 1 việt nam, bao cực khổ vật lộn với toán ìmánh mẹo” nhưng chưa bao giờ tôi hối tiếc về điều này và cũng chưa bao giờ chúng tôi nghĩ mình là siêu giỏi.
Gần đây tôi cũng có dịp giao lưu và đọc các bài viết của các sư huynh sư đệ, từ những người còn trong ngành như GSTS: Trần Văn Nhung, Hoàng Kiếm, Nguyễn Văn Mậu, Phạm Kỳ Anh, các thế hệ đàn em như Nguyễn Tiến Dũng, Ngô Bảo Châu…và những người ngoài ngành như Hoàng Lê Minh, Nguyễn Thành Nam, Hoàng Minh Châu… và những bậc ìtướng, soái” đang kinh doanh làm ăn bên Nga và Đông Âu tất cả chúng tôi sau thời chuyên toán mỗi người một nơi, học tập làm việc trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau nhưng chưa thấy một ai hối tiếc về thời chuyên toán của mình (vào http://khoia0.com tham khảo thêm một số bài viết)

Thời phổ thông chúng tôi lao vào học tập vì biết mình chưa giỏi và vì mình yêu Toán một các vô tư. Mỗi lần đi thi là lo sợ, lo sợ mình không đạt giải, sợ không đạt giải vì biết rằng thiên hạ nhiều người còn giỏi hơn ta.
Không biết rằng thời phổ thông bạn TLCT đã đạt được gì mà nghĩ mình ìsiêu giỏi, coi trời bằng vung…”, bạn hãy thử hỏi những người từng khoác áo đội tuyển thi quốc gia, quốc tế xem ai không sợ mình không đạt giải, sợ vì tất cả đều biết rằng thiên hạ còn lắm người hơn ta.

Riêng tôi tôi rất biết ơn các bài toán ìmánh , mẹo” xưa kia mình đã học, nó giúp tôi rất nhiều trong công việc giảng dạy và lập trình bây giờ (nếu có thời gian tôi sẽ trình bày những ví dụ cụ thể).

Nếu quan điểm của TLCT đồng quan điểm của vài phần trăm lớp trẻ bây giờ thì cũng là điều đáng sợ. Nghĩ như vậu nên tôi quyết định dành thời gian viết tiếp.

Suốt cuộc đời cắp sách đi học của tôi chưa bao giờ tôi biết chê thầy dở. Cũng có khi thầy lên lớp chữa bài sai lên sai xuống nhưng tôi cũng chỉ dám nghĩ thầy không dành thời gian chuẩn bị bài.

Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ sinh viên việt nam dốt và cũng chưa gặp một SV nào chê mình dở (một thời tôi đã dạy ĐH sau này bỏ ra làm ăn tự do).

Biết bao sinh viên toán VIỆT NAM thành tài và vẫn say mê với các bài toán chuyên, tôi đơn cử một trường hợp trong số những người tôi biết.
Đặng Đức Trọng đạt giải nhất toán toàn Quốc và tốt nghiệp PTTH năm 1982. Tốt nghiệp khoa Toán ĐH Tổng hợp Tp.HCM năm 1987 và được giữ lại trường làm giảng viên. Bảo vệ luận án TS Toán (hạng tối ưu) tại Pháp năm 1996 và năm ngóai được phong PGS. Đặng Đức Trọng có nhiều công trình, bài báo mang đẳng cấp quốc tế, đã mời giảng dạy ở nhiều trường ĐH trên thế giới. Ngòai giờ giảng chính tại trường (thường dạy các lớp cao học trở lên) nhiều trường ĐH DL mời tham gia giảng dạy với thù lao rất ưu ái nhưng anh từ chối và rất nhiệt tình tham gia dạy các lớp chuyên toán phổ thông tại một vài trung tâm dạy thêm nổi tiếng của Tp.HCM với thù lao ít hơn. Xem các bài giảng của anh dễ thầy anh vẫn đầy say mê với các bài toán ìmánh, mẹo” như phương trình không mẫu mực, cực trị, bđt… Tôi tin rằng những gì anh đạt được hôm nay cũng có công của các ìbảo bối” mà anh đã phải khổ lyuện thời phổ thông và có lẽ sợ thất truyền các ìbảo bối” đó nên anh nhận lới tham gia giảng dạy các lớp chuyên toán phổ thông trên.

Sắp có giờ dạy nên tôi tạm khép lại tại đây nhưng trước khi kết thúc tôi xin trích một đoạn trong bài viết của một anh bạn trong nội san trường tôi:


ìNgày xưa tôi vẫn thường ra các quán cà phê, vểnh tai nghe các trí thức chích chòe thất nghiệp ngồi bó gối chửi đời, tôi thấy họ rất có lý và đồng cảm với họ. Ngày nay nếu gặp cảnh tương tự thì tôi nghĩ : có lẽ đó là người điên”.

Trong chủ đề: Nhũng căn bệnh của giáo dục Việt Nam

07-03-2006 - 09:35

Thấy bài viết ngay o trang nhat nen toi ghé qua một chút.

Dạo này trên một số báo cũng có một số bài viết về giáo dục Việt nam.
Nhưng khi xem xong những bài báo đó tôi thường nghĩ " biết vậy , khó nói lắm"
Bản thân tôi cũng làm thầy giáo toán chừng 20 năm, nuôi vợ con chủ yếu nhờ
"soi mói" vào thị trường giáo dục nhỏ xung quanh. Những "rục rịch" chuyển mình trong làng giáo của mình thì để ý rất kỹ, ai bàn luận về giáo dục Việt Nam thì thường lắc đầu "khó nói lắm". Cũng đáng nể những bác biết đánh giá về giáo dục Việt Nam.

Tưởng tượng một chút nhé, nếu bác toilachinhtoi thay bác bộ trưởng Hiển thì bác bắt đầu làm gì nhỉ?

Tôi có một anh bạn là TS Toán dạy ở bên Mỹ, anh em cũng hợp nhau về vấn đề này, anh ấy gửi mail nói chuyện với tôi:
Gần đây tao có đọc một số bài báo trên mạng nói về giáo dục VIỆT NAM và so sánh với giáo dục nước ngoài đặc biệt là giáo dục Mỹ, trong đó có tác giả mới qua thăm Mỹ một lần cũng về viết bài nói về giáo dục Mỹ, bản thân tao dạy ở Mỹ bao nhiêu năm rồi thực ra cũng không dám nói giáo dục ở Mỹ là như thế nào, tao thấy mấy vị ấy chỉ là mù sờ đít voi thôi.

Góp với các bác vài ý.

Trong chủ đề: tìm nghiệm đây

09-12-2005 - 15:31

Dạng toán này rất quen thuộc, có mặt ở nhiều sách số học:
Giả sử
[TeX]x \geq y \geq z \geq t \geq 1, khi do \\
(gt)  :Leftrightarrow 2= \dfrac{5}{xyz}+\dfrac{5}{xyt}+\dfrac{5}{xzt}+\dfrac{5}{yzt}+\dfrac{10}{xyzt} \leq \dfrac{30}{t^3}[/TeX]\\

[TeX]  :Rightarrow t  :leq 15  :Rightarrow 

 :left:[:begin{array}{l}t=1::t=2:end{array}:right. 
[/TeX]

Ôi giời ạ, gõ công thức toán khó quá, chịu thôi
cho đáp số vậy:
Nghiệm là hoán vị của (35; 3; 1; 1) , (9; 5; 1; 1)