Đến nội dung

logichoc2000

logichoc2000

Đăng ký: 26-12-2004
Offline Đăng nhập: 01-01-2007 - 04:45
-----

Tài liệu mở của MIT

29-11-2005 - 17:55

Hiện nay trường MIT có giới thiệu các bài giảng ( chương trình học ) cua mỉnh nên trang : http://ocw.mit.edu . Mình thấy khá hay nên muốn giới thiệu với mọi người ( ko biet ai đã đăng chưa? ). Trang nay trình bay cac bài giảng về tất cả các môn học , trong đo có toán . Mình nghĩ moi người nên xem qua vi khá hay đấy

Chào mừng người trở về

25-11-2005 - 09:40

Lâu rồi mới vào diễn đàn nên thấy khác nhiều quá :cry:cry. Bây giờ mọi viêc tạm ổn , mình sẽ lại được vào diễn đàn thường xuyên rùi :P .

PT Bậc cao

01-03-2005 - 12:41

Tìm nghiệm nguyên của PT
x^5 +11x^4 +44x^3 -77x^2 +55x +11 =0

Bài này danh cho bậc đại học mà em nghĩ mãi không ra . Bác nào giúp em với

Ngân hà bừng sáng vì vụ nổ lớn

20-02-2005 - 09:24

Các nhà thiên văn không giấu nổi sự kinh ngạc trước một vụ nổ vũ trụ lớn nhất từng được quan sát - một ngôi sao ở đầu kia của Milky Way bùng sáng hơn cả trăng rằm và che khuất các vệ tinh cũng như kính thiên văn.

Vụ nổ xảy ra trên bề mặt một ngôi sao lạ - một sao neutron siêu từ tính có tên gọi SGR 1806-20, ghi nhận được hôm 27/12/2004. Sự bùng phát bức xạ mạnh đến mức tuy không gây hại đến trái đất, nhưng nếu nó xảy ra cách chúng ta 10 năm ánh sáng, trái đất có thể sẽ phải hứng chịu một thảm họa tuyệt chủng mới.

"Đó có thể là vụ nổ lớn nhất mà con người từng quan sát được trong dải ngân hà của chúng ta kể từ khi Johannes Kepler nhìn thấy siêu tân tinh của ông năm 1604", tiến sĩ Rob Fender, thuộc Đại học Southampton, Anh, cho biết.

Một tính toán cho thấy lưỡi lửa khổng lồ trên SGR 1806-20 giải phóng khoảng 10.000 tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ watt.

"Đây là sự kiện cả đời mới có. Chúng tôi đã quan sát một vật thể có đường kính chỉ 20 km, ở đầu kia của dải Ngân hà, đang giải phóng năng lượng trong 1/10 giây còn nhiều hơn mặt trời giải phóng trong 100.000 năm", Fender nói.

"Nó là mẹ của tất cả các ngọn lửa từ - một quái vật thực sự", Kevin Hurley, nhà nghiên cứu vật lý tại Đại học Berkeley ở California, nhận xét.

Bryan Gaensler thuộc trung tâm nghiên cứu vật lý thiên thể Harvard-Smithsonian của Mỹ, mô tả vụ bùng nổ này "có thể lặp lại sau mỗi thế kỷ hoặc thiên niên kỷ trong thiên hà của chúng ta".

SGR 1806-20 nằm cách trái đất khoảng 50.000 năm ánh sáng, trong chòm sao Nhân Mã. Giống như các sao neutron, nó là tàn tích của một ngôi sao rất lớn đang đi đến hồi kết, co lại thành một nhân nhỏ xíu, cực kỳ đậm đặc với trường từ cực mạnh, quay nhanh trên trục của mình. Khi các nhân sao cổ này cạn hết nhiên liệu, chúng sụp đổ và bùng nổ thành một siêu tân tinh.

Có hàng triệu sao neutron trong Milky Way, nhưng tới nay, người ta chỉ mới tìm thấy khoảng một chục "sao siêu từ", là các sao neutron có trường từ cực mạnh. Chúng có từ trường mạnh gấp hàng trăm lần bất kỳ vật thể nào khác trong vũ trụ (hãy hình dung nó có thể phá huỷ dữ liệu của một thẻ tín dụng ở khoảng cách 200.000 kilomét).

SGR 1806-20 thậm chí thuộc diện hiếm hơn nữa. Nó là một trong 4 "siêu sao tiểu liên gamma mềm" được tìm thấy tới nay - tên gọi có được là vì chúng loé sáng ngẫu nhiên và giải phóng lượng tia gamma khổng lồ.

Mặc dù mất năng lượng lớn sau vụ loé sáng, song ngôi sao kỳ lạ này vẫn không hề giảm tốc độ quay.

------------------
Mô tả sao siêu từ SGR 1806-20 và trường từ của nó.
http://vnexpress.net...DB8A2/saotu.jpg


------------------
nguồn http://vnexpress.net

Năng lượng tối

20-02-2005 - 08:51

Theo những số đo của Kính thiên văn vũ trụ Hubble, năng lượng tối bí ẩn, đang đẩy vũ trụ giãn ra, dường như là loại lực không đổi mà Albert Einstein từng dự đoán. Loại lực này là một dạng năng lượng lạ, tác động theo cách đối lập với lực hấp dẫn.


Đâu là năng lượng tối?
Năng lượng tối làm cho các thiên hà trong vụ trụ di chuyển ra xa nhau với tốc độ ngày càng tăng. Einstein đã gọi lực này là ''hằng số vũ trụ''. Lý thuyết của ông cho rằng sự tồn tại của năng lượng tối là để làm cho vũ trụ cân bằng với lực hấp dẫn bình thường và làm cho nó khỏi tự sụp đổ.

Cuối cùng, Einstein đã bác bỏ lý thuyết này và coi đó là sai lầm lớn nhất của ông. Tuy nhiên, những quan sát về các vụ nổ siêu tân tinh hay những ngôi sao xa nổ tung cách đây từ lâu, đã tăng thêm tính tin cậy của lý thuyết trên. Các nhà khoa học hiện biết rằng năng lượng tối làm vũ trụ giãn ra và tăng tốc độ. Nó chiếm khoảng 70% vũ trụ.

Điều giới khoa học chưa rõ là liệu năng lượng tối có ổn định hay không. Nếu nó trở nên mạnh hơn theo thời gian, các thiên hà, sao, hành tinh và cuối cùng là nguyên tử sẽ bị kéo giãn. Các nhà lý thuyết gọi hiện tượng đó là ''sự xé rách lớn''. Nếu năng lượng tối yếu dần, các thành phần trên sẽ bị kéo lại gần nhau và hiện tượng đó được gọi là ''cú va chạm lớn''.

Những quan sát mới nhất của Hubble, được công bố vào hôm qua 20/2, cho thấy năng lượng tối là hằng số (không đổi), đúng như Einstein dự đoán. Adam Riess thuộc Viện Khoa học Kính thiên văn vũ trụ ở Mỹ cho biết: ''Hiện chúng tôi tin tưởng gấp hai lần trước kia rằng hằng số vũ trụ của Einstein là thật, hoặc ít nhất năng lượng tối dường như không đang thay đổi đủ nhanh để dẫn tới sự tuyệt diệt của vũ trụ''. Ngay cả khi lý thuyết trên của Einstein là sai, năng lượng tối sẽ không làm vũ trụ tiêu tan ít nhất là trong khoảng 30 tỷ năm nữa.

Kết luận mới nhất này bắt nguồn từ những số đo về vô số vụ nổ siêu tân tinh trong vũ trụ. Những vụ nổ này xảy ra khi vũ trụ mới được 7 tỷ năm tuổi. Hiện tuổi của vũ trụ là gần 14 tỷ năm. Độ sáng của một loại vụ nổ siêu tân tinh nhất định cho phép các nhà khoa học đo được tốc độ giãn nở của vũ trụ vào những thời điểm khác nhau trong quá khứ. Tốc độ giãn nở đó lại cho phép họ đo mọi sự thay đổi về sức mạnh của năng lượng.

Các nhà khoa học cho biết cần tiếp tục nghiên cứu để chứng tỏ năng lượng tối quả là một lực không đổi. Tuy nhiên, việc NASA quyết định không sửa chữa kính thiên văn Hubble có nghĩa là nghiên cứu sẽ bị gián đoạn cho tới khi kính thiên văn mới được chế tạo và phóng vào vũ trụ.

Minh Sơn (theo AP)