Đến nội dung

Direction

Direction

Đăng ký: 09-10-2008
Offline Đăng nhập: 18-01-2013 - 23:41
***--

HỘI NGHỊ ĐẠI SỐ-HÌNH HỌC-TÔPÔ Huế, 24-27/09/2009

16-09-2009 - 19:15

Hội nghị Đại số-Hình học-Tôpô được tổ chức hai năm một lần. Mục đích của Hội nghị là tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, giảng viên đang công tác tại các viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng trong cả nước trao đổi các kết quả nghiên cứu đạt được trong thời gian gần đây về các lĩnh vực Đại số, Hình học và Tôpô.

Đơn vị phối hợp tổ chức
- Viện Toán học, Viện KHCN VN
- Đại học Huế

Các cơ quan tài trợ
- Viện Toán học, Viện KHCN VN
- Đại học Huế
Danh sách các cơ quan tài trợ sẽ tiếp tục được cập nhật trong các thông báo tiếp theo.

Ban Tổ chức: Đỗ Ngọc Diệp (Viện Toán học, Viện KH&CN VN, Trưởng ban), Lê Mạnh Thạnh (Đại học Huế, đồng Trưởng ban); Trần Đạo Dõng (Đại học Huế, Phó ban); Nguyễn Việt Dũng (Viện Toán học, Viện KH&CN VN); Ngô Sỹ Tùng (Trường ĐH Vinh); Nguyễn Sum (Trường ĐH Quy Nhơn); Nông Quốc Chinh (Trường ĐH Thái Nguyên); Phạm Tiến Sơn (Trường ĐH Đà Lạt).

Ban Chương trình: Ngô Việt Trung (Viện Toán học, Viện KH&CN VN, Trưởng ban); Lê Văn Thuyết (Đại học Huế, đồng trưởng ban); Hà Huy Khoái (Viện Toán học, Viện KH&CN VN); Nguyễn Tự Cường (Viện Toán học, Viện KH&CN VN); Lê Tuấn Hoa (Viện Toán học, Viện KH&CN VN); Đào Trọng Thi (Ủy ban Văn hóa- Giáo dục-Thanh niên-Thiếu niên và Nhi đồng); Nguyễn Hữu Việt Hưng (Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà nội); Đỗ Đức Thái (Trường ĐHSP Hà nội); Nguyễn Văn Sanh (Đại học Mahidol, Thái lan); Lê Thanh Nhàn (Trường ĐH Thái Nguyên); Đoàn Thế Hiếu (Trường ĐHSP Đại học Huế).

Ban Tổ chức địa phương: Trần Đạo Dõng (Đại học Huế, Trưởng ban); Nguyễn Hoàng (Đại học Huế); Phan Đức Lộc (Đại học Huế); Đoàn Thế Hiếu (Trường ĐHSP, Đại học Huế), Nguyễn Gia Định (Trường ĐHKH, Đại học Huế); Lê Văn Hạp (Trường ĐHSP, Đại học Huế); Huỳnh Thế Phùng (Trường ĐHKH, Đại học Huế); Hoàng Thị Kim Quyên (Trường CĐSP Huế); Nguyễn Chánh Tú (Trường ĐHSP, Đại học Huế).

Thời gian và địa điểm tổ chức: Hội nghị lần này sẽ được tổ chức tại Đại học Huế, 03 Lê Lợi Thành phố Huế từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 09 năm 2009.

Thời hạn đăng ký tham dự và báo cáo
+ Đăng ký tham dự: trước 15/07/2009
+ Tóm tắt báo cáo: trước 15/08/2009
+ Chấp nhận báo cáo: trước 24/08/2009
+ Gởi giấy mời tham dự: trước 30/08/2009

Tóm tắt báo cáo: Tóm tắt báo cáo (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh) gửi tới BTC Hội nghị không quá một trang khổ giấy A4, soạn thảo bằng TEX hoặc MSWORD (font Unicode).

Mẫu tóm tắt qui định như sau:
Tên báo cáo: In hoa, căn giữa dòng.
Tác giả: Chữ thường, in đậm, căn gữa dòng.
Tên cơ quan nơi làm việc: Chữ thường, in nghiêng, căn giữa dòng.
Địa chỉ, email...: Chữ thường, căn giữa dòng.
Nội dung báo cáo: Chữ thường, căn đều hai bên.

Hội nghị phí: Cán bộ: 200.000 đ; sinh viên, NCS, Học viên cao học: 100.000 đ.

Tài trợ:
Ban tổ chức sẽ xem xét tài trợ một phần kinh phí cho các cán bộ trẻ đăng ký tham dự (ưu tiên cho các cán bộ trẻ có báo các tại Hội nghị). Hạn cuối nhận đơn xin tài trợ: 15/08/2009. Thông báo về tài trợ: trước 01/09/2008.
Đơn xin tài trợ cần kèm theo một thư giới thiệu của một nhà toán học có uy tín.

Liên hệ đăng ký tham dự, gửi tóm tắt báo cáo và đơn xin tài trợ (khuyến khích gứi các văn bản bằng email đến cả 3 địa chỉ email nêu dưới đây)

Đỗ Ngọc Diệp Viện Toán học, Viện KHCN VN
+ Email: [email protected]
+ ĐT: 043-7563474 ext. 103, 0987318441 Fax: 043-7564303
Đoàn Thế Hiếu, Trường ĐHSP, Đại học Huế, 34 Lê Lợi Huế
+ Email: [email protected]; [email protected]
+ ĐT: ( 054)-3823393, 0914415854 Fax: (054)-3825824

Ban Tổ chức sẽ giúp liên hệ chỗ ăn, ở cho các đại biểu về dự Hội thảo (nếu có nhu cầu).

Mẫu đơn đăng ký đại biểu và đơn xin tài trợ ở cuối của thông báo này hoặc có thể download tại Website: https://sites.google.../hoitoanhochue/ của Hội Toán học Huế.

Các thông tin khác của Hội nghị có thể xem tại https://sites.google...e/hoitoanhochue Các cơ quan và cá nhân muốn có những thông tin cập nhật về Hội nghị, xin vui lòng gứi một email tới địa chỉ [email protected].

HỘI NGHỊ ĐẠI SỐ-TÔPÔ-HÌNH HỌC
Huế 24-27/9/2009
PHIẾU ĐĂNG KÍ ĐẠI BIỂU THAM DỰ

- Họ và tên:
- Học vị, học hàm:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
- Email:
- Tên báo cáo:
- Có xin tài trợ không? (Chỉ xét cho sinh viên năm cuối, nghiên cứu sinh và cán bộ trẻ, có báo cáo). Nếu có thì viết đơn xin tài trợ (theo mẫu) và gửi bản in cùng với thư giới thiệu của một nhà toán học có uy tín cùng với phiếu đăng ký tham dự này.

. .........., ngày …… tháng ...... năm 2009
Ký tên

Chú ý:
1. Soạn thảo bằng Unicode
2. Gửi PHIẾU ĐĂNG KÍ ĐẠI BIỂU THAM DỰ này về ban Tổ chức (kể cả những người xin tài trợ) tới một trong các địa chỉ ghi ở trên.
3. Với cá nhân xin tài trợ cần gửi thêm bản in PHIẾU ĐĂNG KÍ ĐẠI BIỂU THAM DỰ, Đơn xin tài trợ và thư giới thiệu tới các địa chỉ ghi ở trên.


HỘI NGHỊ ĐẠI SỐ-TÔPÔ-HÌNH HỌC
Huế 24-27/9/2009
ĐƠN XIN TÀI TRỢ

- Họ và tên:
- Hiện đang là:
- Đơn vị:
- Điện thoại:
- Email:
- Tên báo cáo:
- Những khoản xin tài trợ:
• Tài trợ đi lại:
• Tài trợ chỗ ở:
- Lý do xin tài trợ:
- Kèm theo thư giới thiệu của:
- Điện thoại và email liên lạc của người giới thiệu:

............., ngày …… tháng .... năm 2009
Người làm đơn

Theo: math.ac.vn

Trường hè "Toán học cho Sinh viên" - Viện Toán học

28-04-2009 - 17:20

Trường hè toán học cho sinh viên - Viện Toán học, 13-31/7/2009
( Thông tin từ Viện Toán học 18- Hoàng Quốc Việt - HN)
Các bạn quan tâm có thể xem tại đây: TẠI ĐÂY

G.S Hoàng Tụy

25-11-2008 - 01:53

Tiểu sử giáo sư Hoàng Tụy

Hoàng Tụy sinh ngày 7-12-1927 tại Quảng Nam, là cháu nội của người em ruột cụ phó bảng Hoàng Diệu. Ông mồ côi cha lúc lên 4.

Ông đỗ tú tài ban toán năm 1946 tại Huế, rồi làm giáo viên trường trung học Lê Khiết ở vùng tự do Liên Khu V. Năm 1950 sau khi hứa hôn với cô Dương Thị Ngọc Anh ;), ông đi bộ trong sáu tháng đến chiến khu Việt Bắc để theo học trường đại học khoa học cơ bản do Gs Lê Văn Thiêm từ châu Âu vừa về nước mở. Nhưng tới nơi được cử ngay làm giảng viên, vì ông đã tự học hết chương trình toán của những năm đầu tiên.

Từ 1954 ông dạy toán tại trường Đại học Khoa học (sau là Đại học Tổng Hợp Hà Nội), năm 1955 ông chủ trì việc cải cách và biên soạn sách giáo khoa trung học. Thời gian 1957-59 ông du học tại Liên Xô để làm luận án phó tiến sĩ (candidat) về toán giải tích tại Trường đại học tổng hợp Mạc Tư Khoa. Từ năm 1961 ông chuyển hướng nghiên cứu sang ngành vận trù học, bắt đầu sự nghiệp toán học lâu dài của ông.

Trong thời gian từ 1962 đến 1968, vì không chịu đưa tiêu chuẩn ìhồng” của chính trị vào làm lấn át tiêu chuẩn ìchuyên” của khoa học, các Gs Hoàng Tụy và Lê Văn Thiêm bị kiểm điểm nặng nề, họ phải xin chuyển qua Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật Nhà Nước. Ông không bị lên án ìxét lại” vì cấp trên coi trọng việc ứng dụng ngành vận trù học trong kinh tế.

Năm 1964 ông công bố công trình toán học nền tảng, sau này được giới toán học thế giới trong ngành gọi là ìLát cắt Tụy”, không những để giải nhiều bài toán tối ưu toàn cục, mà còn để giải những bài toán quy hoạch tổ hợp. Công trình này được xem như đánh dấu sự ra đời của ngành toán học mới: Tối ưu toàn cục.

Năm 1970 ông cùng với GS Lê Văn Thiêm thành lập Viện Toán học Việt Nam và hoạt động ở đó cho đến ngày nay.

Ông được phong hàm giáo sư năm 1980, đợt đầu tiên phong các giáo sư sau 22 năm gián đoạn, từ 1980 đến 1990 ông làm Giám đốc Viện Toán và là Tổng Thư ký Hội Toán học Việt Nam.

*

Giáo sư Hoàng Tụy đã được mời thỉnh giảng trong hai tháng năm 1976 tại đại học Orsay Paris-Sud, Pháp. Trước đó ông được mời đọc plenary lecture tại Hội nghị quốc tế về Lập trình Toán học (Mathematical Programming) tại Budapest. Từ đó ông được mời đi giảng bài tại nhiều đại học hàng đầu trên thế giới cho tới nay. Trong hai năm 1990-91 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Công Nghệ thuộc đại học Linköping, Thuỵ Điển, nơi ông được phong tặng Tiến sĩ danh dự (Doctor honoris causa) năm 1995.

Tháng 8-1997, Viện công nghệ Linköping tổ chức hội nghị quốc tế chuyên đề From Local to Global Optimization (Từ tối ưu địa phương đến tối ưu toàn cục) để mừng Gs Hoàng Tụy 70 tuổi, người đã có công tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát". Một hội nghị quốc tế cũng được tổ chức tại Hà Nội để mừng ông.

Năm 2004 ông tổ chức Xê-mi-na kéo dài 3 tháng về giáo dục gồm nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Bản Kiến nghị chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục, được 24 trí thức trong và ngoài nước ký tên, và được gửi đến Đảng và Chính phủ cũng như báo chí.

Một Hội nghị quốc tế về Nonconvex Programming (Lập trình không lồi) sẽ được tổ chức vào tháng 12-2007 tại Viện Quốc gia về Khoa học ứng dụng tại Rouen, Pháp, để mừng thọ Gs Hoàng Tụy 80 tuổi.

*
Giáo sư Hoàng Tụy đã tham gia thành lập Hội Toán (1963), thành lập Tạp chí khoa học Việt Nam Acta Scientiarium Vietnamicarum (1962), sau đổi thành Tạp chí Toán học Việt Nam (Acta Mathematica Vietnamica) mà ông làm tổng biên tập trong nhiều năm.

Ông đang hoặc đã từng tham gia ban biên tập hay ban cố vấn của nhiều tạp chí và tổ chức quốc tế như :ìMathematical Programming", "Optimization", ì Journal of Global Optimization", ìNonlinear Analysis Forum" ; Ủy ban Trao đổi và Phát triển của Liên hiệp toán học quốc tế, Chủ tịch của Hội nghị IFIP về Mô hình hóa hệ thống và Tối ưu, Hà Nội (1983), Thành viên của Uỷ ban chương trình quốc tế của các Hội nghị quốc tế về Lập trình toán học trong nhiều năm.

;) Năm 1955 cô Ngọc Anh tập kết ra Bắc, hai người thành hôn năm 1957.

Copyright: http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/sinh-nhat-80-hoang-tuy/

Ngoài ra, có thêm nhiều trang viết về thầy, G.S Hoàng Tuỵ, có thể tham khảo thêm như:

Chuyện kể từ ngoài nước

Phỏng vấn GS Hoàng Tuỵ_ G.S, Thầy Ngô Việt Trung dịch

G.S Hoàng Tuỵ_Nhìn thẳng vào khủng hoảng GD VN.