Đến nội dung

iamaguest

iamaguest

Đăng ký: 07-12-2005
Offline Đăng nhập: 24-04-2010 - 05:15
-----

Trong chủ đề: Giúp dùm mình bài toán này

01-08-2009 - 23:38

(2n+1)!! = 1*3*5*…*(2n+1) > 2*4*...*2n =(2n)!!
2^n*n! = (2)4*6*8*…*(2n) = 2n!!
Vậy (2n+1)!! / (2n)!! > 1.
Do đó chuỗi phân kỳ. theo điều kiện cần (vì chuỗi hội tụ thì lim un = 0)

Tương tự, bài 2, ta có: lim (-1)^n (2n+1)!!/(2n)!! không tồn tại, nên chuõi phân kỳ.

Trong chủ đề: Một bài toán "Kinh điển"

02-07-2009 - 04:42

Mình đang tâp tành "ngâm cứu" Giải Tích Lồi
vừa rồi mình có đọc sách và gặp phải một bài toán hơi bị hay!!!

Thoạt nhìn bài toán có vẻ đơn giản , nhưng khi giải lại không đơn giản chút nào
Hình đã gửi
câu a) thật rắc rối
.Chiều ngược lại ,chứng minh các tập đó lồi,mình nghĩ không có vấn đề gì
Nhưng chiều suy ra mình thấy nó sao sao ấy.....Nếu một tập là lồi thì nó phải là 1 trong những dạng đó ,tức những dạng khac (dạng nào ???) ko phải là lồi ? Ôi rắc rồi thật
câu b) mình đọc mấy cuốn của Convex analysis Rockerffeler, giải tích lồi nhưng lan man quá
Bạn nào có cao kiến giúp mình ý tưởng đi


Câu a)
=> Chứng minh các tập đó là lồi thì đơn giản
<= Giả sử X là tập lồi bất kỳ trong R, khi đó X liên thông. Vì vậy X phải là một trong các tập như thế. Ví dụ tập X=[1, 2] :( [5,6] là k lồi.
Câu b) Nếu đúng là Định lý Carathesdory về bao lồi thì định lý này có các cách phát biểu khác nhau: chẳng hạn dạng hình học và dạng đại số.
Chứng minh thì cũng khá đơn giản, chủ yếu dựa vào tính độc lập tuyến tính của n vector trong kg Rn. Sau đó chọn khéo các hệ số lồi.
Ứng dụng thì có lẽ cũng nhiều, chẳng hạn trong lý thuyết KKT, variational inequality, ....

Trong chủ đề: BÀI TOÁN KHÓ

02-07-2009 - 04:11

Thử tý nhé! K hiểu mình có hiểu đúng đầu bài không?
- 1. Vì tốc độ trung bình là 2l/h nên 1 ngày sẽ chảy khỏi bình là: 2*24 = 48 lít.
- 2. Bạn đổ vào bình A(0) = 40 lít, như thế lượng chất lỏng tăng trưởng trong bình là: 48-40 = 8 lit
- 3. Quy tắc tăng trưởng là: A(t) = A(0)*(1+x)^t với x là tỷ lệ trăng trưởng: X/100.
Khi đó ta có: A(24) = A(0)(1+x)^24 = 48 => 40(1+x)^24 = 48
Từ đây tính được: x = exp( (1/24)*ln(48/40) ) - 1.
Trường hợp tổng quá nếu tính theo tốc độ trung bình thì cũng làm tương tự
Còn không chắc là khó hơn.

Trong chủ đề: Bài toán kinh tế vận tải! Nhờ mọi người giúp mình chút!

03-06-2009 - 02:33

Cho mình hỏi điều này với:

Trong bài toán kinh tế vận tải, khi đã phân phối hàng vào các ô và kiểm tra điều kiện tối ưu, thấy có những ô vi phạm (nghĩa là Ui + Vj :D Cij (:) (i, j)) ) thì làm thế nào để vẽ được đúng chu trình? Vì khi mình vẽ bừa 1 chu trình (vẫn tuân theo nguyên tắc đánh dấu cộng trừ xen kẽ) thì sang 1 bảng mới, số các ô vi phạm lại tăng thêm.

Cám ơn các bạn nhiều!


Bài hỏi cách giải bài toán vận tải trong Quy hoạch tuyến tính à?
Nếu đúng như thế thì cách tìm chu trình bạn có thể làm như sau:
- Vẽ bảng vận tải ra giấy nháp,
- đánh dấu nhân vào các ô đã phân phối hàng.
Lý do rất đơn giản là: Một chu trình phải có ít nhất hai ô nằm trên 1 hàng hoặc 1 cột. Do đó bạn làm như sau:
- Duyệt các cột từ trái sang phải, cột nào chỉ có 1 ô đánh dấu nhân thì xóa cột đó đi.
- Tương tự với hàng.
- Lặp lại hai bước này đến cuối cùng bạn sẽ thu được chu trình mong muốn.
- Số ô là hữu hạn nên tất nhiên thuật toán của bạn kết thúc.
Không biết có đúng ý bạn không?

Trong chủ đề: Dạy và học Xstk kèm phần mềm ứng dụng ntn.

26-10-2006 - 13:02

Câu 1: Tốt nhất đừng nói gì ngoài việc. "Không học là tôi cho trượt đấy, môn này nhiều trình đó" hay "môn này thi tốt nghiệp đó."
"Môn này mọi năm trên 90% trượt, không ra trường được"...
Câu 2: ?????????????