Đến nội dung

Phạm Hồng Minh

Phạm Hồng Minh

Đăng ký: 30-07-2009
Offline Đăng nhập: 06-04-2013 - 19:19
-----

Trong chủ đề: Ôn thi Olympic Toán học sinh viên 2015 [Đại số]

31-03-2013 - 09:29

Cho mình hỏi bài tập này:
CHo A là ma trận vuông cấp n thoả mãn An+1=0, Chứng minh rằng An =0

Bài này dựa vào đa thức cực tiểu của ma trận và đa thức đặc trưng là được! Cụ thể như sau:

 

Gọi $P_A(t)$ là đa thức đặc trưng của $A$, ta suy ra được $\deg P_A(t) = n$ và $P_A(A) = 0$.

 

Gọi $f(t)$ là đa thức cực tiểu của $A$, thì ta có $f(A) = 0$ và với gọi đa thức $g(t)$ thỏa $g(A) = 0$ thì $f(t)$ chia hết $g(t)$.

 

Khi đó, theo giả thiết đề bài ta có $f(t)$ là ước của đa thức $g(t) = t^{n_1}$, nên $f(t)$ có dạng $f(t) = t^k, k \leq n+1$. Mặt khác, $f(t)$ cũng chia hết $P_A(t)$ nên suy ra $k = \deg f(t) \leq \degP_A(t) = n$ nên ta suy ra $f(t) = t^k, k \leq n$. Hay $A^k = 0$ với $k \leq n$ nên suy ra $A^{n} = 0$.


Trong chủ đề: nghịch lý monty hall

08-09-2009 - 18:30

Theo ý của tui, anh ta chọn cửa 2 vì anh ta không tự tin với quyết định của chính mình (do bị tác động bởi nhiều yếu tố). Chứ như tui tham gia thì ai nói gì cứ nói, tui đã chọn là không thay đổi.

Cũng có thể anh ta nghĩ: Lúc nãy mình chọn cửa 1 rồi, bây giờ chọn cửa 2 thì khi mở ra, cửa nào có Ferrari mình cũng lấy được chăng. (Vì cửa nào anh ta cũng đã chọn)

Trong chủ đề: một vài câu hỏi thú vị

08-09-2009 - 18:26

Câu 1: e đẩy e vì chúng cùng tích điện âm (Các vật tích điện cùng dấu thì đẩy nhau), còn nguyên nhân sâu xa nữa thì tôi không biết!

Câu 2: Trước hết nói về chớp: Đây là hiện tượng phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu. Khi một đám mây tích điện gần mặt đất thì do có sự chênh lệch hiệu điện thế nên tạo ra một điện trường lớn, và tạo ra hiện tượng phóng điện từ mây xuống mặt đất (có khi là ngược lại), và ta gọi đây là sét.

Câu 3: Hố đen là dạng vật chất có mật độ rất lớn, do đó, nó có khối lượng vô cùng lớn trong một thể tích rất nhỏ. Theo Thuyết tương đối, một vật như vậy sẽ làm không-thời gian quanh đó bị cong đi, độ cong tùy thuộc vào khoảng cách đến Hố đen đó. Trong một khoảng nào đó, độ cong của không-thời gian là vô cùng lớn, lớn đến mức ánh sáng không thoát ra được. Nhưng nếu ở ngoài khoảng cách đó, tia sáng đi qua chỉ bị cong đi chứ không bị hút vào trong.

Câu 4: Không biết, còn tùy loại trứng nữa, trứng gà khác, trứng vịt khác, trứng đà điểu khác.

Câu 5: Theo các nhà khoa học, trong tự nhiên có 4 lực cơ bản: Tương tác mạnh, điện từ, tương tác yêu, hấp dẫn

Câu 6: Mây là tập hợp các hạt nước trong không trung tụ tập lại. Nó lơ lửng vì có khối lượng riêng nhỏ hơn của không khí (do khoảng cách giữa các hạt nước là khá lớn, chứ không gần nhau như ở trong thể lỏng của nước).

Không biết các câu trả lời có được không nhỉ?

Trong chủ đề: 1 bài lạ

08-09-2009 - 18:16

Tui có dùng thử phần mềm GSP để xác định thử, kết quả tui thu được là: Có một số trường hợp ta thu được khá nhiều nghiệm hình (không biết có nhiều hơn hay không nhưng tui đã tìm được 1 trường hợp có 3 nghiệm hình), và trong đó chỉ có 1 nghiệm hình đúng mà thôi.

Như vậy, theo ý của tui, nếu cho phép xác định nhiều lần thì có thể được (tìm được, nếu không phải thì tìm tiếp điểm khác), chứ nếu là bài toán tổng quát có lẽ không có đáp án duy nhất.

Phương pháp tọa độ có thể tìm được, nhưng cũng sẽ ra nhiều nghiệm hình khác nhau.

Trong chủ đề: đu dây

30-08-2009 - 15:49

Theo như trí nhớ hồi trước tui được học, người chỉ chết nếu có dòng điện có cường độ lớn chạy qua mà thôi, dòng điện càng lớn và càng đi qua tim thì càng dễ chết.

Khi đu trên dây điện mà không chạm đất, không có sự chênh lệch điện áp ở những vị trí khác nhau của cơ thể nên sẽ không có dòng điện chạy qua, nên không sao. Còn nếu chân chạm đất, có sự chênh lệch điện áp giữa tay và chân nên có dòng điện đi qua -> Nguy hiểm.

Câu 2: Cũng vậy. do không có sự chênh lệch điện áp nên dù giọt nước có tích các ion thì cũng không quá lớn để tạo ra dòng điện gây nguy hiểm cho con người.