Đến nội dung

1414141

1414141

Đăng ký: 15-11-2009
Offline Đăng nhập: 13-07-2014 - 22:55
-----

#512577 Giải hệ phương trình: $$ \begin{cases}x(x+y)^2=9...

Gửi bởi 1414141 trong 13-07-2014 - 11:22

Giải hệ phương trình: $$ \begin{cases}x(x+y)^2=9 \\x(y^3-x^3)=7\end{cases} $$




#510262 TOPIC: Phương trình hàm

Gửi bởi 1414141 trong 02-07-2014 - 07:27

Mình thấy chủ đề phương trình hàm chưa có topic cụ thể nào để tổng hợp các bài toán. Hôm nay mình lập topic này để mọi người trao đổi với nhau về phương trình hàm.

Trong topic này mọi người sẽ cùng nhau đăng bài, giải bài. Đăng nhiều nhất là 3 bài. Khi nào giải quyết xong mới đăng bài mới. Sau 1 tuần chưa có ai giải thì bỏ qua bài này và bạn đăng bài sẽ đăng lời giải.

Mình xin mở đầu.

 

Bài 1: Tìm tất cả các hàm số liên tục $f:R\rightarrow R$  thỏa

          $f\left ( xy \right )=f\left ( \frac{x^{2}+y^{2}}{2} \right )+\left ( x-y \right )^{2},\forall x,y\in R$

 

Đặt $\frac{(x+y)^2}{4}=A, \frac{(x-y)^2}{4}=B$ thì ta thu được

 

$$f(A-B)=f(A+B)+4B \Rightarrow \frac{f(A-B)-f(A+B}{2B}=2 \Rightarrow \lim_{B \to 0}   \frac{f(A-B)-f(A+B)}{2B}=-2 $$

 

hay $f'(x)=2$ Từ đó $f(x)=-2x+C$ ta thay vào phương trình ban đầu được

$$=-2xy+C=-(x^2+y^2)+C+(x-y)^2$$

Vậy thỏa mãn.

 

Sao không phải dùng điều kiện liên tục nhỉ :-SS

 

@namcpnh : Không dùng liên tục thì sao em có $lim$ em có $f'$ ???




#507932 $A^T+A^2=I$

Gửi bởi 1414141 trong 19-06-2014 - 22:29

Có tồn tại hay không ma trận vuông A thỏa mãn $A^T+A^2=I$ và có tổng các phần tử trên đường chéo chính bằng $0$.


#506851 Cho f(x) xác định trên R thỏa mãn với mọi a>0 ta có bất đẳng thức |f(x+a)...

Gửi bởi 1414141 trong 15-06-2014 - 14:00

Dựa vào định lí kẹp ý, chứng minh đạo hàm bằng 0




#506831 Tồn tại hay không hàm số thỏa mãn $f(f(x))=f'(x)$

Gửi bởi 1414141 trong 15-06-2014 - 11:33

Có tồn tại hay không hàm số  $f(x)$ là hàm khả vi liên tục thỏa mãn $f(x)>0$ với mọi $x \in \mathbb{R}$

 

mà $f(f(x))=f'(x)$

 




#506822 $\frac{a}{c}+\frac{b}{a...

Gửi bởi 1414141 trong 15-06-2014 - 11:09

$\sum \frac{a}{b}  \ge \frac{(a+b+c)^2}{ab+bc+ac}=\frac{1}{ab+bc+ac}=\frac{1}{q}$

 

$\sqrt[3]{abc} \ge 9abc $ do $abc \le \frac{1}{9}$

 

Áp dụng thêm Schur $9abc \ge 4(a+b+c)(ab+bc+ac)-(a+b+c)^3=4q-1$

 

Ta có $VT \ge \frac{1}{q}+4q-1$ Ta sẽ chứng minh $\frac{1}{q}+4q-1 \ge \frac{9}{10(1-2q)} \Leftrightarrow \frac{(1-3q) (24 q^2-10 q+9)}{9 q (1-2q)} \ge 0$ Đúng vì $ q \le \frac{1}{3}$




#506811 Chứng minh rằng $\sqrt{1+\frac{bc }{a}}+\sqrt{1+\fra...

Gửi bởi 1414141 trong 15-06-2014 - 10:45


Cho $a, b ,c$ là các số thực thoả mãn  $a+b+c=1$ , Chứng minh rằng:

$\sqrt{1+\frac{bc }{a}}+\sqrt{1+\frac{ca }{b}}+\sqrt{1+\frac{ab }{c}}\ge 2\sqrt{3}.$

 

 

Ta có $\sqrt{1+\frac{bc}{a}}=\sqrt{a+b+c+\frac{bc}{a}}=\sqrt{\frac{a(a+b+c)+bc}{a}}=\sqrt{\frac{(a+b)(a+c)}{a}} $

 

 

Áp dụng trực tiếp cô si 3 số ta cần chứng minh

 

$[(a+b)(b+c)(a+c)]^2 \ge \frac{64}{27}abc=\frac{64}{27}abc(a+b+c)^3$

 

BDT này đúng do $[(a+b)(b+c)(a+c)]^2\ge [\frac{8}{9}(a+b+c)(ab+bc+ac)]^2 =\frac{64}{81}(a+b+c)^2[(ab+bc+ac)^2] \ge \frac{64}{81} (a+b+c)^2.3abc(a+b+c)$ 




#502881 $\frac{a^2}{b}+\frac{b^2}{c...

Gửi bởi 1414141 trong 31-05-2014 - 07:13

$$2VT \ge VT+0+(a+b+c)=\frac{a^2}{b}+(b-a)+\frac{b^2}{c}+(c-b)+\frac{c^2}{a}+(a-c)+a+b+c=\bigg(\frac{a^2-ab+b^2}{b}+b\bigg)+(....)+(...)$$

 

áp dụng cô-si cho từng cái trong ngoặc ta được đpcm




#495393 Lý thuyết giải tích 1 toán đại cương.

Gửi bởi 1414141 trong 27-04-2014 - 10:09

Em là sinh viên năm 1, mới học giải tích nhưng em thấy có nhiều vấn đề chưa hiểu, mong các bạn, anh chị, giải thích giúp em:
 
1)  Tại sao có khẳng định này ạ 
 
$$\begin{cases} \lim u_{2n+1}=l \\ \lim u_{2n}=l  \end{cases} \Leftrightarrow \lim u_n=l$$
 
và các khẳng định tương tự :
 
$$\begin{cases}  \lim u_{3n+1}=l \\ \lim u_{3n}=l \\ \lim u_{3n+2}=l \end{cases} \Leftrightarrow  \lim u_n=l$$
 
Vậy nếu em có 2 dạy con bất kì thì khẳng định này có đúng không ạ:
 
$$\begin{cases} \lim u_{n_k}=l \\ \lim u_{n_j}=l \end{cases} \Leftrightarrow \lim u_n=l$$
 
 
2) $f(x)$ liên tục trên đoạn $[a,b]$ và khả vi trên$(a,b)$ với$a,b$ là thuộc$\mathbb{R}$ suy rộng: và

$\lim_{x \to a^+}=\lim_{x \to b^-}=A , A \in \mathbb{R} $ thì tồn tại$f'(c)=0$ với $c \in (a,b)$

 
Trong sách nói dự vào định lí Rolle để chứng minh và có khẳng định là với mọi $\epsilon$ thì đường thẳng $A+\epsilon \  (A \ge 0)$ hoặc  $A-\epsilon \  (A \le 0)$ sẽ  cắt đồ thị $f(x)$ tại 2 điểm phân biệt.
 
Em chưa hiểu tại sao lại có khẳng định đó ạ.
 
*) nếu $A$ cũng thuộc $ \mathbb{R}$ suy rộng thì  định lí có đúng không và chứng minh như thế nào ạ.
 
 
3) Định lý giá trị trung bình  ( Định lí Rolle ) vẫn đúng với một giả thiết tổng quát hơn. Ta chỉ cần điều kiện $f: [a,b] \rightarrow \mathbb{R}$ liên tục trên $[a,b]$, và với mọi $x \in (a,b)$giới hạn
 

$\lim_{h \to 0}\dfrac{f(x+h)-f(x)}{h}$

 
tồn tại (hữu hạn hoặc bằng dương vô cùng hoặc bằng âm vô cùng)
 
 
 làm sao để chứng minh dạng tổng quát này ạ.
 
4)$f(x)$liên tục $[a,b]$, khả vi $(a,b) \forall c \in (a,b)$ thì  khẳng định sau đúng không :
 
$\forall c \in (a,b)$ , tồn tại $x\not=y \in [a,b]$ sao cho $\frac{f(x)-f(y)}{x-y}=f' ( c)$
 
Em cám ơn.