Đến nội dung

cokeu14

cokeu14

Đăng ký: 29-08-2010
Offline Đăng nhập: 03-03-2018 - 06:07
-----

Trong chủ đề: $\left\{\begin{matrix} 5(x^{2...

13-08-2013 - 22:45

Tìm ra con số trên là có phương pháp. Người khởi xướng phương pháp này theo mình biết là Võ Quốc Bá Cẩn. Cách đây khoảng hơn năm. Và hiện số người biết dùng nó chưa nhiều. Cá nhân mình theo dõi thấy có nthoangcute là người biết và hay làm loại này một cách đầy bí ẩn. Tuy nhiên các bạn ko nên học làm nó, vì nó chẳng có tác dụng trong khi thi. Vì bí kíp của nó chỉ khi ngồi ở nhà trên máy tính.


Trong chủ đề: $\left\{\begin{matrix} 5(x^{2...

13-08-2013 - 22:33

Giải hệ phương trình:

 

$\left\{\begin{matrix} 5(x^{2}+y^{2})+6xy+3x+y=0\\ 7(x+y)^{3}+3x^{3}+6xy^{2}+2=0 \end{matrix}\right.$

Đề gốc của nó là 

$\left\{\begin{matrix} 5(x^{2}+y^{2})+6xy+3x+y=0\\ 7(x+y)^{3}+2x^{3}+6xy^{2}+2=0 \end{matrix}\right.$

Nhân phương trình 1 với $\frac{3}{2}$ lấy phương trình 2 trừ đi phương trình 1 nhân với $\frac{3}{2}$ ta được

$\frac{1}{2}\left( 3x+y-1 \right)\left( 6{{x}^{2}}+12xy-3x+14{{y}^{2}}-y-4 \right)=0$.


Trong chủ đề: Giải phương trình $\sqrt{2x^2+x+1}+\sqrt{x^...

20-06-2013 - 08:42

Giải phương trình $\sqrt{2x^2+x+1}+\sqrt{x^2-x+1}=3x$

Điều kiện để phương trình có nghiệm $x\geq 0$

Khi đó phương trình tương đương

$\sqrt{2x^2+x+1}-2x+\sqrt{x^2-x+1}-x=0$

$\Leftrightarrow \dfrac{-2x^2+x+1}{\sqrt{2x^2+x+1}+2x}+\dfrac{-x+1}{\sqrt{x^2-x+1}+x}=0$

$\Leftrightarrow \left(x-1\right)\left(\dfrac{-2x-1}{\sqrt{2x^2+x+1}+2x}-\dfrac{-1}{\sqrt{x^2-x+1}+x}\right)=0$

 

 

Rõ dàng phần trong ngoặc luôn âm do $x\geq 0$

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x=1$


Trong chủ đề: PT-HPT-BPT Tuyển tập các bài toán sưu tầm từ Mathslink.ro

13-03-2013 - 23:46

Hưởng ứng lời kêu gọi của anh dark templar, mình xin giải thêm 1 cách nữa.




PT tương đương :$\sqrt[3]{{2x + 3}}+x+ 2=(x+1)^3$

Đặt $y+1=\sqrt[3]{2x+3}$

Khi đó ta có hệ :$\left\{\begin{matrix} (x+1)^3=x+y+3 (1)\\ (y+1)^3=2x+3(2) \end{matrix}\right.$

Lấy (1) trừ (2) ta có: $(x+1)^3-(y+1)^3=y-x$

<=> $(x-y)[(x+1)^2+(x+1)(y+1)+(y+1)^2+1]=0$

<=> $x=y$

Thay vào (1) ta có $(x+1)^3=2x+3$

<=>$x^3+3x^2+x-2=0$

<=>$(x+2)(x^2+x-1)=0$

<=> $\begin{bmatrix} x=-2\\ x=\frac{-1\pm \sqrt{5}}{2} \end{bmatrix}$

Vậy hệ có nghiệm $(-2;-2),(\frac{-1+\sqrt{5}}{2};\frac{-1+\sqrt{5}}{2}),(\frac{-1-\sqrt{5}}{2};\frac{-1-\sqrt{5}}{2})$.


---------------

Không biết còn cách nào nữa không ta? :D

Thêm cách nữa này
$ \sqrt[3]{2x+3}-\left( x+1 \right)={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+x-2$

$ \Leftrightarrow \frac{{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+x-2}{{{A}^{2}}+AB+{{B}^{2}}}+{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+x-2=0$
$ \Leftrightarrow \left( {{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+x-2 \right)\left( \frac{1}{{{A}^{2}}+AB+{{B}^{2}}}+1 \right)=0$

Trong chủ đề: Đề thi HSG 11 Đà Nẵng 2012-2013

13-03-2013 - 23:31

bài tổ hợp có phải tăng đều k bạn?

Mình nghĩ bài này tăng dần thì đáp số có lẽ thế này
Bài tổ hợp mình nghĩ thế này
gọi số có dạng abcde
thì do bcd là tăng dần đồng thời d là lẻ nên chỉ có 2 TH là
+ a345e . Ở TH này thì e2 cach chọn, a có 3
+ a123e . tuong tự
Do đó số chọn được thỏa mãn yêu cầu là 12
từ đó tính xác xuất